"Anh Ba Sàm" Nguyễn Hữu Vinh, ngày đầu tiên tự do 05/05/2019. Ảnh cắt từ clip. |
Tôi vừa mang hoa
đến thăm bạn tôi, Nguyễn Hữu Vinh tức Anh Ba Sàm, vừa được tự do sau 5 năm tù
và trở về nhà ở Hà Nội. Tuy nhiên đến trước ngõ nhà anh, gần 50 người, phần lớn
không mặc quân phục chặn tôi.
Tôi đành mất tới một giờ dạy cho các bạn này vể
quyền con người, trong đó có quyền tự do đi lại và tình người, thăm bạn sau khi
bạn ra tù. Tôi cũng nói, anh Vinh là bậc đàn anh, đồng môn sếp của các bạn, và
lại là thân chủ của tôi. Các bạn nên tôn trọng anh
Vinh và tôi. Nhưng có vẻ “nước đổ đầu vịt”.
Mấy bạn này cử
một thanh niên tự nhận là “trẻ trâu” nói chuyện “to nhỏ “ với tôi. Nhưng rồi
cậu ta cũng đành “chuồn”, khi tôi nói “bác
từng nói 4 tiếng liên tục, cháu đừng đua”.
Tôi đề nghị một
bạn có vẻ chỉ huy, xưng tên Tuấn trao đổi. Tôi nói, tôi đến đây mang hoa tặng
bạn tôi, nếu các bạn chặn tôi, ít ra các bạn lịch sự đưa hoa này của tôi đến vợ
chồng anh Vinh, báo luật sư Trần Vũ Hải tặng, rồi tôi về. Cuối cùng các bạn
đồng ý thoả hiệp này.
PS: Một bạn đã
gửi tôi ảnh Anh Ba Sàm ngồi trong nhà và ảnh “các lực lượng trực chiến” trước
ngõ nhà Anh Ba Sàm. Anh Ba Sàm vừa thông báo đã nhận được hoa của tôi, chắc
chắn chúng tôi sẽ sớm gặp nhau!
Lực lượng canh gác trước nhà Anh Ba Sàm ngày 08/05/2019. |
Một bạn hỏi tôi -
câu hỏi tại sao tôi vượt qua bao nhiêu cản trở để vào được nhà Ba Sàm. Có bạn
bảo tôi là ... thế này thế nọ. Thôi thì kể vài
mẩu chuyện của quá khứ để các bạn tự có câu trả lời cho đỡ phức tạp nhé.
Năm 1949 - bác
Nguyễn Hữu Khiếu - ba của Ba Sàm là người sắp đặt cuộc hôn nhân của cô chiến sĩ
biệt động - lính của mình: Trần thị Hồng Hóa người Triệu Phong, lấy chồng là
Thị đội trưởng Quảng Trị người Nghệ An Phan Doãn Tuyến. Hai người này là cha mạ
tôi.
Năm 1964 trước khi
đi B, cha tôi (công tác ở Bộ Tổng tham mưu) dắt về một cái xe đạp Favorit, nói
với mạ con tui là bác Khiếu cho thằng Đỉnh. Bác dặn mạ con có khó khăn chi (khi
cha tui đi B) thì lên nói với bác.
Trước khi đi học
Trỗi, ngày nghỉ mạ tui đưa tui đến nhà bác ở Phan Đình Phùng chơi và được bác
gái ( Bác H...) cho ăn cơm, cùng với Dũng - Thiện - Thọ và Vinh (Ba Sàm ngày
nay). Dũng anh cả của Ba Sàm là bạn học K3 Trỗi với tôi - khóa 1965 - 1968.
Khi bà Khiếu mất,
Ba Sàm đang trong tù. Công an cho Ba Sàm về nhìn mặt mẹ, xong có đưa cho gia
đình mấy cái ảnh về cuộc gặp ấy. Dũng đưa cho tôi và nói tôi đưa lên mạng hai
ảnh. Một là Ba Sàm ngồi bên quan tài mẹ, một là bài thơ viết tay của Ba Sàm
viết về mẹ mình. Ai còn nhớ ???
Hôm nay tôi vào
nhà Ba Sàm với tư cách là con của gia đình. Nếu không như vậy chắc với lực
lượng khủng khiếp tôi cũng bị kẹp cổ đuổi ra như Trần Vũ Hải.
Đừng suy diễn,
xúc phạm tình cảm của chúng tôi.
