jeudi 4 juin 2020

Lưu Trọng Văn - Nỗi oan của ông Vũ Mão



Lâu không thấy ông vào bình luận hoặc like những bài viết của gã như mọi khi, nghĩ, ông muốn né ai đó "kiên định lập trường" chọc ngoáy ông - một lãnh đạo của đảng lại vào hùa cùng bọn "gây rối" như gã. 

Nhưng rồi cũng ngày này năm ngoái, nhạc sĩ Phó Đức Phương từ Hà Nội vào Sài Gòn bàn với gã việc lấy chữ ký của văn nghệ sĩ Sài Gòn, kiến nghị không cho Trung Quốc đầu tư và tổng thầu dự án cao tốc Bắc - Nam. 

Phó Đức Phương nói: Bản kiến nghị này được ông Vũ Mão đóng góp nhiều ý kiến quan trọng, và bày cách làm sao tác động tới chính phủ và Bộ Chính trị. Gã nghĩ ông Vũ Mão chả sợ gì sất đâu, chắc vì sức khoẻ thôi.

mercredi 3 juin 2020

Huy Đức - Vũ Mão, người đứng sau nhiều đổi mới của Quốc hội



Nhớ những lần gặp khi ông đang phải đối diện với rất nhiều chỉ trích sau lễ tang tướng Trần Độ. Đăm chiêu nhưng điềm tĩnh. Do lúc ấy chưa bàn giao xong chức Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, ông buộc phải thi hành cái phận sự “thay thế những người giấu mặt”. Đấy là một tai nạn chính trị, ông nhận lấy phần trách nhiệm của mình, “nhân vô thập toàn”. 

Làm chính trị trong một thể chế đầy sự xét nét nhưng, ông Vũ Mão như tôi biết là một người không giữ và không diễn. Ông sống hết mình kể cả cho những đam mê văn nghệ rất có hại cho con đường công danh. Có lẽ thế mà gương mặt ông cho tới tận cuối đời luôn luôn thanh thản. 

Vai trò của ông Vũ Mão chủ yếu ở hậu trường, công lao của ông, “trên” cũng ít ghi nhận mà công chúng cũng không biết mấy. 

Trần Trung Đạo - Ngọn lửa Thiên An Môn chưa tắt



Sau khi cuộc nổi dậy Thiên An Môn bị dập tắt trong lửa và máu ngày 4 tháng 6, 1989, trên tường Thiên An Môn chưa khô vết máu xuất hiện một đoạn văn ngắn sau đây: “Chúng tôi vẫn tin tưởng rằng, sẽ có một ngày khi chúng tôi có thể hát bài hát vui mừng và chiến thắng cho những người đã chết hôm qua, cho những người đang chết hôm nay, và sẽ chết ngày mai, và cho những người gặp nhau đây rồi vĩnh biệt hôm sau.”

Thời gian 31 năm trôi qua. Tinh thần Thiên An Môn tưởng đã rơi dần vào quên lãng tại Trung Cộng. Nhưng không. 

Ngày 6 tháng 2, 2020 trên mạng Weibo lại xuất hiện một câu với lời văn khác nhưng cùng mang một nỗi uất hận giống nhau: “Vô số người Trung Quốc sẽ trưởng thành sau ngày hôm nay khi họ biết bác sĩ Lý qua đời, rằng thế giới không đẹp như chúng ta hình dung. Bạn nổi giận? Nếu ai trong số chúng ta còn may mắn có cơ hội để nói lên tiếng nói của người dân trong tương lai, xin đừng quên cơn giận tối nay.”

Nguyễn Ngọc Chu - Không chi 1 xu nào nữa cho tổng thầu đường sắt Cát Linh-Hà Đông



1. Tin tổng thầu Trung Quốc đòi đến 50 triệu USD để chạy thử đường sắt Cát Linh -Hà Đông và để bàn giao, đã làm bàng hoàng tất cả những ai quan tâm đến vận mệnh đất nước. 

600 triệu người dân Trung Quốc có thu nhập tháng chỉ 1.000 tệ (3,2 triệu đồng), thế mà tổng thầu Trung Quốc xem 50 triệu USD của người Việt Nam nhẹ như vỏ hến. 50 triệu USD là 400 triệu tệ, đủ để trả lương cho 4 vạn người Trung Quốc trong 1 tháng. 

