Chuyện kể (khá dài) của một bạn trẻ đi biểu tình lần đầu ngày
10.06.2018.
Tôi xin kể lại hành trình từ lúc ra khỏi nhà đến khi rời khỏi trụ sở công an Phường 1 Quận 3 cho người thân và những người quan tâm được biết.
Đây là lần đầu tiên tôi bước chân xuống đường, thể hiện ý kiến cá nhân cho nhà cầm quyền và mọi người khắp nơi trên thế giới biết. Tôi không đồng ý về việc thông qua Luật Đặc khu. Không Trung Quốc, không Luật An ninh mạng (hay nói chính xác hơn là dự luật giám sát tự do ngôn luận trên mạng).
Hành trang đi biểu tình của tôi gồm có: nón che nắng, biểu ngữ, hai chai nước và vài gói bánh quy. Biểu tình ôn hòa đúng điều 25 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định (Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, hội họp, lập hội, biểu tình).
Tôi đi cùng chồng (Tín) đến siêu thị Maximark Cộng Hòa (cũ) khoảng 8h30 sáng họp mặt với em (Thy) và bạn (Thành) (còn Bảo tới sau). Sau đó bốn người đi bộ về phía công viên Hoàng Văn Thụ. Nơi đây mọi người đã tụ họp khá đông, chúng tôi cầm biểu ngữ và cứ thế cùng mọi người đi về hướng sân bay.
Bạn Bùi Thanh Thảo lúc xuất phát. |
Dọc đường các nhân viên của các cửa hàng và
khách bộ hành quay hình, vỗ tay khích lệ tinh thần chúng tôi. Trong đoàn thì
nhiều người live stream, tôi cảm thấy yên tâm vì hình ảnh của mình đã được truyền
đi, cả thế giới đều biết và đó cũng là mục đích của chúng tôi.
Mong muốn cả thế giới biết rằng người Việt Nam không muốn làm nô lệ cho Trung Quốc. Một chế độ không lắng nghe tiếng nói của người dân, cố tình đi ngược lại với mong muốn và lợi ích của người dân là một chế độ bỏ đi!
Trên đường ra sân bay, đoàn biểu tình đã đạp đổ hai rào chắn và đi được một đoạn khá xa thì có hai chiếc xe buýt chắn ngang đường, hai hàng cảnh sát cơ động (CSCĐ) ở phía trước. Hàng trước cầm khiên, hàng sau cầm dùi cui và cứ thế mà đập khiến đoàn biểu tình phải lùi về phía sau, ba người đã bị bắt. Các cô các bà, người chửi người khuyên, hy vọng cảm hóa được các anh CSCĐ mở đường. Anh bạn Thành và Thy cũng nói rất nhiều nhưng tất cả đều vô ích!
Tôi thì nghĩ đầu họ đã bị nhồi nhét quá nhiều
thứ đến nỗi không còn tiếp thu được bất kỳ thông tin gì. Họ xem dân là kẻ thù,
người có ý kiến khác biệt là phản động. Biểu tình là gây rối trật tự công cộng.
Đối tượng họ bảo vệ là Đảng, không phải người dân.
Xe phát loa tuyên truyền được đưa tới, phát ra rả lặp đi lặp lại điệp khúc : "...Có người trà trộn kích động gây rối... Có người mang vũ khí, thuốc nổ ... Mọi người đang vi phạm pháp luật... Hãy trở về nhà...". Mỗi đoạn được phát ra, mọi người lại đồng thanh hô vang "Bịa đặt", "Phản đối". Nhưng sức người làm sao chống lại với cái máy phát?
Mọi người bắt đầu nản, nhiều người đã quay đầu, không ai chịu ngồi xuống cố thủ, chúng tôi buộc phải quay về vì sợ lực lượng quá ích dễ bị đàn áp. Tôi nghĩ : "Thế là hết! Mất nước thật rồi sao? Sao dễ dàng đến thế?".
Đi về khoảng một đoạn tới Superbowl thì thấy mọi người vẫn còn rất đông, cả đoàn quyết định đi ra vòng xoay Lăng Cha Cả. Tại đây có sẵn một đoàn khác, thế là lực lượng càng đông thêm. Vòng xoay đã bị chiếm đóng, giao thông tê liệt, xe tuyên truyền cũng được đưa tới nhưng bị mắc kẹt bên ngoài, phát ra rả nhưng không ma nào nghe.
