mercredi 9 février 2022
Zero Covid : Nỗi kinh hoàng cho người ngoại quốc tại Hoa lục
Đăng ngày:
Về cuộc hội đàm giữa hai tổng thống Pháp và Nga mới đây, báo chí Paris nhắc đến những biện pháp chống Covid nghiêm ngặt mà chủ nhà đặt ra với khách. Vladimir Putin vốn luôn cảnh giác trước Covid, đòi hỏi các thành viên phái đoàn Pháp phải có bốn xét nghiệm PCR âm tính mới có thể đến Nga. Hai nguyên thủ ngồi ở hai đầu chiếc bàn dài ít nhất bốn mét, nên khó thể có những cử chỉ thân mật, các phiên dịch phải ớ phòng ngoài.
Nhưng ám ảnh về con virus của ông chủ điện Kremlin xem ra không ăn thua gì so với nỗi kinh hoàng mà những người ngoại quốc làm việc tại Hoa lục phải chịu đựng. Đến nỗi Les Echos ngày 08/02/2022 đăng tấm ảnh lớn, chạy tựa trên trang nhất và dành hẳn một trang báo khổ lớn cho bài điều tra « Zero Covid: Sự chán ngán của những người sang Trung Quốc làm việc ».
Trung Quốc làm Nga vỡ mộng trong hồ sơ Ukraina ?
Đăng ngày:
Ukraina vẫn là mối quan tâm chính của báo chí Pháp hôm nay. Le Figaro và Libération cùng dành trang nhất, bài xã luận và hồ sơ ở các trang trong cho chủ đề này. Le Figaro chạy tựa « Ukraina : Thử thách Nga của Macron », còn Libération đăng hình ảnh hai vị tổng thống ngồi ở hai đầu mút bàn, với tựa đề « Macron-Putin, đối thoại kiểu Nga ».
lundi 7 février 2022
Lưu Trọng Văn - Phản cảm !
Hình ảnh chủ tịch nước đi cày nhân lễ Tịch điền ở Hà Nam không gây ấn tượng chút nào.
Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc bản tính bình dân và xuất thân con nhà nông nghèo, lẽ ra ông xắn quần lội ruộng cầy giữa cánh đồng.
Hình ảnh ông cùng con trâu (không trang điểm son phấn như đang biểu diễn) bên cạnh những nông dân thật sự cũng đang cày giữa đồng, thì sẽ thân thiện và dễ mến biết chừng nào!
Đỗ Duy Ngọc - Lễ Tịch Điền
Lại thêm một lễ Tịch điền và Chủ tịch nước xuống ruộng cày bừa. Điều lạ năm nay -không biết là sáng tạo của ông nội nào - lại vẽ cho trâu lai hổ.
Con trâu năm nay được vẽ vằn vện như hổ, nhìn nửa trâu nửa hổ cũng thấy kỳ kỳ.
Trâu ra ngoài ruộng thì cứ là trâu đi, giả hổ làm chi vậy? Bởi có vẽ gì đi nữa nó cũng chỉ là con trâu đi cày chẳng có thêm giá trị gì khác.
Nguyễn Đình Bổn - Nếu không có Quang Trung, thiên tài về quân sự!
…Thì không có chiến thắng năm Kỷ Dậu. Và giả sử ông thất bại thì tình hình Đại Việt khi đó ra sao?
Chắc chắc Lê Chiêu Thống sẽ được nhà Thanh bảo trợ, dựng lại vương quyền dưới sự đô hộ của họ.
Và không thể loại trừ khả năng rất cao quân Thanh sẽ tiến về phương Nam, thôn tính toàn cõi Việt Nam, đặt ách cai trị như các lần Bắc thuộc khác.
Nguyễn Đình Bổn - Vua Quang Trung đánh tan bao nhiêu vạn quân Thanh?
- Tôn Sĩ Nghị lúc đầu cho biết để dựng lại nhà Lê, ông ta mang... 50 vạn quân chính quy, mỗi quân lại có 1 phu, tức đem sang nước ta... 1 triệu người, chưa kể ngựa, bò...
