samedi 26 mars 2022

Dương Quốc Chính - Nuôi nghiện và win-win

Cũng là phận “chư hầu” nhưng làm đệ thằng giang hồ nó khác với đệ thằng thương gia. Anh em bò đỏ vẫn có luận điệu là bọn phương Tây cũng chỉ vì lợi ích mà thôi, chúng nó xâm lược, gây nên bao cuộc chiến trên khắp thế giới, đâu có tử tế gì. Chúng tới đâu là chết dân, máu đổ…

Ờ, thoạt nhìn thấy cũng đúng! Như Lào, Somali, Cuba…có đi xâm chiếm nước nào đâu, thật là quốc gia yêu chuộng hòa bình. Còn bọn phương Tây, đứng đầu là Mỹ, lại hung hăng can thiệp khắp nơi, đế quốc ác ghê.

Cần hiểu rằng một quốc gia không bao giờ can thiệp vào nước khác, hay “trung lập”, ngoại giao cây cỏ, gió chiều nào che chiều ấy, phần nhiều là do không đủ lực hoặc uy tín quốc tế để làm việc đó, hoặc vì lợi ích riêng mà mặc kệ các chuẩn mực pháp lý quốc tế, dưới cái vỏ trung lập. Chứ chả phải do yêu chuộng hòa bình gì hết. Cứ nhìn các nước bỏ phiếu ủng hộ Nga và bỏ phiếu trắng là thấy, phần nhiều là như vậy.

Bông Lau - Lại trò khỉ của Nga

Tin tức của AP hôm nay cho biết hai oanh tạc cơ TU-22M3 của Nga có khả năng mang vũ khí nguyên tử, và hai máy bay hộ tống SU-27 bay gần vùng biển Baltic của Thuỵ Điển. Báo hại các phi cơ chiến đấu (fighter) của Đan Mạch và Ý trong khối NATO đồn trú ở Lithuania bay lên nghênh chiến.

Sự kiện máy bay Nga bay hù dọa gần các nước NATO và Alaska của Hoa Kỳ rất bình thường, và phe đồng minh cũng dùng đó để thực tập hệ thống phòng không của mình.

Nhưng lần này Bộ Trưởng Ngoại Giao Thụy Điển Margot Wallström lớn tiếng chỉ trích lề lối bay của phi cơ Nga là "không thể chấp nhận được".

Khan Lê - Nghĩ thế nào về việc Nga gây chiến với Ukraina

 

Nga và một số nước/người ủng hộ cho rằng Nga bị dồn vào thế buộc lòng phải xâm chiếm Ukraina để tồn tại với các lý do sau:

      1. Đơn xin gia nhập NATO của Nga bị từ khước.

      2. Để bảo vệ an toàn, Nga cần tạo Ukraina làm vùng đệm.

Trước hết chúng ta phải tìm hiểu xem lý do Nga muốn gia nhập NATO và tại sao NATO lại chưa chấp thuận.

Thái Hạo - Ếch chết tại miệng và im lặng là vàng

 

Sự kiện bà Nguyễn Phương Hằng, CEO của Đại Nam, bị khởi tố và bắt tạm giam vì “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích cá nhân”, đã gây nên một cuộc bàn tán sôi nổi ở Việt Nam.

Bà Nguyễn Phương Hằng nổi tiếng trên mạng xã hội vài năm gần đây bởi những livestream tố cáo nhiều nhân vật, từ “thần y” Võ Hoàng Yên, đến giới nghệ sĩ, nhà báo…, và gần đây là đụng chạm tới chính quyền lẫn giới quan chức.

Có rất nhiều quan điểm và đánh giá khác nhau trước sự kiện này ở cộng đồng mạng Việt Nam, trong đó, nổi bật lên là loại ý kiến được thể hiện bằng một câu thành ngữ: “Ếch chết tại miệng”.

Lê Huy Lương - Trớ trêu

 

Tin tức từ chiến trường Ukraine ngày hôm qua, ngày thứ 29, cho biết là quân đội Ukraine đã bắt đầu phản công.

Đồng thời cũng có tin Putin đã đổi mục tiêu từ tiêu diệt chế độ “phát xít” của Ukraine, thành giải phóng Donbass.

Hiển nhiên, chúng ta cần thận trọng với những tin tức quân sự, vì không phe nào lại nhận mình đang thua. Đáng kể là chính EU đã thay đổi lập trường chính trị cơ bản, từ “chung sống hòa bình” với Liên bang Nga, thành dứt khoát cắt đứt liên hệ thương mại với Nga, và “hợp tác chặt chẽ với đồng minh đáng tin cậy là Hoa Kỳ”.