Trên cầu vượt, hàng người đứng kéo dài. Nhiều người mang cờ đỏ sao vàng ra giăng, đám đông dưới đất hô vang : "Bỏ đi, bỏ đi". Mỗi lá cờ được buông bỏ là đám đông hò hét, phấn khích. Nhiều người nói với nhau : "Chúng ta biểu tình chống chế độ thối nát này thì không thể mang cờ của nó được", "Cờ của Phúc Kiến, không phải của chúng ta!".
Sau đó mọi người hát những bài hát cổ vũ tinh
thần như "Trả lại cho dân", "Việt Nam tôi đâu",
"Triệu con tim"... Tôi dám chắc có rất nhiều bạn trẻ lần đầu tiên
được nghe những bài hát này, những bài hát chạm tới trái tim con người VN yêu
nước ngay khi giai điệu đầu tiên được cất lên. Nhưng cũng có người hát quốc ca,
VN HCM... nhưng tất cả đều bị phản đối.
Hát hò một lúc, đoàn người lại quyết định ra đường Nguyễn Văn Trỗi. Có người muốn cố thủ tại chỗ, nhưng được thuyết phục là muốn cả thành phố đều biết, để đánh động lòng yêu nước của người dân. Thế là đi!
Đoạn đường gian nan bây giờ mới thực sự bắt đầu. Tôi không nhớ nổi mình đã vượt qua bao nhiêu chốt chặn của công an, CSCĐ, trật tự, dân phòng... Tòa nhà nơi tôi làm việc ở trước mặt, nhưng đi hoài không thấy tới! Trời nắng như đổ lửa trên đầu, mồ hôi nhễ nhại, bị đánh, bị chặn nhưng sao đoàn người vẫn cứ đi?
Khát khao về một VN dân chủ, lòng tự tôn dân tộc
thật không bút mực nào có thể tả hết. Tôi đi, nếu có chết tôi cũng cam lòng. Và
tôi biết triệu triệu người VN cũng giống như tôi.
Chúng tôi đi biểu tình trong ôn hòa, không gây
rối, không đập phá. Nhưng mọi thứ bắt đầu hỗn loạn, khi có người bị đánh và bị
bắt, máu đã đổ! Đám đông nhốn nháo, đá được ném đi liên tục từ những người phẫn
nộ. Công an, CSCĐ bỏ chạy lên xe.
Có một chi tiết thật mắc cười, thành phố thì lấy
đâu ra nhiều đá như thế để ném? Các bạn quan tâm đến xã hội đều biết, nạn tham
nhũng, rút ruột công trình là điều bình thường như cân đường hộp sữa. Những miếng
gạch lót đường được người dân tháo dỡ bằng tay rất dễ dàng để "trả lại"
cho chế độ!
Chuyện xảy ra với chúng tôi bắt đầu từ việc
tách đoàn để vào tiệm tạp hóa mua thêm nước và đi vệ sinh sau hơn 7 tiếng xuống
đường. Sau đó chúng tôi đi nhanh về phía trước để nhập đoàn tại hồ Con Rùa, tới
nơi đã nghe thấy những âm thanh chói tai mà lần đầu tiên tôi được nghe.
Chúng tôi cầm biểu ngữ đứng trên vỉa hè trước
quán cà phê. Đám đông rời rạc, người đứng trên vỉa hè, người đứng trên hồ, người
đứng rải rác dưới lòng đường (sau này tôi mới biết nhóm này đã bị tách khỏi
nhóm trước do bị chặn). Âm thanh vừa dứt, một đoàn CSCĐ lên tới vài chục tiến về
nhóm người biểu tình đứng trên hồ, nhiều người bị rượt té xuống hồ.
Một nhóm CSCĐ tiến về phía chúng tôi xua đuổi,
tôi bảo "Chúng tôi có làm gì sai đâu sao các anh đuổi chúng tôi?".
Một người trong số họ trả lời : "Biểu tình phải có nơi có chỗ",
tôi hỏi : "Luật Biểu tình chưa có làm sao chúng tôi biết biểu
tình ở đâu mới đúng?". Họ bỏ đi và rượt đuổi tất cả những người còn
sót lại trong đoàn. Sau đó tất cả bọn họ đã quay lại phía chúng tôi (Tôi, chồng
tôi, Thành, Thy và Bảo) với dùi cui và khiên trong tay.
