vendredi 20 avril 2018

Bảo Uyên - Tất cả đều im lặng



"B. ơi, em gọi cho chị đi để chị lấy cớ bận không phải đi cà phê với ông ấy (sếp một tờ báo - nơi tôi từng làm việc)".


"B. ơi, đâu rồi. Gọi đi. Chị cần ra khỏi chỗ này ngayyy...."

Nhiều phút trôi qua, em tôi vẫn không online, vẫn chưa seen (đọc – TM) tin nhắn của tôi. Đã nhiều lần như thế. Tôi ở lại và ngồi nghe những lời tán tỉnh của ông ấy.

Nhan Huynh - Tôi sẽ không đánh đổi nữa, bạn thì sao ?



Nghĩ tới lại thấy cạn kiệt, và đã nghĩ là chắc nên im lặng cho mọi thứ bình an. Cho đỡ khơi lại vết thương nặng nề của nạn nhân, và đỡ thành phán xét trước những vấn đề chưa ngã ngũ (với cả để đỡ bị nói là mình làm màu, làm quá dễ ghét). 

Nhưng chắc không nên im lặng, vì một số lẽ bàn thêm. Đó là về chuyện đi tác nghiệp ̀khi làm báo thì có dễ bị quấy rối tình dục không? TÔI THƯA LÀ CÓ. Bất kể bạn xấu đẹp, tóc ngắn tóc dài, cao mét bảy hay mét rưỡi như tôi.

Đoàn Bảo Châu - #MeToo, đàn ông đàn bà và những thứ liên quan



Stt này hơi lan man chút. Nhưng trước hết tôi muốn kêu gọi phong trào MeToo ở Việt Nam. Lời kêu gọi này sẽ khiến nhiều kẻ run sợ. Hihi, dọa phủ đầu phát cho mất tinh thần, choáng rồi mới ra đòn tiếp. 

Nào! Ở nước ngoài có phong trào MeToo rầm rộ, sao Việt Nam ta không hưởng ứng mà MeToo cho bằng chị bằng em nhỉ? Tôi tin rằng, khi đã thành phong trào thì tương lai những vụ lạm dụng tình dục trẻ em, quấy rối tình dục đồng nghiệp, hiếp dâm sẽ giảm đi trong tương lai. 

Nguyễn Hoàng Anh - Đồ khốn nạn !



Mình còn nhớ lần đi vào một tòa soạn tạp chí khoa học để hỏi thủ tục đăng bài, được ông phó tổng biên tập vốn là người quen vì từng gặp nhau ở nhiều hội thảo, mời vào phòng uống nước. 

Năm ấy mình đã gần 40, đã thông thạo kỹ năng tự bảo vệ trên xe bus hay khi đi một mình trên phố. Đã biết trợn mắt để ngăn chặn kẻ tán nhảm hoặc cao giọng bắt chúng ngưng, đã có tiếng là người khó chơi trong giới đàn ông 35 nên tưởng mình rất an toàn. Hơn nữa ông này bằng cấp đầy mình, trông khá đạo mạo, lại đã trên dưới 50 tuổi, nên mình hoàn toàn không đề phòng. 

Ba chiến hạm Úc bị Trung Quốc quấy rối trên đường đến thăm Việt Nam

Khu trục HMAS Perth, chống tàu ngầm lớp Anzac của Hải quân Hoàng gia Úc.

Ba chiến hạm Úc trên đường đến Việt Nam trong khuôn khổ một chuyến viếng thăm hữu nghị ba ngày, đã bị Trung Quốc gây khó dễ. Hãng tin Mỹ AP hôm nay 20/04/2018 dẫn lời thủ tướng Úc khẳng định Úc có « toàn quyền » đi qua Biển Đông, còn theo Reuters, phía Bắc Kinh nói rằng Trung Quốc đã hành động « một cách chuyên nghiệp ».
Trang tin của đài ABC hôm nay cho biết, ba chiến hạm của Úc đã bị quân Trung Quốc thách thức lúc đang di chuyển trên Biển Đông. Một nguồn tin quân sự giấu tên nói thêm, các trao đổi với phía Trung Quốc là lịch sự nhưng « gay gắt ».

