Affichage des articles dont le libellé est Học sinh. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Học sinh. Afficher tous les articles

mercredi 18 octobre 2023

Cù Mai Công - Phim “Đất rừng phương Nam”: Cuộc chiến không hồi kết, trường học nhảy vô làm gì, dính miểng

 

Suốt mấy ngày nay, cuộc đại chiến trên (phim) “Đất rừng phương Nam” coi bộ bất phân thắng bại. Thú thật là nghe các bên trình bày, tôi thấy bên nào từ góc nhìn của bên mình, cũng có lý.

Một bên nghĩ rằng dù điện ảnh cũng phải tôn trọng lịch sử, tôn trọng văn hóa, quần áo, ăn nói, đi đứng… của cư dân một thời kỳ lịch sử. Thậm chí phim thiếu tính chính trị (!). Bên này nêu ra những chi tiết, nhân vật không đúng thực tế thời điểm ấy, từ nút áo, phục trang, nội dung, ăn nói… đến khung cảnh như Tàu. Tức là tập trung vô tính ĐÚNG/SAI.

Thực tế thì đoàn phim đã phải chỉnh sửa vài chi tiết trong phim dù sửa cũng lèm nhèm. Tìm cách thể hiện chất Nam bộ xưa thì đã sửa phải sửa  là “Chánh nghĩa hội” chớ ai lại “Chính nghĩa hội”. Nghe hơi khó lọt lỗ tai.

jeudi 5 octobre 2023

Dương Quốc Chính - Từ thiện hay câu view ?

 

Vụ "giang hồ mạng" Phú Lê làm từ thiện, tặng quà trung thu cho học sinh ở Trạm Tấu, Yên Bái, không đơn giản chỉ là ăn mặc kiểu vua nhà Thanh dị hợm đâu.

Báo chí thì chủ yếu nhắc tới yếu tố "giao diện" chứ vấn đề nguy hiểm không phải ở đó. Mà là giang hồ sẽ mượn danh từ thiện để làm "tấm gương sáng" cho các cháu học sinh ở nơi mà đến bố mẹ, thầy cô các cháu vẫn còn ngây ngô, thiếu hiểu biết.

Môi trường giáo dục là mô phạm, không nên để các thành phần tạp nham vào diễn thuyết với danh nghĩa từ thiện. Các thày cô, hiệu trưởng, cán bộ địa phương cũng đừng có tham tí quà mà để giang hồ tới bắt tay ban phát quà cáp. Học sinh sẽ nảy sinh tình cảm, nể phục, biết ơn giang hồ còn hơn cả ơn bác Hồ.

mardi 3 octobre 2023

Cù Mai Công - Mang cả luật An ninh mạng ra đe dọa học trò

 

Về việc người học sinh nào đó phát tán video ghi lại hình ảnh cô giáo túm cổ áo, kéo lê nữ sinh tại Trường THPT Đa Phúc (Sóc Sơn, Hà Nội), ngày 02.10, trao đổi với phóng viên báo Lao Động, ông hiệu trưởng Nguyễn Duy Hiền cho hay, nhà trường sẽ đợi kết luận của cơ quan công an và đưa ra hình thức kỷ luật thích đáng.

“Nếu kết luận của cơ quan Công an là vi phạm Luật An ninh mạng, nhà trường sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật” - ông Hiền cho biết.

Ông Hiền khẳng định thêm: "Nhà trường chỉ cho phép học sinh sử dụng điện thoại vào mục đích học tập. Ngoài mục đích học tập chắc chắn sẽ vi phạm quy định và cần phải nhắc nhở, có hình thức xử lý phù hợp”.

Hoàng Nguyên Vũ - Các em quay phim cô giáo Phượng hành hạ nữ sinh sẽ bị kỷ luật?

 

Sáng nay, báo Lao động có bài viết: "Xem xét xử lý học sinh phát tán video cô giáo túm cổ, kéo lê học sinh".

Tôi đã đọc rất kỹ bài báo, vẫn chưa thể biết được, các em học sinh quay và đăng phim này lên, vi phạm điều gì? Cụ thể là điều luật nào, hay quy định nào, của ai?

Sau đó, tôi tìm kiếm thông tin để thấy các em vi phạm pháp luật, tôi vẫn không tìm ra. Nếu luật sư nào có kinh nghiệm trong vấn đề này, xin tư vấn giúp tôi là các em đã làm gì sai hoặc sai như thế nào. Tôi lắng nghe.

Hoàng Nguyên Vũ - Chuyện gì đang xảy ra ?

 

Hết cô Phượng lại đến cô Hải, chỉ trong một ngày, chuyện gì đang xảy ra hả ngành giáo dục ơi?

Cô Phượng, cô giáo gây ám ảnh cho bao thế hệ học trò, có thông tin là tạm nghỉ dạy ít hôm để chấn chỉnh, gò hàn, vá víu đạo đức lại.