Tôi đã la lớn : "Các người ở đây
ai là người Trung Quốc? Tại sao lại sợ những người như chúng tôi?" Họ
lao vào xô ngã chúng tôi, tôi té xuống đất, những chiếc xe của quán để trên vỉa
hè cũng bị ngã đổ theo, ông xã đã ngồi xuống che cho tôi, sau đó tôi nghe tiếng
chúng nó nói "Khiêng nó lên xe".
Tôi không biết có bao nhiêu người khiêng mình
đi, trên đường bị khiên ra xe tôi đã la như một con heo sắp bị đem đi thọc huyết
"CỨU TÔI VỚI" "CỨU TÔI VỚI" "CỨU TÔI VỚI". Tụi
nó đã bóp miệng tôi, cố nhét cái khẩu trang tôi đang đeo vào họng tôi. Tôi vẫn
cố la hét không ngừng, tôi loáng thoáng thấy đám đông đứng bất động trên đường,
trong các hàng quán. Tôi bất lực như khi thấy tổ quốc lâm nguy nhưng rất nhiều
người vô cảm và thờ ơ!!!
Tôi bị quăng lên xe thua cả một con súc vật, giống
tảng thịt thì đúng hơn, chúng bạt tai, đấm đá gì đó mà tôi cũng không còn cảm
giác nữa. Tôi nhìn thấy ông xã đang bị đè đầu xuống sàn xe, một cái chân mặc đồng
phục cảnh sát, nhưng tôi không thấy mặt. Tôi nằm đó, bất động, mắt vẫn mở, bao
ý nghĩ ẩn hiện trong đầu : "Con tôi sẽ ra sao? Ngày mai tôi có đi
làm không? Sao kết cục biểu tình ôn hòa lại là thế này?"
Xe dừng lại, tôi bị kéo xuống đất và kéo lê một
đoạn trên đường. Ở phía ngoài trụ sở xe cộ vẫn lưu thông. Có người nhìn vào
nhưng họ có nghĩ tôi là người vô tội đang bị đánh đập hay không? Sau đó tụi nó
bảo tôi đứng lên và kéo tôi vào đẩy tôi ngồi xuống ghế, thì thấy chồng tôi và Bảo
bị kéo vào và đấm đá túi bụi. Miệng tụi nó không ngớt "ném đá nè, ném
đá nè" mặc dù chúng tôi không ai ném đá gì tụi nó!
Tôi bị một thằng đấm vào mặt ngay tại trụ sở
công an Phường 1 Quận 3. Chưa hết choáng váng thì đèn được bật. Các anh mặc sắc
phục công an với bảng tên đầy đủ xuất hiện bảo chồng tôi với em Bảo, đang rất sợ
hãi ôm đầu ngồi dưới đất, lên ghế ngồi. "Các anh lên ghế ngồi đi, ở đây
không ai đánh đập gì các anh đâu".
Nhóm tôi bị bắt gồm bốn người : tôi, Tín,
Bảo và cô Hiếu. Các anh công an (CA) bảo chúng tôi đưa điện thoại ra bỏ vào bao
thư, dán mép lại và viết tên mình vào. Người làm việc với tôi là anh Hùng, mới
bị đánh nên tôi chỉ khóc mà không khai gì cả : "Tôi có tội gì sao
các anh lại đánh đập, bắt đem đưa về đây rồi bảo tôi làm việc".
Khóc cũng có lợi, nó giúp tôi
có thời gian bình tĩnh và quan sát mọi thứ! Vì tôi không hợp tác làm việc nên bị
đưa lên lầu. Trên lầu có cô Hiếu đang làm việc với CA Nhân với thái độ rất hợp
tác. Có một bác lớn tuổi, tóc bạc muối tiêu, không mặc sắc phục, không biết là
ai nhưng thường chỉ đạo mấy anh CA làm việc, tôi đoán là sếp của mấy ảnh nói với
tôi: "Chị này (cô Hiếu) làm sao thì cô cứ làm như vậy".
- Mỗi người khác biệt, sao tôi có thể thấy người ta làm cái gì thì cũng làm theo?
- Thuộc bài quá he?
- Người dân hiểu biết pháp luật các anh không mừng hay sao mà bảo người ta thuộc bài.
- Tôi đang nói chuyện với lính của tôi.
- Tôi cũng đang nói chuyện với anh này (Hùng).
Tôi không khai gì cả nên phải đưa tôi xuống lại tầng trệt, ngước nhìn đồng hồ khoảng 3h30 chiều. Dưới này chồng tôi và em Bảo đang cho lời khai. Người làm việc với em Bảo là Tùng. Người làm việc với chồng tôi là Phúc.
