samedi 16 juin 2018

Nicaragua : Chính quyền chấp nhận quốc tế điều tra về đàn áp biểu tình

Đám tang một người biểu tình phản đối chính quyền Ortega, ngày 15/06/2018, tại Tipitapa.

Tại Nicaragua, chính phủ của ông Daniel Ortega và phe đối lập hôm qua 15/06/2018 với sự trung gian hòa giải của giáo hội Công giáo, đã nối lại cuộc Đối thoại Quốc gia bị ngưng lại cách đây hơn ba tuần. Các cuộc đàm phán gay gắt diễn ra cho đến khuya hôm qua, rốt cuộc đã giúp đôi bên đạt đến thỏa thuận đầu tiên : chính quyền chấp nhận cho điều tra về việc sử dụng bạo lực đàn áp biểu tình, làm trên 170 người chết.
Thông tín viên của RFI tại châu Mỹ Latinh Patrick John Buffe cho biết thêm chi tiết :

Tin vắn 16.06.2018



Những người ủng hộ ông Lula đòi trả tự do cho cựu tổng thống, 30/05/2018.

(AFP)Cựu tổng thống Brazil, tù nhân kiêm bình luận viên bóng đá

Cựu tổng thống Luiz Inacio Lula Da Silva, bị tống giam từ hai tháng qua vì tham nhũng, từ tuần tới sẽ chính thức bắt đầu công việc bình luận viên bóng đá truyền hình trong World Cup lần này.

Ông Lula từ phòng giam viết bài gởi cho kênh truyền hình TVT ở Sau Paolo, sau đó bài bình luận sẽ được xướng ngôn viên đọc trên đài. Tin này đã được nhà đài xác nhận với hãng tin Pháp hôm qua 15/06/2018.

Mỹ : Cựu giám đốc tranh cử của Trump bị tạm giam

Ông Paul Manafort đến Tòa án Liên bang, Washington DC, 15/06/2018.

Tại Hoa Kỳ, gọng kềm đang siết lại với cuộc điều tra về nghi vấn Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Hôm qua 15/06/2018 ông Paul Manafort, cựu giám đốc chiến dịch tranh cử của Donald Trump đã bị bắt tạm giam trong khi chờ đợi ra tòa, vì tội danh gây áp lực lên nhân chứng. Cho dù các cáo buộc hiện chưa trực tiếp liên quan đến tổng thống Trump, nhưng với biện pháp này công tố viên đặc biệt Mueller hy vọng Manafort sẽ khai báo.
Từ New York, thông tín viên RFI Grégoire Pourtier tường trình :

Thủ tướng Nhật xúc tiến cuộc gặp Kim Jong Un

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe trả lời báo giới, Tokyo, 12/06/2018.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm nay 16/06/2018 kêu gọi nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un vượt lên trên những mối nghi kỵ lâu nay, và xác nhận là đang có các nỗ lực để chuẩn bị cho một cuộc họp thượng đỉnh.
Trả lời phỏng vấn trên truyền hình, ông Abe nói rằng chính phủ Nhật đã liên lạc với phía Bắc Triều Tiên « thông qua nhiều kênh khác nhau » để sắp xếp một cuộc gặp với Kim Jong Un. Theo nhật báo Sankei, khi gặp gỡ tổng thống Mỹ Donald Trump tại Singapore hôm 12/6, lãnh đạo Bình Nhưỡng cho biết sẵn sàng gặp thủ tướng Nhật.

Lưu Trọng Văn - Một bước tiến, muôn bước lùi...



Những con số mơ ước này liệu có thực chất ???
Một bước tiến là gì, của ai? 


Câu chuyện Vân Đồn theo gã tìm hiểu và phán đoán bắt đầu từ động cơ rất đúng. Đó là xây dựng một sân bay quốc tế, trước hết phục vụ khách du lịch đến Hạ Long và Vân Đồn - vùng biển đẹp nhất Việt Nam, một trong những kỳ quan thế giới.

