dimanche 30 avril 2023

Nguyễn Thông - Thành ngữ "Lầm đường lạc lối"

 

Câu thành ngữ này không phải thứ được xếp vào nhóm "thành ngữ mới" mà chắc có từ lâu lắm rồi.

Bằng chứng là trong kho dân ca vùng Nghệ Tĩnh có bài ví dặm “Giận mà thương” kể về tâm sự của chị chàng có chồng không chịu nghe lời cha mẹ và… vợ. Dám cãi vợ thì hỏng rồi. Hồi tôi còn nhỏ tí, đầu thập niên 1960 đã nghe từ cái loa kim bằng gỗ gắn trên tường phát bài này.

Mỗi tuần, đài Tiếng nói Việt Nam lại phát đôi lần chương trình “Dân ca và nhạc cổ truyền”, bữa thì chèo, bữa quan họ, hôm thì dân ca đồng bằng Bắc Bộ, dân ca Nghệ Tĩnh, hát bài chòi xứ Quảng… Nhờ cái đài rẻ tiền ấy mà chỉ ngồi ở nhà cũng biết được ối thứ.

Bùi Chí Vinh - Lời tự tình cho em

 

30 tháng Tư nóng như la

Ci trn mà cũng rn m hôi

Truyn hình ging như con chó sa

Nhng tiếng tru chưa thy luân hi

Lâm Bình Duy Nhiên - Vẫn còn đó vết thương và nỗi đau của dân tộc!

 

Năm nay, để “kỷ niệm” 48 năm sự kiện 30/04/1975, dường như nhà nước Việt Nam ít ồn ào hơn với những màn ăn mừng, ca nhạc ầm ĩ, duyệt binh rầm rộ như trong quá khứ.

Nhưng không phải vì họ đã thay đổi thái độ và cách nhìn về cuộc chiến, về sự kiện bi thương của dân tộc. Đơn giản, đó chỉ là vấn đề tổ chức, năm chẵn, năm lẻ, con số tròn trịa mà thôi. Cứ chờ sự kiện vào năm 2025 thì sẽ rõ. Sẽ hòanh tráng hơn thôi!

Dẫu ít náo nhiệt hơn nhưng trên thực tế, nhà cầm quyền lại tỏ ra hết sức tinh vi thông qua ban Tuyên giáo. Ngay từ tháng Hai, tháng Ba, trên hệ thống báo chí và nhất là truyền hình, đã có nhiều phim tài liệu, phóng sự, được cho là mang tính lịch sử, nhưng thật ra vẫn là những luận điệu tuyên truyền về ngày 30/04/1975. Vẫn là tội ác “Mỹ ngụy”, vẫn là “tay sai cho đế quốc”, vẫn là tội ác của một chế độ Việt Nam Cộng Hòa thối nát và tồi tệ…

Chương trình phát thanh RFI ngày 30.04.2023


 

samedi 29 avril 2023

Bông Lau - Còn lâu mới có hòa hợp hòa giải

 

Ở Hoa Kỳ không có nghỉ lễ ăn mừng ngày Quân đội Liên Minh miền Bắc (the Union) chiến thắng quân đội miền Nam (the Confederacy) là ngày 9 tháng Tư năm 1865. Rất ít người nhớ ngày này vì nó hỏng bị lừa bịp tuyên truyền là “ngày giải phóng” để tôn vinh kẻ chiến thắng, và đó là vết thương chung của nước Mỹ không có mấy ai muốn cổ súy.

Có một thời gian người viết làm việc ở một thành phố nhỏ miền quê ở miền Nam Hoa Kỳ. Trong lúc ăn trưa vặn radio nghe một bài hát dân ca Mỹ rất hay thì anh sếp thuộc loại “cấp tiến” Liberal thứ gộc thiên về miền Bắc nhưng lịch sự. Anh ta bước đến cười tủm tỉm đề nghị “Mày vặn nhỏ lại, bài hát này của tụi “Yankee” (người miền Bắc). Dân ở đây họ hỏng thích bài này đâu”.

Muốn hòa hợp hòa thuận sống với nhau trong cộng đồng thì phải biết khiêm cung, làm zui lòng nhau. Đừng có hách dịch nói với người thua cuộc "Chúng mày có biết bố là ai không?" là sẽ bị kỳ thị đó.

