Lãnh đạo trẻ một
địa phương, chỉ trong một thời gian ngắn trước luân chuyển, đã ký cấp 60 dự án.
Những chữ ký này đã đặt người kế nhiệm vào một tình huống khó xử vì địa phương
chỉ có thể triển khai một phần trong số dự án được ký rất vô trách nhiệm đó.
Năm 2008, cũng
trong một thời gian cực ngắn trước khi huyện Mê Linh chính thức sáp nhập vào Hà
Nội, 47 dự án với quy mô lên tới 2.180 hecta cũng đã được lãnh đạo tỉnh Vĩnh
Phúc lúc ấy gấp rút hoàn thiện các thủ tục chấp
thuận đầu tư. Hơn 10 năm qua, đất “47 dự án” đó gần như bỏ hoang, nông dân Mê
Linh thì không còn ruộng cày, đô thị thì vẫn nằm trên giấy.
Không chỉ ký dự
án “chạy giờ G”, có lãnh đạo cao cấp của nhiệm kỳ trước, chỉ trong mấy ngày
trước khi nhận ghế cao hơn, từng ký gần 70 quyết định điều động bổ nhiệm. Vị
này, trước khi rời một vị trí khác cũng đã ký thêm 40 quyết định.
Hai trong ba trường hợp tôi nói ở trên vẫn đang là “nguồn” và có trường hợp,
thậm chí, còn là nguồn cao chót vót. Ủy ban Kiểm tra Trung ương biết rõ các
trường hợp này.
Có lẽ, các cơ
quan pháp luật và đặc biệt Ủy ban Kiểm tra Trung ương định nghĩa tham nhũng là
phải tìm thấy tiền bạc để “ngoài ban công” như trường hợp Nguyễn Bắc Son,
chuyện ký cả xấp dự án… trong vòng vài ngày là vì đất nước chứ không phải vì
đất cát.
Quy chế cán bộ
cần bổ sung ngay điều cấm ký đề bạt bổ nhiệm trong một
thời hạn nhất định trước khi kết thúc nhiệm kỳ. Đặc biệt, những ai khi
đã có quyết định điều động thì kể từ ngày được thông báo, không được ký quyết
định bổ nhiệm, điều động cán bộ hoặc ký phê duyệt hay phê trình dự án.
Trước mắt, nên
loại những cán bộ như thế ra khỏi quy hoạch. Vì, những chữ ký ấy rất mang tính
vơ vét, thường chỉ được thực hiện bởi những người không quan tâm tới vấn đề
liêm sỉ.
HUY ĐỨC
04.03.2020
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.