Affichage des articles dont le libellé est Bác sĩ. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Bác sĩ. Afficher tous les articles

dimanche 12 septembre 2021

Dương Minh Tuấn - Những anh hùng 'vô tích sự'

 

Nhớ nhà, đó có lẽ là cảm giác thường trực của mình, hoặc cũng là của những đồng nghiệp đang chống dịch xa nhà mà mình biết.

Sáng 2/9, nếu không có Sars-Cov-2, có lẽ ở Lệ Thủy đều đang hân hoan tổ chức đua thuyền. Người ta gọi đó mới là Tết của người Lệ Thủy, cũng giống như rằm Tháng Ba ở trên Minh Hóa vậy. Mình đùa với bé Na điều dưỡng trong đoàn, bảo anh về Quảng Bình 2 năm rồi chưa được ăn tết quê em, con bé hồn nhiên: “Em đang ngồi coi lại video cũ nè anh, thấy hân hoan lắm.”

Người Lệ Thủy giờ này thèm ở bên gia đình, bạn bè, hàng xóm, khoác vai nhau mà xem hội đua thuyền, chứ không phải khoác lên người bộ đồ bảo hộ nóng hơn cả mùa hè, rồi một thân một mình đi đưa đón bệnh nhân.

Hoàng Hải Vân - Bi kịch của thầy thuốc khi bị buộc phải thành những người hùng

 

Đông đảo các thầy thuốc của chúng ta đang ở tuyến đầu của cuộc chống dịch Covid-19, với những nỗ lực vượt quá sức của một người bình thường.

Rất nhiều người phải làm việc và ăn ở tại bệnh viện hoặc trạm y tế dã chiến nhiều tháng liền với điều kiện sống kham khổ, mặc đồ bảo hộ 24/24. Nhiều người thậm chí không thể đi vệ sinh mà phải dùng tã lót như em bé, không ít người cơ thể bị lở loét do bị trùm kín quá lâu. Tình trạng thân thể các thầy thuốc không được bảo vệ để nhiễm bệnh, và tình trạng kiệt sức dẫn đến tử vong không còn là cá biệt.

Dân chúng yêu thương họ, truyền thông ca ngợi họ, chính phủ tặng bằng khen cho họ. Họ mặc nhiên trở thành những chiến sĩ quên mình vì nghĩa lớn, trở thành những người hùng, thành những hình ảnh đẹp.

jeudi 9 septembre 2021

Phạm Gia Hiền - Đừng quên « Ranh Giới » là chuyện hàng ngày


Các nhà báo ở Đài Truyền hình Việt Nam VTV đã gây xôn xao công chúng với phim tài liệu Ranh Giới phát sóng tối 8/9.

Nếu bạn xúc động với những chi tiết sinh tử trong Ranh Giới, thì đừng quên rằng đó là chuyện hàng ngày mà các nhân viên y tế tuyến đầu đang phải đối diện ở các điểm nóng bùng phát dịch.

Bệnh nhân chuyển biến nặng rồi tử vong thì thôi, nhưng nếu bình phục thì sẽ được xuất viện. Còn các nhân viên y tế thì ở đấy, hết giờ này sang giờ khác (thời gian của họ không còn được tính bằng ngày, quá dài), đã suốt nửa năm trời liên tục trong tình trạng trực chiến khẩn trương cao độ.

mercredi 8 septembre 2021

Mai Quốc Ấn - Mọi việc đã có Đảng và Nhà nước ?

 

“Mỗi tháng tôi chỉ còn nhận được khoảng 6 triệu đồng, thu nhập đã giảm khoảng 40%. Gần đây, chúng tôi vượt qua khó khăn là nhờ nguồn thực phẩm hỗ trợ từ các mạnh thường quân.

Nếu không có họ giúp sức thì chẳng biết làm sao để trang trải trong tình cảnh khó khăn, thu nhập giảm sâu.