Thực ra ông ta nói dóc để phô trương thanh thế, chớ kinh thành Thăng Long và vùng ngoại vi khi đó nhỏ xíu, chỗ đâu mà chứa?
- Bài "Hàng binh Chiếu" của Ngô Thì Nhậm, là tài liệu được công bố ngay sau chiến thắng Kỷ Dậu, có đoạn viết: “Việc Tổng đốc Tôn Sĩ Nghị nhà các ngươi sức hèn tài mọn, không biết tự lượng, đem hai mươi chín vạn quân sang cửa quan, vượt suối trèo non, vô cớ xông vào chỗ hiểm nguy để gây binh hấn, khiến cho các ngươi, một lũ dân đen vô tội phải nằm sương gối tuyết và chết ở hòn đạn mũi tên. Đó là tội của Tổng đốc nhà các ngươi.". Như vậy ông quan này nói 29 vạn.
Đỗ Duy Ngọc - Không nghèo mà vẫn đi ăn trộm hoa !
Có loại người không vì đói mà vẫn đi ăn cướp, không vì nghèo mà vẫn đi ăn trộm.
Họ biến thành người ăn cắp vì thói quen, vì thói ích kỷ, bần tiện và bản năng lúc nào cũng muốn chiếm hữu làm của riêng.
Thói xấu này do giáo dục mà ra, do cuộc sống một thời gian khó mà có, do cái bụng hẹp hòi, bủn xỉn mà sinh.
Điều tra nguồn gốc virus: WHO yêu cầu Trung Quốc hợp tác chặt chẽ hơn
Đăng ngày:
Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde cho biết thêm chi tiết :
Gần hai năm qua không có nhà lãnh đạo ngoại quốc nào đến Bắc Kinh, và một cuộc « việt dã ngoại giao » thực sự đã diễn ra vào cuối tuần qua tại các hành lang của Đại sảnh đường Nhân Dân và Điếu Ngư Đài, nơi tiếp đón các vị khách quan trọng của chế độ.
Biển Đông : Úc đòi hỏi đồng minh cứng rắn hơn, không để Trung Quốc tự do bành trướng
Đăng ngày:
Trả lời phỏng vấn của tờ The Sydney Morning Herald, ông Dutton nói : « Nếu tiếp tục đi theo quỹ đạo đó, thì tôi nghĩ chúng ta sẽ thua trong thập niên tới. Tôi cho rằng chúng ta nên trung thực về vấn đề này ».
Bình luận trên đây được đưa ra trước khi hội nghị Bộ Tứ được tổ chức vào tháng Hai này tại Úc, với sự tham dự của ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và những người đồng cấp từ Nhật Bản, Ấn Độ. Ngoại trưởng Peter Dutton không nói cụ thể Hoa Kỳ và đồng minh sẽ có những hành động gì để răn đe Trung Quốc trên Biển Đông, nhưng khẳng định Úc sẽ có tàu ngầm nguyên tử vào năm 2038 theo thỏa thuận AUKUS.
Cuba tiếp tục khốn đốn với cấm vận của Mỹ sau 60 năm
Đăng ngày:
Lệnh cấm vận được đưa ra ngày 07/02/1962 trong bối cảnh đối đầu giữa hai nước, và đến tháng 10 cùng năm xảy ra cuộc khủng hoảng tên lửa. La Habana chưa bao giờ nhượng bộ, quyết tâm theo đuổi chủ nghĩa cộng sản « ngay trước mũi đế quốc Mỹ » - như Fidel Castro đã nói.
Và cho dù thời thế đã thay đổi, cuộc điện đàm mới đây giữa chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel và tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm củng cố « hợp tác chiến lược », nhắc nhở lại thời kỳ chiến tranh lạnh. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Serguei Riabkov không loại trừ việc đưa quân sang Cuba, nếu xung đột tăng cao với Washington trong hồ sơ Ukraina.
