Affichage des articles dont le libellé est Đối lập. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Đối lập. Afficher tous les articles

dimanche 23 août 2020

Hồng Kông và những ngày tự do cuối cùng

"Nam phụ lão ấu" Hồng Kông  xếp hàng mua số báo lịch sử của Apple Daily, 11/08/2020.
Đăng ngày:


Đang trong mùa hè, tuy nhiên chỉ có tuần báo L’Obs chọn chủ đề « Khi tình bạn cũng mạnh mẽ như tình yêu ». Hồ sơ của L’Express nói về « Dân túy châu Âu : Berlusconi, người nổi bật nhất », Courrier International phân tích « Mạng xã hội làm hủy hoại dân chủ ». Riêng Le Point đăng ảnh hai nhà hoạt động nổi tiếng của Hồng Kông là Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) và Chu Đình (Agnes Chow), chạy tựa « Những ngày cuối cùng của Hồng Kông » với dòng tít nhỏ phía trên « Những nền văn minh đã chết đi như thế nào ».

Chu Đình (Agnes Chow) bị bắt tối 10/08/2020.
Các nhà hoạt động bị theo dõi ráo riết

Hồ sơ của Le Point mở đầu bằng bài viết về những cuộc theo dõi, các vụ bắt bớ người đối lập ngày càng nhiều với cáo buộc « thông đồng với thế lực nước ngoài », mà tuần báo Pháp gọi là « Những ngày cuối cùng của Hồng Kông ».

jeudi 20 août 2020

Nhà đối lập Nga Navalny cấp cứu, nghi bị đầu độc

Nhà đối lập Alexei Navalny nổi tiếng vì các chiến dịch chống tham nhũng ở Nga và chỉ trích tổng thống Vladimir Putin.Ảnh chụp tại Matxcơva ngày 01/07/2020.
Đăng ngày:


Phát ngôn viên của ông Navalny, Kira Iarmych cho biết chiếc máy bay chở nhà đối lập đi từ Tomsk đến Matxcơva, đã phải hạ cánh khẩn cấp. Bà Iarmych tố cáo ông Navalny đã bị « cố tình đầu độc », và được đưa vào cấp cứu hồi sức tại khoa chống độc của bệnh viện số 1 Omsk.

Bác sĩ giám đốc bệnh viện nói với hãng tin TASS là tình trạng của nhà đối lập 44 tuổi « rất trầm trọng ». Bà Iarmych viết trên Twitter : « Alexei vẫn hôn mê, được cho thở máy. Bệnh viện đã gọi cảnh sát theo yêu cầu của chúng tôi. Chúng tôi cho rằng Alexei đã bị đầu độc bằng thứ gì đó bỏ vào tách trà, ông không hề uống gì khác sáng nay. Các bác sĩ nói rằng chất độc nhanh chóng ngấm vào thức uống nóng ». 

Belarus : Khế ước xã hội tan vỡ, phụ nữ dẫn đầu phong trào phản kháng

Đông đảo người dân biểu tình tại Minsk ngày 16/08/2020 phản đối kết quả bầu cử tổng thống Belarus, đòi ông Loukachenko từ chức và trả tự do cho tù chính trị. © REUTERS/Vasily Fedosenko
Đăng ngày:


Belarus : Công nhân phải hy sinh nhiều khi đình công

Thông tín viên của La Croix tại Minsk nói về các khó khăn của công nhân Belarus khi đình công. Uy tín của tổng thống Alexandre Loukachenko đã bị sụp đổ trong giới công nhân vốn được chế độ ưu đãi, tuy nhiên lời kêu gọi đình công chỉ được hưởng ứng một cách chừng mực.