Tuy nhiên, các khoản thiện nguyện tài trợ cũng chỉ có mức độ, đến nay các mạnh thường quân cũng đã đuối sức, các nguồn quỹ đã gần cạn nếu Nhà nước không chăm lo thì sẽ rất khó khăn cho y bác sĩ”, chị Lê Thanh Tình (công tác tại Bệnh viện Thành Phố Thủ Đức) tâm sự.

samedi 4 septembre 2021

BS Quan Thế Dân - Những người trẻ tuổi

 

Chiều nay lại có người của báo liên hệ tôi để phỏng vấn. Tôi từ chối vì không muốn mọi người hiểu lầm.

Tôi biết báo chí hay thích đưa những tin giật gân kiểu như: Một bác sĩ già đi chống dịch! Nhưng có một sự thật vô cùng lớn mà mọi người cần biết, cuộc chiến chống đại dịch này đang nằm trong tay những người trẻ tuổi.

Thời nào cũng thế, những người trẻ tuổi là những người sống lý tưởng. Khi có thông tin lấy người tình nguyện đi chống dịch, nhiều thanh niên ở bệnh viện tôi xung phong, trong đó có Tuấn Anh, bác sĩ trẻ đang học Hồi sức cấp cứu tại bệnh viện Bạch Mai. Tuấn Anh xung phong đi trong khi chưa tiêm mũi vaccin nào. Mà tôi biết trong đoàn còn nhiều người như vậy. Nhưng họ vẫn đi vì biết địa phương đang cần.

BS Quan Thế Dân - Một ca bệnh kỳ diệu

 

Trong khoa bệnh Covy nặng, nếu có một bệnh nhân cải thiện là cả khoa truyền tin nhau ngay, mừng cho bệnh nhân và cũng là nguồn động viên cho mình. Tôi từ hôm vào, ngày nào cũng tìm xem có ca nào khá lên không để kể cho mọi người nghe, nhưng ca bệnh hôm nay tôi kể lại là một bất ngờ.

Bất ngờ vì ngay khi nhận buồng mọi người đã bảo, ca này nặng đấy nhé, tràn khí trung thất, tràn khí dưới da. Tức là bệnh nhân này nói nôm na đã bị con Covy ăn thủng phổi, nếu trong mấy ngày tới anh có nặng lên thì cũng không thở máy được, vì đang tràn khí màng phổi mà. Như vậy khả năng tử vong gần như chắc chắn.

Tôi khám bệnh, anh ngước đầu lên nhìn tôi khẩn khoản: bác cứu cháu mấy, cháu còn 3 con nhỏ, vợ cháu vừa mất rồi. Tôi bảo: được rồi, phải thật yên tâm nằm thở đi, không lo nghĩ linh tinh. Nhưng thật lòng tôi thấy anh khó qua khỏi. Xét nghiệm thì thấy các chỉ số của bão cytokin đang hoành hành dữ dội. Hai lá phổi viêm trắng xóa, thở vào đâu.

mardi 31 août 2021

BS Quan Thế Dân - Trong bệnh viện 'tầng ba'


(VnExpress 30/08/2021) Bảy giờ sáng, giao ban, không khí căng thẳng. Trưởng khoa nhăn nhó: “Sao ca này để mất, hôm qua đã diễn biến tốt lên rồi mà?”.

Kíp trực mệt mỏi: "Bệnh nhân suy hô hấp nặng lên từ chiều, bọn em cố gắng kéo không được, đến đêm thì ngừng tim".