Mỹ tố cáo Syria và Nga xóa dấu vết vũ khí hóa học ở Douma

Tại bệnh viện ở Ghouta, Syria sau vụ tấn công được cho là bằng vũ khí hóa học. Ảnh chụp ngày 08/04/2018.

Mười hai ngày sau vụ tấn công hóa học vào thường dân ở Douma, ngoại ô Damas, các thanh tra viên quốc tế vẫn chưa thể tiến hành điều tra. Nhóm tiền trạm của Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học Liên Hiệp Quốc (OIAC) ngày 19/04/2018 vừa đến Douma đã bị một loạt đạn nhắm vào, đành phải quay lại thủ đô Syria. Hoa Kỳ tố cáo chế độ Damas và đồng minh Nga cố tình trì hoãn việc điều tra để xóa dấu vết.
Từ New York, thông tín viên RFI Grégoire Pourtier tường thuật :

Hoa Kỳ nới rộng quy định bán máy bay không người lái

Một lính Mỹ đang giới thiệu máy bay do thám không người lái (Unmanned Aircraft Systems - UAS) trong cuộc luyện tập ANTX18, tại Camp Pendleton, California, Hoa Kỳ, ngày 20/03/2018.

Nhà Trắng hôm qua 19/04/2018 loan báo đã gỡ bỏ một số hạn chế về việc bán các loại máy bay không người lái (drone) tân tiến nhất, nhằm tăng cường sức mạnh cho các quân đội đồng minh và cạnh tranh với Trung Quốc trên thị trường vũ khí.

Theo ông Peter Navarro, cố vấn kinh tế của Nhà Trắng, quyết định này chủ yếu liên quan đến các loại máy bay chiến đấu không người lái, cho phép các tập đoàn vũ khí Mỹ chủ động buôn bán trực tiếp với khách hàng ngoại quốc - là các đồng minh và đối tác được cho phép - thay vì phải xin phép chính phủ như dưới thời ông Obama. Đồng thời cạnh tranh được các sản phẩm sao chép có chất lượng thấp của Trung Quốc.

Tổng thống Syria trả lại Bắc đẩu Bội tinh cho Pháp

Đại diện bộ Ngoại giao Syria (T), qua sứ quán Rumani làm trung gian, trả lại Paris huy chương Bắc đẩu Bội tinh mà Pháp đã trao cho tổng thống Bachar Al Assad.

Phủ tổng thống Syria hôm qua 19/04/2018 thông báo đã trả lại Bắc đẩu Bội tinh được nước Pháp tặng cho tổng thống nước này, với lý do ông Bachar Al Assad không muốn đeo huy chương do « nô lệ của Mỹ » trao. Trước đó vào đầu tuần, điện Elysée cho biết đang xúc tiến thủ tục thu hồi tấm huy chương này.
Thông cáo của phía Syria viết: « Bộ Ngoại giao đã chính thức giao lại cho nước Cộng hòa Pháp, thông qua trung gian của đại sứ quán Rumani ở Damas vốn đại diện lợi ích Pháp tại Syria, Bắc đẩu Bội tinh hạng nhất được cựu tổng thống Jacques Chirac trao tặng cho tổng thống Assad». Thông cáo cho biết thêm, quyết định này được đưa ra « sau khi Paris tham gia không kích Syria cùng với Mỹ và Anh hôm 14/04».

Tin vắn 20.04.2018


Hai tổng thống Putin và Trump tại G20, 07/07/2017.

