mercredi 6 septembre 2023

Nguyễn Mỹ Khanh - Chuyện cảnh giác

 

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân vừa khai quật kho hình xưa và gửi tui mấy tấm hình chụp ở nhà anh khoảng 1987-1988. Khi đó tôi 18-19 tuổi, đang học năm 1 Đại học Tổng hợp- Khoa Văn hệ ghi danh mà sao trong hình nhìn già quá trời.

Anh bạn trong hình người Anh, khi đó 24 tuổi, là phóng viên mới toanh của một tờ báo khá bự ở London (Tui quên mất là báo nào). Tấm hình làm tui nhớ một chuyện vui.

Hôm đó là ngày đầu tiên tụi tui gặp nhau nhưng nhanh chóng kết thân vì tám khá hợp. Do hôm sau anh lên đường qua Thái Lan nên xin tôi địa chỉ nhà, hẹn khi quay lại Saigon sẽ tới nhà tìm tôi.

Phó Đức An - Có ai nghe được tiếng thở dài của rừng thiêng?

Đó là tiếng thở dài não nề của một khu rừng nguyên sinh sắp bị hủy diệt bởi những lý do nhẹ tênh, mà bên cạnh đó vẫn có những phương án khác thay thế!

Mấy bữa nay cộng đồng mạng và xã hội rộ lên sự phản đối, phẫn nộ về hồ chứa nước Ka Pét. Bởi dự án này sẽ phải phá hủy đi 600 hecta rừng tự nhiên ở xã Mỹ Thạnh có 137 ha rừng đặc dụng của Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, có rất nhiều loại gỗ quý, như: lim, cẩm, hương, trắc, căm xe, mun, bằng lăng. Người dân địa phương cho biết họ từng gặp nhiều loài động vật trong rừng như rùa, nai đỏ, khỉ, voọc, heo rừng, chồn hương, nhím, kỳ đà.

Phá một khoảng rừng quý giá ngàn năm để chỉ vì một số nhu cầu không xứng tầm như cung cấp nước cho nông nghiệp, khu công nghiệp, sinh hoạt, cải tạo môi trường và điều tiết nước vùng hạ du Hàm Thuận Nam.

Lê Xuân Nghĩa - Nga và Iran : Đời chẳng như là mơ

 

Bảo rồi. Đấu gì không đấu lại đi đấu tiền với bọn nhà giàu !

Chiếc máy bay đầu tiên Nga gửi sang Iran sửa chữa đang bị mắc kẹt hơn nửa năm rồi.

Háo hức và hớn hở khi Nga xác nhận Iran có đủ khả năng bảo trì và sửa chữa các loại máy bay chở khách của Mỹ và châu Âu. Vì vậy họ rất tự tin. Từ việc tuyên bố tịch thu tất cả các máy bay Boeing và Airbus mà các hãng bay của Nga thuê nhằm đáp trả việc Mỹ và châu Âu tịch thu tài sản của Nga, cho đến tự tin sẽ vận hành nó một cách trơn tru mà khỏi cần thuê thằng Tây, thằng Tàu nào á. Cơ mà đời nó lại không như là mơ.

Nguyễn Ngọc Chu - Giải pháp cho rừng nguyên sinh Mỹ Thạnh và hồ chứa nước Ka Pét

 

Xem bản đồ của Google, rừng nguyên sinh Mỹ Thạnh có màu xanh đậm nhất trên toàn bộ giải đất phía Nam Tây Nguyên và Bình Thuận, kéo dài từ Gia Nghĩa, qua Bảo Lộc đến Phan Thiết. Mở rộng lên toàn bộ đất nước thì Mỹ Thạnh là một trong số rất ít các vùng có màu đậm nhất.

Nhìn bản đồ rừng Việt Nam từ năm 1945 qua các thời kỳ mà trong lòng như có muối xát. Chúng ta không chỉ làm ngắn tuổi thọ chính mình, mà đang cắt từng phần tuổi thọ của các đời con cháu.

1. VÀI NÉT VỀ DỰ ÁN HỒ CHỨA NƯỚC KA PÉT

Nghĩ rằng, trước khi quyết định triệt phá 680,41 ha rừng tự nhiên, lãnh đạo tỉnh Bình Thuận, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) nhiệm kỳ 2010-2015 đã phải “nhắc lên, đặt xuống” nhiều lần. Và dự đoán rằng, trước khi bấm nút thông quyết định biến 680,41 ha rừng nguyên sinh thành lòng hồ Ka Pét, 500 vị đại biểu Quốc hội khóa XIII cũng đã “rất trăn trở.”