Đúng. Đúng quá đi chứ.

Vậy thì sân bay phục vụ du lịch, khách đến thì vui chơi giải trí ra sao? Có thằng dùi mõm vào: các đồng chí chủ lò đỏ đen Las Vegas, Ma Cao nói, sẽ đầu tư sòng bài tỉ đô nếu đáp ứng về hạ tầng giao thông và có luật đặc khu bảo đảm pháp lý trăm năm.

vendredi 15 juin 2018

Việt Nam: Luật An ninh mạng "nhằm ngăn dòng chảy cuộc sống"

Kết quả bỏ phiếu Luật An ninh mạng tại Quốc Hội Việt Nam ngày 12/06/2018.

Luật An ninh mạng vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 12/06/2018 đã gây ra phản ứng mạnh mẽ trong và ngoài nước. Cư dân mạng đồng loạt thay đổi hình đại diện phản đối, Hoa Kỳ, Canada, RSF kêu gọi hủy bỏ đạo luật này. RFI Việt ngữ phỏng vấn phó giáo sư tiến sĩ Hoàng Dũng, trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh về vấn đề đang gây xôn xao dư luận.
RFI: Kính chào phó giáo sư Hoàng Dũng. Thưa ông, như ông cũng thấy, vừa qua có phong trào rầm rộ hầu như khắp nơi phản đối Luật An ninh mạng. Trên mạng có những người đã than “Hôm nay, chúng ta bước vào bóng tối”. Vì sao dân chúng, đặc biệt là trí thức, lại phản dữ dội như vậy?

PGS Hoàng Dũng: Ngay câu hỏi cũng đã cho thấy thành công của những người soạn thảo luật này. Đặt tên là Luật An ninh mạng, họ cài đặt trong đầu người đọc rằng quan tâm của luật là quyền lợi của người sử dụng, cũng như đề phòng và trừng trị trộm cướp vào nhà. 

Nicaragua tổng đình công, Hội đồng Giám mục tổ chức đối thoại

Những người xuống đường vẫy quốc kỳ trong một cuộc biểu tình chống lại chính phủ của tổng thống Daniel Ortega, dọc theo con đường ở Managua, Nicaragua, ngày 10/06/2018.

Hôm nay 14/06/2018 là ngày tổng đình công toàn quốc tại Nicaragua, theo lời kêu gọi của phe đối lập, để phản đối tổng thống Daniel Ortega đàn áp phong trào phản kháng, làm trên 150 người biểu tình bị thiệt mạng trong không đầy 2 tháng qua. Giáo hội Công giáo Nicaragua với ảnh hưởng của mình đã đề nghị hai bên nối lại đối thoại.

Liên minh Công dân vì Công lý và Dân chủ, tập hợp giới sinh viên, chủ doanh nghiệp và các đại diện của xã hội dân sự, hy vọng sẽ làm đất nước Nicaragua hoàn toàn tê liệt trong vòng 24 giờ, kể từ nửa đêm thứ Tư 13/06 theo giờ địa phương (6 giờ sáng thứ Năm 14/06 GMT), nhằm buộc tổng thống Ortega chấm dứt đàn áp đẫm máu người biểu tình.

Donald Trump chuẩn bị áp thuế lên 1.300 mặt hàng Trung Quốc

Các container hàng tại cảng container Paul W. Conley ở Boston, Massachusetts, Hoa Kỳ, ngày 09/05/2018.

Hôm nay 14/06/2018 tổng thống Mỹ tham khảo ý kiến các cố vấn về thương mại, sau đó ông có thể quyết định áp các loại thuế hải quan mới lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Từ giờ cho đến ngày mai 15/06, tổng thống Trump sẽ cung cấp một danh sách các mặt hàng Trung Quốc bị áp thuế. Reuters dẫn các nguồn tin thân cận hồ sơ này nói rằng danh sách đã được rút ngắn đôi chút và có thêm bớt, nhất là các sản phẩm công nghệ. Một quan chức khác cho biết Nhà Trắng nhắm đến 1.300 mặt hàng, có tổng trị giá 50 tỉ đô la.