2. Thưa với Chính phủ, Thưa với Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), Thưa với Lãnh đạo Hà Nội: Không chi 1 xu nào nữa cả. Buộc tổng thầu Trung Quốc phải thực hiện đúng hợp đồng. 891,92 triệu đô la cho 13 km đường sắt Cát Linh – Hà Đông là cái giá 3 lần cắt cổ. Đúng như báo Lao Động đã gọi tên “là một khúc xương 13 km không thể nuốt”.

Quang Vĩnh - Trả lãi 980 tỉ đồng/năm để xây tượng đài hữu nghị ?

- Năm 2008, dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông được ký kết giữa Việt Nam-Trung Quốc. Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc (EPC) làm tổng thầu, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) là chủ đầu tư.

- Tổng mức đầu tư của dự án là 8.770 tỉ VNĐ (552,86 triệu USD), trong đó vốn vay ưu đãi của Trung Quốc là 419 triệu USD. 

- Ngày 10/10/2011, dự án chính thức khởi công và lộ trình về đích ban đầu ấn định vào tháng 6/2014. Từ tháng 10/2014 - 6/2015, sẽ tổ chức chạy thử và đưa vào khai thác từ ngày 30/6/2015.

* 8 LẦN THẤT HỨA?

lundi 1 juin 2020

Ngọc Vinh - Hai anh em và bài thơ phổ nhạc



Tôi kết bạn với Việt, con trai nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ. Việt không đi theo nghề nhạc của cha mà theo nghề làm báo, rồi bỏ để buôn bán bất động sản nho nhỏ sống qua ngày chờ qua đời.

Thú thật, trong gia tài nhạc của Phạm Thế Mỹ, tôi chỉ thích một bài hát duy nhất của ông là bài "Bông hồng cài áo", dù tuổi thơ tôi lớn lên trong radio thời chiến, thường xuyên nghe nhiều bài hát của ông chớ ko phải một. 

Thật ra, nếu ai yêu mẹ, có thể hiểu tại sao tôi yêu bài Bông hồng cài áo. Nhưng không chỉ tình mẹ, nhạc điệu và lời nhạc cũng rất đáng thích vì chúng gần gũi và thiết tha với tình mẫu tử.

Hoàng Hải Vân - Giỡn mặt nhân dân lâu rồi đó !



Vay vốn của Trung Quốc để làm đường sắt Cát Linh - Hà Đông : Chấp nhận chỉ định nhà thầu Trung Quốc, nhà tư vấn giám sát Trung Quốc, vật tư thiết bị mua của Trung Quốc theo giá của Trung Quốc, khiến cho giá công trình cao vọt so với đấu thầu quốc tế. Vay thương mại hay ODA cũng chẳng khác gì tín dụng đen. 

Nhà thầu đội vốn bao nhiêu, vay thêm bấy nhiêu và bỏ tiền đối ứng ra bấy nhiêu. Nhà thầu bàn giao công trình vào lúc nào, không theo ý của chủ đầu tư mà theo ý của nhà thầu. 

Kiểm toán từng chỉ ra hàng loạt những sai phạm, nhưng chẳng ai bị làm sao. Công trình dở dang vẫn nằm trơ giữa thủ đô Hà Nội, đưa cái cổ người dân vào thòng lọng bẫy nợ tín dụng đen của Trung Quốc. Thách thức lương tri, thách thức tổ tiên nòi giống, trải qua hai nhiệm kỳ Đại hội Đảng và chừng ấy nhiệm kỳ Quốc hội nhưng chẳng một ai chịu trách nhiệm.

Mạnh Quân - Đường sắt trên cao Cát Linh- Hà Đông, bẫy nợ lớn nhất của Bắc Kinh cho Việt Nam



Chẳng cần phải đến khi thằng tổng giám đốc tổng thầu dự án Đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông nó đòi thêm 50 triệu USD mới có thể bàn giao công trình. Trước đó, tôi dám khẳng định đây là cái "bẫy nợ" lớn nhất mà Bắc Kinh đã giăng ra và Việt Nam đã sa vào.

Trong các dự án dạng "bẫy nợ" theo kế hoạch Vành đai & Con đường của Tập Cận Bình, thì đây là dự án thuộc diện tồi tệ nhất mà Việt Nam lại dính phải. 

Trước đây, cùng một dự án, ở Tanzania hay gì đó, họ đã hoàn thành, đi vào hoạt động với chiều dài tuyến đường gấp đôi của Việt Nam và với số tiền bằng phân nửa (để check lại).