Chương trình phát thanh RFI ngày 06.09.2023


 

mardi 5 septembre 2023

Lưu Trọng Văn - Đến chết còn tức!

 

Trong buổi ra mắt sách “Chuyện đời, chuyện nghề”của “ông nông dân viết văn” Võ Đắc Danh, gã bị thu hút bởi hai người đàn ông vẻ ngoài mộc mạc thậm chí èng èng.

Ông Lê Văn Hải, cựu lính không quân, người sáng tạo nên tờ - chuyên in tin tức mua bán trong cộng đồng người Việt. Bao lợi nhuận suốt 30 năm qua ông âm thầm giúp cho người nghèo, người vô gia cư.

Ông tự nấu ăn đóng gói đem đến cho họ, trong khi món khoái khẩu của ông chỉ là mì tôm. Ông tâm sự: Tôi không muốn mang tiếng người Việt đến Mỹ nhờ vả dân Mỹ. Tôi muốn người Việt cũng đóng góp gì đó giúp cho người Mỹ vô gia cư.

Đặng Sơn Duân - Một tuần lễ ngoại giao sôi động

 

Tuần này sôi động với hội nghị ASEAN, hội nghị G20 và kế đó là chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Biden.

Có tin hơi hồi hộp là Đệ nhất phu nhân Jill Biden vừa dương tính với Covid, nhưng ông Biden hiện tại thì vẫn âm tính. Không biết nếu ông Biden dương tính luôn thì tình hình sao đây!

Cả Tập Cận Bình và Putin đều không tham dự hội nghị ASEAN và G20. Trong khi đó, phía Mỹ cho hay Kim Jong Un chuẩn bị đến Vladivostok gặp Putin. Còn Putin cũng chuẩn bị đến Bắc Kinh gặp Tập Cận Bình.

Đỗ Duy Ngọc - 600 hecta rừng ở Bình Thuận sắp bị xóa sổ

 

Tin tỉnh Bình Thuận chuẩn bị khai thác khu rừng tự nhiên hơn 600 hecta ở xã Mỹ Thạnh (huyện Hàm Thuận Nam) để làm hồ chứa nước phát triển kinh tế, xã hội khiến dư luận lo lắng. Những người yêu rừng, gắn bó với rừng và có khát khao muốn giữ lại rừng cho quê hương cảm thấy lo âu.

Dự án hồ chứa nước Ka Pét dung tích hơn 51 triệu m3 đã được Quốc hội thông qua chủ trương năm 2014 với tổng mức đầu tư 874 tỉ đồng. Hồ xây dựng với mục đích cải tạo môi trường và điều tiết nước vùng Hàm Thuận Nam.

Bình Thuận và Ninh Thuận là hai tỉnh luôn bị khô hạn, lượng mưa rất ít và thiếu nước nghiêm trọng. Làm một cái hồ lớn để cải tạo môi trường giúp dân có cuộc sống khá hơn là việc nên làm.

Thọ Nguyễn - Văn hóa mì tôm

 

Một cô cháu mới sang Đức học nghề tâm sự với mẹ là sang đây thèm mì tôm quá. Chắc vì cháu mới sang nên chưa biết chỗ mua (và giá cũng rẻ lắm).

Gia đình cháu thuộc diện nghèo ở Hà Tĩnh nên mì tôm là bạn đồng hành với cháu từ bé. Trong đại dich Covid, nhiều gia đình đã phải ăn mì tôm cầm hơi cả tháng trời. Nói đến cứu trợ thiên tai, ai cũng nghĩ ngay đến các hộp mì được chở bằng thuyền thúng đến từng gia đình bị nạn.

Mì tôm là cái tên dân gian của tất cả các loại mì ăn liền, dù nó có vị tôm, vị bò hay vị lợn. Sau 30.04.1975, chiến tranh mới kết thúc, đất nước chia kịp thống nhất thì cái dạ dày người miền Bắc đã được hưởng thành quả thống nhất qua các loại mì Vifon, Miliket, Vị Hương v.v… Anh nào đi miền Nam ra xách được thùng ‘’Hai-tôm Miliket“ tặng mẹ bạn gái thì chắc ăn 100%. Về sau mì được đóng thành bao ny-lon 50 gói một, phân phối về các cơ quan. Công đoàn chỉ còn mỗi việc phân chia cho cán bộ. Cứ thế mì ăn liền gắn bó với cuộc đời của rất nhiều người Việt.

Mai Quốc Ấn - Đem thóc giống nấu cơm

 

Rừng chính là nơi giữ nước tốt nhất!

Nó cũng giữ yên các kết cấu địa chất bản địa nếu rừng đó trồng đúng cây bản địa.