Quân Nga áp sát Ukraina: Kiev cố giảm nhẹ tình hình dù Mỹ báo động
Đăng ngày:
Thông tín viên RFI tại Kiev, Stéphane Siohan gởi về bài tường trình :
Chiều Chủ nhật, hàng trăm người đã rong ruổi trên các con đường của Kiev, trong cuộc « Tuần hành Đoàn Kết » do những người ngoại quốc sống tại thủ đô tổ chức, nhằm ủng hộ chủ quyền và quyền an ninh của Ukraina.
Trung Quốc: Bành Súy giải nghệ, khẳng định không bị cưỡng hiếp
Đăng ngày:
Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde tường trình :
Quần vợt không nằm trong chương trình thi đấu Thế vận hội mùa đông, nhưng tên Bành Súy được nhắc đến nhiều lần trong các cuộc họp báo bên trong « bong bóng dịch tễ », kể từ khi khai mạc Olympic.
Thái Hạo - « Tôn trọng sự khác biệt »
(Tút cuối về vụ bánh chưng)
Có ba “phe”: mạt sát, bảo vệ và bên thứ ba là các nhà đạo đức đứng trên cao, làm mẫu mực cho nhân quần và ban rải những lời vàng ngọc.
Kẻ chê bánh chưng, người khác khen bánh chưng. Tại sao chê thì cần được tôn trọng mà bênh thì lại là “trẻ con” là “độc đoán”, là hẹp hòi – tóm lại là những gì đại diện cho “sự chưa trưởng thành”?
Các “nhà đạo đức” ạ, thích thì nói quan điểm của mình, thế thôi, và tôn trọng cái nhìn của cả hai bên kia. Từ đâu mà chư vị cho mình cái quyền đứng trên đầu hai kẻ kia (thực ra chỉ đứng trên đầu kẻ bênh bánh chưng) để làm “người phán xử” đạo đức? Thói ưa nói đạo đức có lẽ là căn bệnh cần gấp gáp chữa trị, hơn cả chuyện “giải phóng bánh chưng”.
Trần Thanh Cảnh - Biểu tượng
Có rất nhiều loại biểu tượng.
Một trong những biểu tượng của văn hóa ẩm thực Pháp, là bánh mì baguette. Của ẩm thực Nhật Bản là sushi. Của ẩm thực Hàn Quốc là kim chi. Còn của Việt Nam, là phở và bánh chưng.
Không một trí thức tử tế nào của Pháp, Nhật hay Hàn Quốc lại đi phỉ báng những biểu tượng của dân tộc mình cả. Còn bọn vô loài lưu manh, dĩ nhiên không tính.
Vũ Thị Phương Anh - Như bánh chưng ngày Tết…
Tôi vốn thích văn của nhà văn PTH, một cây bút độc đáo với giọng văn rất riêng: Sắc sảo, thông minh, nhiều khi gai góc, đôi khi mỉa mai đến độ cay độc. Đặc biệt, chị luôn có những góc nhìn khác lạ, và đánh rất trúng không nhân nhượng vào những vấn đề cần phê phán.
Nhưng bài viết về bánh chưng mới đây của PTH - mà hiện đang làm dậy sóng dư luận, người khen cũng có nhưng dường như gạch đá còn nhiều hơn gấp bội - thì quả tình chính tôi, người hâm mộ tài văn chương của PTH, cũng không thích.
Tất nhiên tôi hiểu ý tứ của tác giả, vốn không nhắm đến việc đả phá bánh chưng (có lẽ đó chỉ là một cái cớ) cho bằng lên án một số tật xấu của người Việt. Dân ta có tật "sống và làm theo" những lời dạy bảo của các thế hệ trước, hoặc bắt chước đám đông "ai sao mình vậy", hoàn toàn thiếu tư duy phản biện (và tự phản biện).
Nguyễn Tấn Cứ - Đất nước xấu hổ
Vì những người đàn bà làm nên chuyện
Vì những giấc mơ của đàn ông tội nghiệpl
Vì giặc đến nhà đàn bà phải đánh
Vì có lúc sẽ sánh vai cùng thế giới
Vì đàn ông thì ngủ mê
nên chị em phải quang gánh lên đường