Ông Loukachenko sẽ phải nhớ mãi vụ bị bẽ mặt ở nhà máy chuyên sản xuất máy cày MZKT, bài diễn văn của ông bị cắt ngang bởi những tiếng hô « Cút đi ! ». Loukachenko yêu cầu các cận vệ và những người xung quanh tắt điện thoại di động, nhưng đã trễ, cảnh này được lan truyền rộng rãi trên Nexta, tờ báo đấu tranh trên mạng. Người đứng đầu một nghiệp đoàn độc lập nhận xét, điều duy nhất mà chính quyền lo sợ là công nhân nhà máy, vì họ có tổ chức tập thể.

mardi 18 août 2020

Sự chín chắn và lằn ranh đỏ của cách mạng Belarus

Biểu tình tại Minsk ngày 17/08/2020 phản đối kết quả bầu cử tổng thống Belarus. REUTERS/Vasily Fedosenko
Đăng ngày:


Sự thách thức của nhà độc tài

« Belarus : Công nhân đình công, biểu tình không ngừng nghỉ », đặc phái viên của Libération tóm tắt. Các hoạt động phản kháng liên tiếp diễn ra, một tuần sau khi nhà độc tài Alexandre Loukachenko tiếp tục nhiệm kỳ thứ sáu, và tỏ ra khiêu khích hơn bao giờ hết.

« Chúng ta đã bầu cử xong rồi. Trừ phi các vị giết tôi, thì không có cuộc bầu cử nào khác ! ». Để đưa thông điệp này đến các công nhân đình công, ông Loukachenko dùng trực thăng bay đến nhà máy MZKT. Ông tuyên bố : « Nếu các bạn khiêu khích, tôi sẽ xử lý một cách thô bạo ». Trước một công chúng liên tục hô to « Hãy ra đi ! » dù đã được an ninh chọn lọc kỹ càng, ông thách thức « Cứ tha hồ hô đi ».

lundi 17 août 2020

Belarus : Tổng thống Loukachenko tuyên bố có thể chia sẻ quyền lực

Biểu tình phản đối tổng thống Loukachenko tại Minsk, Belarus ngày 16/08/2020. REUTERS/Vasily Fedosenko
Đăng ngày:


Tuyên bố trên đây của ông Loukachenko được đưa ra sau khi trên 100.000 người hôm qua 16/08/2020 đã xuống đường tại Minsk, đòi hỏi tổng thống phải ra đi. Đây là một trong những cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử Belarus.

Đáp lại lời kêu gọi của bà Svetlana Tikhanovskaia, đối thủ của ông Loukachenko, người dân Belarus xuống đường không chỉ tại thủ đô Minsk mà còn tại nhiều thành phố khác.Theo trang tin độc lập Tut.by, đây là cuộc biểu tình quy mô nhất kể từ khi Belarus độc lập năm 1991. Mặc trang phục màu trắng, người biểu tình giơ cao hàng ngàn lá cờ hai màu trắng và đỏ của đối lập, hô vang các khẩu hiệu đòi tổng thống phải từ chức.

mardi 11 août 2020

Hồng Kông : Tỉ phú đấu tranh Lê Trí Anh bị bắt, tòa soạn bị khám xét

Cảnh sát Hồng Kông chặn lối vào tòa soạn của báo Apple Daily, ngày 10/08/2020. via REUTERS - Apple Daily
Đăng ngày:


Một cộng sự thân cận cho AFP biết nhà tỉ phú 71 tuổi bị bắt giữ tại tư gia vào khoảng 7 giờ sáng (giờ địa phương), cùng với một số thành viên trong tập đoàn của ông. Cảnh sát thông báo có 7 người bị bắt giam vì nghi ngờ thông đồng với thế lực nước ngoài và gian lận.

Luật an ninh quốc gia mới được Trung Quốc áp đặt trừng phạt bốn tội danh : nổi dậy, ly khai, khủng bố và thông đồng với nước ngoài. Luật này bị tố cáo là đã kết liễu quy chế « Một quốc gia, hai chế độ » mà Bắc Kinh đã ký với Anh quốc, bảo đảm nhiều quyền tự do cho người Hồng Kông đến năm 2047.

lundi 3 août 2020

Bầu cử tổng thống Belarus: Loukachenko gặp khó khăn

Ảnh minh họa: Ứng cử viên đối lập Svetlana Tikhanouskaya (giữa) trong cuộc bầu cử tổng thống Belarus, nhân một cuộc họp báo tại Minsk, thủ đô Belarus ngày 17/07/2020. REUTERS/Vasily Fedosenko
Đăng ngày:


Bà Svetlana Tikhanovskaia, 37 tuổi, đã thành công trong việc tập hợp được phe đối lập không chỉ ở thủ đô Minsk, mà còn tại nhiều tỉnh thành khác. Sau cuộc biểu tình lịch sử tuần trước ở Minsk, hàng ngàn người đã tham gia cuộc mít-tinh của bà vào cuối tuần tại Hordna (miền tây).