Cù Mai Công - Chiến dịch “Gió lốc” và tùy nghi di tản (2)

 

Kỳ 2 : CẬN CẢNH TẤM ẢNH LỊCH SỬ TỪ NGƯỜI TRONG CUỘC

Tối 28-04, gia đình ông Trần Văn Oanh, Bắc 54 Vĩnh Phúc, chủ tiệm phở Ngọc Hương (nhưng đã thôi bán phở, chuyển sang xay bột từ mấy năm trước) nhà mặt tiền số 497 Trương Minh Ký (nay là Lê Văn Sỹ) nhận được thông tin từ người con rể Nguyễn Hữu Dõng, đại úy phi công: chuẩn bị hành lý gọn nhẹ, nhất là giấy tờ quan trọng, trưa 29-04 sẽ có máy bay trực thăng tới đón di tản.

Nhà tiệm phở Ngọc Hương có hai vợ chồng, bảy con: một con gái cả và sáu em trai. Bà Ngọc Hương tên Nguyễn Thị Mỹ, trắng trẻo, có da có thịt khiến nhiều người tưởng lai tây. Mấy anh con trai người nào cũng đẹp như mẹ, có anh hình như tập tạ, “đô” như “con kiến càng”. Cô con cả tên Trần Thị Nương, gương mặt xinh xắn, nhìn cũng lai Tây như mẹ. Trước đó vài năm, năm 1972, khi đúng tuổi đôi mươi, cô là á hậu một cuộc thi người đẹp của báo Đông Phương. Chị Nương là vợ anh Dõng, kém anh bảy tuổi. Hai vợ chồng mới có hai con gái: Mai, một tuổi rưỡi và Loan, gần hai tháng tuổi.

Tất cả lớn nhỏ 11 người, cùng với phi công, kể cũng tạm ổn cho một chuyến trực thăng Bell UH-1 Huey (tên chính thức là UH-1 Iroquois), phiên bản UH-1H. Loại này dùng động cơ Lycoming T53-L13 với công suất 1.400 hp; được sản xuất nhiều và phổ biến trên chiến trường Miền Nam trước 1975. Nó có thể chở 10 đến 14 người.

Cù Mai Công - Chiến dịch “Gió lốc” và tùy nghi di tản (1)

 

Kỳ 1: NHỮNG TẤM ẢNH LỊCH SỬ CỦA MÁY BAY BELL UH - 1 HUEY

Ngày 28-04-1975 phi trường Tân Sơn Nhứt bị pháo kích. Chiều 28-04-1975, theo lệnh Bộ chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh, phi công Nguyễn Thành Trung dẫn đầu phi đội ba chiếc A-37 từ sân bay Thành Sơn (Phan Rang) ném bom phi trường Tân Sơn Nhứt.

Phi trường Tân Sơn Nhứt bị thiệt hại nặng, không thể hoạt động, đảo lộn kế hoạch di tản bằng các máy bay vận tải cỡ lớn C130, C141 của người Mỹ. Hơn một tuần trước, những máy bay này đã đưa hơn 55.000 đến 57.000 người Mỹ và người Việt (trong đó có hàng ngàn trẻ mồ côi Việt Nam trong Chiến dịch Không vận Trẻ em Việt Nam Babylift) di tản từ Tân Sơn Nhứt, cùng lúc hơn 70. 000 người di tản bằng đường biển.

Lúc ấy, dọc các con đường dẫn vào phi trường như Thoại Ngọc Hầu (nay là Phạm Văn Hai) trước nhà tôi, Trương Minh Ký (nay là Lê Văn Sỹ), Võ Tánh (nay là Hoàng Văn Thụ) … luôn có nhiều nhóm người, nhóm gia đình đi xe hơi, taxi, xích lô… lẫn đi bộ với hành lý nhẹ. Mẹ tôi ngạc nhiên, hỏi họ đi đâu, làm gì. Hầu như không ai trả lời, hoặc chỉ trả lời cho qua. Họ cũng đang rối bời, đang rất vội trước nhịp diễn biến quá nhanh của thời cuộc, chiến sự.

Huỳnh Duy Lộc - Những người lính Mỹ cuối cùng ngày 30 tháng 4 năm 1975

 

Dưới áp lực mạnh mẽ từ Washington, cuối cùng phái bộ Ngoại giao Mỹ tại Saigon phải thực hiện kế hoạch di tản gọi là “Chiến dịch Gió lốc” (Operation Frequent Wind hay Option IV).

