mercredi 24 juin 2020

Virus corona : Pháp tiếp tục giảm, Anh lo xảy ra đợt dịch thứ hai

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thăm nơi sản xuất của tập đoàn Sanofi ngày 16/06/2020.
Phát thanh ngày 24.06.2020 nhưng không đăng trên web




Ở Pháp, trong 24 giờ qua đã có 57 người chết vì virus corona, nâng tổng số tử vong lên 29.720 người. Cho đến hôm qua 23/06/2020 vẫn còn 9.491 bệnh nhân Covid-19 nằm viện, nhưng số bệnh nặng phải thở máy tiếp tục giảm, tập trung tại bốn vùng chính (Ile de France, Grand-Est, Provence-Alpes-Côte d'Azur, Hauts-de-France). 

Tại Anh, nhiều bác sĩ hàng đầu hôm nay 24/06/2020 trong một lá thư ngỏ đã cảnh báo nguy cơ một đợt dịch thứ hai rất có thể xảy ra. Trong khi hôm qua thủ tướng Boris Johnson loan báo các quán rượu (pub), nhà hàng và khách sạn có thể mở cửa lại từ ngày 04/07 tới. Giãn cách xã hội từ hai mét được giảm xuống còn một mét.

Về mặt kinh tế, cơ quan IHS Markit ghi nhận lãnh vực tư nhân ở khu vực đồng euro đã khởi sắc trở lại trong tháng Sáu, với việc dỡ bỏ phong tỏa.

Tin vắn 24.06.2020


"Vườn tượng" Tưởng Gi ới Thạch tại Đào Viên, Đài Loan. Ảnh chụp ngày 17/06/2020.

(Reuters) – Đài Loan : 200 tượng Tưởng Giới Thạch bị dời khỏi nơi công cộng

Khoảng 200 bức tượng của nhà lãnh đạo độc đoán Tưởng Giới Thạch (Chiang Kai Shek) đã được tập trung về công viên Đào Viên (Taoyuan) bao quanh khu lăng mộ của ông ở phía bắc Đài Loan. 

Được ca ngợi là người hùng chống cộng, đặc biệt tại Hoa Kỳ, hiện có khoảng 1.000 bức tượng của Tưởng Giới Thạch đặt rải rác tại Đài Loan. Tuy nhiên ngày càng hãnh diện vì chế độ dân chủ hiện nay, nhiều người dân Đài Loan chỉ trích việc ông đã bỏ tù và sát hại các đối thủ. 

Trung Quốc, nguồn gốc tất cả mọi xung đột ở châu Á-Thái Bình Dương

Người biểu tình ở New Delhi ngày 22/06/2020 đốt ảnh ông Tập Cận Bình và hàng Trung Quốc, kêu gọi dùng hàng Ấn Độ. © REUTERS/Adnan Abidi
Đăng ngày:


Liên quan đến châu Á, trong bài « Chiến lược của Bắc Kinh trong căng thẳng tại châu Á-Thái Bình Dương », thông tín viên Simon Leplâtre của Le Monde nhận định, trong lúc các vụ đụng độ liên tục xảy ra trong khu vực, các nước láng giềng của Trung Quốc cố gắng giảm bị lệ thuộc.

Trung Quốc : Chiếc mặt nạ đã rơi !

Viện trưởng Viện Quan hệ Quốc tế thuộc trường đại học Thanh Hoa, ông Diêm Học Thông (Yan Xuetong) khi chủ trì « World Peace Forum » ở Bắc Kinh hôm 16/06/2020 đã tuyên bố : « Sẽ không còn lãnh đạo toàn cầu trong những thập niên tới, vai trò của các tổ chức quốc tế giảm sút, trật tự thế giới sẽ là một trật tự xấu ». Nhận định này cách xa cả ngàn dặm so với « cộng đồng nhân loại cùng chung vận mệnh » của Tập Cận Bình, trong khi ông Diêm là một trong những nhà tư tưởng chính của ngành ngoại giao Trung Quốc.

dimanche 21 juin 2020

Ngô Thị Kim Cúc - Qua sông Bến Hải, ra Hà Nội làm báo



Phụ Nữ Việt Nam là tuần báo, "Tiếng nói của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam", tờ báo tôi làm việc từ giữa năm 1976, khi hai chính phủ Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và "hợp nhất". "Hợp nhất" là từ dùng của thời điểm đó, tới nay thì ý nghĩa của từ này đã được hiểu theo cách mở rộng hơn nhiều rồi.