Trong suốt 26 năm nắm quyền, chưa bao giờ ông Loukachenko lại gặp khó khăn như hiện nay. Belarus cấm thăm dò dư luận, nhưng rõ ràng khuôn mặt đối lập mới này được cảm tình của rất nhiều người dân, trong khi tổng thống bị chỉ trích vì cách xử lý đại dịch virus corona, đồng thời bị một số cử tri truyền thống thân Nga bỏ rơi.

lundi 27 juillet 2020

Biểu tình ở Manila phản đối tổng thống Duterte


Biểu tình phản đối tổng thống Duterte tại Manila, Philippines, ngày 27/07/2020. REUTERS/Eloisa Lopez
Đăng ngày:


Các cuộc tụ họp trên 10 người bị cấm vì dịch virus corona, nhưng người biểu tình tố cáo chính quyền dùng cớ này để dập tắt mọi phản đối. Người dân bất bình trước việc ông Duterte ký ban hành đạo luật mới về chống khủng bố vào đầu tháng, bị nghi ngờ nhằm đàn áp đối lập và các nhà đấu tranh nhân quyền. Hơn một chục kiến nghị đã được đệ trình lên Tòa án Tối cao yêu cầu tuyên bố luật này là vi hiến.

Người biểu tình cũng lên án việc đóng cửa kênh truyền hình lớn nhất Philippines là ABS-CBN, sau khi một ủy ban Hạ viện do các đồng minh của ông Duterte kiểm soát bỏ phiếu không tiếp tục cấp phép hoạt động. Ông Duterte đã nhiều lần đe dọa đài này vì cho rằng ABS-CBN ủng hộ ứng cử viên đối lập.

mardi 14 juillet 2020

Hồng Kông : Bầu cử sơ bộ của đối lập, trận chiến danh dự cuối cùng

Người dân xếp hàng bỏ phiếu bầu chọn ứng cử viên dân chủ cho cuộc bầu cử Nghị viện Hồng Kông vào tháng Chín. Ảnh chụp ngày 12/07/2020. © REUTERS/Lam Yik
Đăng ngày:


Trang nhất các báo Paris hôm nay 13/07/2020 tập trung cho thời sự nước Pháp. Libération chú ý đến việc tân thủ tướng Jean Castex đi thăm lãnh thổ hải ngoại Guyane, nơi virus corona đang hoành hành. Le Monde đề cập đến Đảng Xanh trước thử thách quyền lực tại các thành phố lớn, La Croix dành hồ sơ cho vấn nạn một số thanh niên thích biểu diễn « bốc đầu xe » mô tô gây nguy hiểm. Les Echos nhấn mạnh « Chính sách thuế, hỗ trợ doanh nghiệp : Các hướng để tái thúc đẩy kinh tế ». Riêng Le Figaro nhìn sang nước Mỹ, chạy tựa « Đang yếu đi, ông Trump tìm kiếm một sức bật thứ hai ».

Nghị viện Hồng Kông sắp thành bù nhìn như Quốc hội Trung Quốc 

Về châu Á, Libération quan tâm đến « Cuộc bỏ phiếu chớp nhoáng cuối cùng ở Hồng Kông trước khi phải quy phục ». Trên 600.000 người Hồng Kông vào cuối tuần qua đã tham gia bầu cử sơ bộ của đối lập, số lượng người đi bầu cho thấy tinh thần phản kháng trước Bắc Kinh vẫn rất cao.

dimanche 12 juillet 2020

Hồng Kông : Đối lập bầu cử sơ bộ, một viện thăm dò bị khám xét

Nhà hoạt động Hoàng Chi Phong (thứ 2 từ phải) và các ứng viên của phong trào dân chủ phát biểu trước truyền thông, ngày bầu cử sơ bộ 11/07/2020 tại Hồng Kông. AFP/May James
Đăng ngày:


Cuộc bầu cử nhằm cố gắng gia tăng cơ hội giúp các ứng viên dân chủ đạt đa số trên 35/70 ghế tại Nghị viện Hồng Kông vào ngày 06/09 tới, để có thể ngăn chận các đề nghị của chính quyền. AFP ghi nhận, tuy 12 giờ trưa các phòng phiếu mới mở cửa, nhưng trước đó nhiều người dân Hồng Kông đã xếp hàng dài chờ.

