Bài đăng : Thứ tư 18 Tháng Mười Hai 2013 -
Sửa đổi lần cuối Thứ tư 18 Tháng Mười Hai 2013
Hai đồng
chủ tịch nhóm nghiên cứu về Tây Tạng tại Quốc hội Pháp, dân biểu đảng
Xã hội Jean-Patrick Gille và dân biểu đảng Sinh thái Noël Mamère, hôm
17/12/2013 đã tố cáo chuyến viếng thăm của Phó trưởng khu tự trị Tây
Tạng đến Pháp tiếp xúc với nhóm hữu nghị Pháp-Trung.
Dân biểu kiêm Thị trưởng vùng Bègles, ông Noël Mamère tuyên bố việc một số đại biểu tiếp đón « kẻ đã tiến hành chính sách đàn áp Tây Tạng », là « rất đáng quan ngại »
.
Dân biểu đảng Xã hội Alain Rodet, Phó chủ tịch nhóm hữu nghị Pháp-Trung, người đã đón tiếp quan chức Trung Quốc trên biện hộ : « Phó trưởng khu tự trị Tây Tạng ghé qua Paris và được nhóm tiếp đãi, đó chỉ là một hành động hoàn toàn mang tính nghi thức ». Theo ông Rodet, « đó không phải là một sự kiện mang tầm quốc gia », và chỉ có « sáu, bảy dân biểu » hiện diện để đặt ra « các câu hỏi về tín ngưỡng và về Tây Tạng ».
Về phần nhóm nghiên cứu về Tây Tạng, dân biểu Jean-Patrick Gille cho biết thay vì gây ồn ào trong cuộc tiếp xúc quan chức Trung Quốc này, đã chuẩn bị trình một dự thảo nghị quyết nhằm « cảnh báo đồng bào và chính phủ về tình hình đặc biệt đáng quan ngại ở Tây Tạng », và ủng hộ « việc tái lập đối thoại giữa chính quyền Trung Quốc và những người có trách nhiệm của chính quyền Tây Tạng lưu vong ».
Dân biểu Noël Mamère nói thêm, văn bản mang tính trung lập này là câu trả lời cho « chính sách cưỡng bức đồng hóa » do Bắc Kinh tiến hành và « ý định hủy hoại nền văn hóa Tây Tạng ». Đồng thời đây còn là lời đáp cho thái độ « hết sức nhút nhát » và « run sợ » của cánh tả cầm quyền cũng như cánh hữu về chủ đề này.
Từ năm 2009 đến nay, đã có trên 120 người Tây Tạng tự thiêu để phản kháng việc Bắc Kinh đàn áp tín ngưỡng và triệt tiêu nền văn hóa của họ. Trong chuyến công du Trung Quốc hồi tháng Tư, Tổng thống François Hollande đã cam đoan đề cập « một cách thẳng thắn và tôn trọng » vấn đề Tây Tạng và nhân quyền tại Trung Quốc.
.
Dân biểu đảng Xã hội Alain Rodet, Phó chủ tịch nhóm hữu nghị Pháp-Trung, người đã đón tiếp quan chức Trung Quốc trên biện hộ : « Phó trưởng khu tự trị Tây Tạng ghé qua Paris và được nhóm tiếp đãi, đó chỉ là một hành động hoàn toàn mang tính nghi thức ». Theo ông Rodet, « đó không phải là một sự kiện mang tầm quốc gia », và chỉ có « sáu, bảy dân biểu » hiện diện để đặt ra « các câu hỏi về tín ngưỡng và về Tây Tạng ».
Về phần nhóm nghiên cứu về Tây Tạng, dân biểu Jean-Patrick Gille cho biết thay vì gây ồn ào trong cuộc tiếp xúc quan chức Trung Quốc này, đã chuẩn bị trình một dự thảo nghị quyết nhằm « cảnh báo đồng bào và chính phủ về tình hình đặc biệt đáng quan ngại ở Tây Tạng », và ủng hộ « việc tái lập đối thoại giữa chính quyền Trung Quốc và những người có trách nhiệm của chính quyền Tây Tạng lưu vong ».
Dân biểu Noël Mamère nói thêm, văn bản mang tính trung lập này là câu trả lời cho « chính sách cưỡng bức đồng hóa » do Bắc Kinh tiến hành và « ý định hủy hoại nền văn hóa Tây Tạng ». Đồng thời đây còn là lời đáp cho thái độ « hết sức nhút nhát » và « run sợ » của cánh tả cầm quyền cũng như cánh hữu về chủ đề này.
Từ năm 2009 đến nay, đã có trên 120 người Tây Tạng tự thiêu để phản kháng việc Bắc Kinh đàn áp tín ngưỡng và triệt tiêu nền văn hóa của họ. Trong chuyến công du Trung Quốc hồi tháng Tư, Tổng thống François Hollande đã cam đoan đề cập « một cách thẳng thắn và tôn trọng » vấn đề Tây Tạng và nhân quyền tại Trung Quốc.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.