samedi 12 mai 2018

Malaysia : Cựu thủ tướng Najib bị cấm xuất cảnh

Ông Najib Razak dự lễ kỷ niệm 72 năm thành lập đảng UMNO. Ảnh tại Kuala Lumpur, ngày 11/05/2018.

Sau chiến thắng ngoạn mục của ứng cử viên 92 tuổi Mahathir Mohamad, cựu thủ tướng Najib Razak, đang bị tai tiếng tham nhũng lớn, hôm nay 12/05/2018, đã bị cấm xuất cảnh. Ông Najib cũng từ bỏ chức vụ người đứng đầu liên minh cầm quyền đã lãnh đạo Malaysia suốt 61 năm qua.

Trong cuộc họp báo hôm nay, ông Najib Razak, thủ tướng Malaysia từ năm 2009, tuyên bố từ chức chủ tịch đảng UMNO (Tổ chức Dân tộc Mã Lai Thống nhất) và liên minh Barisan Nasional (Mặt trận Quốc gia – BN). UMNO là đảng chính trong liên minh BN.

Hoa Kỳ : Phẫn nộ vì một phát biểu thô lỗ về TNS John McCain

Ông John McCain trả lời trong cuộc họp báo ngày 25/10/2017 tại Washington.

Việc thượng nghị sĩ John McCain phản đối đề nghị bổ nhiệm bà Gina Haspel làm giám đốc CIA là không quan trọng, vì « dù sao thì ông ấy cũng sắp chết ». Phát biểu trên đây của một cố vấn Nhà Trắng đối với một chính khách rất được tôn trọng tại nước Mỹ đã gây phản ứng dữ dội. Ông John McCain, người hùng trong chiến tranh Việt Nam, cựu ứng cử viên tổng thống, hiện đang nằm viện vì bị ung thư não.

Thông tín viên RFI Eric de Salve từ San Francisco cho biết thêm chi tiết :

Tin vắn 12.05.2018



Hải đăng trên đảo Ulva, Scotland.

(AFP)Năm cư dân mua lại một hòn đảo nhỏ ở Scotland

Đảo Ulva với các bờ biển tuyệt đẹp đã được năm trong số sáu cư dân sinh sống tại đây mua lại, vì sợ bị rơi vào tay các đại gia Nga hoặc Trung Đông. Hòn đảo được chủ nhân (là cư dân thứ sáu) ra giá 4,25 triệu bảng Anh (4,77 triệu euro), đã được bán với giá được thẩm định độc lập. Năm cư dân trên mua được nhờ có trợ cấp của chính phủ và đóng góp của 500 nhà hảo tâm.

Vì sao Donald Trump chọn giải pháp cứng rắn nhất đối với Iran ?

Tổng thống Mỹ Donald Trump và bản tuyên bố ý định rút khỏi hiệp định nguyên tử Iran (JCPOA) ký tại Nhà Trắng ngày 08/05/2018.

Les Echos hôm nay 11/05/2018 phân tích « Vì sao Donald Trump chọn giải pháp cứng rắn nhất đối với Iran », nhấn mạnh việc Hoa Kỳ rút khỏi hiệp định hạt nhân 2015 đã mở ra một thời kỳ bất định lớn lao.
« Thỏa thuận tệ hại nhất lịch sử, khủng khiếp, nguy hiểm ! ». Hôm thứ Ba 8/5, rốt cuộc ông Donald Trump đã quyết định từ bỏ thỏa hiệp giữa Iran với sáu cường quốc (gồm năm thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cộng thêm Đức), được ký kết hôm 14/07/2015 tại Vienna. 

Chiến thắng ngoạn mục của tân-cựu thủ tướng 92 tuổi Malaysia

Tân thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad (giữa) phát biểu trong cuộc họp báo tại Kuala Lumpur ngày 11/05/2018.