Lúc chuẩn bị giải thể cấp khu, thủ trưởng Hội Văn nghệ Giải phóng Khu Trung Trung bộ, nhà văn Nguyễn Chí Trung đã gợi ý cho tôi: Nếu muốn viết cho sâu sát, sâu sắc về đất nước lúc này thì hãy vào thanh niên xung phong, lên tây nguyên, thâm nhập thực tế cuộc sống…

Các nhà văn trẻ hơn trong cơ quan không nghĩ như anh. Anh Hoàng Hỡi (nhà thơ người dân tộc Tày, bí thư chi đoàn), và anh Nguyễn Khắc Phục bảo tôi: -Cúc đừng có nghe lời anh Trung. 

Nguyên tổng biên tập Nam Đồng : Làm báo phải tử tế


Nguyên tổng biên tập Nam Đồng trong một chuyến công tác.

(VNN 21/06/2020) Mười hai năm về nghỉ hưu, vui với quán cơm Nụ cười mà ông và vợ quản lý 3/6 quán. Khi được hỏi về chuyện nghề, nguyên Tổng biên tập báo Pháp luật TPHCM Nam Đồng lại hào hứng nhớ từng chi tiết.

Từ tờ báo « mặt đường » sang tờ báo trong hẻm sâu

Là một trong những người sáng lập, làm việc 20 năm với báo Tuổi trẻ, rồi 12 năm làm Tổng biên tập (TBT) báo Pháp luật TP.HCM, câu chuyện về nghề đối với ông Nam Đồng dường như kể hoài không hết. Nhưng dấu ấn, thăng trầm nhiều nhất phải kể đến 12 năm ông làm Tổng biên tập.

Ông Đồng chia sẻ: “Khi được phân công làm TBT báo Pháp luật TP.HCM vào năm 1996, bạn bè đùa là tôi đang từ mặt tiền lại vô hẻm sâu. Lúc đó tôi đang là Phó TBT báo Tuổi Trẻ. Còn tờ Pháp luật TP.HCM là tuần báo, gần như sắp phá sản, phát hành chỉ 3-4 ngàn bản.

Tuấn Khanh - Báo chí đảng & báo chí người Việt



Cũng cần có lúc, các nhà nghiên cứu về lịch sử nên đặt lại câu hỏi, vì sao ngày 21-6 hàng năm, được gọi là ngày Báo chí Việt Nam, chứ không phải gọi đúng tên là ngày báo chí của đảng Cộng sản Việt Nam? 

Dĩ nhiên, việc xét lại này, cần dựa trên lòng tự trọng và sự tử tế của trí thức Việt Nam có suy nghĩ tự do, không tư tưởng nô lệ đảng phái nào.

Theo những gì mà tư liệu của nhà nước hiện nay đưa ra, ngày 21-6-1925 là ngày mà ông Lý Thụy (tức Hồ Chí Minh) cho ra đời tờ Thanh Niên, một tờ báo có nội dung cho phong trào kháng Pháp. Nhưng quan trọng hơn, tờ báo này còn nhằm tạo ảnh hưởng cho khuynh hướng chủ nghĩa cộng sản và phong trào cách mạng của ông Lý Thụy – một bí danh được đặt từ Trung Quốc.

Nguyễn Thông - Ngày 21 tháng 6, bần thần nhớ cụ Huỳnh



Theo những gì tôi đã được dạy hồi đi học, cụ Huỳnh Thúc Kháng là cây đại thụ, một nhân cách lớn, nổi tiếng về tài năng, đức độ và lòng yêu nước trong đời sống xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20. 

