Minh họa lấy từ FB Nguyễn Lân Thắng |
Huy Đức: XIN LỖI QUỐC HỘI
Tôi đã viết khá nhiều bài để góp ý cho quý vị nhưng
sau khi nghe clip này tôi xin gửi tới Quốc hội lời xin lỗi hết sức chân thành.
Tướng Võ Trọng Việt, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh - cơ quan thẩm tra
Luật An Ninh Mạng - mà hiểu vấn đề như thế này thì làm sao những ý kiến của dân
còn có thể tác động tới quý vị.
Một đoạn cờ líp vừa được tung ra đã hé lộ bí mật cuốc
da: Anh Phê-tê-bốc sẽ di dời điện toán đám mây ảo về Việt Nam.
Trong một diễn biến lan quyên, tôi lại muốn hô to khẩu
hiệu: Đan mạch! (P/s: Vì nội dung clip mang tính mật mã nên nhiều
người không hiểu, tôi xin tạm dịch: Facebook thì anh ý đọc là Phê tê bốc; còn
icloud thì anh ý bắt mang về VN đặt. Ha ha!)
Nguyễn Lân Thắng: CỤC KÉO MÂY
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định thành lập Cục Kéo
mây, trực thuộc bộ Thông tin Truyền thông. Nay thông báo rộng rãi để tuyển chọn
các ứng viên vào làm việc. Điều kiện tuyển dụng: thanh niên to khỏe, đã tốt
nghiệp loại giỏi qua khóa bê vác kéo người ở Bờ Hồ. Nay kính báo.
Nguyễn Hồng Hải: SAI KHIẾN CẢ ĐÁM MÂY
Có người vừa inbox hỏi: “Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội” là chức vụ gì mà có
thể sai khiến cả đám... mây”.
Tôi chỉ có thể trả lời là một chức vụ tương đương hàm
bộ trưởng trong chính phủ. Nó to còn hơn ông Địa chứ ko đùa!
Nguyễn Tiến Tường: BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU
Tửng phản đối việc kéo các đám mây Gu Gờ, Pha Tê Bốc
về VN.
Vì hành vi này có thể gây biến đổi khí hậu!
Ngô Nguyệt Hữu : THIỀN
SƯ VÀ MÂY
“Thưa Thiền sư,
làm cách nào để kéo một đám mây?”, chàng trai hỏi.
Thiền sư rút từ trong túi ra một cái hộp quẹt diêm.
“Lại hỏa thiêu ạ?”, chàng trai hốt hoảng.
“Không, ta cần hút cỏ, high lên kéo trời sập xuống ta
còn làm được huống hồ là mây”, Thiền
sư từ tốn.
Nguyễn Xuân Hưng: KHIÊNG ĐÁM MÂY ẢO
Một videoclip đang lưu truyền trên mạng, trong đó một quan chức Ủy ban An ninh Quốc phòng của Quốc hội, cơ quan thẩm định Luật An ninh mạng nói rằng, Phê xê bốc và Gu gồ phải mang đám mây ảo về đặt ở Việt Nam.
Có lẽ những quan chức như thế khoái Luật An ninh mạng nhất ở cái điều phải chặn việc lan truyền bài diễn văn bất hủ đó, coi chia sẻ clip đó là bôi nhọ chính quyền. Tôi xem cái clip đó, choáng váng vì cán bộ cầm chịch Luật An ninh mạng lại như vậy, thì nghe ai nói gì được nữa. Nhân vật đó tự bôi nhọ chính quyền.
Thực ra, việc Luật An ninh mạng dù có thông qua, giới chơi mạng xã hội ít bị ảnh hưởng, trước thế nào giờ vẫn thế thôi. Sự ảnh hưởng tác động đến lĩnh vực khác, bao trùm. Đó là chối bỏ hệ thống mạng thế giới hiện nay không có Trung Quốc, vô hình trung ghép nối với hệ thống mạng của Trung Quốc.
Làm đặc khu, ai cũng nhìn
thấy nhà đầu tư khác khó vào, nhà đầu tư Trung Quốc dễ vào. Quy định của Luật
an ninh mạng, các "fe ce bôc" gu gồ sẽ không khiêng đám mây ảo của họ
đến Việt Nam được, nhưng người Trung Quốc thì có sẵn ... đám mây ảo vào Việt Nam, sẵn sàng đặt máy chủ ở Việt Nam. Không nhiều người nhìn thấy cái đặc khu ảo ấy.
Người Trung Quốc hiện nay không dùng mạng của thế giới, Facebook, Google, Amazon, YouTube, Yahoo không có ở Trung Quốc. Tương tự như thế, từng loại Trung Quốc có cái riêng của họ. Một đại biểu của họ đã đến Việt Nam, Jack Ma, ước mơ người Việt sẽ dùng phần mềm thanh toán của anh ta. Giờ thì có thể anh ta đang khoái chí, mơ ước đã sắp thành sự thật.
Với Luật An ninh mạng tôi sợ
không gian mạng của Việt Nam trở thành đặc khu cho họ. Ai phản đối tôi có lý lẽ đi, để tôi yên tâm
tin tưởng Quốc hội nước ta.
Nguyễn Thông: CỜ LỜ MỜ VỜ
Ông trung tướng Võ Trọng Việt là Chủ nhiệm Ủy ban Quốc
phòng và An ninh của Quốc hội, tương đương hàm bộ trưởng trong chính phủ. Ủy
ban này có tầm quan trọng quyết định việc thông qua
hay không thông qua Luật An ninh mạng, một luật đòi hỏi người chuẩn y nó phải
có hiểu biết kỹ lưỡng, sâu sắc, trình độ cao, nắm rất vững về công nghệ thông
tin...