(AFP & Reuters)Putin sẵn sàng gặp Donald Trump

Theo hãng tin Nga Ria Novosti hôm nay 20/04/2018 được các hãng thông tấn phương Tây đưa lại, tổng thống Nga Vladimir Putin « sẵn sàng gặp gỡ » đồng nhiệm Mỹ Donald Trump. Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov cho biết tổng thống Mỹ trong một cuộc điện đàm đã ngỏ lời mời ông Putin thăm Nhà Trắng, tuy nhiên hiện giờ « chưa có chuẩn bị gì » cho cuộc gặp này.

jeudi 19 avril 2018

Biển Đông : Đối lập Philippines đòi hỏi chính quyền cứng rắn hơn với Trung Quốc

Các nghị sĩ đối lập Philippines.

Đảng Tự Do Philippines (LP) hôm nay 19/04/2018 đòi hỏi chính quyền Duterte có thái độ cứng rắn hơn trước Bắc Kinh tại Biển Đông, sau sự kiện hai máy bay quân sự Trung Quốc hạ cánh xuống Đá Vành Khăn ở quần đảo Trường Sa.

Một lần nữa, đảng đối lập lại chỉ trích thái độ thụ động của chính phủ Duterte, mặc dù Tòa Trọng tài Quốc tế La Haye (PCA) đã ra phán quyết bác bỏ yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc chiếm gần hết diện tích Biển Đông. 

Israel tưng bừng kỷ niệm 70 năm lập quốc

Pháo bông tại Jérusalem, mừng 70 năm lập quốc Israel, tối 18/04/2018.

Từ tối qua 18/04/2018, Israël bắt đầu các hoạt động kỷ niệm 70 năm lập quốc. Đây là dịp để Israel phô trương sức mạnh quân sự, thịnh vượng dựa trên công nghệ của quốc gia non trẻ này.

Thực ra Israel tuyên bố độc lập vào ngày 14/05, nhưng hôm nay là ngày chính thức tính theo lịch Do Thái. Thủ tướng Benyamin Netanyahu trong bài diễn văn chúc mừng cho rằng dịp kỷ niệm này đánh dấu « 70 năm tự do, 70 năm dân chủ và 70 năm cải thiện tình hình thế giới ». Ngoài buổi lễ chính thức ở Jérusalem, các hoạt động lễ hội còn diễn ra trên toàn quốc với đông đảo người tham dự.

Từ Jérusalem, thông tín viên RFI Guilhem Delteil tường trình :

Mỹ-Nhật thảo luận về thương mại dù còn nhiều bất đồng

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (T) và tổng thống Mỹ Donald Trump o tại Palm Beach, Florida ngày 18/04/2018.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và thủ tướng Nhật Shinzo Abe hôm qua 18/04/2018 tại Florida (Hoa Kỳ) đã thỏa thuận tăng cường thảo luận về thương mại, dù đôi bên còn nhiều bất đồng.

Trong cuộc họp báo chung, thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố : « Tổng thống Trump và tôi quyết định bắt đầu thương lượng về các hiệp định thương mại tự do và công bằng ». Không giấu diếm các bất đồng sâu sắc giữa đôi bên, ông Abe nhấn mạnh : « Phía Mỹ muốn có một hiệp định song phương, nhưng theo quan điểm của chúng tôi, hiệp định TPP là công cụ tốt nhất cho cả hai nước ». 

Pháp và Đức lạc quan về kế hoạch cải tổ châu Âu

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron  và thủ tướng Đức Angela Merkel tại Berlin, Đức, ngày 19/04/2018.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và thủ tướng Đức Angela Merkel hôm nay 19/04/2018 tỏ ra lạc quan về khả năng thỏa thuận được với nhau trong việc vạch ra lộ trình cải cách châu Âu hậu Brexit, trước cuộc họp Hội đồng Châu Âu vào cuối tháng Sáu.

Thủ tướng Đức Merkel nhấn mạnh vẫn còn có những bất đồng, nhưng « sẽ có được kết quả tốt đẹp ». Bà nói : « Chúng tôi đã thỏa thuận từ nay cho đến khi họp Hội Đồng, sẽ có những quyết định quan trọng để tái thúc đẩy châu Âu. Tất nhiên quan điểm của mỗi bên không phải lúc nào cũng như nhau, và có những trao đổi rất thẳng thắn, nhưng sẽ đạt được kết quả ».