Không ai nói gì thêm nữa. Căn bệnh quái ác. Chợt có tiếng bộ đàm léo nhéo từ buồng bệnh: "Cấp cứu, bệnh nhân giường số bảy ngừng tim". Tất cả cùng quay phắt nhìn lên màn hình. Qua camera, nhân viên y tế đang hì hục ép tim. Mấy nhân viên đang giao ban đứng vụt dậy, đi mặc đồ bảo hộ để vào hỗ trợ.

vendredi 13 août 2021

Lê Công Trứ - Bão Cytokine : Hiểu biết & Điều trị


Lê Công Trứ
: Với bài viết này, tôi xin phép trình bày các kiến thức căn bản, phổ thông về Bão cytokine, với mong muốn giúp người đọc có thêm hiểu biết để không phải lo âu, sợ hãi khi biết mình hoặc người thân bị bệnh.
Mặt khác, khi chia sẻ các thông tin này tôi hy vọng các đồng nghiệp tham khảo, gợi nhớ những điều căn bản để tự tin, bình tĩnh, sáng suốt, linh hoạt, chọn đúng thời điểm trong việc thực hiện các liệu pháp điều trị.

BÃO CYTOKINE: HIỂU BIẾT & ĐIỀU TRỊ

CYTOKINE

Cytokine là sự kết hợp của hai từ Hy Lạp: Cyto, có nghĩa là Tế bào; Kinos có nghĩa là Chuyển động.

Cytokine là những phân tử protein tín hiệu có trọng lượng thấp (low-weight- signalling molecular proteins) có chức năng hỗ trợ sự giao tiếp giữa các tế bào với nhau trong phản ứng miễn dịch, và kích thích sự di chuyển của các tế bào đến các vị trí viêm nhiễm và bị tổn thương trong cơ thể.

lundi 9 août 2021

Mai Quang Hiền - Không còn nghi ngờ gì nữa về một tập đoàn lừa đảo trên mạng

Dân mạng đã tìm ra hình ảnh bác sĩ Khoa được lấy cắp từ hồ sơ cá nhân của một bác sĩ bên… Singapore.

Như vậy, có thể khẳng định đây là biểu hiện của một tập đoàn lừa đảo trên mạng. Chúng đã có sự chuẩn bị từ rất lâu, bằng cách tạo ra một “mạng xã hội” với rất nhiều nhân vật ảo, nhưng có có profile y như thật. Có bề dày lịch sử tương tác với đầy đủ các mối quan hệ xã hội… để người khác nhìn vào sẽ nghĩ ngay đó là tài khoản thật.

Với một “hệ sinh thái” gồm đầy đủ các thành phần xã hội, từ chuyên gia, bác sĩ, kỹ sư, luật sư, lao công, xe ôm… thì bọn lừa đảo sẽ hoàn toàn có thể tạo ra bất cứ câu chuyện gì để phục vụ cho ý đồ của chúng. Mọi người nhìn vào nội dung tương tác, sẽ khó mà phát hiện đó là giả mạo.

Nhóm của ‘bác sĩ Khoa’ dựng chuyện lấy tiền người cả tin ra sao?

 

(TPO 09/08/2021) - Nhóm của "bác sĩ Khoa" với người có tên Phong Lam thường dựng lên những câu chuyện lấy nước mắt cư dân mạng, từ đó kêu gọi quyên góp từ thiện, giúp đỡ những hoàn cảnh mà nhóm này tự vẽ ra.

Câu chuyện về nhóm của Lam nuôi một bà cụ bán vé số không nơi nương tựa, sau khi chồng và con mắc bệnh ung thư qua đời, bà cụ sau đó cũng bị đột tử. Một facebook trong nhóm đăng đàn kêu gọi ủng hộ, quyên góp tiền làm đám tang cho cụ. Dưới lời kêu gọi kèm theo số tài khoản của một người tên Nguyễn Thị Minh Thy. Rất nhiều người đã chuyển tiền ủng hộ sau lời kêu gọi đẫm nước mắt này.

Thậm chí, cả câu chuyện chính bản thân Lam bị ung thư máu từ nhỏ, câu chuyện về người anh trai bị bệnh mất từ lúc mới sinh ra, ước mơ làm bác sĩ và được ba hiến tủy để cứu sống mình và sau đó Lam sang Singapore theo đuổi giấc mơ bác sĩ như thế nào… đều được Lam tổng hợp cả mấy trang như một tấm gương vượt lên số phận gửi cho tất cả những người mà cô ta quen được.