Phá rừng để xây hồ thủy lợi là một điều tương tự như đem thóc giống nấu cơm.

Sự cố nứt đập thủy lợi Đak N’Ting ở Đak Nông đến mức phải sơ tán dân tránh nguy cơ có lẽ là một lời cảnh tỉnh, nhưng nó không có tác dụng với Bình Thuận.

Lê Nguyễn - Vẫn phải lên tiếng dù đã quá muộn màng

Tin tỉnh Bình Thuận được phép phá hủy hơn 600 hecta rừng để làm hồ thủy lợi là một quả bom tấn có sức công phá dữ dội, trong một xã hội vốn đã có quá nhiều điều bất cập.    

Sự chấn động của nguồn tin có đủ sức mạnh, để những ai đang cố tình quên đi nhiều ký ức bi thương về cuộc sống đã qua cũng phải bật dậy, ôm lấy đầu mình. Sao lại có thể như vậy được nhỉ?

Chúng ta sống trong sự ngột ngạt của một thành phố mà mật độ dân cư lên đến mức cao nhất. Có những buổi tan sở, cầm trong tay một giò lan hay một chậu hồng tỉ muội mua ở ven đường, lòng khấp khởi nỗi vui mừng, mang chút quà tặng của thiên nhiên về để trước balcon, chăm sóc, ngắm nghía mỗi buổi chiều về.

Hoàng Nguyên Vũ - Công ty vỏn vẹn 4 người thẩm định vụ phá 600 hecta rừng : Quá giỏi !

 

Đơn vị thẩm định cho việc tận diệt 600 hecta rừng để xây hồ thủy lợi: là một công ty chỉ có 3 cái bàn làm việc và nhân sự tổng chỉ có 4 người!

Hôm nay, báo chí xuất hiện nhiều bài giải thích về việc bức tử 600 hecta rừng để xây hồ thủy lợi Ka Pét. Vẫn không có gì khá hơn ngoài cái lập luận: Ừ thì nó có tác động đến môi trường, nhưng xét về cái lợi về sau thì thấy cái lợi nổi trội hơn cái hại.

Báo chí cũng chụp minh họa vài nhà dân vào mùa khô và đổ tội rằng, ừ tại vì không có hồ thủy lợi nên nó mới ra nông nỗi như thế.

Hoàng Nguyên Vũ - Quốc hội thông qua vì lý do gì ?

 

Một sáng nghỉ lễ, đọc báo, hốt hoảng khi thấy thông tin 600 hecta rừng nguyên sinh ở Bình Thuận (trong đó có 137 ha rừng đặc dụng của Khu bảo tồn thiên nhiên núi Ông) sẽ bị đốn hạ, để làm hồ thủy lợi Ka Pét (huyện Hàm Thuận Nam).

Đây là khu rừng được bảo vệ nghiêm ngặt với nguồn tài nguyên gỗ khủng, rất giàu. Và là một hệ sinh thái thiên nhiên quý báu, với nhiều nguồn gen đang được bảo vệ trong đó.

Lý do vỏn vẹn mà tờ VnExpress đăng, là "để làm hồ chứa nước phát triển kinh tế", có diễn giải một chút là phát triển nông nghiệp và khu công nghiệp. Chưa có bất cứ điều gì cụ thể.

Tạ Duy Anh - Quốc hội cần khẩn cấp xem lại

 

Từ lâu tôi đã rất ngạc nhiên và bức xúc với việc tại sao vùng đất hạn hán Bình Thuận, Ninh Thuận cứ mãi chịu cảnh thiếu nước. Đến mức có năm cừu, bò không có cỏ để ăn, còn người dân thì phải dùng cả nước ô nhiễm nặng để sinh hoạt?

Phát triển không thể đồng đều tuyệt đối, nhưng đừng chênh lệch đến mức khiến một bộ phận dân cư nào đó sống với cảm giác họ bị lãng quên, hoặc tệ hơn nữa, bị bỏ rơi.

Vì thế, khi nghe Quốc hội đồng ý đầu tư một hồ thủy lợi với sức chứa hơn 50 triệu mét khối nước, thú thực là tôi thấy lòng có chút nhẹ nhõm.

Chương trình phát thanh RFI ngày 05.09.2023


 

lundi 4 septembre 2023

Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 04/09/2023

 

1. Tinh thần quân đội Ukraine thế nào? Chúng ta liên tục nghe nói về tình trạng kém cỏi và tinh thần sa sút nghiêm trọng của quân đội Nga mà không có thông tin nào về quân đội Ukraine.

