vendredi 26 novembre 2021

Đàm Hà Phú - Cái tình người Kinh


A Mua và A Vàng là hai anh em ruột, nhà có bốn anh em thì hai gái hai trai. Hai chị gái đã lấy chồng, đẻ con và sống ở bản, một bản làng miền núi xa xôi ngoài Bắc, tận Yên Bái.

Cách đây hai năm thì cả nhà A Mua và A Vàng chưa chưa từng đặt chân xuống phố, chỗ xa nhứt họ từng đến là cái chợ xã. Họ sống trên núi cao, như con dê con ngựa ; họ trổ bắp, trồng nương, đi rừng, nuôi gà nuôi lợn và ủ rượu uống. Cuộc sống vui cho đến ngày mẹ chúng bị ốm nặng.

Cả A Mua và A Vàng lên bệnh viện huyện thay nhau nuôi mẹ, bao nhiêu tiền dành dụm gà lợn bán sạch để thuốc thang cho mẹ chúng. Đến khi mẹ chúng trở về bản thì nhà cửa cũng không còn gì, mà cứ ba tháng lại phải xuống huyện điều trị một lần, cả nhà lo lắm. Một hôm A Vàng đọc được một tin tuyển dụng công nhân, ở tận miền Nam. Miền Nam xa cỡ nào nó đâu có biết, nó rủ A Mua cùng đi.

Nguyễn Văn Tuấn - Các bệnh viện lớn ở Việt Nam, nơi lý tưởng để lập viện nghiên cứu y khoa

Hôm qua tôi có dịp về Việt Nam. Chỉ về qua zoom thôi. Tôi về Bệnh viện Bạch Mai qua loạt bài giảng về nghiên cứu lâm sàng. Đây là lần thứ ba tôi ghé Bạch Mai, nhưng là lần đặc biệt.

Lớp học có đến hơn 620 người tham dự từ mọi miền đất nước. Vì zoom của bệnh viện có tải lượng cho 300 người thôi, nên các học viên khác phải dùng đường truyền riêng. Ban tổ chức cho biết vì nghe tôi nói chuyện nên các bạn ấy ghi danh tham dự.

Tôi rất cảm kích tấm thịnh tình các bạn dành cho tôi. Tôi hứa là sẽ chia sẻ hết mình những trải nghiệm cá nhân trong các vai trò như investigator, scientist, expert reviewer, editor, và cả research director.

Hoàng Nguyên Vũ - Duy Phương và Thương Tín: Cùng ngã xuống nhưng khác nhau cách đứng dậy!

 

Cũng là nghệ sĩ có tiếng, cũng là những người đàn ông chơi bời phá phách chẳng kém cạnh gì cái tiếng tăm nghệ thuật, mới đây cũng từng “xin tiền” và bị dư luận chỉ trích dữ dội. Nhưng cách đứng dậy của nghệ sĩ Duy Phương và Thương Tín khác nhau hoàn toàn, gần như là đối nghịch.

Thương Tín sau cú phát bệnh rùm beng báo chí, ôm cả cái ô tô cùng mấy trăm triệu, láo liên liến thoắng về nhà cách Sài Gòn hàng trăm cây số.

Nhiều người không đặt niềm tin rằng Thương Tín sẽ sống có trách nhiệm với bản thân, người thân và tình cảm mọi người dành cho anh hơn sau lần này. Vì cũng đã nhiều phen, lắm bận với không ít những sai phạm. Mà sai phạm nào cũng nặng đô.

Nguyễn Thông - Liệu có “ngày đàng sàng khôn”? (1)

 

Ông bà ta có câu “đi một ngày đàng, học một sàng khôn” để nhắc con cháu đừng có suốt ngày ru rú trong lô cốt pháo đài tự sướng với nhau đất nước chưa bao giờ thế này, chưa bao giờ thế nọ.

Đi cho thêm khôn bớt lú, mở con mắt nhìn cái hay của thiên hạ mà học hỏi, “đi cho biết đó biết đây/ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”.

Đi với mục đích vậy, chứ không phải để khoe khoang hoặc xin xỏ, kiểu như chúng ta thay phiên nhau canh giữ hòa bình thế giới, kiểu như ngoại giao vác rá thời xưa. Mở rộng quan hệ làm ăn là một chuyện, mà quan trọng nhìn thấy người ta thế nào rồi về mà sửa mình.