Trong vòng 18 tiếng đồng hồ, một đội máy bay gồm 70 trực thăng của Hải quân Mỹ đã chở 1.000 người Mỹ và gần 6.000 người Việt ra khỏi thành phố Sài gòn đang bị vây hãm – trong đó có 2.000 người tại Đại sứ quán Mỹ.

Nhà báo Peter Arnett đã viết về những người lính Mỹ cuối cùng ở Việt Nam trong tác phẩm "Live from the Battlefield: From Vietnam to Baghdad, 35 Years in the World's War Zones":

Đỗ Trung Quân - Tháng tư, lời muộn phiền của người 68 tuổi

ta mang tui hai mươi vào rng tám năm

bốn năm nhng vùng kinh tế mi

ba năm lòng h Du Tiếng

một năm chiến trường biên gii K máu và không chc còn nước mt

tr xong món n lý lch dù không con sĩ quan 

dù không nhà đa ch

Chương trình phát thanh RFI ngày 29.04.2023


 

vendredi 28 avril 2023

Ngô Nhân Dụng - Kể từ ngày 31 tháng Tư

 

Vương Hồng Sển đã mô tả các hành động gọi là “Giải phóng.” Sau khi kể chuyện cà kê Kép Tư Út hát bài Anh Khóa đời xưa, tiếp đến chuyện bây giờ ngôi nhà Tổng Đốc Phương bị tháo gỡ bán qua Đài Loan, bỗng nhiên cụ Vương viết...

Xin nói ngay, không có ngày 31 tháng Tư trong dương lịch, được Giáo Hoàng Gregory XIII áp dụng từ ngày 24 tháng Hai năm 1582.

Nhà văn Vương Hồng Sển là người sáng tác ra câu “ngày 31 tháng Tư năm 1975,” trong hồi ký Nửa Đời Còn Lại. Cụ tự giới thiệu là người “máu Hoa pha máu Việt đã bốn đời không nói được tiếng Phước Kiến” (trang 21, Văn Nghệ, California, 1995). Cụ mang tên Hán Việt là Vương Hồng Thạnh (hay Thịnh), nhưng khi làm giấy khai sanh viết thành Sển theo cách nói tiếng Phúc Kiến.

Nguyễn Thạch - Mỗi độ tháng Tư về !

 

tháng tư.

ra ch mua bông.

mt bó cho chng mt bó cho cha.

đường bay gãy gánh sơn hà.

áo người thiếu ph vin tà đi trông.

Huy Đức - Những người lính sẽ luôn được tưởng nhớ

 

Trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến, có khá nhiều thi hài của những người lính Việt Nam Cộng Hòa được đưa về nghĩa trang nhưng chưa kịp an táng. Họ, sau đấy, đã an nghỉ bên nhau trong một khu mồ tập thể.

Không có con số cụ thể nhưng những người trông coi nghĩa trang trước 30-4-1975 nói lại là lên tới hàng trăm người.

Cho dù không mộ chí và cùng một mặt bằng, khu mộ ấy luôn ở trong tầm mắt của những cư dân sống xung quanh. Đầu thập niên 2000, một nhà đầu tư về đây... những cư dân này đã "bàn giao" cho anh. Sau khi, xác định ranh giới, khu mộ đã được xây tường bao, đắp cao lên và thường xuyên nhang khói.

Lê Xuân Nghĩa - Tiết kiệm ?

 

Chính quyền ông Putin buộc phải phát hành “công trái” để lấy tiền tiêu.

Chính phủ Nga chính thức thông qua kế hoạch “Chương trình tiết kiệm dài hạn” đối với công dân Nga để trình Duma Nga ra thành Luật, nhằm bù đắp khoản thâm thủng ngân khố hiện nay mà chính quyền Putin không thể xoay sở được.

Thông tin này được chính Bộ trưởng Tài chính Nga công bố.

Phúc Lai - Nga đang bế tắc

 

Cập nhật của TM: Đã có ít nhất 25 người chết trong đợt oanh kích của Nga vào các thành phố Ukraina sáng nay 28/04/2023.

V. Zelenskyi: Hiện trường vụ tấn công Uman, đống đổ nát vẫn đang được dọn dẹp. Đến nay đã cập nhật được 13 người thiệt mạng, hai trong số họ là hai cháu nhỏ chưa thể xác định được danh tính. Số phận của cha mẹ các cháu vẫn chưa được biết...