Nguyen Khan - Há mỏ chờ sung rụng ?


Người trồng kẻ hái thế gian chuyện thường. Nhưng trong sự nghiệp chính trị chỉ có tổng thống Mỹ Joe Biden là may mắn nhất, không phải mất công hái hoa trái chính phủ tiền nhiệm Donald Trump vun trồng chăm bón để lại, chỉ nằm ngửa há mỏ chờ sung rụng… Cuộc chiến Ukraina là một trong những ví dụ.

Trước giờ khai mạc Thế Vận Hội Mùa Đông Bắc Kinh cách đây hơn một tháng, bạo chúa hai nước lớn Nga Trung là Putin và Tập Cận Bình đã gặp nhau bàn mưu tính kế, đưa ra thông cáo chung có nội dung thắm tình : Quan hệ hợp tác giữa hai nước không có giới hạn.

Thoạt đầu chẳng ai biết nội hàm hợp tác không giới hạn của Pu và Tập nhắm vào mục tiêu gì. Cho đến khi Thế Vận Hội kết thúc, vài ngày sau bạo chúa Putin phát động chiến tranh xâm lược Ukraina, người ta mới nhớ lại trước đó nhiều nguồn tin tình báo cho rằng Tập sẽ tấn công Đài Loan sau thế vận.

Nguyễn Đình Bổn - Nương nhau mà sống

 

Nga đang vận chuyển khí đốt tự nhiên thông qua Ukraine nhiều hơn so với trước khi xung đột nổ ra, Giám đốc điều hành Yury Vitrenko của Naftogaz - công ty dầu khí quốc doanh lớn nhất Ukraine - chia sẻ với Bloomberg TV ngày 22/03.

Như vậy về mặt nào đó, Châu Âu cũng rất cần Nga và không thể cắt đứt hoàn toàn, bất kể ra sao, họ cũng phải "nương nhau mà sống".

Triết lý chiến tranh đã thay đổi kể từ khi nhân loại sở hữu vũ khí nguyên tử. Con người vốn sợ chết, càng giàu càng sợ chết. Vì vậy họ đã nghĩ ra một cách khiến đối phương chết mà mình vẫn... không sao. Đó là tạo ra các cuộc chiến tranh kinh tế, hoặc dùng kinh tế để hy vọng một quốc gia sẽ trở thành... hiền hòa, dân chủ (trường hợp với Trung Quốc).

Ngô Nhân Dụng - Chiến Tranh Lạnh mới, bên nào mạnh?

 

Mỹ và các nước Âu châu trong khối NATO đã kết hợp, tạo thế đối nghịch. Australia, Canada, và New Zealand vốn liên minh với Anh, Mỹ. Các nước Á Đông, Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan đứng cùng với Mỹ.

Chiến Tranh Lạnh mới đã bắt đầu trên mặt trận kinh tế, trước khi cuộc chiến Ukraine kết thúc. Một bên, Nga có ít nhất 7 đồng minh. Kazakhstan, Belarus đóng vai chư hầu Nga. Trung Cộng không chống lại cuộc xâm lăng Ukraine của Nga, kéo thêm Cambodia và Lào. Syria đứng hẳn về phía Nga, đang gửi quân qua giúp Putin. Đại sứ Bắc Hàn Sin Hong Chol gặp thứ trưởng ngoại giao Nga Igor Morgulov, có thể gửi lính sang Ukraine cho Putin.

Bên kia, Mỹ và các nước Âu châu trong khối NATO đã kết hợp, tạo thế đối nghịch. Australia, Canada, và New Zealand vốn liên minh với Anh, Mỹ. Các nước Á Đông, Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan đứng cùng với Mỹ.

Chương trình phát thanh RFI ngày 26.03.2022


 

Kirill, Thượng phụ Chính thống giáo Nga, cựu điệp viên KGB


Đăng ngày:

Nhật báo La Croix hôm 22/03/2022 đặt câu hỏi : Phải chăng thượng phụ Kirill cũng chỉ là một trong những « bộ trưởng » của Vladimir Putin ? 

Một tuần sau khi có bài giảng cứng rắn - coi vụ tấn công vào Ukraina là hành động kháng cự trước chủ nghĩa tiêu thụ phương Tây và mưu toan áp đặt các « gay pride », tuần hành của giới LGBT - người đứng đầu giáo hội Chính thống giáo Nga 75 tuổi, xuất hiện trong chiếc áo choàng lễ tại ca đoàn một nhà thờ ở Matxcơva. Bên cạnh ông và tượng Đức Mẹ là Victor Zolotov, giám đốc Vệ binh Quốc gia Nga, cựu cận vệ của tổng thống Vladimir Putin.

vendredi 25 mars 2022

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 29, 24-03-2022

1. Trong những ngày qua, lợi dụng sự suy yếu sau thất bại của các cuộc tấn công của quân Nga, quân Ukraina tổ chức phản công trở lại và thu được một số thành tựu nhất định. 