Lê Học Lãnh Vân - Truyền thống « tiên học lễ » và tư duy phản biện

 

Là người ưa chuộng hoạt động thảo luận trong xã hội, tôi theo dõi tham luận của giáo sư Trần Ngọc Thêm tại hội thảo “Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục-đào tạo” với tinh thần lắng nghe, học hỏi.

Bài viết này xin thảo luận với ông và với những người quan tâm về quan điểm của ông rằng khi học Lễ con người sẽ trở nên thụ động, mất tư duy phản biện. Cũng như ông Trần Ngọc Thêm, tôi rất xem trọng tư duy phản biện vốn là một thuộc tính thường thấy của con người tự do, chủ động, sáng tạo. Bài viết không đề cập tới việc giữ hay bỏ quan điểm “Tiên Học Lễ, Hậu Học Văn” mà chỉ bàn về mối quan hệ của quan điểm này với tư duy phản biện.

Học tiểu học, trung học tại Miền Nam (tức tương đương ba cấp phổ thông hiện nay), tôi quen thuộc với quan niệm Tiên Học Lễ, Hậu Học Văn mà khẩu hiệu được khắc hay treo trang trọng tại trường học dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa.

Nguyễn Một - Lễ là kính trên nhường dưới !

 

Mấy hôm nay cộng đồng xôn xao về việc GS Trần Ngọc Thêm đề nghị bỏ khẩu hiệu “tiên học lễ hậu học văn”. Tôi nghĩ “khẩu hiệu” có hay không chẳng quan trọng gì, quan trọng là con người có thực hiện đúng “nội hàm” của chữ “lễ’’ trong cuộc sống không, nên tôi chỉ kể một chuyện tiếu lâm cho vui trên Facebook thôi.

Hôm qua, một học trò cũ nhắn tin: “Thầy đọc bài trả lời của GS trên Tuổi Trẻ và thấy hãy viết gì đi ạ!” Tôi vào đọc bài phỏng vấn giáo sư tôi mới giật mình. Ông nói:

“Bởi vì khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" là sản phẩm của nền giáo dục Nho giáo, phục vụ cho mục tiêu đào tạo người thừa hành, coi việc đòi hỏi người dưới phải phục tùng và giữ "lễ" với người trên là yêu cầu số 1.

Trần Quang Vũ - Lễ cả đời, văn từng chặng

 

Nội hàm văn và lễ thay đổi theo thời đại.

Học chuyên toán là văn; Học kỹ nghệ là học văn; Học luật là học văn; Học hậu bổ cũng là học văn... Học văn, tức là học tất cả những thứ tạo kỹ năng làm việc, kỹ năng sống. Học từng chặng.

Học lễ là học cách ứng xử phù hợp với đạo lý, học làm người. Đạo làm người, có cái kéo dài suốt lịch sử loài người, ấy là lòng trắc ẩn, là lòng nhân đạo... và có cái chỉ tồn tại trong một không gian, một thời gian nhất định. Vi phạm nó là vô đạo.

Lê Huyền Ái Mỹ - Dưới hàng cây

 

Hàng cổ thụ trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm đã bị đốn hạ vào trưa nay, 26.11.

Trên báo Pháp luật TP HCM, ông Vũ Văn Điệp, Giám đốc Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TP.HCM nói: “Việc đốn hạ cây ở trục đường Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải phục vụ dự án nào mà từ việc thời gian qua có cây ở trục đường này bật gốc vào Thảo Cầm Viên gây nguy hiểm. Việc đốn cây là trong kế hoạch rà soát xử lý cây xanh gây mất an toàn vẫn thường làm".

Vẫn biết bảo vệ tính mạng người là trên hết. Nhưng…

Chương trình phát thanh RFI ngày 26.11.2021

jeudi 25 novembre 2021

Huy Đức - Phần có thể cấu thành văn hóa

 

Bằng cách đứng trên bục phát biểu hơn một giờ liền, trong đó có nhiều đoạn phát biểu tay vo, tôi nghĩ, ngoài những thông điệp về “văn hóa”, TBT Nguyễn Phú Trọng còn muốn gửi đi thông điệp về… “y tế”.

Không hiểu tại sao “Cụ Tổng” lại không sử dụng một cây gậy, thậm chí nếu phải di chuyển vài chục mét, tại sao “Cụ” không sử dụng xe lăn. “Sức khỏe lãnh đạo” là khả năng nhớ được “Chân Quê” chứ “chân cẳng” thì “bảy mươi xưa nay…” ai mà biết trước.