Điều này đã gây nên một tình trạng “mù mờ” thông tin và gần đây, xuất hiện nhiều bài báo – của phương Tây hẳn hoi mô tả tình trạng trốn lính trong các nam giới Ukraine. Những bài báo như vậy thường được các KOL trích dẫn lại, và làm cho người đọc hiểu là tình hình phía Ukraine cũng bi đát không kém người Nga.

Sau đây là một số ý kiến tôi xin của một người Ukraine (đề nghị giấu tên) kể lại đôi chút về tinh thần chung của mọi người trong suốt hơn một năm rưỡi của cuộc chiến.

Lê Xuân Nghĩa - Sai lầm lớn của Ấn Độ

Ấn Độ đã nhận thấy sai lầm nghiêm trọng khi không mời Tổng thống Ukraine Zelensky tham dự Thượng đỉnh G-20.

Ngoại trưởng Ấn vừa giải thích rằng Ấn Độ không trung lập trong cuộc chiến ở Ukraine. Việc không mời Tổng thống Zelensky tham dự Thượng đỉnh G-20 lần này, do Ấn Độ là nước chủ nhà chỉ là nhằm hàn gắn sự chia rẽ giữa hai cực liên quan đến cuộc chiến tranh ở Ukraine

Rõ ràng là trước đó, quan điểm trung dung của Ấn Độ về cuộc chiến tranh ở Ukraine là rõ ràng, không thể bao biện. Tất nhiên, Ấn Độ cũng vì lợi ích quốc gia của mình nên muốn nhân dịp này thể hiện vai trò nước nước lớn, với tham vọng kiến tạo hòa bình và hàn gắn thế giới, nhằm gây tiếng vang và nâng cao vị thế của mình. Đặc biệt là mối quan hệ Ấn- Nga và Ấn-Trung.

Ngô Nhân Dụng - Kinh tế Mỹ thoát rủi ro suy thoái

 

Tình trạng Trung Quốc còn nguy hiểm hơn rất nhiều, sau khi chấm dứt các ngăn cấm vì bệnh Covid, người tiêu thụ vẫn chưa muốn tiêu tiền và các xí nghiệp phải hạ thấp giá bán, tình trạng “giảm phát” đang đe dọa kéo cả nền kinh tế suy sụp.

Năm ngoái, hầu như ai cũng tin kinh tế Mỹ suy thoái. Công ty nghiên cứu Bloomberg đoán xác suất là 100 phần trăm. Quỹ Dự Trữ Liên Bang, chi nhánh Philadelphia, cho biết tỉ lệ người tiên đoán kinh tế suy thoái lên cao nhất trong hơn 60 năm, khi phỏng vấn các kinh tế gia.

Nhưng qua năm 2023, kinh tế không suy thoái. Trong quý thứ nhì, Tổng Sản Lượng Nội Địa (GDP) tăng thêm 2,1 phần trăm. GDP đo giá trị tổng số sản xuất và dịch vụ cả nước, tính ra đô la. GDP lên vì người tiêu thụ vẫn xài tiền, các công ty tiếp tục đầu tư.

Tạ Duy Anh - Giáo dục và chính trị

 

Trong tự truyện "Du học Mỹ tuổi mười sáu" của cô bé Vi Trịnh (ái nữ của ông bạn Trịnh Bá Ninh) có một chuyện nhỏ nhưng phản ánh tầm cỡ khổng lồ của một nền giáo dục.

Hôm đó có giờ giảng của thầy về chiến tranh. Nhưng vì thầy biết trong lớp có một sinh viên người Việt và thầy không muốn cô bé bị tổn thương thêm, vì thế, thay vì giảng oang oang trên bục, thầy cho sinh viên về nhà tự học qua sách vở, tài liệu rồi lặng lẽ trả bài cho thầy.

Quyết định của thầy giáo, cho thấy hai điều:

Trần Trung Đạo - Xin đừng bắn sau lưng

 

Chiếc cầu dùng để nối hai bờ, thường là sông, nhưng cùng lúc nói lên sự xa cách giữa hai bờ đang cần được nối.

Trong thơ và nhạc, chiếc cầu nói lên những cách ngăn tình cảm nhưng nhiều khi cũng là một nơi hò hẹn của hai người.

Nhà thơ Hoài Khanh viết một bài thơ trong đó có hai câu thơ mà giới sinh viên miền Nam trước 1975 ai cũng ngâm nga khi nhớ về một ánh mắt, một nụ cười, một bàn tay ấm: “Ta ngồi lại bên cầu thương dĩ vãng, nghe giữa hồn cây cỏ mọc hoang vu.” Tương tự, nhạc sĩ Phạm Duy khi sáng tác Hẹn Hò cũng than trách “Số kiếp hay sao, không cho bắc cầu, thì xin sông nước sẽ cho gần nhau …”