mercredi 6 novembre 2024

Lê Học Lãnh Vân - Lan man về câu nói của tiến sĩ Bùi Trân Phượng

Trong chương trình Diễn giả Phan Đăng, tiến sĩ Bùi Trân Phượng cho biết:

“Cái xã hội mà mình đã sống qua trước 75 là một xã hội mà mình đã không đồng tình với nó về nhiều mặt rất cơ bản. Mình là người đã tham gia cuộc đấu tranh chống lại xã hội đó, chính quyền đó. Nhưng mà, đứng về mặt học hành thì cái môi trường xã hội đó nó vẫn tốt hơn cho việc học của mình gấp triệu lần so với cái môi trường mà mình chứng kiến từ năm 75 đến nay”.

Câu nói đó gợi nhiều điều trong ký ức và suy nghĩ.

1) Trước năm 1975 tôi chỉ đi học: tiểu học, trung học rồi đại học. Nhận được sự giáo dục khai phóng trong một chế độ tự do, tôi có nhiều suy nghĩ về xã hội mình sống. Và cũng nhiều lần trình bày quan điểm của mình trước lớp hay trước một tập thể. 

Lâm Bình Duy Nhiên - Bầu cử dân chủ và định hướng


Xem tấm hình này mới thấy quy luật của cuộc chơi dân chủ thật nghiệt ngã và tàn khốc, nhưng minh bạch và sòng phẳng!

Chứ bầu cử theo định hướng do đảng cộng sản dẫn dắt thì làm gì có được những cảm xúc hồi hộp, căng thẳng, vui mừng, hạnh phúc hay buồn bã và thất vọng như các nước văn minh và tiến bộ!

Một người phụ nữ da màu chỉ với hơn 100 ngày vận động tranh cử (ngắn nhất trong lịch sử nước Mỹ) đã mang lại nhiều hy vọng đổi thay.

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 06.11.2024


Tin sáng

1. Nói gì nói, giờ mỗi khi ông Tô Lâm viết gì đấy (giờ ông hay viết báo, tất nhiên bài báo của ông khác các bài báo khác, bởi nó sẽ như... chỉ thị hihi) là rất nhiều người đọc. Chả bù các bác khác, cũng viết báo, rồi in sách dày cộp, hầu như chả ai đọc dù ai cũng bảo đọc rồi, gật gù khen.

Nó khác là, các bác kia ngửa mặt lên trời tả... trời, ông Tô Lâm đã nhìn ngang, nhìn cụ thể, thẳng thắn hơn, dẫu tất nhiên là, chưa hết. Cũng điều ông Tô Lâm viết, vài năm trước anh nào viết và nói thế, là ăn đòn ngay. Nhà cháu cũng là người từng ăn đòn bởi mấy ông già vớ vẩn.

 Đây là một đoạn bài báo ông mới viết: "“Chi phí vận hành hệ thống tổ chức bộ máy lớn, làm giảm nguồn lực cho đầu tư phát triển, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Nguyễn Thông - Chống lãng phí: Có chống được không? (4)

Tiếp nữa là Hội phụ nữ. Thế tôi lại hỏi các ông các bà, đàn ông có hội riêng không mà cứ phải lập riêng hội phụ nữ. Ra cái vẻ tôn trọng phụ nữ, đề cao phụ nữ.

Cứ để bình thường thì mới thực là tôn trọng, chứ đã ưu tiên, đặc cách, chẳng qua chỉ là sự bố thí, xót xa, thương hại, mủi lòng. Mà nó cũng chả làm được trò quái gì ngoài việc lâu lâu múa may nhận tiền 8.3 hoặc 20.10.

Hãy coi xem, khi bộ giáo dục ra cái dự thảo về sinh viên bán dâm, nó dám mở mồm lên tiếng được nửa nhời, thì tôi chớ kể. Khi cô gái ở chung cư tại thành phố Thuận An tỉnh Bình Dương bị nhà chức việc phá cửa phòng vào tận nhà túm điệu đi ngoáy mũi trong cơn dịch Covid, không hề thấy hội phụ nữ lên tiếng. Cho tới lúc này, nó vẫn câm nín chả bảo vệ gì được chị em đàn bà của nó. Để chỉ tốn cơm dân nuôi. Dẹp.