Các phụ huynh cũng đã đồng loạt yêu cầu nhà trường trả cô Phượng về đúng môi trường của cô. Để không gây ám ảnh thêm cho bất cứ học sinh nào sau một thời gian dài tác oai tác quái với cái điệp khúc hạ hạnh kiểm, đuổi ra khỏi lớp bắt quỳ, quát tháo chửi bới học trò.

lundi 4 septembre 2023

Tạ Duy Anh - Giáo dục và chính trị

 

Trong tự truyện "Du học Mỹ tuổi mười sáu" của cô bé Vi Trịnh (ái nữ của ông bạn Trịnh Bá Ninh) có một chuyện nhỏ nhưng phản ánh tầm cỡ khổng lồ của một nền giáo dục.

Hôm đó có giờ giảng của thầy về chiến tranh. Nhưng vì thầy biết trong lớp có một sinh viên người Việt và thầy không muốn cô bé bị tổn thương thêm, vì thế, thay vì giảng oang oang trên bục, thầy cho sinh viên về nhà tự học qua sách vở, tài liệu rồi lặng lẽ trả bài cho thầy.

Quyết định của thầy giáo, cho thấy hai điều:

jeudi 20 juillet 2023

Hà Phan - Một chính sách đáng hoan nghênh của Đà Nẵng

 

Giữa tức giận của dân tình và bức xúc của dư luận quanh vụ xử quan lại tham gia kiếm tiền giải cứu", tôi đọc được những điều đáng vỗ tay này:

Đà Nẵng vừa quyết định sẽ chi hơn 408 tỉ đồng để hỗ trợ toàn bộ học phí cho trẻ mầm non, học sinh đến lớp 12 theo mức thu học phí công lập năm học 2023-2024!

Không chỉ học sinh công lập các con ngoài công lập cũng được hỗ trợ. Riêng trẻ mầm non và học sinh các trường có vốn đầu tư nước ngoài không thuộc diện được miễn học phí.

vendredi 7 juillet 2023

Lưu Trọng Văn - Học trò nghiện ma túy bắt đầu từ cái bẫy này

 

MỖI GIA ĐÌNH HÃY THẬT CẢNH GIÁC!

Công an Thanh Hóa cho biết:

“Theo điều tra, xác minh của Phòng cảnh sát điều tra về tội phạm ma túy Công an tỉnh Thanh Hóa. Thời gian qua, trên địa bàn Thanh Hóa xuất hiện loại ma túy thường được đựng trong các gói trà giảm cân, đông trùng hạ thảo, gói bột nước trái cây có in dòng chữ dễ nhầm lẫn như: "Crispy fruit", "Crispy fruit grape", hoặc "nước dâu", "nước vui", cà phê "White coffe"…

Công an Thanh Hóa khẳng định:

“Đây là sản phẩm nhìn bề ngoài giống một loại nước giải khát, trong đó có dạng gói hương dâu, hương nho, hương xoài. Theo kết quả giám định của cơ quan công an, số ma túy trên là một loại ma túy mới xuất hiện, được pha trộn từ nhiều chất ma túy tổng hợp như: MDMA, ketamine, diazepam.

jeudi 6 juillet 2023

Nguyễn Ngọc Chu - Xóa « nạn mù chữ »

 

1. Vào năm 2023, xem clip hàng ngàn phụ huynh đi thâu đêm xếp hàng để dành cho con một suất lên lớp 10, lại nhớ đến lời Chủ tịch Hồ Chí Minh nói năm 1946.

Sau tổng tuyển cử Quốc hội khóa I, nhận chức Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trả lời phỏng vấn đăng trên báo ‘Cứu Quốc’ ngày 21/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành".

Ngay sau đó, chiến dịch ‘bình dân học vụ’ đã được tiến hành rầm rộ để xóa “nạn mù chữ”. “Nạn mù chữ” của năm 1946 là không biết đọc, không biết viết.

lundi 3 juillet 2023

vendredi 30 juin 2023

Lê Học Lãnh Vân - Nhìn đề thi Văn năm 2023 trong chiến lược phát triển con người

 

Bài viết này thảo luận:

1) Đề thi chính thức kỳ thi Tốt Nghiệp Trung Học Phổ Thông năm 2023, môn Ngữ Văn, phần II (LÀM VĂN), câu 2 (đọc một đoạn trong tác phẩm Vợ Nhặt của Kim Lân, phân tích đoạn đó)

2) Gợi ý bài giải môn Văn thi tốt nghiệp Trung Học Phổ Thông năm 2023, đăng trên Tuổii Trẻ Online ngày 28/6/2023

Đoạn văn trong đề bài được bắt đầu bằng “hồi trống thúc thuế dồn dập, vội vã…”, hồi trống khơi dậy căm thù. Bài viết không đi vào nội dung truyện Vợ Nhặt với giả định người đọc đã đọc truyện đó, chỉ xin chú ý tới các gợi ý giải bài thi…

mardi 6 juin 2023

Nguyễn Thông - Làm khổ trẻ con

Vẫn biết người càng ngày càng đông, học trò càng ngày càng nhiều, cơ sở vật chất trường lớp thì chưa đủ, nên nhà chức việc quản lý giáo dục phải bày ra trò thi tuyển.