Dù chỉ liên quan đến phe đối lập, nhưng nhiều nhà quan sát nhận định số người tham gia sẽ cho thấy ý kiến của người dân đối với luật an ninh của Trung Quốc. Lãnh tụ sinh viên Hoàng Chi Phong tuyên bố, cuộc bầu cử sơ bộ là cơ hội đầu tiên để chứng tỏ người dân Hồng Kông không bao giờ cúi đầu trước Bắc Kinh.

mardi 7 juillet 2020

Hứa Chương Nhuận, một trong những tiếng nói cuối chống Tập Cận Bình

Ảnh minh họa : Lễ trao bằng tốt nghiệp tại trường đại học Thanh Hoa, nơi giáo sư Hứa Chương Nhuận từng giảng dạy nhưng bị mất chức vì chỉ trích ông Tập Cận Bình. Ảnh chụp ngày 23/06/2020. © REUTERS/Tingshu Wang
Đăng ngày:


Ngay từ sáng sớm hôm qua, đông đảo công an đã bao vây khu nhà ở ngoại ô Bắc Kinh, khoảng 20 an ninh và 10 xe cảnh sát được huy động để bắt giáo sư Hứa Chương Nhuận, nhà trí thức 57 tuổi là tiếng nói quan trọng phản đối Tập Cận Bình trong hai năm qua. Máy tính và tài liệu cá nhân của ông bị tịch thu.

Le Figaro dẫn lời một người thân cho biết công an nói với vợ ông lý do bắt vì « quan hệ với gái mại dâm ». Điều mỉa mai là chính giáo sư từ năm 2018 đã tố cáo trò bẩn của an ninh, dùng lý lẽ này để bôi nhọ người đấu tranh.

jeudi 5 septembre 2019

Brexit : Thất bại nặng ở Quốc hội, thủ tướng Anh thay đổi chiến thuật

Thủ tướng Anh Boris Johnson phát biểu tại Hạ viện, Luân Đôn, Anh, ngày 04/092019.
Thủ tướng Anh Boris Johnson sáng 05/09/2019 thông báo sẽ không phản đối một dự luật nhằm hoãn lại Brexit ba tháng, nếu không đạt được thỏa thuận với Liên hiệp Châu Âu từ nay cho đến giữa tháng 10. 

Dự luật này đã được Hạ viện thông qua hôm qua, và hôm nay được chuyển lên Thượng viện. Ông Johnson hy vọng sau đó sẽ tổ chức được bầu cử trước hạn và đảng của ông sẽ chiếm đa số.

Hôm qua vẫn là một ngày khó khăn cho chính phủ Boris Johnson : đề nghị tổ chức bầu cử trước thời hạn của thủ tướng vào ngày 15/10 đã bị bác bỏ. Đối lập muốn tránh việc ra khỏi Liên hiệp Châu Âu vào ngày 31/10 mà không có thỏa thuận. Từ Luân Đôn, thông tín viên Muriel Delcroix tường trình :

jeudi 29 août 2019

Chính sách « ngoại giao con tin » của Trung Quốc

Nhà văn Úc gốc Hoa Dương Hằng Quân (Yang Hengjun) chúc mừng năm mới trên Twitter của ông. Ảnh chụp lại từ một video trên mạng xã hội.

Le Monde số đề ngày hôm nay 29/08/2019ghi nhận « Việc Trung Quốc bắt giữ một nhà văn Úc gây căng thẳng với Canberra ». Nhà trí thức đấu tranh cho dân chủ Dương Hằng Quân (Yang Hengjun) bị bắt hồi đầu năm khi đến Quảng Châu, và đến bây giờ thì mới bị cáo buộc tội « làm gián điệp ».