Bảo thì hỏi gì cũng trả lời. Ngược lại chồng tôi
chỉ cung cấp những thông tin có trên giấy CMND, ngoài ra không nói gì thêm.
Phúc bảo chồng tôi viết tường trình sự việc xảy ra trong ngày, chồng tôi bảo
anh ấy không làm gì sai nên không viết, hắn bảo không viết thì ghi vào là "Không
viết" rồi ký tên nhưng chồng tôi cũng không đồng ý. Em Bảo có khai
nhưng cũng không đồng ý ký tên.
Tiếp theo Phúc tới làm việc với
Bảo trước tiên, kêu em ấy mở điện thoại và nhập password. Tôi gọi "Bảo"
và Bảo trả lời "không biết pass". Sau đó hắn nói:
- Em đi ra ngoài đó làm gì,
nhà trường đã nhắn tin sao em không nghe theo?
- Ủa anh, công nhân VN được quyền tự do đi lại bất cứ nơi đâu họ muốn, nhà trường nhắn như vậy là sai. Tại sao anh lại phổ biến thông tin sai đó cho người khác
- Ủa anh, công nhân VN được quyền tự do đi lại bất cứ nơi đâu họ muốn, nhà trường nhắn như vậy là sai. Tại sao anh lại phổ biến thông tin sai đó cho người khác
- Đó là chuyện của nhà trường,
tôi không biết.
- Anh là công an, anh phải biết luật, nhà trường đã làm sai, anh phải làm việc với nhà trường chứ không phải lại phổ biến thông tin sai đó cho người khác.
- Tôi đang nói chuyện với em này chị đừng xen vô, chúng tôi đang tâm sự với nhau.
- Tôi là dân, tôi có quyền giám sát các anh làm việc.
- Anh là công an, anh phải biết luật, nhà trường đã làm sai, anh phải làm việc với nhà trường chứ không phải lại phổ biến thông tin sai đó cho người khác.
- Tôi đang nói chuyện với em này chị đừng xen vô, chúng tôi đang tâm sự với nhau.
- Tôi là dân, tôi có quyền giám sát các anh làm việc.
Và hắn không nói gì nữa.
Sau đó hắn qua làm việc với tôi và tôi nói đây là tài sản cá nhân, thông tin cá nhân của tôi, tôi không đồng ý cho ai đụng vô. Và ông xã tôi cũng không đồng ý. Điện thoại "cùi bắp" (từ cô Hiếu dùng) của cô Hiếu thì không có password, nhưng cô không lưu tên ai trong đó. Tất cả điện thoại sau đó bị niêm phong và giữ lại, mặc dù trước đó họ cứ nhắc đi nhắc lại "tài sản của anh chị, anh chị cứ giữ đi, chúng tôi không giữ gì của anh chị".
Bản tường trình của chúng tôi, đều do các anh
CA tự viết lấy và nhờ các bác dân phòng tại đó ký tên xác nhận, bảng của tôi là
do bác Nam ký. Ngồi được một lúc lại có người đến chụp ảnh và lăn tay, tôi và
chồng không hợp tác chụp ảnh bằng cách không cầm số hiệu, họ tự cầm và tự chụp.
Tới màn lăn tay, tôi và chồng cũng không đồng ý lăn tay. Có em Bảo và cô Hiếu đồng
ý lăn.
Lúc này xuất hiện nhân vật thứ năm "cũng bị"
đưa tới "giống" chúng tôi, anh ấy cầm sổ hộ khẩu và giấy tờ gì đó,
tôi KHÔNG nghĩ ảnh giống chúng tôi (ngoại trừ họ nói như thế). Sau khi lăn tay,
ảnh không ngồi chung với chúng tôi mà được ngồi ngoài sân. Tôi còn tưởng ảnh là
người dân bình thường tới làm giấy tờ (tới khuya tôi mới biết ảnh vẫn còn ở đây
khi thấy ảnh nằm ngủ trên ghế đá). Tầm 6h, ba anh em chúng tôi bị tách riêng
ra. Tôi ở dưới đất, ông xã và Bảo được dẫn lên lầu.
Phúc làm việc với tôi, hắn biết tôi không khai gì nên đã lưu thông tin tôi trên điện thoại của hắn, rồi nhìn vào đó mà chép vào bản tường trình. Tôi đợi một lúc và hắn hỏi:
- Sao chị lại bị đưa tới đây?