Nhưng những gì ông Việt trình bày trước Quốc hội thì chỉ có thể nói rằng hiểu biết của ông ấy về an ninh mạng, công nghệ thông tin chưa đạt trình độ i tờ, không bằng một đứa trẻ trâu.
Và lạ ở chỗ gần 500 con người ngồi dưới nghe ông ta trẻ trâu như thế không dám hó hé điều gì, cuối cùng 86,86% "đại biểu" đều nhất trí thông qua. Tất cả đều dạng cờ lờ mờ vờ, gu gồ chấm tiên lãng dắt díu nhau đi sang Trung Quốc khiêng điện toán đám mây về.
Hóa ra Luật An ninh mạng được quyết định và ban hành bởi những con người như vậy.
Không chỉ luật này, các luật khác có lẽ cũng tình trạng trẻ trâu thế thôi.
Lại nhớ câu thơ của thi sĩ thần đồng Trần Đăng Khoa mà cải biên lại rằng: "Ngồi buồn cởi cúc xem chim/Hơn coi Quốc hội lim dim gật gù".
Phạm Đoan Trang: LÀM NHỤC CÔNG DÂN BẰNG SỰ NGU DỐT CÓ
CHỦ Ý VÀ DO TẬP LUYỆN
Để Luật An ninh mạng được thông qua tốt đẹp, nhà nước
công an trị đã huy động tới gần 500 con rối vào vai
“đại biểu của dân”. Trong đó, ngay cả
những con rối to đầu nhất, một trong những nhân vật cầm đầu vở diễn - tướng Võ
Trọng Việt - còn phát âm Facebook thành “pha-ke-bóc”.
Lại nhớ hồi tháng 3/2016, tại phiên sơ thẩm xử blogger
Ba Sàm và cộng sự Minh Thúy, Bộ Công an cho dùng một hội đồng xét xử với ngài
thẩm phán Nguyễn Văn Phổ và hai hội thẩm viên già nua, đều là những người mù
tịt về công nghệ thong tin, về Internet, về blog và mạng xã hội...
Hội đồng thậm chí còn phát âm sai những từ mà ngay cả
đứa trẻ cũng có thể đọc được, ví dụ gmail được các thánh đọc thành “gờ mai”. Còn từ “wordpress” với Hội đồng thì quả là một thử thách.
Một nhân viên an ninh của Bộ Công an, Thiếu tá Nguyễn
Thị Yến, cười hi hi cho biết, cơ quan an ninh đã đến gặp và “làm việc” kỹ với ông Nguyễn Văn Phổ -
thẩm phán, chủ tọa phiên tòa. “Ông ấy kêu
‘tôi chả biết mạng mẽo gì đâu, chả dùng Facebook, chả bao giờ lên mạng’. Thế càng
tốt, đỡ rác tai” - Yến bảo.
Xử một người như Nguyễn Hữu Vinh, một blogger đi tiên
phong trong việc dùng mạng Internet để khai dân trí, mà lại dùng những thẩm
phán không sử dụng mạng và không biết đọc từ “wordpress”, không đọc nổi cả từ “gmail”.
Bấm nút thông qua một đạo luật ảnh hưởng tới hàng chục
triệu người dùng Internet, ít nhất 40 triệu người dùng Facebook ở Việt Nam, là
những kẻ không bao giờ dám vào mạng, nghĩ về mạng như một thế giới “hết sức phức tạp và nguy hiểm”, và gọi
Facebook là pha-ke-bóc.
Dùng kẻ ngu để vô hiệu hóa, tầm thường hóa tri thức,
làm nhục trí thức và mọi tiếng nói phản biện; đồng thời để dễ bề sai khiến,
giật dây trong việc hoạch định chính sách - đó là chiến thuật mà chính quyền
công an trị vẫn sử dụng suốt nửa thế kỷ nay. Chúng ta vẫn còn nhớ Chuyện kể năm 2000, trong đó, nhân viên
công an hỏi cung một nhà văn về tác phẩm của ông ta, đã hí hoáy viết: “CON RẾ trong căn buồng ông thuyền trưởng”.
Nhà văn rầu rĩ: “Tao
thật sự chán ngán. Lấy cung một người viết văn mà những chữ bình thường nhất
cũng viết sai chính tả”.
Thế gọi là làm nhục công dân bằng sự ngu dốt (có chủ ý
và do tập luyện) đó.
___
Ngày hôm qua (12/06/2018), sau khi Quốc hội bù nhìn
diễn xong vở kịch nhan đề “bấm nút thông
qua luật An ninh mạng”, tôi có viết rằng tôi sẽ “không thay đổi gì cả” sau việc này. Nghĩa là sẽ tiếp tục đả kích
không khoan nhượng cái đảng độc tài đang cầm quyền, và những kẻ đang cắm đầu
cúi mặt bảo vệ cho nó.
Hôm nay, tôi thấy tôi viết vậy là sai, phải sửa lại:
Tôi sẽ còn đả kích dữ dội hơn, cũng như nguyền rủa và làm đủ cách để vạch mặt
cái đảng độc tài đang cầm quyền, cùng những kẻ đang cắm đầu cúi mặt phục vụ nó,
bảo vệ nó.
Ngu dốt không có tội, nhưng ngu dốt cộng với tàn bạo,
đểu giả, bán nước thì là trọng tội. Đối với những kẻ như vậy, không chửi, không
nguyền rủa nó phí đi.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.