Bản đồ dưới đây cho chúng ta thấy họ đã tạm thành công ở những mặt trận nào, đáng chú ý nhất là ở phía tây bắc Kyiv và xung quanh Kherson.

Quân Nga bao vây một phần các thành phố lớn như Chernihiv, Konotop, Sumy, Kharkiv, nhưng không có đủ sức để tấn công vào chiếm thành phố, mà sử dụng chiến thuật bắn phá vô tội vạ và ném bom hủy diệt.

Trần Quốc Kim - Những chiếc xe tăng "thần thánh" của Nga và "cú đấm thép" của quân đội cộng sản Việt Nam

 

Trang VOV ngày 18/06/2015 có bài viết nhan đề: "Siêu xe tăng Armata của Nga vượt trội xe tăng phương Tây tới 20 năm".

Bài báo đó giải thích trong phần tóm tắt như sau (trích): "Theo chính phủ Nga, xe Armata được bảo vệ bằng một lớp lá chắn vũ khí công nghệ cao, bao gồm các thiết bị cảm ứng có thể phát hiện đạn pháo bắn tới rồi tự động thực hiện các giài pháp để gạt phăng đạn ra khỏi mục tiêu (tức chiếc xe tăng).

Nếu hệ thống cảm biến này thực sự hiệu quả, thì điều đó có nghĩa là người Nga đi trước thiên hạ cả một thế hệ xét về phương diện công nghệ phòng thủ chủ động cho xe tăng, bởi lẽ các hệ thống tương tự ở xe tăng Anh và Mỹ đều mới ở bước chập chững" (hết trích).

Kim Van Chinh - Chiến sự Ukraina 24.03.2022

1. TIN CHIẾN SỰ

- Sau một tháng giao tranh ác liệt với sự huy động tổng lực (trong giới hạn quân đội hiện có) của Nga, thế trận ở Ukraina đang ở trạng thái giằng co với xu hướng nghiêng về phe Ukraina thắng thế.

Ukraina không chỉ có chính nghĩa, tinh thần chiến đấu cao, lợi thế chiến đấu trên sân nhà, lối đánh thiên về kiểu du kích, họ còn bảo toàn được lực lượng tốt hơn. Không chỉ bảo toàn, quân số tham gia chiến trận tăng do bổ sung lực lượng dân phòng, người hồi hương từ châu Âu tăng (320.000 người).

Càng đánh càng thêm kinh nghiệm và tự tin, tinh thần tăng lên. Có thể điều quân từ vùng ít chiến sự (miền trung và tây) cho các mặt trận trọng điểm, viện trợ quân sự, dân sự và ủng hộ của phương Tây và thế giới nói chung ngày càng tăng và thiết thực hơn.

Hoàng Quốc Dũng - Chiến tranh Nga Ukraina và Chiến tranh Việt-Trung


Càng ngày càng có nhiều bạn cuồng Tin thay đổi lập trường quay lại chống lại cuộc chiến bẩn thỉu của Putin chống Ukraina. Một lẽ thường tình khi người ta hiểu vấn đề. 

Các bạn cuồng Tin thường có những lập luận giống hệt nhau cho rằng những người chống Putin là chẳng hiểu gì, cho rằng Ukraina là một nước phát xít theo phương tây đe dọa Nga, buộc Nga phải cho Ukraina một bài học. Cho một bài học, từ này nghe quen quen.

Như các bạn đã biết là Liên Xô và Trung Quốc là hai nước Xã hội chủ nghĩa lớn nhất đều giúp Việt Nam đánh nhau với Mỹ. Tuy nhiên hai nước này lại là hai nước thù địch với nhau, đã từng có chiến tranh biên giới giữa hai nước. Bạn nào sống ở Hà Nội có thể biêt là quan hệ hai nước căng thẳng đến mức nhân viên Sứ quán của hai nước ra đường gặp nhau cũng xông vào đập nhau vỡ cả đầu.

Chương trình phát thanh RFI ngày 25.03.2022


 

jeudi 24 mars 2022

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 28, 23-03-2022

1. Một sự thật khó có thể chối cãi, đó là quân Nga đang sa lầy trong cuộc chiến này. Theo các tin tình báo từ Mỹ, và cả sự úp mở của báo Nga, ít nhất có khoảng 10.000 – 11.000 lính Nga đã chết, 16.000 – 20.000 bị thương.