Chương trình phát thanh RFI ngày 06.11.2024


 

mardi 5 novembre 2024

Phúc Lai - Về cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine ngày 05/11/2024

Thế là cái mốc 700.000 “kiện hàng 200” bọn Putox – Gerasimov này đã cán qua, đúng như chúng ta đoán với nhau là khoảng ngày bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ cái giới hạn đó sẽ bị vượt qua.

Chiều qua, lúc dựng xe để đi vào một ngôi chùa ở Thái Nguyên, tôi có dừng chân một lúc khoảng 10 phút. Đứng nghe một ông bảo vệ công trường (chùa đang sửa) nằm trong một căn lều dựng trên cái giát giường, cầm chiếc điện thoại thông minh và nghe YouTube, hết tin này đến tin khác.

Chắc 100 % ông ấy nghe tin của bọn Dư Luận Viên pro-Putox. Nga thắng như chẻ tre trên chiến trường, Ukraine sắp thua đến đít, các phòng tuyến sụp đổ hàng loạt, quân lính bỏ chạy khắp nơi. Cuối cùng ngứa mồm quá, tôi bảo: bác này, bác bấm vào chỗ “phản hồi” hay “bình luận” gì đó ở dưới, hỏi chúng nó tại sao cứ thắng như thế suốt gần 3 năm qua, mà đánh nhau mãi vẫn chưa xong?

Lê Học Lãnh Vân - Suy nghĩ trước cuộc bầu cử Mỹ năm 2024

Trong vài ngày nữa thế giới sẽ biết ai là Tổng thống Mỹ cho bốn năm tới. Cho tới bây giờ, các cuộc thăm dò chưa cho thấy “mèo nào cắn mỉu nào”, nghĩa là chưa cho người ta biết được ai có xác suất thắng cử cao hơn, Trump hay Harris.

Chắc chắn người viết bài này có cảm tình hơn với một người, nhưng bài được viết trong tâm trạng bình thản đón nhận kết quả.

Là công dân quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng của chính sách toàn cầu của Hoa Kỳ, tác giả hiểu rằng có thể có sự khác biệt chính sách ngoại giao và cách thực thi các chính sách đó giữa hai vị Trump hay Harris.

Phó Đức An - Ai thắng Pennsylvania, ai sẽ giành được thiên hạ!


Đầu tiên, xin chúc bạn Trump của lão “Mã đáo thành công”!

Rất khó để dự đoán kết quả của bất kỳ cuộc bầu cử nào ở Mỹ, đặc biệt là việc Trump bất ngờ ngoài dự tính đánh bại Hillary Clinton vào năm 2016, khiến nhiều chuyên gia trên toàn thế giới như bị tát thẳng vào mặt. Điều này đã làm cho nhiều người e ngại khi đưa ra bất kỳ dự đoán nào trong những cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tiếp theo.

Tuy nhiên, lão luôn tin rằng một chuyên gia thực thụ phải dám nêu quan điểm của mình một cách dứt khoát về những vấn đề trọng đại. Loại chuyên gia nói kiểu ba phải, cả chính diện phản diện, cả tả cả hữu, có thể không bao giờ sai, nhưng giá trị của họ rất hạn chế. Các chuyên gia thực sự phải dám đưa ra dự đoán rõ ràng của riêng mình trong đó giải thích phương pháp cũng như logic liên quan. Ngay cả khi dự đoán cuối cùng của anh ta có sai, thì anh và độc giả đối chiếu kết quả thông qua phương pháp và logic của anh ta cũng rút được một số kinh nghiệm.

Lưu Trọng Văn - Quyết định thắng thua : Tự do !

Giờ phút này nhiều người Mỹ đang hướng về bang Pennsylvania, trong đó có thành phố trung tâm Philadelphia.

Cả hai ứng viên tổng thống Mỹ đều đang có mặt ở đây để vận động những lá phiếu do dự có thể quyết định ai sẽ lên ngôi tổng thống.