Lực lượng cứu hộ sẽ làm việc cho đến khi họ đảm bảo rằng không còn ai đó bị bỏ lại dưới đống đổ nát. Chúng ta chỉ có thể cùng nhau đánh bại khủng bố Nga - bằng vũ khí Ukraine nhận được. Các biện pháp trừng phạt cứng rắn nhất cần áp dụng đối với nhà nước khủng bố và bản án công bằng cho những kẻ giết người.

Chương trình phát thanh RFI ngày 28.04.2023


 

Dương Quốc Chính - Cờ xanh đỏ

 

Nhớ mang máng là mấy năm trước có người treo cờ này vào dịp này ở Sài Gòn, bị tịch thu, cấm treo. Treo cờ đỏ sao vàng thôi.

Tầm này treo cờ Chính phủ Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam mới đúng lịch sử nhưng mà nhạy cảm nha. Bởi vì chính phủ này là đa thành phần, gồm cả những người ngoài đảng cộng sản, do một ông kiến trúc sư làm chủ tịch (tương đương thủ tướng). Huỳnh Tấn Phát là ông kiến trúc sư Việt Nam  thành đạt nhất về đường chính trị, sau đó đến ông thay cây Nguyễn Thế Thảo! 

Nhưng thành viên chính phủ nói trên được nhiều người biết đến nhất có lẽ lại là Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thị Bình. Chắc tại bà tham gia hòa đàm Paris?

Nguyễn Văn Tuấn - Nhà văn và nghịch lý

 

Nhà văn Dương Thu Hương là một minh chứng cho một nghịch lý ở Việt Nam ngày nay: những tác phẩm hay và có giá trị thường xuất phát từ những người không cùng quan điểm với Nhà nước.

Tin tức về Nhà văn Dương Thu Hương được trao giải thưởng danh giá 'Cino del Duca' tràn đầy trên các hệ thống truyền thông ở nước ngoài. Nhưng ở Việt Nam, báo chí gần như im lặng về danh dự cao quý này! Tuy nhiên, tôi đoán rằng một người có cá tánh mạnh và chánh trực như Nhà văn Dương Thu Hương thì bà ... chẳng quan tâm.

Hình như những tài năng văn chương đều đứng ngoài các tổ chức của Nhà nước, thậm chí xuất phát từ những người bất đồng chánh kiến.

Nguyễn Tạo - Đâu chỉ mình Dương Thu Hương ?

 

Thưa anh Lê Học Lãnh Vân,

Nếu sách của Dương Thu Hương được phép đọc tại Việt Nam, thì những cuốn sách của Bùi Tín,  Vũ Thư Hiên,Trần Đĩnh...cũng cần được phép đọc chứ anh?

Đã 48 năm rồi, thời kỳ ngăn sông cấm chợ với những hồng vệ binh từng đi đến địa phương để ra lệnh đốt sách, cắt tóc, xén lai quần... Bây giờ kể lại cho thế hệ con cháu, chúng nó tưởng mình bịa đặt nói xấu chế độ chứ không thể tưởng tượng là cha ông chúng nó đã trải qua những tháng ngày như vậy.

jeudi 27 avril 2023

Lê Học Lãnh Vân - Dương Thu Hương và phong trào khuyến đọc sách

 

Những ngày này, nhiều người bạn quý mến của tôi lo tổ chức ngày đọc sách, hoạt động cho phong trào đọc sách… Thấy các anh chị tất bật, vác tù và hàng tổng mà cảm động!

Các anh chị, nhiều người trên dưới bảy mươi, phải xông ra xã hội vì thấy số sách một người Việt đọc trong một năm quá ít. Việc làm của các anh chị thực chất là việc làm của xã hội dân sự. Càng thương các bạn hơn khi thấy hình như xã hội dân sự ấy chưa được bộ máy chính thống ủng hộ?

Nhớ những ngày này bốn mươi tám năm xưa, khi niềm vui vì hòa bình và thống nhất còn ngất ngây, các đài phát thanh phường bỗng ra rả loan nghiêm lệnh từ cấp cao của thành phố: “Tất cả các sách vở, tài liệu in ấn trước ngày 30/04/1975 phải đem nộp cho nhà nước!”