Affichage des articles dont le libellé est Lễ hội. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Lễ hội. Afficher tous les articles

mercredi 28 avril 2021

Thanh Hằng - Tổ chức hay hoãn hội hè ?


Nhìn "sóng thần" Covid ở Ấn, cũng như nhìn lại một số nước lớn đã từng thất bại thảm hại khi "thả lỏng" nhằm đạt "miễn dịch cộng đồng" như Mỹ, Ấn, Anh, Brazil v.v... thì thấy hài lòng về cách chống dịch ở Việt Nam.

Đó là khoanh từng đốm nhỏ ngay và luôn, không để nó bùng lớn, bằng việc phong tỏa diện hẹp nhưng xét nghiệm diện rộng, và truy vết quyết liệt.

Sau đợt dịch lần 1 phong tỏa diện rộng, từ đợt 2, 3 đã có đối sách phù hợp là phong tỏa diện hẹp, để vẫn chống dịch mà vẫn phát triển kinh tế. Đó là lý do để năm 2020, cùng cả thế giới lâm vào đại dịch, nhưng Việt Nam là nước hiếm hoi tăng trưởng dương.

dimanche 25 avril 2021

Nguyễn Hồng Lam - Khẩn thiết : Đừng bắn pháo hoa !

Hà Nội đã quyết định bãi bỏ chương trình bắn pháo hoa dịp 30/4. Nhưng nhiều địa phương khác, trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh (4 điểm bắn) thì vẫn duy trì kế hoạch này.

Xin hãy nhìn sang Ấn Độ, hoặc gần hơn - Campuchia - mà ngừng hân hoan lại, trước khi quá muộn.

Lần này, dừng bắn pháo hoa không phải chỉ là để tiết kiệm. Cũng không là ý chí chính trị hòa hợp dân tộc vốn viễn vông và dễ gây tranh cãi. Dừng bắn pháo hoa trong kỷ niệm ngày thắng cuộc là một biện pháp cần thiết để tránh, giảm thiểu bớt khả năng thua cuộc có thể xảy ra.

Hoàng Nguyên Vũ - Đừng để những đau thương lặp lại !


Cô-vít ngay nước láng giềng, hãy ngưng pháo hoa và hạn chế du lịch nếu không muốn lặp lại thảm cảnh đau thương như Ấn Độ !

Không biết phải nói gì khi chứng kiến một Ấn Độ hoàn toàn vỡ trận, người chết không kịp thiêu...Một trong những nguyên nhân bắt đầu từ đám đông.

Một Thái Lan, Campuchia không mấy khả quan trước những làn sóng cô-vít mới.

Lưu Nhi Dũ - Vì sao Ấn Độ thất thủ trước sóng thần Covid-19?


Ấn Độ đang chìm trong sóng thần Covid-19. Những hình ảnh kinh hoàng trên báo chí cho thấy sức mạnh "diệt chủng" của SARS-CoV-2 và các biến thể của nó có sức tàn phá như thế nào.

Vì sao một nước được xem là "nhà thuốc của thế giới", sản xuất dược phẩm lớn thứ 3 trên thế giới, cung cấp 60% vaccine cho cả thế giới, xuất khẩu số lượng lớn vaccine ngừa Covid-19, lại chìm trong "sóng thần" Covid-19?

Nguyên nhân là do chủ quan. Như hôm 14-4 trong khi chưa khống chế được dịch Covid, hàng trăm ngàn tín đồ Hindu tham gia lễ hội Kumbh Mela bên bờ sông Hằng, làm hơn 1.000 người mắc Covid-19 chỉ trong 48 giờ tại thành phố Haridwar.

Mạnh Quân - Sông Hằng đỏ lửa, Việt Nam có mãi là vùng đất yên bình ?

Ba tuần trước, có anh bạn tôi từ Mỹ về (đã hết cách ly). Ngồi nhậu, có người nói là Mỹ chống dịch kém, anh gạt đi nói:

- Chẳng phải. Xem trên báo thì thấy có nhóm nọ nhóm kia biểu tình, chống cách ly thế thôi chứ trên thực tế, ở Mỹ, hầu hết các địa điểm công cộng họ phòng dịch nghiêm ngặt lắm. Ví dụ như quán ăn như này, họ cách ly đúng chuẩn luôn, ai ra vào đều lau, xịt khuẩn từng tí một.

"Tôi thấy như Việt Nam mình là may mắn kiểu gì đó thôi, chứ giờ thấy phần lớn nhiều nơi phòng dịch gần như không. Như ở chùa Tam Chúc, hàng vạn người chen chúc nhau thế... Rồi bao nhiêu địa điểm công cộng: Lễ hội Đền Hùng, chùa Hương, các loại giải chạy…Toàn vạn người mà số đeo khẩu trang rất ít. Nếu có vài người mắc thì thôi rồi, chống kiểu gì?", anh bạn tôi nói.

mercredi 3 février 2021

Vài suy ngẫm về chương trình nghệ thuật đặc biệt tối 02/02/2021 trên sân vận động Mỹ Đình

I.