Liên quan đến châu Á, phóng sự của đặc phái viên Libération ở Kualar Lumpur với tựa đề « Đó là vụ chiếm ngục Bastille của chúng tôi » cho biết, mặc cho các thủ đoạn của chính quyền Malaysia, phe đối lập đứng đầu là cựu thủ tướng 92 tuổi vẫn giành được chiến thắng lịch sử. Đối với Le Figaro, đây là « Sự báo thù của ông Mahathir ».
Chưa bao giờ Malaysia thức khuya đến thế : vào ba giờ sáng hôm qua, thủ lãnh đối lập Mahathir Mohamad đã thương lượng xong để lập liên minh, và trở thành người đứng đầu chính phủ lớn tuổi nhất thế giới. Lần đầu tiên kể từ khi thực dân Anh rút đi năm 1957, người dân Malaysia khi thức giấc đã có được chính phủ mới. Liên minh Barisan Nasional (BN) làm mọi cách để không lực lượng nào có thể tranh giành quyền lực, nhưng kết quả là liên minh đối lập lần này đã đại thắng. 

vendredi 11 mai 2018

Thượng đỉnh lịch sử Trump-Kim : Vì sao Singapore được chọn ?



(HuffingtonPost 10/05/2018) « Tất cả mọi người đều muốn có chúng tôi » - Donald Trump vui vẻ nói. Thứ Năm 10/05/2018, tổng thống Mỹ loan báo cuộc gặp lịch sử giữa ông và nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un sẽ diễn ra vào ngày 12/06/2018 tại Singapore. Một sự lựa chọn giữa nhiều thành phố ứng viên, được dựa trên nhiều tiêu chí cụ thể, theo báo chí Mỹ và châu Á.

Rất ấn tượng trước các hình ảnh về cuộc hội ngộ giữa tổng thống Hàn Quốc và đồng nhiệm Bắc Triều Tiên tại biên giới liên Triều, ông Donald Trump trong một thời gian dài đã muốn tổ chức cuộc gặp tay đôi ở cùng một địa điểm, rồi cuối cùng lại từ bỏ ý định. Trung Quốc, Việt Nam, Mông Cổ, Thụy Sĩ hoặc các nước vùng Baltic đã từng được nêu ra.

jeudi 10 mai 2018

Karl Marx, ông tổ cộng sản và những nghịch lý sau 200 năm

Chụp hình với cờ búa liềm trước tượng Karl Marx do Trung Quốc tặng cho thành phố Trier, Đức ngày 05/05/2018.

Karx Marx, tác giả cuốn « Tư bản luận », thường được mệnh danh là ông tổ cộng sản, ra đời cách đây đúng hai trăm năm, vào ngày 05/05/1818. Phẫn nộ trước những người vẫn đang ngưỡng mộ lý thuyết gia cộng sản, tác giả Nicolas Lecaussin trong bài « Karl Marx ? Tôi đã biết quá rõ ! » trên Le Figaro nhận định rằng các tư tưởng của Marx đã bị thực tế phủ nhận.
Là người gốc Rumani, tên thật là Bogdan Calinescu, tác giả bài viết trong thời thơ ấu đã từng sống dưới chế độ độc tài của Ceausescu, cha của ông là một nhà trí thức đối lập. Hiện nay Lecaussin lãnh đạo một think tank tự do : Viện nghiên cứu kinh tế và thuế khóa (IREF) và đã xuất bản nhiều tác phẩm tại Pháp, trong đó có « Chí nguy, bọn chúng muốn tiêu diệt chủ nghĩa tư bản », « Nỗi ám ảnh chống chủ nghĩa tự do ở Pháp ».

Chủ nghĩa Mác-Lênin là mầm mống của những thảm họa

Liệu Trung Quốc sẽ xâm lược Đài Loan ?

Chiến hạm Phụng Dương (Fong Yang, FFG-933) thuộc lớp Nặc Khắc Tư (Chi Yang, hay Knox) của Đài Loan tham gia tập trận tại căn cứ Hải quân Nghi Lan (Yilan), ngày 13/04/2018.