Lưu Trọng Văn - Sự hy sinh của Hồng Kông nào vô ích?


Ảnh một sinh viên Hồng Kông bị cảnh sát rượt đuổi ngày 12/11/2019 của Reuters được giải Pulitzer.

Việc Quốc hội cộng sản Trung Quốc bất chấp mọi phản ứng quyết liệt của Mỹ, châu Âu, Nhật và hàng triệu dân Hồng Kông, thông qua Luật An ninh Hồng Kông cho phép quân đội và công an Trung cộng được đặt trụ sở tại Hồng Kông và đàn áp bạo loạn ở đặc khu, thực sự là dấu chấm hết cho Hồng Kông với tư cách Trung tâm Tài chính hàng đầu thế giới.

Cái giá phải trả cho việc buông bỏ quyền lực tài chính và cả thương mại hàng đầu thế giới là vô cùng lớn.

Nhưng Tập và bè lũ cộng sản Trung Quốc phải chấp nhận.

Tâm Chánh - Tiếp bia anh Vũ Mão



Tường thuật nghị trường trở thành một nội dung báo chí sôi động bắt đầu từ khi anh Vũ Mão đảm nhiệm vị trí chủ nhiệm văn phòng Hội đồng Nhà nước và Quốc hội, rồi sau là chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Không chỉ tận tình, hết sức có trách nhiệm với những yêu cầu tác nghiệp của báo chí, anh đầy nhiệt thành và kiên trì tác động để sinh hoạt nghị trường được công khai. 

Lịch sử Quốc hội hẳn sẽ còn ghi nhớ những phiên làm việc của anh với anh An Duyệt, ban thời sự VTV, chuẩn bị cho tiền lệ truyền hình trực tiếp các phiên họp của Quốc hội. 

Trương Châu Hữu Danh - Hồ Duy Hải không phải là người anh Còi nhìn thấy



Anh Đinh Văn Còi năm 2008 là cảnh sát, anh lại là võ sư dạy võ cho lực lượng công an.


Anh có máu mê đá gà cựa, bóng bánh nên hắc bạch lưỡng đạo đều tỏ tường.

Giới "đặc tình" ở Long An, anh rành sáu câu. Còn mấy thanh niên mới lớn như Hải, anh không chơi thì cũng biết mặt.

Hoàng Linh - Sáu Quýt, gã giang hồ hài hước


Ảnh AP

Trong thế giới lục lâm, người đứng sau Cậu Năm không phải là sát thủ, ông trùm hay giang hồ cộm cán mà là một gã đàn ông mập ú, già chát nhưng không bao giờ biết mình đã già…(Nhưng đừng xem thường, gã cũng có tên trong Hoa Sơn luận kiếm).

Sáng hôm đó, như thường lệ, sau khi đi bộ hết khu tứ giác Nguyễn Du - Cách mạng tháng 8 - Nguyễn Thị Minh Khai - Huyền Trân Công Chúa để ngăn ngừa căn bệnh cao huyết áp, anh Ba ghé vào quán cà phê cóc trên vỉa hè Thủ Khoa Huân. Mọi người ở đây đều biết và quý mến anh vì anh gần gũi với mọi người, không quan cách như người khác…Anh than vãn với bà cụ bán cà phê là con gái anh khóc suốt đêm dỗ mãi không ngủ vì mất con chó yêu vào chiều hôm qua.

Người chạy xe ôm lớn tuổi, vốn là cận vệ của tống thống chế độ cũ, rụt rè:

- Tôi biết người có thể tìm ra con chó đi lạc cho anh Ba.

dimanche 31 mai 2020

Trịnh Hồng Thọ - Hãy dựng tượng người chết thảm này !



Đây là hình ảnh của ông Lương Hữu Phước, 55 tuổi, ngồi trên bậc thềm tòa án tỉnh Bình Phước, vào cuối buổi sáng 29/5/2020, sau khi bị Hội đồng xét xử phúc thẩm tuyên y án sơ thẩm, kết án ba năm tù giam về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”. 
Ông quay về nhà, viết lên Facebook: 
Nếu một cái chết của tôi làm thức tỉnh nền tư pháp tỉnh Bình Phước thì cũng đáng lắm chớ !
Rồi ông trở lại tòa án Bình Phước, gieo mình từ trên lầu xuống đất, chết ngay tại chỗ. 