- Tôi đứng trên vỉa hè, không vi phạm pháp luật, rồi rất nhiều CSCĐ tới đấm đá, quăng tôi lên xe như một con thú, vào tới đây còn đấm vào mặt tôi. Anh có biết họ là ai không?
- Tôi không biết.
- Ủa, anh là công an ở đây sao anh không biết? Anh không biết, vậy người dân bình thường như tôi sao biết được.
- Chúng tôi chỉ tiếp nhận người thôi, còn những chuyện khác chúng tôi không biết.
- Tại sao một người không có tấc sắc trong tay lại bị các anh đánh đập dã man như vậy?
- Nếu chị cầm cây sắt chị đã không phải làm việc với tôi mà với những người bên hình sự.
- Ủa cầm cây sắt cũng có tội sao anh?
- Chị cầm cây sắt ra đó làm gì?
- Tôi nói là tay không tấc sắt.
- Tôi đứng trên vỉa hè, không vi phạm pháp luật, rồi rất nhiều CSCĐ tới đấm đá, quăng tôi lên xe như một con thú, vào tới đây còn đấm vào mặt tôi. Anh có biết họ là ai không?
- Tôi không biết.
- Ủa, anh là công an ở đây sao anh không biết? Anh không biết, vậy người dân bình thường như tôi sao biết được.
- Chúng tôi chỉ tiếp nhận người thôi, còn những chuyện khác chúng tôi không biết.
- Tại sao một người không có tấc sắc trong tay lại bị các anh đánh đập dã man như vậy?
- Nếu chị cầm cây sắt chị đã không phải làm việc với tôi mà với những người bên hình sự.
- Ủa cầm cây sắt cũng có tội sao anh?
- Chị cầm cây sắt ra đó làm gì?
- Tôi nói là tay không tấc sắt.
Ông đầu bạc lúc chiều giờ đã mặc sắc phục có gắn bảng tên, nhưng tôi không đọc được vì bị cận, và mắt thì bị đánh tụ máu nên thị lực càng kém hơn, ống nói "Tay không tấc sắt, chứ không phải cây sắt anh ơi".
Tôi nói:
- Cây sắt hay cây dao gì cũng
không nguy hiểm nếu chúng ta sử dụng đúng mục đích. Cây dao dùng để sắc đồ ăn,
rau, trái cây... thì có gì (nguy hiểm) đâu.
- Chị cầm con dao ở nhà thì được, nhưng chị cầm ra đường thì khác. Ra đường chị mang theo dao để làm gì?
- Mang dao ra đường là có tội hả anh? Tôi ra chợ mua con dao, tôi đang ở ngoài đường với con dao là tôi có tội?
- Thôi, bây giờ chị không làm việc với tôi đúng không?
- Các anh muốn người dân về làm việc, các anh phải có giấy mời, người dân đồng ý thì họ mới tới làm việc. Đằng này các anh đánh đập, cưỡng chế người khác về đây, tôi không đồng ý làm việc với các anh.
- Chị không đồng ý, thì tôi ghi vào đây là không đồng ý, đơn giản chỉ có vậy thôi à.
- Chị cầm con dao ở nhà thì được, nhưng chị cầm ra đường thì khác. Ra đường chị mang theo dao để làm gì?
- Mang dao ra đường là có tội hả anh? Tôi ra chợ mua con dao, tôi đang ở ngoài đường với con dao là tôi có tội?
- Thôi, bây giờ chị không làm việc với tôi đúng không?
- Các anh muốn người dân về làm việc, các anh phải có giấy mời, người dân đồng ý thì họ mới tới làm việc. Đằng này các anh đánh đập, cưỡng chế người khác về đây, tôi không đồng ý làm việc với các anh.
- Chị không đồng ý, thì tôi ghi vào đây là không đồng ý, đơn giản chỉ có vậy thôi à.
Họ đã mời tôi về đây sai pháp luật một cách nghiêm trọng, nếu tôi đồng ý làm việc với họ chẳng khác nào tôi chấp nhận cách họ đối xử với mình như thế?
Tôi "làm việc" rất nhanh, sau đó ông xã đi xuống, Bảo phải khá lâu sau mới xuống. Nhưng tất cả đều không ký gì cả. Từ đầu đến cuối chỉ có cô Hiếu là làm việc rất hợp tác, kêu gì cũng làm. Nhưng cô xin về thì không được, câu cô thường nói : "Hỏi đường cũng có tội sao anh?"