Nguyễn Đình Bổn - Ai đã "hư cấu" ra bác sĩ Khoa?

 

Và với ý đồ gì?

Dân mạng đã tìm ra chân dung thật của bác sĩ Khoa, đó là ảnh chân dung của một giáo sư bên Singapore. Vậy ai đã hư cấu ra nhân vật này, ý đồ là gì?

Tất nhiên thủ phạm chính là cô Huỳnh Mai An Đông, được xem như nhà văn đã tạo ra Khoa và hàng loạt nhân vật ảo xung quanh "nhóm 82".

dimanche 8 août 2021

Nguyễn Thông - Sụp đổ (1)

 

Có lẽ cần phải nói ngay từ đầu rằng trong thời buổi dịch dã chết người như bỡn thế này, hình ảnh người thầy thuốc đẹp nhất, đáng trọng nhất, đáng biết ơn nhất. Hơn cả tổng bí thư, chủ tịch nước...

Họ làm việc, phục vụ, cống hiến, dù theo chức phận, nghề nghiệp phải làm (cũng như thầy cô giáo phải dạy học, công nhân phải đứng máy, thợ xây phải ra công trường…) nhưng những gì các thầy thuốc gánh vác, chịu đựng thời gian qua khiến dân chúng yêu thương, kính phục.

Lại chẳng vậy ư? Họ gần như 24/24 giờ tiếp xúc với người bị lây nhiễm, suốt ngày đêm trong bệnh viện, quên cả ăn ngủ, xa gia đình người thân… Bạn cứ hình dung điều đơn giản này, suốt ngày mình diện bộ đồ “thời trang dịch” nylon kín mít từ đầu tới chân trong cái nóng trên 35 độ C liệu có chịu nổi không. Lại chả cáu kỉnh nóng nảy hơn Trương Phi.

Đoàn Bảo Châu - Chúng ta đã tin ở “vịt trời” và ta nên nhìn vấn đề như thế nào cho đúng mực?

 

Biết bao giọt nước mắt đã đổ, biết bao dòng viết đầy thán từ xúc động về câu chuyện một bác sĩ tên Khoa rút ống thở của cha mẹ mình để dành cho sản phụ sinh đôi.

Cả xã hội bị lừa một cú ngoạn mục. Tiếp theo là một nhóm chửi những người giúp lan truyền tin giả, những người đưa lên thì xin lỗi trước cộng đồng bởi sự vội vã cả tin của mình.

Tôi dùng từ “chúng ta” ở đây là theo một góc nhìn “ăn mày là ai, ăn mày là ta, đói cơm rách áo hóa ra ăn mày” chứ tôi không tin từ đầu. Đây là một trường hợp khá thú vị về tâm lý con người, đáng để phân tích.

Đặng Đình Mạnh - "Rút ống thở" dưới khía cạnh pháp lý

 

Euthanasia hay "Cái chết êm dịu" là thuật ngữ y khoa sử dụng trong trường hợp bác sĩ giúp cho bệnh nhân được chết nhẹ nhàng thoát khỏi những cơn đau đớn, vật vã do bệnh nan y hoặc rơi vào tình trạng vô vọng, vô phương cứu chữa...

Hiện nay, trên thế giới thì Châu Âu đã là nơi có nhiều quốc gia chấp nhận giải pháp "Cái chết êm dịu" nhất để miễn trừ trách nhiệm cho bác sĩ khi họ giúp bệnh nhân... chết, như Thụy Sĩ, Pháp, Thụy Điển, Anh, Áo, Đức, Na Uy, Đan Mạch. Mỗi quốc gia có những quyết định khác biệt nhau về cách áp dụng giải pháp này.

