Tang lễ thượng tá Khuất Mạnh Trí, tử nạn khi bay huấn luyện trên Su-22 ngày 26/07/2018. |
Từ năm 2014 đến nay, có 9 máy bay quân sự rơi, trong đó có 7 chiếc trong phi vụ
huấn luyện (một chiếc Su-30; ba chiếc Su-22; một phản lực L.39; một trực thăng
UH; một trực thăng EC 130T2), một chiếc CASA-212 trong phi vụ rescue (cứu nạn)
hai phi công Su-30 và một trực thăng trong phi vụ thả nhảy dù.
Trong 7 phi vụ
huấn luyện bị rơi, chỉ có 2 phi vụ huấn luyện cho học viên mới (chưa thành phi
công) gồm một phi vụ tại Trường Sĩ quan Không quân, do thượng sĩ Phạm Đức Chung
là học viên điều khiển bay đơn (không có thầy) trên chiếc L.39. Và, phi vụ huấn
luyện trực thăng EC 130T2 bị rơi trên vùng núi Bao Quan, Vũng Tàu sáng
18/10/2016. Đại uý Dương Lê Minh (phi công huấn luyện), Trung úy Đặng Đình Duy
và Trung uý Nguyễn Văn Tùng (cùng 25 tuổi, học viên) đều tử vong.
Trong khi, có đến
5 phi vụ huấn luyện bị rơi lại do các phi công lão luyện, quân hàm cao, giờ bay
nhiều… điều khiển, tại các Trung đoàn không quân lừng danh.
Sáng 28/1/2015,
phi vụ huấn luyện phi công phụ (copilot) trực thăng UH1 là trung úy Nguyễn Việt
Cường (để thành phi công chính (pilot) đã rơi tại huyện Bình Chánh, TP.HCM.
Thượng tá Trần Văn Đức (Chủ nhiệm bay của Trung đoàn không quân 917 là phi công
kiểm tra; thiếu tá Lê Hồng Quân là phi công huấn luyện; thượng tá quân nhân
chuyên nghiệp Đỗ Văn Chính là cơ khí phi hành (ở VNAF và USAF, cơ khí phi hành
chỉ từ trung sĩ tới thượng sĩ). Phi vụ này rơi ở Bình Chánh, bốn phi công và
một cơ phi tử vong.
Sáng 16/4/2015,
trong phi vụ diễn tập ở vùng biển phía Bắc đảo Phú Quý, biên đội Su-22 gồm hai
chiếc 5857, 5863 của Trung đoàn Không quân 937 (sư đoàn 370) đã rơi khoảng
11h35 ở vùng biển Bình Thuận. Trên mỗi máy bay có một phi công. Hai phi công tử
nạn là trung tá Lê Văn Nghĩa (phi công cấp 1) và đại úy Nguyễn Anh Tú (phi công
cấp 3).
Sáng 14/6/2016,
phi vụ bay đôi huấn luyện Su-30MK2 cất cánh từ sân bay Sao Vàng (Thanh Hóa) gồm
thượng tá Trần Quang Khải (Phó Trung đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Trung đoàn
923) và thiếu tá Nguyễn Hữu Cường (Phó phi đội trưởng phi đội 1). Ít phút sau,
tiêm kích này rơi trên vùng biển phía Đông Nghệ An. Phi công Nguyễn Hữu Nghĩa
kịp nhảy dù và được ngư dân cứu sống, phi công Trần Quang Khải chết ngạt do dù
quấn vào người.
Trưa 26/7/2018,
phi vụ huấn luyện Su-22U, của Trung đoàn Không quân 921, Sư đoàn 371, bị rơi
tại làng Dừa, tỉnh Nghệ An. Hai phi công đã hy sinh gồm: Trung tá Khuất Mạnh
Trí (Phó Trung đoàn trưởng, Tham mưu trưởng của Trung đoàn 921); Thượng tá Phạm
Giang Nam (chủ nhiệm bay Trung đoàn 921).
Trong bốn năm,
năm phi vụ huấn luyện do các phi công lão luyện điều khiển đã làm tổn thất: bốn
thượng tá (hai chủ nhiệm bay cấp trung đoàn, một trung đoàn phó kiêm tham mưu
trưởng), hai trung tá (một trung đoàn phó kiêm tham mưu trưởng), một thiếu tá
và một đại úy. Tất cả đều là phi công có trên 500 giờ bay đến trên 1.000 giờ
bay.
Với phi công
thương mại, trên 1.000 giờ bay chỉ là số lẻ, nhưng với phi công tiêm kích và
cường kích là thời gian đáng tự hào bằng "cánh bay có râu". Vì mỗi
phi vụ từ 45 phút đến 1 giờ, cơ thể phải chịu đựng gia tốc lớn, lộn nhào nhanh,
chịu gia tốc trọng trường đến 4-5G, chiu sự thay áp suất không khí liên tục…
Thế nhưng tại sao
phi công thượng tá, trung tá phải bay huấn luyện, mà báo chí thường viết là “bay phục hồi”? Các võ sư thường dạy,
một ngón đòn tập 10.000 lần sẽ thành phản xạ, nhưng nếu tập đủ 10.000 lần rồi
nghỉ cả năm, thì phản xạ đó không còn đủ nhanh, nên võ sư già chưa chắc đấu
thắng võ sĩ gà chọi của ông - thường xuyên thượng võ đài.
Phi công tiêm
kích và cường kích cũng vậy, với tốc độ âm thanh, thao tác phản xạ vụng về là
“ăn đòn”. Vì vậy, Không quân quy định các phi công giữ chức vụ chỉ huy ở mặt
đất (như phi đoàn trưởng, không đoàn trưởng, sư đoàn trưởng) phải bay tối thiểu
vài chục giờ bay/năm, Không quân VNCH gọi giản dị là “bay giữ giờ”, còn Không quân QĐND gọi là “bay phục hồi”.
Mỗi phi đoàn và
không đoàn đều cử những phi công giỏi làm nhiệm vụ bay kiểm định máy bay (sau
khi bị phòng không bắn và được đại tu) gọi là check pilot, hoặc để kiểm tra tay
nghề của phi công (test pilot), có lẽ KQ XHCN gọi là “chủ nhiệm bay”.
Phi công tiêm
kích, cường kích có tay nghề chín muồi thường trên 30 tuổi mang lon đại úy,
thiếu tá, nhưng nếu quá 40 có thể nhát tay (khác với phi công thương mại gừng
càng già càng cay). Vì vậy, các phi công trung tá, đại tá khi bay giữ giờ (phục
hồi) phải bay với “thầy” là đàn em của mình là chuyện bình thường, không tự ái.
Và phi công tiêm
kích, cường kích già ít bay, phải bay phục hồi thì chỉ là “cựu phi công xuất sắc”, chứ không thể là phi công giỏi! Nhiều bạn
hỏi, bây giờ tôi lái máy bay được không? Tôi nói một năm không bay đã quờ quạng
huống gì 43 năm thì bù trất, dù lý thuyết còn nhớ!
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.