Có nghĩa là đến bảy tháng sau, lý do bắt nhà văn Úc gốc Hoa mới được đưa ra. Ngoại trưởng Úc Marise Payne lớn tiếng phản đối : « Nếu Dương Hằng Quân bị bắt vì lý do chính trị, thì phải trả tự do cho ông ấy. Tôi sẽ tiếp tục biện hộ cho ông Dương cho đến khi có được lời giải thích thỏa đáng về việc bắt giữ, ông phải được đối xử nhân đạo và được cho về nhà ». Bà Payne đã chất vấn chính quyền Trung Quốc năm lần, khẳng định cáo buộc gián điệp là « vô căn cứ », trong khi tội danh này có khung hình phạt từ ba năm tù cho đến tử hình.

Càng bất đồng với phương Tây, càng dễ bắt người

Có bằng tiến sĩ của một trường đại học công nghệ ở Sydney, nhập tịch Úc năm 2002, Dương Hằng Quân là tác giả của nhiều cuốn sách trong đó các một số tiểu thuyết tình báo. Ông đã nhiều lần chỉ trích chế độ cộng sản Bắc Kinh, nhất là trên mạng xã hội. Sống tại New York với tư cách nhà nghiên cứu của trường đại học Columbia, ông bị bắt khi sang Trung Quốc, bị giam ở một nơi bí mật, gia đình và luật sư không được thăm viếng. 

dimanche 11 août 2019

Trên 50.000 người biểu tình tại Matxcơva, thành công lớn của đối lập

Hơn 50.000 người biểu tình tại Matxcơva đòi bầu cử Nghị Viện tự do tại Matxcơva. Ảnh ngày 10/08/2019.

Trên 50.000 người đã xuống đường tại trung tâm thủ đô Matxcơva hôm 10/08/2019 để đòi hỏi bầu cử Nghị viện tự do. Đây là cuộc biểu tình lớn nhất kể từ khi ông Vladimir Putin quay lại điện Kremlin năm 2012.

Theo tổ chức White Counter, số người tham gia lên đến 60.000 người. Nước Nga chưa từng có một cuộc biểu tình đông đảo như thế kể từ sau đợt phản kháng gian lận bầu cử tổng thống trước đây. Biểu tình cũng diễn ra tại một số thành phố của nước Nga. Tổ chức phi chính phủ OVD-Info ghi nhận có 229 người bị câu lưu ở Matxcơva và 81 người tại Saint-Petersbourg.

Nhiều nghệ sĩ nổi tiếng dự định tổ chức một buổi trình diễn song song với cuộc biểu tình nhưng bị chính quyền cấm đoán. Người biểu tình, nhất là giới sinh viên, còn nhận được sự ủng hộ của hai nhân vật nổi tiếng có rất nhiều người theo dõi trên mạng xã hội, đó là ca sĩ nhạc rap Oxxxymiron và Youtubeur Iouri Doud.

Venezuela: Maduro sẵn sàng đàm phán với đối lập

Tổng thống Venezuela, Nicolas Maduro, tham gia cuộc biểu tình chống trừng phạt của Mỹ tại Caracas. Ảnh ngày 10/08/2019.

Tổng thống Venezuela, ông Nicolas Maduro hôm 10/08/2019 khẳng định « sẵn sàng tiến đến một thỏa thuận » với phe đối lập, ba ngày sau khi đàm phán gặp bế tắc.

Ông Maduro tuyên bố như trên trong một cuộc mít-tinh tại Caracas, chống lại việc Hoa Kỳ áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Venezuela. Tuy nhiên Maduro nhấn mạnh rằng đối thoại cần có sự tôn trọng lẫn nhau, nếu không ông sẵn sàng chiến đấu. 

Sau cuộc gặp đầu tiên vào giữa tháng Năm tại Oslo dưới sự bảo trợ của chính phủ Na Uy, cuộc thương lượng giữa các đại diện của chính quyền và phe đối lập do ông Juan Guaido lãnh đạo đã được tái lập từ ngày 8/7 tại Barbados. Nhưng sau đó Caracas quyết định tạm ngưng do Nhà Trắng loan báo phong tỏa toàn bộ tài sản của Venezuela tại Hoa Kỳ, mà theo ông Maduro, là quyết định « thô bạo nhất và mang tính tội phạm nhất từ trước đến nay đối với Venezuela ».

lundi 29 juillet 2019

Vì sao Nga đàn áp thô bạo biểu tình ở Matxcơva ?