Không biết Hội diễn nghệ thuật chào mừng thành công Đại hội Đảng có từ bao giờ ? Nhưng chắc chắn tại Đại hội II (1951, trong kháng chiến), và tại Đại hội III (1960, khi đã hòa bình) đều không có hình thức phô trương như bây giờ.

Trong thực tiễn, vấn đề nên hay không nên tổ chức lễ hội chào mừng có thể nói là 50/50, hãy chưa bàn đến. Vấn đề cần bàn là, khi đã tổ chức, thì quy mô và phương thức tổ chức sẽ như thế nào ?

Ở phương diện này, Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng thành công của Đại hội XIII diễn ra trên sân vận động Mỹ Đình tối ngày 02/2/2021 đã để lại những điều phải suy ngẫm.

jeudi 31 décembre 2020

Jimmy Nguyen Nguyen - 31/12/2020


Năm ngoái có bài viết chào mừng năm 2020, tui nói nó là "số đẹp". Nhờ vậy cái con số này dễ nhớ. Tiếc rằng nhớ...chuyện buồn, y như con số 75.

Cũng may, thời gian luôn trôi, khá nhanh. Để khi ta quay đầu nhìn lại phải thốt lên : may quá! Đã qua....Cái gì cũng có thể xảy ra và cái gì rồi cũng qua.

Hồi 1975, ông già tui đoan chắc : Ở đâu mất chớ Saigon không thể mất. Vậy mà nó mất. Cũng như cái chuyện dịch bệnh năm nay: Ở đâu có chớ ở đây không có. Vậy mà ở Nam Cực nó cũng mò tới. Lấy đi sinh mạng của nhiều người và chắc hẳn sau này, bộ mặt thế giới phải vẽ lại.

vendredi 25 décembre 2020

Trần Đức Anh Sơn - Một năm có mấy mùa ?


Một ngày nọ, Khổng Tử đang đọc sách ở nhà trước thì nghe tiếng tranh cãi ồn ào ở ngoài sân, mỗi lúc một to hơn. Thấy vậy, Khổng Tử bèn đi ra xem, mới biết là đang có tranh luận giữa một học trò của ông với một vị khách lạ.

Vị khách ăn vận rất khác thường: trang phục toàn một màu xanh lá, sắc mặt cũng xanh.

Lúc này, vị khách đang chất vấn người học trò của Khổng Tử. “Nghe nói ngài là học trò của Khổng Tử, chắc là học vấn của ngài phải cao lắm. Vậy thì ngài cho ta hỏi: một năm có mấy mùa? Nếu ngài trả lời đúng, ta sẽ dập đầu quỳ lạy ngài. Còn nếu trả lời sai thì ngài phải bái lạy ta”.

mardi 24 novembre 2020

Lễ Tạ Ơn : Người dân Mỹ được khuyến cáo không tụ tập đông người


Đăng ngày:

Nhà Trắng cho biết tổng thống Donald Trump và phu nhân Melania vẫn ở lại Washington trong tuần này thay vì mừng lễ tại câu lạc bộ của ông Trump ở Florida như mọi năm. Đệ nhất phu nhân dự kiến mở tiệc tiếp tân vào cuối tháng 11 để mừng lễ Giáng sinh và lễ hội Ánh sáng (Hanukkah), với số khách mời ít hơn những năm trước. Phát ngôn viên của phu nhân Melania cho biết vẫn bảo đảm an toàn với khẩu trang, nước sát trùng và giãn cách xã hội.

Dịch Covid hoành hành tại Bắc Dakota  

Tuy nhiên, đã có hơn 12 triệu người Mỹ bị nhiễm virus, đặc biệt những vùng nông thôn trước đây ít bị ảnh hưởng nay cũng đang bị dịch bệnh hoành hành. Tại Bắc Dakota, tỉ lệ tử vong do Covid hiện cao nhất thế giới (1/1.000), theo một nghiên cứu của Harvard.

dimanche 1 mars 2020

Nguyễn Thông - Trong cái họa có cái may



Nhiều cái. Nhưng chỉ kể một cái. Nhờ có dịch corona mà xứ ta giảm hẳn được tình trạng lễ hội đàn đúm cúng bái ăn chơi. Người ta sợ dịch còn hơn cả sợ thánh thần. Rồi cũng xong.

Bộ Văn hóa nên nhân cơ hội này mà siết chuyện lễ hội, còn dân chúng cũng nên tự cảm nhận có cần phải vui chơi ngày rộng tháng dài như cũ không.