Tôi là một người hoạt động thực tiễn, nên ít khi để tâm nghiên cứu về văn hóa dưới góc độ lý luận. Và, cũng không thật sự hiểu khái niệm dân tộc mà các nhà lãnh đạo ta thường nói là riêng về người Kinh hay quốc gia Việt Nam. Chỉ đôi khi suy ngẫm về những giá trị mà sách vở của chúng ta đang tôn vinh và việc tôn vinh đó đã và đang ảnh hưởng thế nào tới số phận quốc gia, dân tộc.

Nguyễn Văn Tuấn - Chuyện vaccin Verocell và biến thể Delta tự hủy


Hôm qua rộ lên bản tin về hai người ở Thanh Hóa tử vong sau khi tiêm vaccin Tàu. Không thể kết luận gì được về nguyên nhân và hậu quả ở đây. Tuy nhiên, nếu xem xét trong bối cảnh chung, thì công chúng có lý do quan tâm đến hiệu lực và an toàn của vaccin Tàu.

Hôm trước, sau khi điểm qua hiệu lực của vaccin Tàu ở Bahrain tôi có đề nghị là nên tiêm liều 3 (AstraZeneca hay Pfizer) cho những người đã tiêm 2 liều vaccin Tàu. Hôm nay, báo PLO cũng có đi một bản tin với đề nghị như thế. Tôi nghĩ các giới chức y tế nên xem xét khuyến cáo này một cách nghiêm chỉnh.

Điều đáng nói là Nhà nước triển khai tiêm chủng vaccin cho cả 90 triệu người hơn 9 tháng qua, mà cho đến nay vẫn chưa có bất cứ một dữ liệu nào về hiệu lực của vaccin. Chẳng có dữ liệu về an toàn và biến chứng. Tất cả chỉ là dựa vào dữ liệu ở nước ngoài. Chữ thì nhiều, số thì ít.

Hoàng Linh - Ba người mẹ sau tiêm

Cập nhật : Bệnh nhân thứ tư do tiêm vaccin Vero Cell ở công ty giày Kim Việt đã tử vong chiều 25/11/2021.

Hai nữ công nhân tử vong sau tiêm vaccin Vero Cell vào hôm qua, đó là tin gây sốc cho nhiều người.

Còn với gia đình hai nữ công nhân này thì sao?

Sáng nay thêm một nữ công nhân nữa cùng đợt tiêm bị chết.

Nguyễn Thông - Mắc mưu Tàu ?

 

Đã hé ra những hệ lụy từ vắc-Tàu (sau vụ ở Sài Gòn phải chích mũi 3 bằng loại vắc xin khác cho người đã bị chích 2 mũi Tàu, và vụ chết người ở Nông Cống tỉnh Thanh).

Nếu sau này mà phát hiện ra vắc-Tàu là thứ đồ rởm (vô tác dụng), thậm chí chỉ có hại (gây chết người).

Thì cần lập tòa án nhân dân, lôi cổ những đứa đem hàng tàu về nằng nặc một mực dọa dẫm ép dân tiêm chích, lừa đảo "vắc xin tốt nhất là vắc xin tiêm sớm nhất". Và cả những đứa làm báo nịnh tà quyền, hoặc ngu muội, hoặc ăn tiền; lôi tất ra xử.

Mạnh Kim - Giáo sư Thêm (người đề xuất bỏ “Tiên học lễ…”): Ông “bớt” lại giùm chút!

 

“Những cái đầu” của hệ thống giáo dục Việt Nam, chính xác hơn là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa của một nước Việt Nam cộng sản, vốn dĩ đã chẳng ra thể thống gì. Không có gì đáng làm hơn là việc chặt béng những cái đầu như vậy.

Một trong những cái đầu của hệ thống giáo dục mục rữa ấy vừa đề nghị bỏ đi khái niệm “tiên học lễ” của truyền thống giáo dục Việt Nam có từ thời “tiền cộng sản”.

Học sinh Việt Nam Cộng Hòa chẳng ai không nhớ câu “Tiên học lễ, Hậu học văn”. Đời này qua đời kia, cho dù có những giai đoạn không phải lúc nào “Tiên học lễ, Hậu học văn” cũng được thực hành nghiêm cẩn, nhưng bất luận ra sao thì “Tiên học lễ, Hậu học văn” cũng là một nhắc nhở quý giá và đáng khắc tâm đối với các thế hệ học trò.