Cụ Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947), tự Giới Sanh, hiệu Mính Viên (vườn chè) đôi khi bị viết nhầm thành Minh Viên, là một chí sĩ yêu nước nổi tiếng. Cụ từng giữ chức Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ thời thuộc Pháp, Bộ trưởng Nội vụ, quyền Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 

Cụ Huỳnh quê làng Thạnh Bình, tổng Tiên Giang Thượng, huyện Tân Phước, phủ Tam Kỳ (nay thuộc xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước), tỉnh Quảng Nam. Năm 1900, đậu Giải nguyên kỳ thi Hương năm Canh Tý 1900, được xưng tụng là một trong Ngũ Phụng Tề Phi của xứ Quảng xưa. Năm Giáp Thìn 1904, cụ đỗ Hội nguyên Hoàng giáp (tức Tiến sĩ thủ khoa).

Mạnh Kim - Ai “đầu cơ” tin vịt và để làm gì?



Với một số người, chẳng có chuyện thích hay không thích ông Trump, ủng hộ hay chống đối phong trào Black Lives Matter, vấn đề chỉ là kiếm được tiền, rất nhiều tiền. 

So với cách câu view từ tin tức liên quan giới người mẫu và showbiz luôn được xem là thảm họa của truyền thông, thì kiếm sống bằng fake news tỏ ra bất lương gấp nhiều lần. Ngoài những kẻ kiếm sống bằng tin giả, có thể có những người cũng khai thác tin vịt cho mục đích khác… 

Không chỉ đầu độc thông tin và tạo ra cuộc khủng hoảng hỗn loạn không có điểm dừng trong làng truyền thông, fake news còn đang gây xáo trộn xã hội ở mức độ nguy hiểm chưa từng có. Nó tạo ra hận thù và gây chia rẽ ngày càng khủng khiếp. Nguồn gốc vấn đề có thể xuất phát từ hiện tượng thích ông Trump, nhưng những kẻ sản xuất fake news mới là thủ phạm mang lại tai họa khi chúng khai thác tối đa tâm lý đám đông, lợi dụng “ông Trump” như một “món hàng thông tin” để bán ra “thị trường pro-Trump” và rung đùi hốt bạc. 

Thủ tướng Ấn Độ cảnh cáo Trung Quốc, chuẩn bị trả đũa kinh tế

Một sinh viên Ấn Độ với biểu ngữ kêu gọi tẩy chay Trung Quốc trong một cuộc biểu tình phản đối Bắc Kinh tại Ahmedabad, Ấn Độ, ngày 18/06/2020. REUTERS - Amit Dave
Đăng ngày:

Thủ tướng Narendra Modi hôm 19/06/2020 khẳng định Ấn Độ « bị tổn thương và phẫn nộ » sau vụ đụng độ đẫm máu ở biên giới với quân Trung Quốc, cảnh báo rằng quân đội Ấn Độ được toàn quyền đáp trả mọi hành động bạo lực. New Delhi cũng chuẩn bị trả đũa Bắc Kinh. 

Theo Time of India hôm nay 20/06/2020, Ấn Độ đã điều các chiến đấu cơ đến các căn cứ không quân đối diện với Trung Quốc, đồng thời huy động thêm các chiến hạm đến ngoài khơi vùng vịnh Bengal. Các trực thăng tấn công Apache, trực thăng vận tải nặng Chihook có thể đưa pháo và binh lính lên vùng cao, đang được đưa đến vùng biên giới Ladakh. (đoạn này bị bỏ sót trên trang web RFI).


Ông Modi đã mời lãnh đạo các đảng đối lập để thảo luận về tình hình, sau khi Trung Quốc thả 10 quân nhân Ấn Độ bị bắt trong vụ đụng độ. Có 20 quân nhân Ấn thiệt mạng và 18 bị thương, còn Trung Quốc không cho biết thiệt hại, nhưng theo báo chí Ấn Độ thì có ít nhất 40 lính Trung Quốc bị chết hoặc bị thương nặng. Chính phủ Ấn tố cáo một « hành động đã được dự mưu » của Trung Quốc.

Bình Nhưỡng chuẩn bị thả hàng loạt truyền đơn sang trả đũa Seoul

Những chai nhựa đựng gạo và khẩu trang mà nhóm người Bắc Triều Tiên đào thoát sẽ gởi ra miền Bắc. Ảnh chụp tại Seoul ngày 18/06/2020. REUTERS - Kim Hong-Ji
Đăng ngày:


Tờ báo nhà nước Bắc Triều Tiên Rodong Sinmun đăng hình những tờ truyền đơn với ảnh tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In bị bôi đầy những tàn thuốc và mẩu thuốc lá, hoặc với những bình luận mỉa mai.