Hoàng Hải Vân -Thân phận một con người



Tôi không đọc được toàn bộ hồ sơ vụ án nên không thể khẳng định anh Lương Hữu Phước bị xử 3 năm tù là oan hay không oan. Nhưng khi anh lấy cái chết để tự minh oan cho mình sau phiên tòa phúc thẩm, ta thấy gì ? 

Có những người có thể ngồi tù oan mười năm, hai mươi năm thậm chí ba mươi năm, vì họ tin vào lẽ phải trước sau gì cũng chiến thắng. Còn anh Phước thì nghĩ mình bị oan và không tin lẽ phải sẽ đến với anh. Và còn nữa, có rất nhiều thân phận bi thương mà chúng ta không biết, đối với những thân phận đó không cần đến 3 năm tù, mà chỉ cần 3 tháng tù thôi cũng rơi vào tuyệt lộ sống không bằng chết. Cho nên đừng nói 3 năm tù là ngắn hay là dài.

Tôi có hỏi vài luật sư bạn tôi, các bạn đều giống như tôi, không thể khẳng định anh Phước có oan hay không, vì các bạn cũng không có hồ sơ. Đó là căn cứ theo luật. Nhưng với những gì được công bố tại cuộc họp báo sau khi anh Phước chết, ta có thể mường tượng được đâu là lẽ công bằng. 

samedi 30 mai 2020

Trương Châu Hữu Danh - Vụ Hồ Duy Hải : Anh Đinh Văn Còi khai gì ?



Tại biên bản ghi lời khai ngày 15/1/2008 (BL 139, 140) anh Đinh Văn Còi khai: 

Anh Còi trình bày cho biết khoảng thời gian từ 19h đến 21h ngày 13/1/2008 anh có đến bưu điện Cầu Voi không?

Tôi Còi trình bày khoảng 15h tôi cùng với Tí ở gần nhà tôi có đi công chuyện ở Bến Lức sau đó Tí chở tôi về đi bằng xe Waveo Trung Quốc biển số tôi không nhớ (xe của Tí). Khi về đến Cầu Ván ghé vào ăn cháo vịt, ăn xong tôi nhìn đồng hồ lúc đó 19h30, tôi mới kêu Tí chạy về Long An.

Nguyễn Hồng Lam - Đánh đổi



Xe máy của anh Lương Hữu Phước bị xe người khác đâm vào, người bạn ngồi sau xe anh tử nạn. Ra tòa, anh Phước bị kết án 3 năm tù về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”. Sáng 29-5, Tòa Bình Phước xử phúc thẩm, y án.

Uất ức, buổi chiều anh Phước đã tìm đến Tòa án Bình Phước nhảy lầu tự tử. Trước đó 3h, anh đã treo panel lên trang cá nhân của mình: “Nếu một cái chết của tôi làm thức tỉnh nền tư pháp tỉnh Bình Phước thì cũng đáng lắm chớ!”

Bị tuyên án tử hình, dù đã tuyệt vọng, hầu hết tội nhân đều làm đủ mọi cách để mong được sống. Đó là khi họ chọn sự sống, kể cả phải chấp nhận nhốt toàn bộ phần đời còn lại trong ngục tối.

Đoàn Kiên Giang - Sau những bản án ở Bình Phước, người nhảy lầu, người dùng dao tự sát



Sáng 29/5, Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh Bình Phước tuyên án phúc thẩm đối với bị cáo Lương Hữu Phước (SN 1965, phường Tân Xuân, TP Đồng Xoài) y án sơ thẩm với mức án 3 năm tù về tội danh “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện...”.

Đến chiều cùng ngày ông Phước vào trụ sở TAND tỉnh Bình Phước, lên lầu 2 và nhảy xuống tự sát.

Trước đó, tại phiên tòa sơ thẩm lần thứ nhất, Hội đồng xét xử (HĐXX) tuyên phạt ông Phước 3 năm tù giam, sau đó ông kháng cáo. Lên phiên xét xử phúc thẩm, HĐXX tuyên hủy án sơ thẩm vì chưa làm rõ nhiều vấn đề, kết tội chưa có cơ sở.