Không phải tự dưng nơi đây lại mang sứ mệnh cán cân ấy. Từ lập quốc đến nay biểu tượng của Pennsylvania và Philadelphia là Tự do.

Nguyễn Văn Tuấn - Ai sẽ thắng cử?

Cuộc bầu cử đang diễn ra ở bên Mỹ, mà tôi ở Úc cũng ... hồi hộp.

Trump hay Harris sẽ thắng cử? Đó là câu hỏi ai cũng muốn có câu trả lời. Không ai có thể biết trước một cách chính xác. Chỉ có ... suy đoán thôi. Suy đoán qua dữ liệu thăm dò ý kiến (survey).

Nhưng kết quả thăm dò của báo chí (như tờ New York Time, Washington Post, CNN, MSNBC, Fox, v.v) là không tin được. Không thể tin vì tất cả họ đều thiên vị. Chủ yếu là thiên vị về cánh tả (phe Con Lừa). Chỉ có Fox là thiên vị phe cánh hữu (phe Con Voi).

Trần Thanh Cảnh - « Tối um »


Thực sự là tôi rất thích cách dùng từ này của ông Tô Lâm, để chỉ về tình cảnh mất điện của dân Cuba.

Xem phát biểu của ông Tô Lâm về chuyến đi Cuba, thấy ông nắm rất chắc tình hình của bạn: thiếu lương thực và thiếu năng lượng! Những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống con người! Nhẽ nào Cuba đang trở lại thời săn bắn hái lượm?

Những giải pháp mà ông Tô Lâm đề nghị giúp bạn, có thể nói là cũng chí tình rồi! Còn họ mà không thực thi nữa thì chắc cũng chịu.

Võ Khánh Tuyên - Nỗi buồn thế hệ

Có lẽ nhiều người biết đến bà tiến sĩ Bùi Trân Phượng, nhà quản lý giáo dục, Nhà khoa học Việt Nam, nguyên hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen. Bà được xem là tiếp nối triển khai triết lý giáo dục Nhân bản- Dân tộc- Khai phóng trước đây.

Trong một talk show cùng diễn giả Phan Đăng, bà đã cho rằng mình may mắn khi được thụ hưởng môi trường gia đình-nhà trường-xã hội mà bây giờ các bạn trẻ không có được. Đỉnh điểm là câu nói (từ 3 phút 52):

"Cái xã hội mà mình đã sống qua trước 75 là một xã hội mà mình đã không đồng tình với nó về nhiều mặt rất cơ bản.

Lâm Bình Duy Nhiên - Cái Dũng của người làm giáo dục


Từ khá lâu, nhiều người khen ngợi hay tỏ vẻ khâm phục bà Bùi Trân Phượng (nguyên hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen). Nhưng riêng cá nhân, tôi lại thấy bà là người đi hai hàng, gió chiều nào, theo chiều ấy!

Ở bà, thỉnh thoảng có vài nhận xét, được cho là cấp tiến hay mang tính phản biện về nền giáo dục nước nhà. Nhưng nó chỉ lưng chừng, úp úp mở mở và bà ta chẳng dám chỉ trích thẳng nhà nước.

Bà được cho là “nhà quản lý giáo dục giỏi” của Việt Nam và từng được đi du học tại Pháp dưới thời Việt Nam Cộng Hòa ! (À, cũng chính chế độ này cho bà học bổng và cơ hội du học tại nước ngoài).

Bùi Chí Vinh - Một tấm hình trơ trẽn


Ngy to mt tm nh

Nói rng Sài Gòn

Dân Vin Đông Hòn Ngc

Ngó vô hết hn luôn

Kéo cày quá tang thương

Đu chít khăn m qu

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 05.11.2024


Tin sáng

1. "Vụ 'quái xế' tông chết cô gái: Nhiều phụ huynh... giật mình"- Thồi muộn còn hơn không, giật mình vẫn còn... kịp. Nhưng quả là, lại phải nói thế này, không giao xe cho chúng mà cứ lẽo đẽo chở cũng chết, mà giao thì chúng lái chứ mình có lái đâu. Quả là cái nạn đưa đón con đi học cũng là một... vấn nạn (dùng từ này sai nhưng nhà cháu cố tình dùng đấy ạ, đừng ai bắt bẻ hihi).