Chúng tôi không ăn gì ở chỗ của họ, nước chúng tôi mang theo chỉ cầm cự được khoảng 15 tiếng thì phải uống nước của họ. Bạn có bao giờ ăn sáng, trưa, chiều chỉ với một, hai cái bánh quy bé tí? Cô Hiếu không ăn gì suốt 27 tiếng, cô có uống một ly café đen và một ly café sữa sáng hôm sau.
Tôi biết chúng tôi sẽ bị giam rất lâu, nhưng bạn có bao giờ nghe câu "Một ngày ở tù bằng nghìn thu ở ngoài" chưa? Trải qua rồi thì mới thấm thía câu ấy.
Tôi hỏi ông xã và Bảo có hối hận không? Câu trả lời là KHÔNG, chúng tôi không thấy hối hận. Những việc chúng tôi làm không là gì cả, nhưng nó sẽ góp phần cho mọi người thấy chế độ này thối nát ra sao. Chúng ta không thể để con cháu sống trong một xã hội bị cai trị bởi những người như thế được. Thế hệ của chúng ta, Trách nhiệm của chúng ta đừng đẩy vào con cháu. Hôm nay chúng ta bị đánh để ngày mai con cháu chúng ta được SỐNG.
Đêm đó chúng tôi "ngủ" trên ghế. Hàng ghế như trong bệnh viện, lồi lõm không sao nằm và ngủ được. Họ còn bảo chúng tôi nằm dưới đất, nhưng không ai đồng ý. Tivi được mở với âm thanh tối đa đến 4h, 5h sáng mới tắt. Họ phải trực suốt đêm để canh chúng tôi.
Trước đó tôi được nghe kể, CA thường kêu người
ta dậy làm việc lúc 3h sáng, khi đầu óc còn mơ mơ màng màng chưa tỉnh ngủ, để dễ
dàng trả lời các câu hỏi mà không phải suy nghĩ được nhiều. Lần này thì ngược lại,
tôi và cô Hiếu đã làm cả trụ sở phải thức giấc lúc 2h sáng vì những câu hỏi của
cô Hiếu và tôi với tên Phúc, người trực chính đêm đó : "Chừng nào
chúng tôi được về?" "Bây giờ 2 giờ đêm rồi, định giam chúng tôi tới
chừng nào?" "Chúng tôi có tội gì?"
Hắn trả lời phải chờ bên phường xác nhận, còn
chờ đến bao giờ thì không biết, và gọi điện thoại cho những người khác dậy. Ông
đầu bạc khá bực tức, bảo chúng tôi về chỗ ngồi nhưng tôi không đồng ý, cho đến
khi ổng xài từ "giam" với tôi (từ lúc vào họ không chịu cái
câu "Tôi chỉ hỏi đường thôi sao các anh lại giam tôi?" của cô
Hiếu, họ luôn trả lời "Chúng tôi có giam gì cô đâu, cô vẫn được đi qua
đi lại mà?"). Ổng còn hăm dọa sẽ còng tay tôi nếu tôi tiếp tục nói,
tôi đã đặt hai tay lên bàn : "Các ông còng đi", nhưng
không thấy ai làm.
Một ông bụng phệ, mặc đồ ngủ đi vào từ cổng
sau, mặt khá bực tức nói với cô Hiếu "Đ.M. cái bà này từ chiều bà nói
nhiều tao đã bực mình lắm rồi!" và sấn tới cô Hiếu muốn đánh cô, nhưng
mọi người can lại. Cô Hiếu nói "Sao ông lại nói Đ.M. với người
dân?" Sau đó ông đầu bạc nói tôi bày đặt gây rối trật tự công cộng và
nói thêm gì nữa đó tôi không nhớ rõ, nhưng những điều ông ấy nói đều là vu khống
và sai luật khi cấm tôi nói. Tôi không muốn ăn bạt tai lúc nửa đêm nên đã câm
miệng.
Sáng hôm sau có anh CA Sơn, người này được nhất trong tất cả những người tôi đã gặp tại đồn CA Phường 1. Điềm tĩnh và lịch sự, nhưng cs vẫn mãi là cs. Chúng tôi đã ngoan ngoãn ngồi chờ suốt buổi sáng khi anh ấy nói "Sẽ giải quyết cho mọi người trong sáng hôm nay", điệp khúc "chờ một chút" được lặp đi lặp lại. Tôi bảo muốn gọi về cho người thân để báo tin nhưng không được. Tôi muốn được khám mắt nếu lỡ bị mù hay gì thì sao? Ảnh nói sẽ giải quyết sớm.
