Nội hàm văn và lễ thay đổi theo thời đại.
Học chuyên toán là văn; Học kỹ nghệ là học văn; Học luật là học văn; Học hậu bổ cũng là học văn... Học văn, tức là học tất cả những thứ tạo kỹ năng làm việc, kỹ năng sống. Học từng chặng.
Học lễ là học cách ứng xử phù hợp với đạo lý, học làm người. Đạo làm người, có cái kéo dài suốt lịch sử loài người, ấy là lòng trắc ẩn, là lòng nhân đạo... và có cái chỉ tồn tại trong một không gian, một thời gian nhất định. Vi phạm nó là vô đạo.
Trò đánh thầy, con đánh cha, bệnh nhân đánh bác sĩ...là vô đạo. Cũng có cái chế độ này là đạo lý, chế độ kia là vô đạo. Trung quân thời phong kiến là đắc đạo. Trung ngu với người đứng đầu tổ chức mà người đó bất lương là vô đạo. Vô đạo không chỉ một cá nhân mà có khi cả một tổ chức.
Hành vi vô đạo thường ẩn chứa trong những người thiếu nhân cách.
Ở đâu, chúng ta cũng bắt gặp những hành vi vô đạo.
Trong hội trường bàn về quốc kế dân sinh, lăn quay ra ngủ là vô đạo.
Học trò bắt tay thầy mà thầy cúi gập học trò đứng thẳng, người có chức vụ cao đứng thẳng bắt tay dân hoặc người chức vụ thấp cúi gập thì cả hai đều vô đạo.
Trò nhăm nhăm nhìn mâm thức ăn, thò tay ra sau bắt tay thầy là vô đạo.
Thành tích không đáng mà ngông nghênh trên thảm đỏ là vô đạo.
Dân không đủ cơm no, áo ấm mà họp hành tiệc tùng thừa mứa, hoa hoét bầy đầy thì cả một bầy vô đạo.
Đến cả những thứ nhỏ: người lớn, trẻ con: ông-cháu hay mày-tao cũng là lễ.
...
Đạo là gốc của lễ. Lễ là hình thức, là quy ước của đạo. Vô đạo thì thất lễ.
Chính vì thế mà đạo, mà lễ phải học suốt đời.
TRẦNQUANG VŨ 26.11.2021
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.