2. "Bà Nguyễn Hải Trâm giữ chức phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Tiền Giang"- Chị này còn trẻ lắm, xinh nữa, và tươi, 49 tuổi, nguyên phó viện trưởng thường trực Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, nên gọi bà tội chị ấy, hihi. Nhà cháu mừng vì càng ngày cán bộ càng trẻ và (nhiều người) giỏi.

Cũng trẻ, "Ông Hoàng Lê Trường, 40 tuổi, là người trẻ nhất đạt chuẩn giáo sư năm nay. Ông Trường là nhà toán học, hiện công tác tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam".

Nguyễn Thông - Chống lãng phí: Có chống được không? (3)


Lãng phí cái gì? Trước hết là lãng phí ngân sách.

Ngân sách không phải từ trên giời rơi xuống, không do đảng và nhà nước đẻ ra, mà là tiền (ngân), từ mồ hôi, nước mắt, máu của nhân dân tạo thành; là tiền thuế do dân và doanh nghiệp đóng góp; tiền bán tài nguyên đất nước. Lãng phí là có tội. Tội nặng.

Chỉ có điều, các vị hô hào chống lãng phí, cần phải biến lời nói thành việc làm, thành hành vi cụ thể. Đừng có mồm nói tiết kiệm, chống lãng phí, nhưng tay phung phí, coi máu mồ hôi nước mắt nhân dân như rác như bùn.

Tạ Duy Anh - Công dân Việt nô nức đi bầu tổng thống Mỹ


Tôi khẳng định nó tự do một trăm phần trăm. Thế giới có cử ba vạn quan sát viên, cũng không thể tìm ra bất cứ dấu hiệu mất dân chủ nào.

Vì sao có hiện tượng này?

Trước hết thì ít nhất cũng thỏa cơn thèm khát suốt cả trăm năm.

Thứ hai nó hoàn toàn vô hại, vì thế cực kỳ an toàn.

Chương trình phát thanh RFI ngày 05.11.2024


 

lundi 4 novembre 2024

Phó Đức An - Mổ xẻ Chủ nghĩa Trump

Lão PP tiếp xúc con đỏ con đen với sòng bạc Donald Trump mấy chục năm trước. Đồng thời đều là dân New York có nhiều dòng tư duy giống nhau, khát vọng giống nhau nên đọc vị được Trump nghĩ gì, muốn gì?

Trong một thế giới bất ổn, theo cách nhìn nhận và chọn lựa của người New York hay một nhà thương mại thì lợi ích là trên hết. Đồng tiền sức lực bỏ ra liệu có sinh lời cho mình, hay chỉ như muối bỏ bể triền miên dai dẳng không có hồi kết, rồi nẩy sinh ra càng nhiều bất đồng mệt mỏi.

Một nước Mỹ liệu có thể lo toan cho toàn thế giới được không? Hay làm cho mình mạnh mẽ trở lại đã rồi tính chuyện trăm năm sau? Bài này mổ xẻ chủ nghĩa Trump cho các nhà hoạch định chính sách làm tham khảo, để có một định hướng ngoại giao đúng đắn nếu Trump đắc cử.

Hiệu Minh - Bầu cử Mỹ: Ai sẽ vào Nhà Trắng?


Trong vòng 24 đến 48 giờ tới, cả thế giới nín thở theo dõi cuộc bầu cử gay cấn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Đó là cuộc đối đầu giữa đương kim phó tổng thống  Kamala Harris và cựu tổng thống Donald Trump.

Vào thời điểm này (8:30 PM ngày 04/11 giờ Hà Nội) đã có 71,5 triệu cử tri Mỹ đã bầu sớm. Không thể biết ai được nhiều phiếu hơn.

Theo các thăm dò, cơ hội của hai bên ngang nhau. Nhiều người dự đoán, có thể ghế tổng thống được định đoạt bởi vài ngàn phiếu.