Bình Nhưỡng vô cùng tức giận trước những truyền đơn do người Bắc Triều Tiên đào thoát gởi sang biên giới, chỉ trích chế độ Bình Nhưỡng về vi phạm nhân quyền cũng như tham vọng nguyên tử. Những truyền đơn này được cột vào các quả bóng, hoặc cho vào chai cùng với gạo và khẩu trang để thả sang vùng biển biên giới.

AIEA yêu cầu Iran cho vào thanh tra hai cơ sở hạt nhân

Tổng giám đốc AIEA, Rafael Grossi trong cuộc họp báo tại Vienna ngày 15/06/2020.
Đăng ngày:


Đây là nghị quyết chỉ trích Iran đầu tiên kể từ năm 2012, được các nước tham gia hiệp ước Vienna là Đức, Pháp, Anh soạn thảo. Trung Quốc và Nga bỏ phiếu chống. Tuy chỉ mang tính biểu tượng, nhưng đây có thể là bước đầu trước khi chuyển lên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc để trừng phạt.

Cơ quan tình báo Mỹ và Israel, cũng như AIEA đều cho rằng Iran đã tiến hành một chương trình vũ khí nguyên tử bí mật, và đã ngưng lại vào năm 2003, nhiều năm trước khi ký thỏa thuận 2015, nhưng Teheran bác bỏ cáo buộc đó.

Pháp : Ngày thứ Bảy căng thẳng với nhiều cuộc biểu tình


Biểu tình tại Place de la République, Paris ngày 13/06/2020.
Phát thanh ngày 20.06.2020

(Đã phát thanh trên Đài, nhưng bị rút thành tin ngắn trên trang web RFI)

Phong trào chống phân biệt chủng tộc và bạo lực cảnh sát tiếp tục với nhiều cuộc biểu tình diễn ra tại nhiều thành phố Pháp hôm nay 20/06/2020, bên cạnh đó còn có những cuộc xuống đường vì các mục đích khác. Tại Paris, Sở Cảnh sát xem xét và cho phép hoặc cấm một số cuộc biểu tình.

Cuộc biểu tình đòi hợp thức hóa những người không giấy tờ diễn ra vào 14 giờ chiều nay tại Paris, một cuộc khác nhằm tưởng niệm Lamine Dieng, một thanh niên gốc Sénégal chết sau khi bị câu lưu ở Paris năm 2007.Hai cuộc biểu tình này được cho phép vì các nhà tổ chức cam kết tôn trọng các quy định về dịch tễ.

Tuy nhiên cuộc xuống đường theo lời kêu gọi của cộng đồng người Tchetchenya bị cấm, sau khi xảy ra các vụ bạo động với cư dân một khu phố ở Dijon tuần này. Một cuộc biểu tình gần đại sứ quán Mỹ để tưởng niệm George Floyd cũng bị cấm vì không khai báo, và có nguy cơ gây mất trật tự.

Tin vắn 20.06.2020


(AFP)Trung Quốc sẽ lập một « cơ quan an ninh » ở Hồng Kông

Tân Hoa Xã hôm nay 20/06/2020 thông báo một « cơ quan an ninh quốc gia » sẽ được thành lập tại Hồng Kông, theo dự luật đã được Quốc Hội Trung Quốc thông qua. Luật này đứng trên luật pháp Hồng Kông, theo văn bản được Thường vụ Quốc Hội soạn thảo và Tân Hoa Xã công bố hôm nay, thì cơ quan trên do trưởng đặc khu đứng đầu.

Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga bị đối lập tố cáo là con rối của Bắc Kinh, và phương Tây lên án dự luật an ninh quốc gia nhằm kết thúc quy chế tự trị của Hồng Kông.

vendredi 19 juin 2020

Châu Âu không còn ngây thơ để cho Trung Quốc lợi dụng

Cao ủy châu Âu phụ trách đối ngoại, ông Josep Borrell phát biểu trong cuộc họp báo về Đối thoại Chiến lược EU-Trung Quốc, tại Bruxelles (Bỉ) ngày 09/06/2020. © Kenzo Tribouillard/Pool via REUTERS
Đăng ngày:


Ngày 18/06/2020 tại Bruxelles, bà Margrethe Vestager, ủy viên châu Âu về cạnh tranh và ông Thierry Breton, ủy viên phụ trách thị trường nội khối đã trình bày các dự án đối phó với các công ty ngoại quốc được nhà nước trợ cấp.

