Đăng ngày:
Theo Công báo, bốn công ty bị trừng phạt là Htoo Group, International Group of Entrepreneurs (IGE), Mining Enterprise 1 (ME 1) và Myanmar Oil and Gas Enterprise (MOGE), do cung cấp nguồn lực cho tập đoàn quân sự. Tài sản của các công ty này bị phong tỏa, các cá nhân bị cấm nhập cảnh vào EU. Tổng cộng đến nay đã có 65 cá nhân và 10 định chế bị trừng phạt.
Trước đó EU đã cấm vận vũ khí và những thiết bị có thể dùng để đàn áp, cấm xuất khẩu những mặt hàng lưỡng dụng cho quân đội và cảnh sát biên phòng, hạn chế xuất thiết bị giám sát thông tin, cấm huấn luyện và hợp tác quân sự với lực lượng vũ trang Miến Điện.
Trong khi đó Trung Quốc, Nga và Serbia vẫn tiếp tục cung cấp phi cơ tiêm kích và xe bọc thép cho tập đoàn quân sự. Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc, ông Tom Andrews kêu gọi triệu tập khẩn cấp Hội đồng Bảo an – trong đó Nga và Trung Quốc có quyền phủ quyết – để thông qua một nghị quyết, ít nhất là cấm chuyển giao vũ khí được quân đội Miến Điện dùng để tấn công thường dân.
Từ tháng 2/2021, đã có trên 1.500 thường dân bị sát hại và hàng trăm ngàn người phải di tản. Liên Hiệp Quốc đang điều tra về tội ác chống nhân loại, sau các báo cáo về các vụ thảm sát dân làng.
Rohingya : Miến Điện bác bỏ thẩm quyền của CIJ
Trong một diễn biến khác, tập đoàn quân sự Miến Điện hôm 21/02/2022 bác bỏ thẩm quyền của Tòa án Công lý Quốc tế (CIJ) trong cáo buộc diệt chủng người Rohingya. Phái đoàn Miến Điện cho rằng đơn kiện do Gambia nộp nhân danh Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OCI) là không thể thụ lý. Theo luật sư của Miến Điện, chỉ có những Nhà nước mới có tư cách trước tòa, trong khi OCI là một tổ chức quốc tế.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.