Trung Quốc vừa diễu võ giương oai tại eo biển Đài Loan với các cuộc tập trận hải quân bắn đạn thật, và Tập Cận Bình đích thân thị sát. Chủ tịch Trung Quốc ngày càng tỏ ra đe dọa đối với Đài Bắc, cảnh cáo mọi khuynh hướng ly khai. Le Figaro đặt câu hỏi, liệu « Hoàng đế đỏ » có tìm cách chiếm lấy Đài Loan bằng vũ lực ?
Bắc Kinh muốn gởi đi thông điệp gì ?

Các cuộc tập trận hải quân hôm 18/04/2018 tại eo biển Đài Loan - có bề rộng khoảng 180 kilomet chia cách Hoa lục với đảo quốc – được tổ chức lần đầu tiên trong khu vực siêu nhạy cảm này từ năm 2016. Tuy Trung Quốc vẫn giữ một khoảng cách so với bờ biển Đài Loan, nhưng thông điệp rất rõ ràng. 

mercredi 9 mai 2018

Cù Mai Công - Lẽ nào ký ức đô thị mới Thủ Thiêm chỉ là ma quái, oan khiên ?




Bên trong Nhà thờ và Tu viện Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm hiện nay - Ảnh: Báo Pháp luật TP.HCM

Là vùng đất sóng đôi, như anh em sinh đôi với Sài Gòn - Quận 1 ở hai bờ sông Sài Gòn nhưng Sài Gòn - Thủ Thiêm lại nghèo rớt mấy trăm năm từ khi những người dân miền ngoài đến đây khai phá.

Đất bưng trũng, nước lợ, cư dân nghèo Thủ Thiêm cặm cụi sống lặng lẽ và gầy dựng cho mình một ít vốn liếng ký ức văn hóa - rất ít ỏi. Đó là những mảnh gốm, súng cổ, đại bác... của một trong hai tiền đồn bảo vệ thành Gia Định xưa: đồn Cá Trê; là Lăng Thành hoàng làng An Khánh trong khuôn viên đình An Khánh - cách phà Thủ Thiêm xưa hơn 100m; là Nhà thờ và Tu viện Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm có từ 1840... 

Ngô Nguyệt Hữu - Bí ẩn Đại Quang Minh!



Đại Quang Minh là đơn vị đầu tư chủ chốt tại Khu Đô thị mới Thủ Thiêm - với biểu tượng là Khu đô thị cao cấp Sala - công ty này được lãnh đạo TP.HCM ưu ái rất đặc biệt thông qua hình thức BT (Xây dựng – Chuyển giao), hiểu đơn giản hơn là đổi đất lấy hạ tầng. 

Năm 2010, UBND TP.HCM giao cho Tổng công ty Phát triển Hạ tầng & Đầu tư Tài chính Việt Nam – Công ty Cổ phần (viết tắt là VIDIFI) thực hiện 4 tuyến đường chính tại Khu Đô thị mới Thủ Thiêm theo hình thức BT.

Năm 2011, VIDIFI cùng Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Ngân Bình, cùng ông Trần Đăng Khoa và Công ty cổ phần Đầu tư Mai Linh thành lập nên công ty Đại Quang Minh.

Tâm Chánh - Bà Quyết Tâm đã lố quyết tâm



Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm tiếp xúc cử tri quận 2 ngày 09/05/2018. Ảnh Infonet

Phát triển sẽ mang bộ mặt tham tàn nếu đảng còn kinh doanh các dự án kiểu công ty Tân Thuận.

Điều cay đắng với nhân dân là đất của toàn dân được chính quyền giao cho doanh nghiệp của đảng. Rồi công ty của đảng cũng chẳng có làm ăn gì ngoài việc đem bán cho một doanh nghiệp với giá rẻ mạt.

Trần Vàng Sao - Tau chưởi



tau tức quá rồi
tau chịu không nổi
tau nghẹn cuống họng
tau lộn ruột lộn gan

Trần Trung Đạo - Nhớ Trần Vàng Sao



Nhà thơ Trần Vàng Sao. Ảnh Tuoi Nguyen

Trần Trung Đạo : Được tin nhà thơ Trần Vàng Sao qua đời, đăng lại một đoạn trích trong một tiểu luận trên Talawas 12 năm trước như một cách tiễn đưa ông.