Tin vắn 19.04.2018


Chân dung Assad trên đường phố Damas, 15/04/2018.

(AFP) – Pháp chuẩn bị rút huy chương, Assad vội đem trả

Tổng thống Syria hôm nay 19/04/2018 thông báo đã trả lại Bắc đẩu bội tinh được chính phủ Pháp trao tặng năm 2001, nói rằng không đeo tặng phẩm từ « nô lệ » của Mỹ. 

Trước đó vào thứ Hai 16/4, điện Elysée cho biết đang tiến hành thủ tục thu hồi huy chương của tổng thống Bachar Al Assad, hai ngày sau khi Paris tham gia cuộc không kích trừng phạt việc chế độ Damas sử dụng vũ khí hóa học giết dân ở Douma. 

mercredi 18 avril 2018

Các bằng chứng khó chối cãi về việc chế độ Syria sử dụng vũ khí hóa học

Khám nghiệm các trẻ em tại một bệnh viện ở Douma, Đông Ghouta sau vụ tấn công hóa học ngày 07/04/2018.

Pháp nhận định thành phố Douma hôm 7/4 đã bị tấn công hóa học. Các triệu chứng ghi nhận được : « Nghẹt thở, khó thở, nước bọt và dịch mũi tiết ra rất nhiều, tổn thương đường hô hấp, phỏng da và phỏng giác mạc. Không thấy trường hợp nào bị thương do cơ học. Toàn bộ các triệu chứng đều là đặc trưng của việc bị tấn công bằng vũ khí hóa học, đặc biệt là các loại khí gây nghẹt thở, chất hữu cơ có phosphore hay cyanur ».
Theo báo Le Monde, tổng hợp từ các nguồn khác nhau, cho đến nay, Syria và Nga viện cớ « vấn đề an ninh » để cấm các thanh tra Tổ chức Cấm vũ khí hóa học quốc tế (OIAC) vào Douma. Tuy vậy các « vấn đề an ninh » này không ngăn trở được các nhà báo của đài truyền hình Thụy Điển TV4 sau đó đến được hiện trường phỏng vấn cư dân. Một người sống sót cho biết : « Chúng tôi trú ẩn dưới tầng hầm. Vật thể đã rơi trúng tòa nhà vào lúc 19 giờ. Chúng tôi vội chạy ra ngoài, còn phụ nữ, trẻ em ở lại bên trong. Không ngờ tòa nhà tỏa đầy hơi độc, những ai ở bên trong đều chết cả ».

mardi 17 avril 2018

Không kích Syria : Quá trễ và quá ít

Hỏa tiễn Tomahawk bắn đi từ chiến hạm Mỹ USS Monterey.


Phương Tây không kích Syria, cuộc trả lời phỏng vấn truyền hình lần thứ tư của tổng thống Pháp Emmanuel Macron kể từ một năm qua, đó là hai đề tài chính chiếm trang nhất các nhật báo Paris hôm nay.
« Syria : Quá trễ và quá ít », đó là nhận định của giáo sư Dominique Moisi trên nhật báo kinh tế Les Echos. Theo tác giả, trả đũa nhẹ nhàng như thế sau khi một chế độ bạo tàn, độc ác liên tục sử dụng vũ khí hóa học, chẳng phải vinh quang gì. Nhưng nếu khoanh tay đứng nhìn thì càng tệ hại hơn. Cái giá do sự thụ động và dửng dưng gây ra hoàn toàn không thể chấp nhận được.

Không kích : Thà muộn còn hơn không bao giờ

dimanche 15 avril 2018

Vì sao Nga phải đưa tin vịt về số hỏa tiễn bắn rơi ở Syria ?



Một hỏa tiễn đang bay trên bầu trời Damas hôm 14/04/2018. Ảnh của hãng tin Sana, Syria.