World Cup 2026: Người Mỹ khá thờ ơ trước chiến thắng

Các em nhỏ cầm cờ Mỹ khi quốc ca được xướng lên trước một trận đấu tại BMO Field, một địa điểm được dùng cho Cúp bóng đá Thế giới 2026, ở Toronto, Ontario, Canada, ngày 13/06/2018.

Việc tổ chức Cúp bóng đá Thế giới 2026 đã được giao hôm qua 13/06/2018 cho ba nước Mêhicô, Canada và Hoa Kỳ. Tuy quan hệ ngoại giao và thương mại giữa ba nước này đang căng thẳng, nhưng liên minh « United » giành lợi thế khi hứa hẹn trên 10 tỉ đô la. Tại Hoa Kỳ, cho dù tổng thống Donald Trump hoan nghênh chiến thắng, nhưng thông tin này không được báo chí đưa lên trang nhất, và người dân cũng không mấy hồ hởi. 

Thông tín viên RFI tại New York Grégoire Pourtier cho biết thêm chi tiết:

Bạo lực ở Gaza: Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc lên án Israel

Người Palestine bỏ chạy sau khi quân đội Israel pháo kích khu vực biên giới giữa dải Gaza và Israël, vào « Ngày Jérusalem » 08/06/2018.

Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 13/06/2018 đã thông qua một nghị quyết lên án Israel về các vụ bạo động tại dải Gaza từ tháng Ba, đã làm trên 120 người chết và hàng ngàn người bị thương. Phía Mỹ cố đưa vào một đoạn quy toàn bộ trách nhiệm cho Hamas, nhưng đã bị các thành viên khác bác bỏ.
Cuộc bỏ phiếu ở Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tuy nhiên chỉ mang ý nghĩa tượng trưng.Từ New York, thông tín viên RFI Marie Bourreau tường trình:

Tin vắn 14.06.2018



Hai dân biểu Na Uy Christian Tybring-Gjedde và Per-Willy Amundsen.

(NRK)Hai dân biểu Na Uy đề nghị Nobel hòa bình cho Donald Trump

Kênh truyền hình công Na Uy NRK hôm nay 14/06/2018 đưa tin, hai dân biểu Per-Willy Amundsen và Christian Tybring-Gjedde của đảng cánh hữu dân túy Frp đã đề nghị giải Nobel hòa bình 2019 cho tổng thống Mỹ Donald Trump (giải năm 2018 đã khóa sổ). 

Tuy thỏa thuận mới đây với Kim Jong Un tại Singapore còn mơ hồ, nhưng hai dân biểu này cho rằng : « Giải Nobel sẽ thúc đẩy ông Trump hoàn tất những gì đã khởi đầu ». Đây có lẽ là một tin tức đáng khích lệ cho tổng thống Donald Trump, vừa tròn 72 tuổi đúng vào hôm nay.

Hội nghị Singapore: Trump đẩy Bắc Kinh ra bên lề hồ sơ Bắc Triều Tiên

Nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un bên cạnh chiếc Boeing của Air China tại Singapore.

Cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Kim hôm qua 12/06/2018 tại Singapore tất nhiên là đề tài chính của các báo Paris ra ngày hôm nay. Trang nhất báo chí Pháp đồng loạt đăng ảnh tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un với nhiều góc độ khác nhau. 
Le Monde chạy tựa « Trump-Kim, cuộc gặp lịch sử », với tấm ảnh hai ông đang bắt tay nhau, phía sau là những lá cờ của hai nước. La Croix chụp cận cảnh hơn, với câu hỏi « Một cuộc gặp thượng đỉnh, và sau đó thì sao ? ». Tương tự, Le Figaro đăng ảnh ông Trump và ông Kim giơ cao văn bản đã ký kết, với dòng tựa « Sau thượng đỉnh, là lúc để đặt ra những câu hỏi ». Libération nhận định « Thượng đỉnh Kim-Trump, một lịch sử mơ hồ ».