Nhà thơ Trần Vàng Sao tên thật Nguyễn Đính, sinh năm 1941, đậu tú tài năm 1961 rồi vào Đại học Huế. Ông tham gia các hoạt động công khai trong thành phố dưới sự chỉ đạo của Thành ủy Huế, tích cực trong phong trào sinh viên Huế như rải truyền đơn, vận động sinh viên xuống đường tranh đấu. Tháng 6 năm 1965, vì bị lộ nên tổ chức đưa ông lên rừng công tác tại Ban tuyên huấn Thành ủy Huế. 

Năm 1970, ông bị thương và được đưa ra Bắc chữa trị. Sau thời gian ra Bắc không lâu, những suy nghĩ riêng tư của ông về Đảng đã bị các “đồng chí” của ông đọc được và báo cáo lên cấp trên. Từ đó, ông đã trải qua những ngày tháng trù dập vô cùng thê thảm. 

Cameron Shingleton - Lý lẽ chửi thề



(Vnexpress08/05/2018) Tôi muốn khoe với mọi người thành tích mới. Sau hơn năm năm ở Việt Nam, tôi đã biết chửi bằng tiếng Việt.

Tuần trước tôi ghé Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM để gặp thầy giáo cũ. Xong việc, tôi quay lại bãi xe nhưng tìm hoài không ra xe của mình. Gãi đầu gần năm phút dưới cái nắng Sài Gòn cuối tháng Tư, tôi rút thẻ xe ra nhờ sự giúp đỡ từ nhân viên bảo vệ đang đứng dưới ô nghịch điện thoại. Anh ta lắc đầu. Tôi mất gần mười phút nữa để tìm ra chiếc xe của mình đã bị dời đi khá xa chỗ đậu trước đó trong khi máu tôi nóng dần lên.

Hoàng Nguyên Vũ - Hết thuốc chữa !


Bà Kim Tuyến tiếp tục livestream để cãi nhau. Ảnh cắt từ clip
Nói chung là cái con cô giáo tiếng Anh mồm oang oác như gà mái mất con, văng đủ đ** đ** trong lớp học, gọi học sinh là "con lợn", đòi tiền như giang hồ xóm liều đi đòi nợ ấy, đừng làm bất cứ việc gì liên quan đến loài người chứ đừng nói là đi dạy.
 
Đã vậy còn lên thách thức tất cả mọi người đã phản ứng với nó. Đến đây thì thật sự hết thuốc chữa. Bản chất mất dạy đã vô phương rồi. Chỉ có những kẻ ngu xuẩn mới gây vết thương cộng đồng thôi cô ạ. 

Tin vắn 09.05.2018


Nam Thái Bình Dương nay chiếm 30% ngân sách viện trợ của Úc.

(AFP) Úc tăng viện trợ tại Nam Thái Bình Dương để chống ảnh hưởng Trung Quốc

Úc đang tập trung chương trình viện trợ cho các đảo quốc tại  Nam Thái Bình Dương, nhằm chinh phục cảm tình của các nước này, trong lúc Trung Quốc ngày càng tỏ ra hung hăng trong khu vực. Hơn 1,3 tỉ đô la Úc (970 triệu đô la Mỹ) sẽ được dành cho nhiều dự án, trong đó có việc tài trợ cáp thông tin dưới biển cho Papua New Guinea, quần đảo Solomon.

Nước láng giềng New Zealand tuần này cũng thông báo gia tăng viện trợ, chủ yếu cho các nước Thái Bình Dương. Lowy Institut của Úc ước tính Trung Quốc đã cung cấp 1,78 tỉ đô la cho các đảo quốc Thái Bình Dương từ 2006 đến 2016. 

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút thiết bị quân sự khỏi Biển Đông

Hỏa tiễn chống hạm YJ-12B, loại tên lửa Trung Quốc bố trí tại một số đảo nhân tạo ở Trường Sa, Biển Đông, theo nguồn tin Hoa Kỳ.