Một người biểu tình tại Matxcơva ngày 27/07/2019 bị cảnh sát bắt.

Vụ đàn áp biểu tình tại Matxcơva được tất cả các báo Paris chú ý. Les Echos nhận xét : « Chế độ Nga đang trong thế thủ », Libération dành hai trang báo để nói về « Đàn áp ở Nga : Matxcơva thô bạo trước đối lập ». Trang web của Le Monde cho biết « Trên 1.000 người biểu tình ở Matxcơva bị bắt : Phản ứng phẫn nộ ở khắp nơi», còn La Croix có bài phóng sự mang tựa đề « Tại Matxcơva, đối lập là mục tiêu đàn áp tàn bạo ».

Người biểu tình ôn hòa bị cảnh sát tấn công thô bạo

Thông tín viên của Libération mô tả, trên quảng trường Tverskaia gần Tòa đô chính Matxcơva, những người biểu tình cố trụ lại ở khoảng giữa hai bức tượng Lênin và và Iouri Dolgorouki, người sáng lập thủ đô nước Nga. Lực lượng cảnh sát hùng hậu đẩy lùi họ bằng dùi cui, một thanh niên người đầy máu bị thô bạo bắt đi trong những tiếng la phẫn nộ của đám đông. Vài chiếc chai nhựa được quăng về phía cảnh sát – phương tiện đối phó trông thật tội nghiệp so với lực lượng an ninh vũ trang tận răng, được mệnh danh là « phi hành gia ».

Thông tín viên La Croix tại Matxcơva nhìn thấy một cảnh khác : năm vệ binh quốc gia đeo mặt nạ, lao vào một nhóm 300 người biểu tình đang nghỉ mệt gần nhà hát Bolchoi, gần đó là hàng hàng lớp lớp cảnh sát chống bạo động. Vệ binh bất ngờ phang dùi cui tán loạn, một thanh niên đang ngồi nghỉ bị đánh ngã gục, ba phụ nữ cố gắng bảo vệ anh này cũng bị lôi về xe cảnh sát, đám đông la to « phát-xít ». Anh thanh niên trên đây bị gãy xương sườn, chấn thương sọ não, nhưng bộ phận cấp cứu để mặc không chịu nhận…

lundi 8 juillet 2019

Hy Lạp : Cánh hữu chiến thắng, hứa vực dậy đất nước

Thủ lĩnh đảng Tân Dân Chủ, Kyriakos Mitsotakis trước trụ sở đảng sau khi công bố chiến thắng của đảng cánh hữu, Athens, Hy Lạp, tối 07/07/2019.

Người dân Hy Lạp hôm 07/07/2019 đã khiến thủ tướng mãn nhiệm cánh tả Alexis Tsipras phải chấp nhận một thất bại cay đắng : đảng cánh hữu Tân Dân Chủ chiếm được đa số ghế tại Quốc Hội. Thủ lãnh đảng này, ông Kyriakos Mitsotakis sẽ trở thành thủ tướng, hứa hẹn vực dậy đất nước sau một thập niên khủng hoảng.

Theo kết quả kiểm 94% số phiếu, đảng Tân Dân Chủ giành được 158/300 ghế, đảng Syriza của ông Tsipras chỉ còn giữ được 86 ghế. Việc dồn phiếu cho ông Kyriakos Mitsotakis, con của một cựu thủ tướng, xuất thân từ một gia tộc nổi tiếng, cho thấy người Hy Lạp đã quay trở lại với truyền thống cũ. 

Alexis Tsipras đã làm đảo lộn xu hướng này khi lên làm thủ tướng ở tuổi 40, mang lại nhiều hy vọng cho một Hy Lạp đang hoang mang vì nguy cơ phá sản. Nhưng Tsipras sau đó đã phải chấp nhận các biện pháp nghiêm ngặt của các chủ nợ để tránh cho Hy Lạp phải ra khỏi khu vực đồng euro, và nay cử tri trừng phạt ông.

samedi 18 mai 2019

Na Uy xác nhận vai trò hòa giải giữa chính quyền và đối lập Venezuela

Venezuela : Lãnh đạo đối lập Juan Guaido trong cuộc mít tinh ngày 16/05/2019 tại Caracas.