(Challenges 15/04/2018) Tuyên bố của Nga là phòng không Syria đã bắn chặn được 71/103 hỏa tiễn phương Tây, đã bị Pháp cùng với rất nhiều chuyên gia bác bỏ. Lý do của việc phao tin vịt này, chủ yếu là Matxcơva muốn chứng tỏ với toàn thế giới hiệu quả của hệ thống chống hỏa tiễn do Nga chế tạo, hiện đang giành được nhiều hợp đồng xuất khẩu.

Một cuộc chiến của những con số. Sau khi phương Tây không kích các địa điểm quân sự Syria trong đêm thứ Sáu 13 rạng sáng thứ Bảy 14/04/2018, Nga nhanh chóng khoe hiệu quả của hệ thống phòng không của mình, đang được Damas sử dụng. 

Diễn tiến toàn cảnh vụ không kích Syria qua ảnh



Hỏa tiễn sáng rực trên bầu trời Damas, 14/04/2018.

(Le Figaro 14/04/2018) Một tuần sau vụ tấn công hóa học ở Douma, Hoa Kỳ, Anh, Pháp đã hợp đồng tấn công để trừng phạt chế độ Syria.

Donald Trump loan báo đã ra lệnh không kích Syria

Tổng thống Mỹ xuất hiện trên truyền hình vào lúc 21 giờ Washington (3 giờ sáng Paris, 9 giờ sáng Việt Nam), để thông báo với người dân Mỹ là ông « vừa ra lệnh tấn công các mục tiêu cụ thể có liên quan đến vũ khí hóa học của nhà độc tài Syria Bachar Al Assad. Một chiến dịch phối hợp với lực lượng Pháp, Anh đang diễn ra. Chúng ta cảm ơn cả hai nước đồng minh ».

Không kích Syria : Hình ảnh tàn phá của hỏa tiễn phương Tây



Một lính Syria quay lại hình ảnh Trung tâm nghiên cứu khoa học Damas đổ nát, 14/04/2018.

(Huffington Post 15/04/2018) Ba địa điểm ở Syria đã bị Hoa Kỳ, Pháp, Anh phối hợp tấn công.

« Một phần lớn kho vũ khí hóa học của Syria đã bị phá hủy » bởi các cuộc không kích của phương Tây hôm thứ Bảy 14/04/2018, theo ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian. Ông khẳng định các hỏa tiễn Mỹ, Pháp, Anh đã « đạt đến các mục tiêu được nhắm tới », và làm giảm hẳn khả năng chế tạo vũ khí hóa học của chế độ Syria, một tuần lễ sau vụ tấn công hóa học làm trên 40 người chết ở Đông Ghouta.

samedi 14 avril 2018

Mỹ, Anh, Pháp tấn công Syria : Năm câu hỏi



Chiến đấu cơ Rafale của Pháp cất cánh từ phi trường quân sự Saint-Dizier rạng sáng 14/04/2018.
(L’Express 14/04/2018) Washington, Luân Đôn và Paris trong đêm 13 rạng sáng 14/04/2018 đã trả đũa vụ tấn công hóa học được cho là do chế độ Assad tiến hành.

Gần một tuần lễ sau vụ thả bom hóa học hôm 7/4 vào thành phố nổi dậy Douma (50 người chết) mà chế độ Damas được cho là thủ phạm, Không quân Hoa Kỳ đã ra tay đêm 13 rạng 14/04/2018, với sự yểm trợ của các chiến đấu cơ Pháp và Anh. Đây là các cuộc không kích hạn chế, tập trung vào việc phá hủy các địa điểm có liên quan đến chương trình vũ khí hóa học của chế độ Assad.

Tại sao phải tấn công ?

Bởi vì tình trạng tại chỗ đã trở nên không thể chịu đựng nổi, nếu không hành động sẽ được coi là nhắm mắt làm ngơ để cho chế độ Syria tự tung tự tác. Washington và Paris không thể ngồi im sau bấy nhiêu tuyên bố trang trọng là sẽ trừng phạt lập tức nếu vượt qua « lằn ranh đỏ », tức sử dụng vũ khí hóa học.