Việt Nam hôm nay 08/05/2018 đã yêu cầu Trung Quốc rút các thiết bị quân sự khỏi Biển Đông, sau khi báo chí đưa tin Bắc Kinh vừa bố trí nhiều hỏa tiễn tại quần đảo Trường Sa.

Reuter dẫn tuyên bố của phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng: « Việt Nam đòi hỏi Trung Quốc, với tư cách một quốc gia lớn ở khu vực và trên thế giới, phải chứng tỏ trách nhiệm trong việc duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông ».

mardi 8 mai 2018

Trịnh Xuân Thanh rút kháng án, không ra tòa « vì lý do sức khỏe »

Trịnh Xuân Thanh, ảnh chụp lúc đã trốn sang Berlin.

Ông Trịnh Xuân Thanh, cựu phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang bị bắt cóc tại Đức năm 2017 và bị Hà Nội kết án chung thân, hôm qua 07/05/2018 đã quyết định không kháng án.

AFP và Reuters dẫn tin từ trang web chính phủ Việt Nam cho biết trong phiên phúc thẩm hôm qua, Trịnh Xuân Thanh vắng mặt tại tòa « vì lý do sức khỏe », và đã từ chối kháng án. Gia đình ông cũng từ bỏ yêu cầu đòi Nhà nước trả lại các tài sản bị tịch thu.

Tuy nhiên Reuters trích lời luật sư của ông Thanh là Nguyễn Văn Quynh cho biết Trịnh Xuân Thanh « không có vấn đề gì về sức khỏe » và trong lần gặp gần đây nhất, ông Thanh vẫn khỏe mạnh. Theo luật sư Quynh, Trịnh Xuân Thanh rút kháng án vì « một vấn đề nhạy cảm ». Bộ Ngoại giao Việt Nam hiện chưa trả lời hãng tin Anh về vấn đề này.

Kim Jong Un sang Trung Quốc gặp Tập Cận Bình lần hai

Một phi cơ Bắc Triều Tiên tại sân bay thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Ảnh chụp của Kyodo.

Báo chí Trung Quốc hôm nay 08/05/2018 xác nhận thông tin ông Kim Jong Un đã gặp chủ tịch Tập Cận Bình tại một thành phố gần biên giới hai nước. Đây là chuyến viếng thăm lần thứ hai trong vòng không đầy một tháng của lãnh đạo Bắc Triều Tiên, trước cuộc gặp thượng đỉnh sắp diễn ra giữa ông Kim Jong Un và tổng thống Mỹ Donald Trump.

Đài truyền hình Nhà nước Trung Quốc CCTV chiếu cảnh hai nhà lãnh đạo đi bên nhau trong một công viên gần bờ biển thuộc thành phố Đại Liên (Dalian) và sau đó cùng ngồi vào bàn thảo luận. Còn Tân Hoa Xã nói rằng ông Kim và ông Tập đã gặp gỡ trong hai ngày thứ Hai 7/5 và thứ Ba 8/5.

Đài Loan tố cáo WHO chịu thua áp lực của Trung Quốc

Người biểu tình ủng hộ Đài Loan bên ngoài trụ sở của Tổ chức Y tế Thế giới, Genève, 22/05/2017.

Đài Loan hôm nay 08/05/2018 tố cáo Tổ chức Y tế Thế giới (OMS, WHO) đã lùi bước trước áp lực của Trung Quốc, sau khi không được mời tham dự cuộc họp toàn thể thường niên của tổ chức này.

Hội nghị tổ chức từ ngày 21 đến 26/5 tại Genève đã hết thời hạn đăng ký từ hôm qua, trong khi Đài Bắc vẫn chưa nhận được thư mời. Năm ngoái, Đài Loan lần đầu tiên đã phải vắng mặt, sau tám năm liên tiếp dự hội nghị WHO với tư cách quan sát viên kể từ 2009.