Thế nhưng, cũng tại Châu Âu, nơi được xem là cởi mở nhất cho giải pháp "Cái chết êm dịu" thì vẫn còn nhiều quốc gia khác cấm triệt để giải pháp này như Ý, Romania, Hy Lạp, Bosnia, Serbia, Croatia, Ba Lan và Ailen. Theo đó, “cái chết êm ái” bị coi là hành vi giết người. Hình phạt có thể lên đến 15 năm tù.

Trần Phi Tuấn - Tin ở hoa hồng


Khóc cạn nước mắt trong đêm, để rồi sáng ngủ dậy, sự thương cảm vì tay bác sĩ rút ống thở cha mẹ mình để cứu sản phụ hóa ra là hư cấu, bịa đặt thì đúng hơn, không ít người cảm thấy ray rứt.

Tin giả đang khiến nhiều người tự vấn và hoài nghi chính sự tử tế, nhất là trong những căng thẳng của đại dịch này. Và tin giả xuất hiện khắp nơi, dưới nhiều tấm áo choàng mỹ miều, bản chất vẫn không hề thay đổi.

Nước Mỹ năm 1964 vẫn chưa hết bàng hoàng về vụ ám sát tổng thống Kennedy một năm trước đó, thì lại xôn xao về một vụ án mạng khác.

Đặng Đình Mạnh - Đánh cắp sự thật có khác gì tội ác ?


Tối ngày 07/08/2021, câu chuyện của bác sĩ Khoa, người đã “Rút ống thở của mẹ để cứu sống thai phụ sinh đôi ở giường bệnh bên cạnh” được truyền tải từ hai thành viên tổ nghìn like HVN và NĐH làm rúng động nhân tâm. Chắc phải đến hàng vạn lượt chia sẻ của công chúng.

Giữa gam màu u tối về dịch bệnh, số lượt người nhiễm virus cúm Tàu vẫn tăng con số nghìn ca mỗi ngày và những hình ảnh tang thương về dịch bệnh nhiều không kể xiết. Thì câu chuyện của bác sĩ Khoa, người đã hy sinh sự sống mong manh còn lại của đấng sinh thành để cứu sống thai phụ cùng hai thai nhi khác ... như đốm sáng rực rỡ vực dậy lòng nhân ái giữa đồng bào với nhau.

Có lẽ, cả thế giới cũng chẳng thể nào có câu chuyện đẹp đẽ hơn để ca ngợi nữa kể từ ngày phát sinh cơn đại dịch từ gần hai năm trước...

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 31

 

Hôm qua cộng đồng mạng dậy sóng về bài viết của một bác sĩ tên Khoa. Theo lời kể của anh, thì anh đang là bác sĩ tuyến đầu chống dịch trong một bệnh viện nào đó không nêu tên.

Ba Mẹ anh cũng là bác sĩ, dù tuổi đã cao nhưng cũng tình nguyện tham gia chống dịch và rồi cả hai nhiễm bệnh, lại nằm điều trị trong bệnh viện của anh đang làm việc. Ba Mẹ anh trở nặng, phải sử dụng máy thở. Cạnh đó cũng có một sản phụ nhiễm bệnh sắp sinh đôi. Anh bác sĩ này đã lấy máy thở của cha mẹ mình để giành sự sống cho sản phụ. Và sản phụ đã sinh mẹ tròn con vuông sau ca mổ nhưng cha mẹ anh ta đã qua đời.

Bài viết lại được một người đang là Phó Tổng biên tập một tờ báo lớn thêm mắm dặm muối trên trang face của mình. Ông này từ lâu trong làng báo gọi là ông Năm mực, Năm nổ vì ông đã từng viết bài ngồi ăn mực với Bộ trưởng Môi trường và Bộ trưởng Thông tin thời Formosa đang nóng bỏng, để chứng minh cá tôm không bị nhiễm độc do nhà máy Formosa thải ra.