11h30 sáng, sau khi tôi và cô Hiếu khóc lóc đòi
bác trực ban cho gọi điện về người thân, nhưng bác ấy nói không có quyền. Sơn từ
trong phòng bước ra nói với chúng tôi chiều sẽ có người bên quận xuống làm việc
và lấy lời khai lại, nếu mọi người họp tác thì sẽ giải quyết sớm. Tôi nghĩ sự
thật chỉ có một, lấy 10 lần thì cũng chỉ có một mà thôi. 3h chiều tôi và cô Hiếu
tiếp tục hỏi, họ nói mọi người đang họp trong phòng sẽ có kết quả sớm.
3h40 hai người không mặc sắc phục bước ra, tôi
hỏi họ có phải là người bên quận hay không. Một người nói phải, một người hỏi giày
tôi đâu? Giày tôi màu gì? Tôi nói "Màu hồng" rồi sực nhớ tại
sao phải trả lời họ?
Vì phòng làm việc phủ bằng
kính nên người bên ngoài có thể nhìn vào trong, tôi thấy họ đang search gì đó
trên điện thoại, tôi nghĩ họ đang tìm video cảnh tôi đi biểu tình. Và họ tìm được
và họ ra. Họ mời tôi lên lầu làm việc, tôi nói anh không mặc đồng phục công an
và đeo bảng tên đàng hoàng tôi không làm việc với anh. Một tên ốm cao đưa ra những
lời dọanạt, một ông đầu hói mặc sắc phục nhưng không đeo bảng tên bảo :
- Tôi có quyền cho anh này được làm việc với cô.
- Tôi không làm việc với người không mặc đồng phục công an và đeo bảng tên, nếu tôi bị đánh đập hay làm gì đó trên lầu thì tôi biết kêu ai vì cả tên của người này tôi cũng không biết.
-Tôi sẽ lên làm việc chung với cô.
-Tôi sẽ làm việc với chú nhưng anh này có mặt trong phòng tôi cũng không làm việc, nếu mọi người không làm như vậy tôi sẽ im lặng ngay từ bây giờ.
Tên ốm và cao nói với tôi hắn có chứng cứ chứng minh tôi có đi biểu tình, đi dưới lòng đường (haha). Tôi bảo : "Biểu tình không có tội, Hiến pháp có quy định, người dân được quyền đi biểu tình, ai cản trở quyền đó sẽ bị phạt tù từ 1 đến 5 năm". Rồi hắn cho tôi xem những cảnh có tôi, nhưng tôi không nhìn và bảo không thấy (dĩ nhiên). Hắn bảo không ký cũng vậy thôi, hắn có bằng chứng cả rồi.
Theo tôi được biết, chữ ký mới là quan trọng nhất.
Nếu không như vậy thì làm sao có nhiều người bị bắt oan như anh Hồ Duy Hải, các
bằng chứng đều không đầy đủ và thuyết phục, nhưng vì anh ấy đã ký tên nhận tội
nên bị giam giữ oan sai hàng chục năm trời, mẹ anh phải chạy vạy khắp nơi để
kêu oan cho anh.
Không mời được tôi lên phòng làm việc, tên ốm bỏ cuộc, anh thứ hai hơi tròn, mặc áo sọc carô đỏ, nghe mọi người gọi là Phúc (không phải Phúc lúc nãy). Tới làm việc với tôi, tôi ngồi giữa ông xã và em Bảo. Bằng nghiệp vụ hắn buộc tôi mở miệng vài câu, nhưng sau đó đành bất lực với tôi. Hắn từ cười vui vẻ (có gì vui đâu mà cười), đến lúc nghiêm nghị và hăm dọa sẽ tách ba người chúng tôi ra nếu nói chuyện với nhau.
Tôi đã nói với hắn một câu : "Em
tôn trọng anh, nên em mới nói với anh: em chỉ làm việc với người mặc đồng phục
có đeo bảng tên, nếu anh làm được điều đó, anh hỏi câu nào em trả lời được thì
em sẽ trả lời. Nếu không em sẽ im lặng không nói gì cả". Khoảng 30
phút sau, hắn buộc phải lấy điện thoại ra bấm. Theo sát hắn có tên Mạnh. Tên
này người thấp, khuôn mặt hiền nhìn khá quen, không mặc đồng phục nên không biết
làm chức gì trong đó. Tôi đã thấy hắn từ lúc vào tới giờ, vì hắn cứ quanh quẩn
chỗ chúng tôi làm việc.