Kỳ thi vào... lớp 10 cho năm học mới mà người ta bắt đầu sáng nay là vậy. Hàng mấy chục vạn đứa trẻ lứa tuổi "ăn chưa no, lo chưa tới" bị đẩy vào cuộc cạnh tranh, lo lắng, mất ăn mất ngủ, sợ sệt, chán nản. Mà không chỉ riêng chúng, còn kéo theo cả cha mẹ, gia đình vào cuộc tranh đua vất vả vĩ đại ấy.

Ở xứ này, người ta có thể chi tiền tỉ tỉ để làm tượng đài, cổng chào, in sách không người đọc ra 7 thứ tiếng. Chăng khẩu hiệu, lễ lạt linh đình, hội thảo hội nghị kỷ niệm ông này bà nọ ngày sinh ngày mất, thậm chí tổ chức cả hội nghị hoành tráng chỉ để tiễn một ông quan loại xoàng đến tuổi về hưu.

dimanche 7 mai 2023

Đỗ Duy Ngọc - Cô giáo qua đời trên đường đến trường

 

Sau mấy ngày nghỉ lễ, cô giáo Mai Thị Yến cùng chồng cũng là giáo viên đang dạy học vùng cao cùng con nhỏ quay trở lại trường. Đường đến trường ở trên núi, đi qua những con đường nguy hiểm, cheo leo và xe cùng người rơi xuống vực sâu.

Cô giáo Yến qua đời, chồng chấn thương nặng phải vào cấp cứu ở bệnh viện, đứa con bị thương nhẹ. Cô Yến là giáo viên mầm non trường Đường Thượng, huyện Yên Minh tỉnh Hà Giang. Cô giáo quê huyện Bắc Quảng, Hà Giang, xung phong lên bản làng xa xôi dạy học đã 13 năm nay.

Tin báo: "Ngày 03/05, sau kỳ nghỉ lễ, bé N.K.T theo ba mẹ từ Phú Thọ lên xã Đường Thượng dạy học. Trên đường đi, do dốc trơn trượt, xe máy gặp sự cố, cả gia đình lao xuống vực. 

jeudi 20 avril 2023

Phạm Lan Phương - Lời kêu cứu bị chối từ

Không giống với những người trẻ chọn ra đi bất thần để lại người thương yêu bàng hoàng không hiểu lý do, bạn nữ sinh lớp 10 ở Nghệ An đã cầu cứu và nói về những gì xảy ra với em trước khi em chọn từ bỏ cuộc sống.

Em lên trường xin chuyển lớp. Hiệu trưởng nói em chỉ lên một mình không có phụ huynh.

Em nói mẹ đi xin chuyển lớp. Mẹ lên gặp hiệu trưởng một lần, gặp giáo viên quốc phòng lần sau (vì không gặp hiệu trưởng).

Cao Vy Vy - Bạo lực học đường, đoạn trường ai có qua cầu mới hay

 

Những ngày này, mạng xã hội đang rúng động bởi câu chuyện về em Y.N., sinh năm 2007, học THPT Chuyên của Đại học Vinh, đã treo cổ tự tử tại nhà riêng vì bạo lực học đường.

Tôi theo dõi những tin tức về em, càng đọc thì càng rùng mình vì sợ, vì chỉ mới cách đây vài tháng thôi, con tôi cũng từng là nạn nhân của bạo lực học đường. Câu chuyện của em Y.N. và câu chuyện của con tôi có nhiều điểm tương đồng đến lạ kỳ, làm tôi không khỏi tự hỏi phải chăng những câu chuyện đau lòng thế này là câu chuyện của rất nhiều em học sinh khác, chỉ là có dịp phơi bày hay chưa mà thôi.

Năm lớp 6, con tôi học ở một trường quận 4. Thầy cô và bạn bè ở đây rất ổn, nhưng vì không theo kịp chương trình Tích hợp mà trường lại từ chối cho chuyển sang lớp thường, tôi và con quyết định chuyển sang L.Q.Đ, một trường chuyên ở quận 3, Tp. HCM, từ học kỳ II năm lớp 6.

Hoàng Nguyên Vũ - Cái chết của nữ sinh có đủ thức tỉnh được sự lạnh lùng tàn nhẫn của các thầy cô ?

