Bài đăng : Thứ ba 06 Tháng Ba 2012 - Sửa đổi lần cuối Thứ ba 06 Tháng Ba 2012
Theo các nhà khoa học, các dự án xây dựng đập thủy điện dọc theo các nhánh sông Mêkông có thể gây tác động tai hại cho nhiều triệu người đang kiếm sống nhờ vào dòng sông dài nhất Đông Nam Á này. Cam Bốt và Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng, mất đi nhiều cá tươi, trong khi hàng triệu dân ở lưu vực sông Mêkông trông cậy vào nguồn cá để sống còn.
Lâu nay người ta chỉ tập trung chú ý vào 11 đập thủy điện lớn năm trên dòng chính của con sông Mêkông dài 4.600 km, chảy qua các nước Trung Quốc, Miến Điện, Lào, Thái Lan, Cam Bốt và Việt Nam. Tháng 12/2011, các bộ trưởng Việt Nam, Lào, Cam Bốt và Thái Lan đã quyết định hoãn xây dựng đập Xayaburi trị giá 3,8 tỉ đô la.
Tuy nhiên mới đây tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences chuyên công bố các công trình của Viện Hàn lâm Khoa học Hoa Kỳ, đã cảnh báo một thảm họa sinh thái trong tương lai, do tác động của các đập thủy điện dự kiến xây dựng tại hơn một chục chi lưu của sông Mêkông.
Các công trình nghiên cứu đã nhận định, việc hoàn tất 78 đập trên các sông nhánh, vốn không cần có nghiên cứu phân tích chiến lược, sẽ gây tác hại cho ngư nghiệp và đa dạng sinh thái. Các nhà phân tích phát hiện rằng nhiều dự án thủy điện đã làm cho hơn 100 loài cá trên tổng số 877 loài cá ở lưu vực sông Mêkông không thể di chuyển ngược lên thượng nguồn, gây thiệt hại nặng nề cho đa dạng sinh vật và nguồn cá.
Các nhà nghiên cứu đang chú trọng vào 27/78 dự án xây dựng đập trên các chi lưu của Mêkông, vì các đập này dự kiến sẽ được tiến hành từ năm 2015 đến 2030, và việc xây dựng chúng không cần có các thỏa thuận quốc tế. Ông Ziv cho biết : « Tác động tổng thể của các đập này còn lớn hơn các đập trên dòng chính. Nước được hưởng lợi nhiều nhất từ thủy điện là Lào, hầu hết xuất sang Thái Lan và Việt Nam, trong khi Cam Bốt và một phần Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng, bị mất đi nhiều sản lượng cá da trơn ».
Hàng chục triệu người dân nghèo trong vùng lệ thuộc vào nghề đánh cá, vốn là nguồn cung protein chủ yếu của họ. Ông Guy Ziv, người chủ trì công trình nghiên cứu trên nói với AFP là có một sự liên hệ chặt chẽ giữa việc sản xuất năng lượng và tác động lên ngư nghiệp và sinh thái.
Mỗi năm có hơn một triệu tấn cá tươi được đánh bắt tại Cam Bốt và Việt Nam. Khoảng hai phần ba trong số 65 triệu người sinh sống ở lưu vực sông Mêkông trông cậy vào nguồn cá để sống còn.
Đặc biệt là có bốn đập sẽ làm mất đi trữ lượng cá dồi dào trong lưu vực, trong đó có đập Hạ Se San 2 ở Cam Bốt sẽ làm thiệt đến 9,3% khối lượng thủy sản. Ba đập còn lại ở Lào là Se Kong 3d làm sụt giảm 2,3% sinh khối, Se Kong 3u 0,9% và Se Kong 4 làm giảm 0,75%. Tuy tỉ lệ thiệt hại có vẻ không đáng kể, nhưng ông Guy Ziv nhấn mạnh, cứ mỗi 1% lượng cá trong lưu vực bị mất đi, tương đương với việc thiếu hụt 10.000 tấn thực phẩm.
Tuy nhiên mới đây tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences chuyên công bố các công trình của Viện Hàn lâm Khoa học Hoa Kỳ, đã cảnh báo một thảm họa sinh thái trong tương lai, do tác động của các đập thủy điện dự kiến xây dựng tại hơn một chục chi lưu của sông Mêkông.
Các công trình nghiên cứu đã nhận định, việc hoàn tất 78 đập trên các sông nhánh, vốn không cần có nghiên cứu phân tích chiến lược, sẽ gây tác hại cho ngư nghiệp và đa dạng sinh thái. Các nhà phân tích phát hiện rằng nhiều dự án thủy điện đã làm cho hơn 100 loài cá trên tổng số 877 loài cá ở lưu vực sông Mêkông không thể di chuyển ngược lên thượng nguồn, gây thiệt hại nặng nề cho đa dạng sinh vật và nguồn cá.
Các nhà nghiên cứu đang chú trọng vào 27/78 dự án xây dựng đập trên các chi lưu của Mêkông, vì các đập này dự kiến sẽ được tiến hành từ năm 2015 đến 2030, và việc xây dựng chúng không cần có các thỏa thuận quốc tế. Ông Ziv cho biết : « Tác động tổng thể của các đập này còn lớn hơn các đập trên dòng chính. Nước được hưởng lợi nhiều nhất từ thủy điện là Lào, hầu hết xuất sang Thái Lan và Việt Nam, trong khi Cam Bốt và một phần Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng, bị mất đi nhiều sản lượng cá da trơn ».
Hàng chục triệu người dân nghèo trong vùng lệ thuộc vào nghề đánh cá, vốn là nguồn cung protein chủ yếu của họ. Ông Guy Ziv, người chủ trì công trình nghiên cứu trên nói với AFP là có một sự liên hệ chặt chẽ giữa việc sản xuất năng lượng và tác động lên ngư nghiệp và sinh thái.
Mỗi năm có hơn một triệu tấn cá tươi được đánh bắt tại Cam Bốt và Việt Nam. Khoảng hai phần ba trong số 65 triệu người sinh sống ở lưu vực sông Mêkông trông cậy vào nguồn cá để sống còn.
Đặc biệt là có bốn đập sẽ làm mất đi trữ lượng cá dồi dào trong lưu vực, trong đó có đập Hạ Se San 2 ở Cam Bốt sẽ làm thiệt đến 9,3% khối lượng thủy sản. Ba đập còn lại ở Lào là Se Kong 3d làm sụt giảm 2,3% sinh khối, Se Kong 3u 0,9% và Se Kong 4 làm giảm 0,75%. Tuy tỉ lệ thiệt hại có vẻ không đáng kể, nhưng ông Guy Ziv nhấn mạnh, cứ mỗi 1% lượng cá trong lưu vực bị mất đi, tương đương với việc thiếu hụt 10.000 tấn thực phẩm.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.