Các đơn vị bị thiệt hại về quân số quá nhiều, không đủ lực lượng chiến đấu, phải lui lại phía sau kéo thêm 10.000 - 15.000 người nữa, nên tổng số lính Nga không thể sử dụng để chiến đấu trong lúc này đã lên tới trên dưới 40.000 người, chiếm tới khoảng 20% số lượng quân mà Putin ném vào cuộc chiến. Chưa có một quân đội nào thiệt hại nhiều như vậy từ sau thế chiến thứ 2 – mà chiến sự xảy ra chưa đầy một tháng.

Thiệt hại nhiều khiến tinh thần binh sĩ xuống thấp, cung cấp tiếp tế kém cỏi, thiếu hụt, lại càng cho quân sĩ chán nản, không có sức chiến đấu. Cộng với mệnh lệnh của chỉ huy lộn xộn, không hiệu quả, nên bắt đầu xảy ra tình trạng đào ngũ, đầu hàng…

Peter Pho - Lửa Đồng Gió Xuân Thiêu Thành Cổ


Mariupol, thành phố cảng chiến lược ở phía đông, đã trở thành điểm nóng trong chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine gần đây, khi Moscow ra tối hậu thư hôm 21/3, yêu cầu lực lượng vũ trang của Ukraine tại Mariupol hạ vũ khí và đầu hàng.

Tuy nhiên, Tổng thống Zelensky tuyên bố Ukraine sẽ không bao giờ đầu hàng trước tối hậu thư. Phó Thủ tướng Ukraine, Iryna Vereshchuk cũng khẳng định không đầu hàng trước yêu cầu của Nga

Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, các đợt pháo kích hạng nặng vào Mariupol đã gần như san bằng khu vực này. Quân đội Nga thậm chí còn sử dụng chiến thuật bao vây để buộc binh lính và dân thường của Mariupol đầu hàng do hết lương thực. Tại sao thành phố Mariupol lại rất quan trọng đối với Nga mà Putin ra lệnh quyết chiếm bằng được? Phóng viên quân sự của đài BBC đã chỉ ra như sau:

Bông Lau - Người nghệ sĩ đờn cello

 

Denys Karachevtsev là tên người nghệ sĩ đờn cello (Hồ Cầm) đang ngồi một mình giữa hoang tàn đổ nát của thành phố Kharkiv để say mê trình bày tác phẩm “Bach’s Cello Suite No. 5”.

Phía sau của Denys là tòa nhà cháy đen của bộ chỉ huy cảnh sát tỉnh. Kharkiv là thành phố lớn thứ hai của Ukraine và cách thủ đô Kyiv 200 dặm về phía đông. Kharkiv vốn là quê hương của Denys, nơi anh đã sanh ra và lớn lên.

Kharkiv bị vùi dập bởi phi pháo của quân xâm lược Nga, nhưng Kharkiv vẫn đứng vững vì những công dân Ukraine bất khuất không biết cúi đầu. Tiếng đờn hồ cầm trầm hùng réo rắt như một thông điệp kiêu hãnh gởi đến người Nga rằng các bạn sẽ không hủy diệt được cuộc sống nơi đây. Chúng tôi sẽ thắng.

Tạ Duy Anh - Trên tất cả là lương tâm

 

Các hội đoàn luôn bị kẹp chặt, dán băng keo, bởi những ban bệ đầy quyền lực, cả nổi cả chìm. Có những việc bé tẹo nhưng họ cũng không được tự ý hành động.

Điều này đôi khi ngoài sức tưởng tượng của bạn và tôi, nhưng đó đang là sự thật.

Tóm lại, trông có vẻ cũng ghê gớm, cũng hội đồng này nọ, cũng tuyên ngôn này kia, cũng hùng hồn khí khái, khí phách...nhưng nhất nhất họ phải làm theo chỉ đạo. Cấp trên ho một tiếng là tất cả phải im re, kể cả biết sai lòi ra cũng không được cãi.

Kim Văn Chinh - Cần gì phải bom rơi đạn nổ ?


(Bài từ The Guardian)

Nga đang trở lại thời Liên Xô!

Người Nga phải xếp hàng dài chờ mua hàng, khi các lệnh trừng phạt của Phương Tây có hiệu lực.

Sau một giờ rưỡi xếp hàng chờ mua đường, hoặc tệ hơn là vẫn đang giành nhau trong siêu thị, người Nga đang cảm thấy ảnh hưởng của sự thiếu hụt do lệnh trừng phạt chưa từng có.