Tôi đã cố kìm nén cho đến hết chiều nay, sau kết quả buổi họp báo của trường để nắm thêm thông tin về cái chết của nữ sinh lớp 10A15, trường chuyên đại học Vinh (Nghệ An).

Trên các trang báo khá thận trọng những ngày qua, cái chính vẫn là thông tin một nữ sinh treo cổ tự vẫn. Dù gia đình em có lên tiếng trên mạng xã hội nhưng vẫn chỉ là thông tin một chiều dẫu ai cũng biết, họ không thể tự bịa đặt lý do về cái chết của con cháu họ.

Hôm nay, sau cuộc họp báo, các thông tin tôi lọc ra được là như thế này:

samedi 26 novembre 2022

Nguyễn Văn Mỹ - Hội phụ huynh và lạm thu, nguyên nhân & giải pháp

 

Cả tháng nay, dư luận dậy sóng vì các thông tin bất cập về Hội Phụ huynh Học sinh (PHHS, gọi là Hội “Cha mẹ Học sinh” thì đúng hơn) và những tiêu cực của việc lạm thu. Rất nhiều người lên án, kết tội Hội lẫn Hiệu trưởng.

Thoạt nghe, đều có lý nhưng ngẫm lại, đúng mà chưa đủ. Thực tế nhãn tiền nhưng hình như chưa ai dám đụng tới gốc của vấn đề? Giải pháp đa phn chung chung hoặc chỉ phần ngọn.

THỰC TRẠNG

Việc lạm thu của Hội PHHS tồn tại từ vài chục năm nay và gia tăng theo đà phát triển kinh tế, xã hội. Khi còn làm Phó Chủ tịch Hội đồng Đội (Thành Đoàn HCM, thập niên 1990); mấy nhà báo đến hỏi tôi việc lạm thu của các trường để viết báo. Trường nào được lên báo là Hiệu trưởng lãnh đủ. Tôi nắm rõ những việc này ở các trường trọng điểm nhưng không cung cấp cho báo chí vì đó là lỗi của hệ thống giáo dục. Trách nhiệm, trước hết là của Sở và Bộ.

lundi 7 novembre 2022

Sương Nguyệt Minh - Kẻ cắp bà già gặp nhau

 

Vụ một phụ huynh vác dao vào trường bắt hiệu trưởng quỳ xin lỗi đang xôn xao dư luận. Càng xôn xao hơn khi phụ huynh này bị bắt giam vì tội làm nhục người khác. Người phụ huynh ấy tên là Điệp.

"Tại cơ quan điều tra, Điệp khai trưa cùng ngày, sau khi đi dự đám cưới về, nghe hai con đang học tại trường Tiểu học Sơn Lâm kể về việc bị Hiệu trưởng gọi tên trong buổi chào cờ vì phụ huynh chưa đóng bảo hiểm y tế nên bức xúc, gây ra vụ việc".

Tôi phê phán hành động bạo lực một cách nóng nảy, vội vã và nông cạn của phụ huynh này. Những gì anh ấy làm sẽ bị trả giá và chịu sự phán xét của pháp luật cùng dư luận.

vendredi 4 novembre 2022

Thái Hạo - Thi học sinh giỏi, quái dị và đau thương

 

Tôi sẽ phác họa vài nét chính, để những ai không làm trong ngành giáo dục có thể hình dung. Và xuất phát điểm sẽ là nhìn từ cấp trung học phổ thông (THPT) để từ đó mà quan sát rộng ra.

Khi học sinh bước chân vào lớp 10, các trường phổ thông sẽ tiến hành “rà soát”, “nắm bắt đối tượng” rồi tùy từng trường mà dùng những cách khác nhau để “tuyển” lấy một đội theo từng môn học, gọi là Đội tuyển học sinh giỏi. Ở nhiều trường, nhất là trường chuyên, còn phân ra các đội khác nhau ở mỗi môn: đội tuyển thi tỉnh, đội tuyển thi Olympic, đội tuyển thi Quốc gia...

Các đội tuyển này sẽ được dành cho những nguồn lực tốt nhất ngay từ đầu để phục vụ “công tác luyện thi” mà nhiều người vẫn gọi là luyện gà chọi.

jeudi 3 novembre 2022

Chu Mộng Long - Khi người lớn xem sự sợ hãi của trẻ em là trò đùa

 

Tôi thật sự ngạc nhiên khi báo đăng rất nhiều trường học tổ chức lễ hội Halloween bằng những hình ảnh ma quỷ chết chóc và máu me kinh dị.

Nhiều ý kiến còn bênh vực đầy hứng thú, rằng đó là "lễ hội văn hóa truyền thống" pha trộn với "văn hóa hiện đại phương Tây".

Một lễ hội ma quỷ, đẩy con người vào trạng thái tẩu hóa nhập ma được gọi là "văn hóa" sao?