Thượng đỉnh Trump-Kim và giấc mơ thịnh vượng

Các xe tải đợi kiểm tra hàng tại cầu Hữu Nghị trên sông Áp Lục, nối Sinuiju của Bắc Triều Tiên với Đan Đông của Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 24/05/2018.

Tại vùng biên giới Trung-Triều, các công ty địa phương theo dõi sát sao những tin tức về cuộc họp thượng đỉnh giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un, hy vọng sẽ hái ra tiền sau sự kiện lịch sử này.
AFP ghi nhận nhiều nữ công nhân may miệt mài làm việc trong một xưởng vừa mới mở ở Đan Đông, đông bắc Trung Quốc. Những chiếc máy may của xưởng này đã phải ngưng hoạt động trong một thời gian dài từ hồi tháng Giêng đến nay, các nữ công nhân phải trở về quê, còn các đồng nghiệp Bắc Triều Tiên phải hồi hương do áp dụng các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.

Đầu cơ địa ốc ở biên giới Triều Tiên : May nhờ rủi chịu

Một công trình đang được xây dựng tại Sinuiju, thành phố Bắc Triều Tiên gần biên giới Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 24/05/2018 từ phía Đan Đông.

Từ khi tan băng giữa hai nước Triều Tiên, nơi nên đầu cơ không còn là khu phố sang trọng Gangnam ở Seoul. Tiền đầu tư địa ốc nay dịch chuyển về phía khu vực biên giới giữa hai miền, được vũ trang quy mô.
Nhu cầu mua nhà đất tại địa phương này và vùng nông thôn thưa dân xung quanh vùng phi quân sự (DMZ) đang tăng cao.

Kang Sung Wook, nha sĩ 37 tuổi sống tại Paju, thành phố biên giới của Hàn Quốc, đã mua tám lô đất tại vùng phi quân sự và phụ cận từ giữa tháng Ba. Trong đó có năm lô ông chưa hề đặt chân đến, mà chỉ mới xem qua hình ảnh và bản đồ vệ tinh trên Google Earth, vì khu vực bên trong vùng phi quân sự cấm công chúng vào.

jeudi 14 juin 2018

Vũ Thạch -10/6: Những bài học tuyệt vời



Sau vài ngày lấy lại sức và kiểm lại hàng ngũ, có lẽ đây là thời điểm tốt để rút tỉa kinh nghiệm từ cuộc xuống đường đầu tiên của Mùa Hạ 2018.

Trước hết, phải nói ngay mức ứng dụng nhuần nhuyễn các kỹ thuật biểu tình bất bạo động của bà con biểu tình vào ngày 9 và 10 tháng 6 vừa qua là một ngạc nhiên lớn. Vì bẵng đi từ lần biểu tình Vì Môi Trường vào tháng 5/2016 đến nay, hầu như chúng ta không có cuộc xuống đường nào đáng kể. Hai năm thao dợt, dù chỉ trong tư tưởng, đã dẫn đến những biểu hiện tuyệt vời.

(Trường hợp Bình Thuận có nhiều lý cớ đặc biệt phía sau nên cần phân tích trong một bài riêng).

A. Những điều tuyệt vời

Bùi Thanh Thảo - Ngày đi, Ngày về



Chuyện kể (khá dài) của một bạn trẻ đi biểu tình lần đầu ngày 10.06.2018.

Tôi xin kể lại hành trình từ lúc ra khỏi nhà đến khi rời khỏi trụ sở công an Phường 1 Quận 3 cho người thân và những người quan tâm được biết.