Giờ đây, Ủy ban Châu Âu không còn muốn bị coi là « ngây thơ » trước một Trung Quốc đang bành trướng khắp nơi trên thế giới, cũng như trước các đại tập đoàn kỹ thuật số Mỹ. Le Monde ghi nhận những từ ngữ « tự chủ chiến lược », « chủ quyền », một châu Âu « hùng mạnh » không còn để ngỏ trống trải tứ bề, ngọn gió nào cũng tung hoành được.

Xung đột Ấn-Trung bùng nổ: Bắc Kinh hiếu chiến hơn trong khủng hoảng ?

Người biểu tình tại Kolkata (Ấn Độ) ngày 18/06/2020 đốt cờ Trung Quốc và hình ông Tập Cận Bình. © REUTERS/Rupak De Chowdhuri
Đăng ngày:


« Cách đây 60 năm, tướng De Gaulle từ Luân Đôn đã đưa ra lời kêu gọi nhân dân Pháp kháng chiến », sự kiện lịch sử này được Le Figaro đưa lên trang nhất hôm nay 18/06/2020. Cũng với ảnh bìa tướng De Gaulle, La Croix chạy tựa « Một ngày 18 tháng Sáu năm xưa ». 

Le Monde quan tâm đến vấn đề « Thương mại : Châu Âu tự vệ trước Trung Quốc ». Les Echos phấn khởi trước « Kinh tế Pháp rốt cuộc đã ra khỏi giấc ngủ » : GDP giảm ít hơn quý I, tiêu dùng tiếp tục tăng. Hồ sơ của Libération dành cho cuộc điều tra đặc biệt về chất perfluore (PFAS) hiện diện trong nhiều sản phẩm như chất chống dính, mỹ phẩm…tồn tại rât lâu trong môi trường và cơ thể người, với ảnh bìa là một cái chảo và hàng tựa hàm ý« đầu độc trong im lặng ».

Hoàng Nguyên Vũ - Báo điện tử lớn nhất Việt Nam sao giống “bút nô” cho Trung Quốc thế này?



Cuộc xung đột Trung - Ấn nếu đọc trên báo Việt Nam, mà cụ thể là tờ báo điện tử theo tôi là lớn nhất nước mình, tôi thấy rõ, gần như tờ báo này đổ hết mọi tội lỗi về phía Ấn Độ.

Điều đó đồng nghĩa với việc, Trung Quốc hiện lên trong các bài báo khá giống một “nạn nhân”. Các bài báo đều lồng ghép khéo léo cái dụng ý ấy cộng thêm những điều khẳng định không hề có cơ sở.

Ví dụ: “Phát hiện lều bạt lính Trung Quốc dựng tại khu vực tranh chấp ở Galwan, binh sĩ Ấn Độ kéo tới phá, khiến xung đột đẫm máu xảy ra”. “Lều dựng tại khu vực tranh chấp” cụ thể như thế nào, hình ảnh vệ tinh xác định toạ độ ở đâu? Qua bài báo, bạn sẽ dễ dàng thấy binh lính Ấn Độ gây chiến, mà cố tình lờ đi việc dựng lều của lính Trung Quốc, một trong muôn vàn hành động bành trướng ngông cuồng.

jeudi 18 juin 2020

Nguyễn Thông - Chuyện về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản (2)



Chú thích của tác giả: Miền Bắc năm 1967, tức đã trải qua 13 năm từ khi bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội (1954). Những em bé trong ảnh chính là hình ảnh thế hệ tuổi thơ tôi. Nguồn ảnh: Lee Lookwood

Người cộng sản là những họa sĩ tài ba. Họ rất giỏi vẽ những bức tranh tưởng tượng lãng mạn đầy màu sắc sặc sỡ, rực rỡ, thoát ly hẳn hiện thực, những điều không có thực. Họ coi lãng mạn là phẩm chất không thể thiếu trong tư duy của người làm cách mạng. Tuy nhiên, phải là lãng mạn cách mạng. 