Người xưa dạy "nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực", một ngày không làm thì một ngày không có ăn.

vendredi 24 janvier 2020

Virus corona : Hơn 40 triệu người Trung Quốc bị cách ly

mardi 24 décembre 2019

Nguyễn Thông - Hang đá



 Hang đá nhà thờ Bình Thái, chụp ngày 12.12.2019. Ảnh: Nguyễn Thông
Cứ theo lịch sử Thiên Chúa giáo (còn gọi là đạo Gia Tô) thì Đức Chúa Jesus (Giêsu) sinh ngày 25.12, cách nay 2019 năm. Ngày sinh của ngài đã được cả nhân loại thừa nhận là khởi thủy, mở đầu cho Công lịch, dù rằng thế giới cũng tồn tại song song Phật lịch (Phật đản) hoặc lịch Hồi giáo (ngày của Muhammad)…

Dẫu mỗi người chúng ta theo hay không theo đạo Gia Tô, không thờ Đức Chúa Giêsu thì đạo của ngài vẫn gắn bó với mỗi người. Ít nhất là ngày tháng năm sinh được ghi trong giấy khai sinh, chứng minh thư, thẻ căn cước, hộ chiếu, lý lịch, v.v.. đều căn theo lịch tính ngày tháng năm liên quan tới ngày sinh của ngài.

Hôm nay 13.12, tức còn 12 ngày nữa mở lễ Giáng sinh. Sinh có nghĩa là sinh đẻ, sinh ra; giáng nghĩa là từ trên rớt xuống, bay xuống. Tiên giáng trần là tiên từ trên trời hạ xuống trần gian, xuống cõi trần tục của người đời. Vua (bệ hạ) giáng lâm để nói về con người có uy như thần thánh xuống chốn nhân gian vậy. “Giáng thế” nghĩa là thánh thần tiên phật bụt xuất hiện trên thế gian cứu giúp chúng sinh. Chúa Giêsu sinh ra ở trên đời bởi Đức Chúa Trời cử xuống che chở cho con người, nên gọi cuộc sinh nở này gọi là Giáng sinh.

mardi 1 janvier 2019

Thế giới từ Á sang Âu, Mỹ mừng Năm Mới 2019

Nữ ca sĩ Christina Aguilera trình diễn mừng Năm Mới tại Times Square, New York, 31/12/2018.

Thế giới tưng bừng mừng Năm Mới bằng những màn trình diễn pháo hoa ở nhiều nơi. Một Năm Mới 2019 với nhiều thách thức : xu hướng dân tộc chủ nghĩa và dân túy đang gia tăng, quan ngại về khí hậu hay Brexit.

Thành phố Sydney của Úc đón tân niên sớm nhất với pháo bông muôn vàn màu sắc, ngoạn mục chưa từng thấy. Lượng pháo bông kỷ lục làm rạng rỡ bầu trời trong 12 phút dưới sự chứng kiến của một triệu rưỡi khán giả. Ở Hồng Kông, hàng trăm ngàn người chen chúc hai bên cảng Victoria để xem pháo bông, màn trình diễn này tốn hết 1,57 triệu euro.

Thay vì pháo bông, đã bị hủy để tỏ lòng tôn trọng các nạn nhân sóng thần, thủ đô Jakarta của Indonesia chọn lựa việc tổ chức đám cưới cho 500 cặp cô dâu chú rể nghèo vào ngay tối giao thừa « để cả thế giới cùng mừng cho họ » - theo đô trưởng Anies Baswedan.

lundi 26 juin 2017

Trung Quốc: Lễ hội thịt chó vẫn tưng bừng, dù bị lên án

Lễ hội thịt chó tại Quảng Tây, Trung Quốc, 2014.

Những con chó được thui vàng rượm bày trên quầy, thịt chó nấu ra-gu, thịt chó xào lăn…Lễ hội thịt chó nổi tiếng nhất ở Trung Quốc hôm nay 21/06/2017 tưng bừng diễn ra dù trước đó có tin là bị cấm, do các cư dân nhất quyết bảo vệ truyền thống.

Lễ hội ẩm thực này hàng năm đều diễn ra tại thành phố Ngọc Lâm (Yulin) ở tỉnh Quảng Tây, vào tiết hạ chí ; gây phẫn nộ trên thế giới và ngay tại Trung Quốc.

Ngày hội âm nhạc lần thứ 36 tại Pháp : Nóng bức, an ninh cao


Ngày hội âm nhạc lần thứ 36 hôm nay 21/06/2017 diễn ra trong thời tiết nóng nực, và được bảo vệ an ninh cao độ trước nguy cơ khủng bố. Hàng chục ngàn buổi trình diễn miễn phí được tổ chức trên khắp nước Pháp. Tại 120 quốc gia khác trên khắp thế giới, lễ hội này cũng bắt đầu trở nên quen thuộc.Bà Françoise Nyssen, trong Ngày hội âm nhạc đầu tiên với tư cách tân bộ trưởng Văn hóa Pháp, đã chọn lựa « không ấn định chủ đề, để cho mỗi người tự trình diễn theo cách của mình ».