Đây là lần đầu tiên tôi bước chân xuống đường, thể hiện ý kiến cá nhân cho nhà cầm quyền và mọi người khắp nơi trên thế giới biết. Tôi không đồng ý về việc thông qua Luật Đặc khu. Không Trung Quốc, không Luật An ninh mạng (hay nói chính xác hơn là dự luật giám sát tự do ngôn luận trên mạng).

Nguyễn Tiến Tường - Tự trào cùng thế sự



"Có người nhầm đất nước, tổ quốc, dân tộc với Đảng cầm quyền. Cho nên, họ nghĩ mọi hành động phản đối Đảng là gây chia rẽ đoàn kết, là phản bội đất nước."

Khi tôi gọi những người biểu tình là dân, vài người chửi “thằng phản động”, tôi mỉm cười. Khi tôi có đôi lời với sự leo thang ở Bình Thuận, nhiều người khác chửi thằng “bút nô”, tôi cũng cười. 

“Anh đã mất đi sự khách quan, thật đáng tiếc”, một người bạn nhắn tôi trên Facebook. Tôi không biết bạn nghĩ là tôi hiện tại như thế nào? "Bút nô”, hoặc “phản động”. Tôi cười nói, khi em đọc bằng cảm xúc của mình, mọi giải thích là vô nghĩa. 

Nguyễn H.V. Hưng - Đèn treo ngược



"Đèn treo ngược" xưa nhất thế giới vẫn đang hoạt động, ở trụ sở lực lượng cứu hỏa California.
"An ninh mạng không thể là những biện pháp hạn chế nhân dân đến với những thành tựu khoa học thời đại, như Google hay Facebook. Ngày nay, chối bỏ những thành tựu của nhân loại về internet chẳng khác nào Tự Đức chối bỏ đèn điện."
 

Cuối thế kỷ 19, Phan Thanh Giản sau khi dẫn dẫn một phái bộ sang Pháp, đã trình lên vua Tự Đức một bản tấu về những tiến bộ kỹ thuật Phương Tây, trong đó ông tả ngọn đèn treo ngược (đèn điện). 

Tự Đức cho đó là chuyện hoang đường, suýt chém đầu Phan Thanh Giản vì tội “khi quân” (lừa vua). Ngày nay, trẻ chăn trâu ở những vùng hẻo lánh của Việt Nam cũng thấy đèn điện chẳng có gì lạ.

Đỗ Ngọc Thống - Bài học đắt giá



Dân Phan Rí đối đầu với cảnh sát cơ động ngày 10/06/2018.

Mấy hôm nay, sau các vụ biểu tình và đập phá ở UBND tỉnh Bình Thuận và một số nơi, rất nhiều người bị bắt giữ. Thấy các phương tiện truyền thông chính thống liên tiếp đưa tin và dẫn ra ý kiến bình luận của nhiều người về vụ việc này. 

Hầu hết cụm từ “Bài học đắt giá” được lặp đi lặp lại nhiều lần. Nhưng bài học đắt giá cho ai? Hầu hết quan chức và ý kiến chính thống đều đổi tội cho dân, rằng những người dân biểu tình và bạo loạn ấy cần coi đó là một “bài học đắt giá”.

mercredi 13 juin 2018

Dư luận dậy sóng vì tuyên bố “đưa icloud về Việt Nam”



Minh họa lấy từ FB Nguyễn Lân Thắng

Huy Đức: XIN LỖI QUỐC HỘI 

Tôi đã viết khá nhiều bài để góp ý cho quý vị nhưng sau khi nghe clip này tôi xin gửi tới Quốc hội lời xin lỗi hết sức chân thành. Tướng Võ Trọng Việt, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh - cơ quan thẩm tra Luật An Ninh Mạng - mà hiểu vấn đề như thế này thì làm sao những ý kiến của dân còn có thể tác động tới quý vị.