Ngay trong văn học, hồi những năm 50 – 70 ở miền Bắc, thậm chí tới tận bây giờ, họ chia văn chương ra thành từng dòng: cách mạng, hiện thực, lãng mạn. Nếu chỉ lãng mạn thì họ ghét cay ghét đắng, gọi đó là thứ sản phẩm đồi trụy, không tưởng, sướt mướt… của đầu óc tiểu tư sản. Những Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Thế Lữ, Nguyễn Tuân… dù hay dù giỏi cũng bị vứt vào sọt rác. 

Với họ, lãng mạn cách mạng mới đúng đường lối, mới hợp quy luật phát triển xã hội, kiểu như “Phương đông màu trắng chuyển sang hồng/Bóng tối đêm tàn quét sạch không”, “Ngày mai bao lớp đời dơ/Sẽ tan như đám mây mờ đêm nay”, “Này này đế quốc biết hay chăng/Ngươi đã già nua ta trẻ măng”, v.v…Họ cứ say sưa như thế, véo von ca hát. 

Nguyễn Thông - Chuyện về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản (1)



Mới mấy hôm trước, trên báo chí tivi đài phát thanh mậu dịch ồn lên phát biểu của ông Phùng Hữu Phú. Ông này tôi biết sơ sơ, hơn tôi mấy tuổi, hồi chúng tôi nhập học khoa Văn trường Tổng hợp Hà Nội năm 1972 thì ông đã là giáo viên khoa sử kế bên. 

Thỉnh thoảng nhìn thấy anh giáo trẻ khoa Sử đi trong sân trường khu Mễ Trì, dưới gốc nhãn, đường ven hố bom ra nhà ăn. Trông cũng có nét rắn rỏi phương phi, dù khi ấy đa phần thầy cô giáo và sinh viên đều xanh xao gầy guộc. Có lần còn thấy ông chơi trong đội bóng chuyền của khoa Sử, anh Trị đen (khóa 15 Sử) bảo trình độ khoa học của anh giáo trẻ ấy cũng tương đương khả năng đánh bóng chuyền. 

Khoa Sử là nơi cung cấp cho bộ máy cai trị khá nhiều quan chức cấp cao, cỡ ủy viên trung ương có khi đếm mỏi mồm, mà ông Phú chỉ là một trong đám đông đó. Bên Văn ít hơn, nhưng lại có nhà vua hiện tại, vốn là sinh viên khóa 8. Quý hồ tinh, bất quý hồ đa, hì hì.

Nguyễn Ngọc Chu - Công hàm Indonesia và bước đi tiếp theo của Việt Nam ?



I.Sau công thư ngày 1/6/2020 của Hoa Kỳ, ngày 12/6/2020 Chính phủ Indonesia đã gửi lên Liên Hiệp Quốc một công hàm trả lời công hàm CML/46/2020 ngày 2/6/2020 của Trung Quốc. 

Công hàm của Chính phủ Indonesia đã cứng rắn tuyên bố rằng Trung Quốc không có vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa hay bất cứ quyền lịch sử nào tại quần đảo Trường Sa. Do vậy Indonesia không đàm phán với Trung quốc về lãnh hải hay bất cứ vấn đề gì liên quan đến đòi hỏi của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa.

Công hàm của Chính phủ Indonesia nêu rõ hai điểm đinh:

Trương Châu Hữu Danh - Họp Thường vụ như họp…hội đồng hương



Mấy hôm nay, dư luận xôn xao với câu chuyện ứng cử viên duy nhất được bầu vào vị trí Phó Bí thư tỉnh ủy Quảng Trị có đến 45% phiếu chống.

Xôn xao bởi lẽ, dù cấp trên đã quán triệt sâu sắc nhưng việc bỏ phiếu vẫn cho thấy bầu không khí dân chủ, khi có đến 18 cán bộ tự quyết định cho lá phiếu của mình. 

Dĩ nhiên, kết quả 45% này đã làm Bí thư tỉnh ủy Nguyễn Văn Hùng không vui. Ông đã dành ra 15 phút để nói lời bức xúc với 18 cán bộ dám chống.