Phạm Thị Hương Giang - Thông tin về câu chuyện của bác sĩ Khoa & Việc tặng máy thở

Hôm qua, sau khi thấy một nhà báo mà tôi tin tưởng đăng thông tin về câu chuyện của bác sĩ Khoa, tôi đã chia sẻ và có một người bạn của tôi đồng thời là tình nguyện viên của Quỹ nói sẽ ủng hộ chiếc máy thở này.

Tôi và chị thống nhất sẽ check thông tin để biết bệnh viện của bác sĩ Khoa làm có thực sự cần không, nếu không sẽ chuyển cho bệnh viện nào cần nhất. Sau đó, tôi đã liên hệ với Facebook của bác sĩ Trần Khoa và được anh ấy khẳng định là làm ở bệnh viện Chợ Rẫy.

Tôi nói sẽ cho team XÁC MINH rồi chuyển máy thở sang. Khoa trả lời nếu cần thì Khoa sẽ liên hệ bác sĩ Thanh để nhận máy. Tôi bảo không cần vì Quỹ đã và đang hỗ trợ bệnh viện Chợ Rẫy cũng như các bệnh viện khác của TP HCM từ đầu mùa dịch, nên có người liên hệ để xác minh thông tin và sẽ chuyển vào ngày mai nếu đúng.

Nguyễn Văn Phước - Sự thật nào trong câu chuyện “Bác sĩ Khoa rút ống thở người mẹ” ?


Đôi lời : Về vụ này TM đã đăng hai bài nhưng tạm ẩn vì một tác giả đã gỡ bài, tác giả còn lại là người phụ trách quỹ Sống Foundation thì khẳng định đã liên lạc với bác sĩ Khoa nên chẳng biết thực hư ra sao. Người đề cập đầu tiên là nhà báo Đức Hiển cũng đã ẩn (hoặc xóa) status. Tôn trọng đa chiều, trang TM sẽ đưa tiếp nếu có thông tin xác đáng, và xin bạn đọc thứ lỗi.

- Gửi nhà báo Nguyễn Đức Hiển – Phó tổng biên tập Báo Pháp Luật TP. HCM

Câu chuyện “bác sĩ Khoa khóc khi rút ống thở từ gương mặt người mẹ ruột đưa qua cứu sản phụ để cứu hai em bé sinh đôi” đã và đang lan tỏa trên mạng xã hội làm lay động, khó ngủ mọi người cả đêm nay, khi khơi gợi một điều rất xúc động.

Rất nhiều người trên mạng xã hội và ngay cả tôi cũng mong câu chuyện hiếm có đó là sự thật - Bởi lòng tốt và sự cao thượng của con người lúc này đang quá hiếm. Câu chuyện như một Hạt Giống Tâm Hồn hiếm hoi giữa đại dịch đau thương.

samedi 24 juillet 2021

Trần Thanh Cảnh - Vỡ trận !

 

Không thể nói khác về y tế Thành phố Hồ Chí Minh khi đọc tin này trên trang Facebook của Thầy thuốc nhân dân, Bác sĩ Trần Sĩ Tuấn, nguyên Tổng biên tập báo Sức khỏe và Đời sống.

Một bác sĩ bị bệnh mà gọi điện không có đồng nghiệp nào trợ giúp. Vị bác sĩ đã qua đời một mình. Kinh khủng! Bởi có lẽ các bác sĩ, nhân viên y tế cũng quá mệt mỏi. Quá tải rồi...

Nếu Bộ Y tế không có giải pháp nào khả dĩ, nguy cơ sụp đổ cả hệ thống là nhãn tiền. Thực sự bây giờ là thời khắc khó khăn. Rất khó để khắc phục trong ngày một ngày hai, bởi đây là hậu quả của chiến lược chống dịch sai lầm: quá chú trọng vào phong tỏa, truy vết, cách ly, xét nghiệm...mà không chú trọng đúng mức đến hệ điều trị. Không đầu tư đủ nhân tài vật lực cho hệ điều trị.