Thiếu văn minh với loài vật, Trung Quốc khó bước lên hàng đại cường

Tê tê, món ăn mà người Trung Quốc cho là bổ dưỡng, được buôn lậu từ Miến Điện.
Đăng ngày:


Như vậy những động vật nào có thể bị ăn thịt?Một danh sách năm 2014 kê ra 159 loài sống trên cạn thuộc 7 hạng, trong đó phổ biến là heo, bò, cừu, gà vịt… có cả nai, nhưng không có bồ câu và chim cút ! Danh sách này cần phải điều chỉnh lại vì gồm cả những động vật hiếm phải bảo vệ. Còn đối với động vật sống dưới nước, đa số vật nuôi đều được phép ăn thịt kể cả cá sấu và cá tầm.

Trong khi những người nuôi thú hoang để giết thịt bán đấu tranh cho một « danh sách trắng », thì giới bảo vệ động vật tung ra chiến dịch vì một « danh sách đen » những loài vật không nên ăn thịt, còn Liên minh Trung Quốc bảo vệ các loài thú họ Mèo (CFCA) lập ra « danh sách đỏ ». Trong danh sách đỏ này có cả những loại thường được tiêu thụ trong các nhà hàng như cá chuột mũi dài để ăn lẩu, hãi mã để nấu súp…

« Văn hóa hạ cấp »

Virus corona thúc đẩy cuộc chiến tranh lạnh Mỹ-Trung

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bấm nút thông qua luật an ninh quốc gia về Hồng Kông trong kỳ họp Quốc Hội ở Bắc Kinh ngày 28/05/2020. © REUTERS/Carlos Garcia Rawlins
Đăng ngày:


Xã luận của Le Point mang tựa « Sự biến tướng độc tài của Trung Quốc » đặt vấn đề, hôm nay là Hồng Kông, ngày mai sẽ đến lượt Đài Loan bị tấn công bởi bàn tay sắt của Tập Cận Bình – người quyết liệt đẩy mạnh kiểu chủ nghĩa xã hội hủy hoại tự do.

Siết tự do Hồng Kông, Bắc Kinh không ngại vi phạm thỏa thuận quốc tế

Lợi dụng đại dịch virus corona đang thu hút toàn bộ sự chú ý của thế giới, Trung Quốc kết thúc quyền tự trị của Hồng Kông. Đảng Cộng Sản Trung Quốc muốn dập tắt tiếng nói của hàng trăm ngàn người dân đặc khu đấu tranh cho dân chủ trước khi nạn dịch xảy ra, và nay vừa bắt đầu tiếp tục phản kháng. Theo tác giả Luc de Barochez, thông điệp sát hại dân chủ của Tập Cận Bình đã vượt khỏi Hồng Kông, liên hệ trực tiếp đến châu Âu, cho thấy Trung Quốc đã lợi dụng phương Tây như thế nào.

vendredi 29 mai 2020

Nguyễn Hồng Lam - Giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải: Một cơ hội bị … bỏ lỡ?



Nguyễn Hồng Lam : Sau nhiều đắn đo, lần lữa, cuối cùng cũng có một tờ báo chịu đăng cái nhìn của tôi về vụ án Hồ Duy Hải, dưới góc độ một ca xử lý khủng hoảng truyền thông. Bài viết chỉ bị cắt ví dụ dẫn đề, phần còn lại biên tập vài ba chữ, nghĩa là tuy bị "kiểm duyệt" bỏ đi 1/3 nhưng...không làm thay đbi bản chất của bài báo (!).

Bài viết này tôi gửi cho Vũ Mạnh Hà, Phó tổng biên tập Báo Bảo vệ Pháp Luật. Cách đây chỉ hơn một năm, Hà vẫn còn đeo quân hàm Thượng tá, đồng cấp, đồng chức với tôi trong cùng một cơ quan - báo Công an Nhân dân. Tôi biết, để bài viết này có thể xuất hiện trên tờ báo của mình, Hà và Ban biên tập Báo Bảo vệ Pháp luật đã phải mất không ít thời gian để nhờ đọc, thẩm định, kiểm duyệt. Đó là thái độ nghiêm túc, cầu thị, quyết liệt và tích cực. Thiếu một chút can đảm thì người ta sẽ không chịu làm, hoặc không làm được. Tôi cảm ơn Ban biên tập Báo, Vũ Mạnh Hà và ông em Hương Trà Đồng (người đề nghị tôi viết) vì sự tử tế đó, với nghề.

Hai anh em trong cùng một cơ quan báo cũ, cùng trong ngành công an, cố gắng một chút để có thể nói lên tiếng nói trung thực, không ngại sự va chạm khó tránh. Không nhiều, nhưng tôi tin điều đó có ý nghĩa nhất định và không thể vô ích.