Đỗ Duy Ngọc - Bệnh viện dã chiến thành phố Hồ Chí Minh lại kín bệnh nhân

 

Nếu không có biện pháp ngăn chận, nguy cơ tái bùng phát dịch bệnh ở thành phố là có thể xảy ra.

Từ đây đến cuối năm 2021 tình hình dịch rất phức tạp. Giáng Sinh, Năm mới rồi Tết Nguyên Đán là dịp để tụ họp ăn chơi, thăm viếng, mua bán, đi đây đi đó, cũng là thời điểm dịch bệnh dễ lan tràn.

Thời tiết cuối năm cũng thuận tiện cho virus tấn công. Sau thời gian dài giãn cách, phong tỏa, nên khi mở cửa mọi người dễ chủ quan. Đồng thời thành phố đã tiêm chủng hầu hết người dân, khiến mang tâm lý thiếu cảnh giác.

Hoàng Nguyên Vũ - Chủ quan trước vaccin dỏm cũng nguy không kém dịch bệnh

 

Hôm nay, sự cố tiêm vaccin khiến 3 người tử vong đã gọi tên vaccin ra, đó là vero cell.

Mình thì nghĩ loại vaccin nào cũng có thể gây biến chứng y khoa ở một tỉ lệ nào đó; đặc biệt với những người huyết áp quá cao hay những bệnh nền trầm trọng nào đó.

Ba người là con số công bố vì rùm beng trên truyền thông, chứ thông tin nghe nơi này nơi nọ, trước giờ cũng đã có nghe rồi.

Nguyễn Như Phong - "Tường thuật" từ một trung tâm cách ly F0 tại Hà Nội

 

Đang sốt ruột vì có ông cháu là sĩ quan cấp tá của một tờ báo Công an bị dính F0 phải đi cách ly ở trại gần Đền Lừ...Mấy ngày rồi, chả hiểu nó sống chết ra sao thì may quá, anh chàng gọi điện thoại về và "Chát video" hẳn hoi.

Nó than thở rằng lo lắm, lo lắm...

Thì bị F0 ai mà chả lo? Nhưng hóa ra không phải.

Lưu Trọng Văn - Văn hóa là ánh sáng soi đường còn xa, hãy là trụ cột đúng nghĩa đã

 

Tối qua gã phải cố gắng đọc toàn văn bài phát biểu nối dài hệ lý luận của TBT Nguyễn Phú Trọng. Gã thú thật khó mà nhớ được điều gì cốt lõi ngoài câu nói của cụ Hồ mà ông Trọng nhắc lại: « Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi ».

Là học trò của cụ Hồ, ông Trọng thay vì dài dòng cố gắng hoàn chỉnh hệ lý luận - khẳng định tầm lãnh tụ của mình - ông triển khai câu nói chỉ dẫn của cụ Hồ "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi" (trong quốc dân ấy có cá nhân ông và đảng của ông) theo ông hiểu và cần làm như thế nào, thi sẽ ngắn gọn khúc triết, Dân chúng dễ cảm nhận hơn.

Thực ra không dễ gì có được lãnh đạo một quốc gia trên thế giới có tầm coi văn hóa là Ánh sáng soi đường cho quốc gia. Ngay cụ Hồ nhận ra chân lý ấy nhưng cụ cũng chưa thể thực hiện được. Còn Mao thì làm ngược lại với Cách mạng Văn hóa, hủy diệt Văn hóa dân tộc, đẩy hàng chục triệu trí thức văn hóa đi cải tạo và hành hạ đến chết.

Chương trình phát thanh RFI ngày 25.11.2021

Nguyễn Viên - Chút cảm nghĩ về « cuộc sống bình thường mới » và vaccin

 

Nhiều người dân vẫn chưa hiểu: Trở về cuộc sống “bình thường mới” không có nghĩa là từ bỏ 5K, mà vì đòi hỏi SỐNG CÒN của NỀN KINH TẾ.

Chớ không phải tình trạng dịch bệnh đã trở về “Zero ca” như thời điểm một năm trước - khi Việt Nam đã đi theo chiến lược be bờ chống dịch rất hiệu quả, nhưng cũng ảnh hưởng nhiều đến kinh tế, nhất là du lịch.

Biến chủng Delta, cùng với việc để sổng virus Sars-CoV-2 sâu rộng vào cộng đồng buộc Việt Nam phải thay đổi hoàn toàn chiến lược “đặc thù” trước đó (Chỉ có vài nước như Việt Nam, Trung Quốc, Cuba, Triều Tiên... làm được).