Chính quyền Na Uy hôm nay 17/05/2019 xác nhận đang làm trung gian hòa giải giữa các đại diện chính quyền và phe đối lập Venezuela, nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài từ bốn tháng qua.

Thông cáo của bộ Ngoại giao Na Uy xác nhận : « Đã có những cuộc tiếp xúc sơ bộ» với từng phe đại diện cho những nhân tố chính ở Venezuela, « trong khuôn khổ giai đoạn thăm dò, nhằm đóng góp vào việc tìm kiếm một giải pháp ». Một trong những nguồn tin được Reuters trích dẫn cũng nói rằng mỗi bên đều trao đổi riêng với các nhà ngoại giao Na Uy.

Tại Venezuela, thủ lãnh đối lập Juan Guaido cho biết các đại diện của đối lập tham gia vào tiến trình « hòa giải » của Na Uy, nhưng nhấn mạnh « không hề có việc thương lượng ». Phía tổng thống Nicolas Maduro không công nhận các cuộc tiếp xúc, nhưng hôm qua khẳng định bộ trưởng Thông tin Jorge Rodriguez tham gia vào « một nhiệm vụ rất quan trọng vì hòa bình đất nước tại châu Âu ».

samedi 11 mai 2019

Đảo chính Venezuela : Thất bại là mẹ thành công

Tổng thống Nicolas Maduro thăm một trung tâm huấn luyện quân sự ở El Pao, Venezuela, ngày 04/05/2019.

Tựa chính của các tuần báo Pháp kỳ này tập trung cho những vấn đề xã hội : những câu hỏi đặt ra xung quanh việc nghỉ hưu (Le Point), thụ tinh nhân tạo (L’Express), các liệu pháp mới để trị trầm cảm (L’Obs). Courrier International dành hồ sơ cho thủ tướng New Zealand, chạy tựa « Jacinda Ardern, một hiện tượng chính trị », còn báo Anh The Economist báo động « Xung đột Mỹ-Iran : Cả hai bên đều nên lùi bước ».

Đối lập Venezuela thất bại nhưng chưa thua

Về thời sự châu Mỹ la-tinh, Courrier International chơi chữ « Venezuela : Đối lập thất bại nhưng chưa thua ». Lời kêu gọi của thủ lãnh Juan Guaido, thúc giục quân đội lật đổ chế độ của ông Nicolas Maduro đã không mang lại hiệu quả, dù có được một số tác động. Cuộc chơi đã tàn chăng ? Theo tờ báo, tất cả tùy thuộc vào sự so găng giữa Washington và Matxcơva.

Tờ El Carabobeno ở Valencia ghi nhận, Nicolas Maduro đến 12 tiếng đồng hồ sau mới xuất hiện và tuyên bố vẫn đang nắm quyền. Sự trễ tràng này cho thấy tình hình không sáng sủa cho ông.

jeudi 9 mai 2019

Venezuela : Cánh tay mặt của Guaido bị bắt, EU kêu gọi trả tự do

Dân biểu Edgar Zambrano (T) và lãnh đạo đối lập Juan Guaido. Ảnh chụp ngày 05/01/2019 tại Caracas.

Phó chủ tịch Quốc hội Venezuela đồng thời là cánh tay mặt của thủ lãnh đối lập Juan Guaido hôm qua 08/05/2019 đã bị chế độ Maduro bắt giữ. Tổng thống tự phong Guaido tố cáo đây là một vụ « bắt cóc », Liên hiệp Châu Âu đòi hỏi trả tự do ngay lập tức cho dân biểu này.

Dân biểu Edgar Zambrano đã bị các nhân viên an ninh bắt giam tại trụ sở cơ quan tình báo (Sebin) ở Caracas. Quyền đặc miễn của ông cùng với sáu dân biểu khác đã bị Quốc hội lập hiến bãi bỏ hôm thứ Ba 07/05. Định chế này được thành lập năm 2017 gồm 100% nhân vật thân chính quyền, nhằm vô hiệu hóa Quốc hội được bầu lên một cách dân chủ đang do đối lập kiểm soát.