Tôi đoán hắn có thể là những tên hay trà trộn vào
đoàn biểu tình. Khuôn mặt hiền lành nhưng những câu nói hắn nói với tôi, tôi sẽ
không bao giờ quên được : "Mới bị có một bên mặt thôi, vẫn còn thấy
đường, cho nó bị bên kia nữa mới vừa". Tôi thấy một con quỷ đang ở trước
mặt mình chứ không phải con người. Chính nó chắc chắn là một trong những người
chứng kiến cảnh tôi bị đánh, cả đồn công an Phường 1 Quận 3 đều thấy, vì hôm đó
cả tổ phải trực 100% quân số, trên xe chở tôi về đây cũng có người mặc sắc phục
CA. Đúng là quỷ đội lốt người.
Khoảng 5h35 tôi nghe tiếng than "Chẳng lẽ phải ở lại trực nữa sao?" "Một ngày cho tôi trực 3 ca cũng được, nhưng đừng có ca nào như ca này".
Khoảng 6h xung quanh tôi chỉ toàn những người mặc thường phục, duy còn có anh Sơn là mặc đồ CA. Bọn họ kêu người thứ năm vào (tôi nghĩ là cò mồi) "Ai làm tốt sẽ được về sớm, anh về trước đi" sau đó đến cô Hiếu, em Bảo thì bị cho ra ghế trước ngồi. Họ bảo tôi với chồng xuống đất ngồi, họ kéo ghế qua một bên.
Tôi nghĩ chắc mình sẽ bị tra tấn tiếp đây, tôi
vừa nói vừa khóc : "Các anh đừng làm như vậy, đây là đồn CA
mà", thoáng thấy anh Sơn nhìn tôi nhăn nhó, tên Hùng nói lớn "LUẬT
LÀ CỦA TỤI TAO". Ông xã bị lôi lên trước. Tôi nghe như có xô xát trên
lầu. Tôi nằm dài dưới đất, khóc than cho đời mình, cho chế độ thối nát sao vẫn
tiếp tục đè đầu cưỡi cổ dân tộc của tôi.
Ông xã xuống. Tôi mém bị đánh mấy lần, nhưng có
người cản vì chắc khuôn mặt tôi đã thê thảm lắm rồi. Tôi tiếp tục bị tụi nó
rinh như một con heo. Tôi không làm bất cứ cái gì để thể hiện sự vùng vẫy, tôi
là một món đồ vật vô tri vô giác, một thứ đồ vật biết khóc. Trên lầu chúng lăn
tay tôi, tôi nhìn xung quanh không có ai mặc đồng phục ngoài một bác dân phòng.
Bác cũng là người rửa tay và dắt tôi xuống. Bác phục vụ cho chế độ này làm gì?
Hãy để phúc lại cho con cháu, tôi nghĩ thầm.
Tôi được hầu hết mọi người tiễn ra cửa, nhìn lại
lần cuối nơi mình đã bị giam giữ suốt 27 tiếng qua. Tấm bảng treo dòng chữ "VÌ
DÂN PHỤC VỤ" to đùng, cảm thấy đời chưa bao giờ thật đến thế. Ra đến cổng
thấy em Bảo đã đứng ngoài cổng, Phúc cầm ba cái điện thoại cũng đứng bên ngoài.
Tôi quay vào : "Tôi đã đưa điện thoại trong đây thì khi nhận cũng
phải nhận trong đây" (tôi đã quên giấy CMND, ông xã thì bị tụi nó
quăng áo khoác có bằng lái xe và cà vẹt xe trong đó), họ phải gọi tên Phúc vào :
"Đưa điện thoại cho bả đi, bả diễn quá". Trước khi tôi đi họ
còn nói "Đừng để tao thấy mặt mày nữa nhe". Tôi nghĩ TÔI CÒN
CÓ SỰ CHỌN LỰA HAY SAO?
Ngày lịch sử 10.06.2018
P/s: Rất
cám ơn luật sư Luân Lê, chị
Phạm Đoan Trang (tác giả sách Chính Trị
Bình Dân), luật sư Võ An Đôn. Chính nhờ đọc nhiều bài viết của các anh chị
đã giúp em có những kiến thức luật pháp cơ bản, cách làm việc với lực lượng bảo
vệ chế độ.Khi bạn đã đối diện với Quỷ thì bạn còn sợ gì nữa?
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.