Trịnh
Hữu Long - Anh Ba Sàm ra tù, bị trại
giam thu giữ trên 1.000 trang ghi chép cá nhân
Hôm nay, 5/5, nhà
báo Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm) mãn hạn tù và được trả tự do tại Trại giam số
5, Yên Định, Thanh Hóa. Vợ ông, bà Lê Thị Minh Hà, và luật sư Trần Đình Triển
đón ông tại cổng trại giam.
Trả lời phỏng vấn
Luật Khoa ngay khi về đến nhà riêng tại phố Đặng Văn Ngữ, Hà Nội, nhà báo
Nguyễn Hữu Vinh cho biết ông “rất vui
được trở về nhà và đã gần như quên hết mọi mệt mỏi sau khi phải làm việc liên
tục với trại giam trong 10 ngày qua”.
Ông Vinh nói có
hai sĩ quan của Cục An ninh Nội địa tới yêu cầu làm việc với ông khoảng 10 ngày
trước, nói rằng họ nhận chỉ thị của cấp trên đến tìm hiểu nguyện vọng của ông
sau khi mãn án. “Tôi nói xin lỗi tôi
không thể làm việc với hai cán bộ vì tôi có nói thì các vị cũng chẳng giải đáp
hay giải quyết được việc gì. Tôi yêu cầu họ cử lãnh đạo có thẩm quyền nhất định
tới thì tôi làm việc”, ông Vinh nói.
Theo ông Vinh,
trại giam sau đó đã yêu cầu ông giao nộp các văn bản ghi chép của ông theo hình
thức thống kê danh sách, đánh số, đóng thùng và niêm phong gửi về Cục Trại
giam. “Tổng cộng tôi có trên 1.000 trang
ghi chép. Họ nói sẽ cho tôi số điện thoại của Cục để sau khi ra tù tôi liên hệ
làm việc. Tôi lập tức khiếu nại lên Viện Kiểm sát Nhân dân Thanh Hóa”, nhà
báo chủ trang Anh Ba Sàm cho biết.
“Hôm sau họ lại đến thuyết phục, tôi vẫn không chấp
nhận. Cho đến sáng hôm qua (4/5 – PV), họ ra lệnh khám buồng giam của tôi, nói
là để tạm giữ giấy tờ tài liệu để kiểm duyệt”. “Tôi hỏi họ căn cứ vào đâu mà
làm chuyện này thì họ nói lệnh trên như vậy, tôi hỏi lệnh trên nào thì họ không
cho biết. Tôi từ chối làm việc, không ký tá gì cả, để kệ cho họ đóng tài liệu
thành từng tập, mãi đến 6 giờ tối mới xong”, Anh Ba Sàm cho biết.
Anh Ba Sàm, tên
thật là Nguyễn Hữu Vinh, thuộc về thế hệ nhà báo tiên phong trong trào lưu báo
chí độc lập Việt Nam. Năm 2007, ông sáng lập trang báo mạng Ba Sàm, với chủ
trương “phá vòng nô lệ”, trực tiếp thách thức hệ thống kiểm duyệt của chính
quyền. Ông nhanh chóng biến nó thành trang báo có uy tín và ảnh hưởng bậc nhất
Việt Nam cho tới khi ông bị bắt vào tháng 5/2014 về tội “lợi dụng quyền tự do
dân chủ” theo Điều 258, Bộ luật Hình sự 1999. Ông bị kết án 5 năm tù về tội
danh này trong một vụ án bị giới luật gia và các tổ chức nhân quyền lên án kịch
liệt.
Quá trình trả tự
do cho ông Nguyễn Hữu Vinh hôm nay diễn ra trong tình trạng an ninh trại giam
và khu vực lân cận được thắt chặt. Bà Lê Thị Minh Hà, vợ ông Vinh, cho biết,
xung quanh cổng trại giam có hàng trăm cảnh sát giao thông lẫn an ninh chìm,
đồng thời có hai xe ô-tô đi trước và sau xe của gia đình trong suốt một chặng
đường dài sau khi xe rời khỏi trại giam.
Trước đó, như
Luật Khoa đã đưa tin, một cán bộ trại giam đã đe doạ ông Vinh và bà Hà rằng nếu
có người ngoài gia đình tụ tập trước cổng trại giam giương biểu ngữ thì trại sẽ
không trả tự do cho ông Vinh tại cổng trại mà sẽ đưa đến một nơi vắng vẻ và thả
xuống. Trong nhiều trường hợp của các tù nhân chính trị khác, gia đình và những
người ủng hộ thường tổ chức đi đón, có mang biểu ngữ và ghi hình.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.