Cách đây 50 năm tại Trung Quốc, « Thông tư ngày 16 tháng Năm »
của Mao Trạch Đông đã khởi động « Đại
cách mạng văn hóa vô sản », mở đường cho mười năm thanh trừng đẫm máu
và tàn phá đất nước. Tuần báo L’Obs đưa chúng ta trở lại với bước ngoặt lịch sử, vẫn là một khoảng tối không được bộ máy tuyên truyền Trung Quốc đề cập đến dù nửa thế kỷ đã trôi qua.
Hình 1 (EyePress
News/AFP): Cách mạng Văn hóa được Mao Trạch Đông chính thức tung ra vào năm
1966 để « bảo đảm sự trong sáng của
ý thức hệ cộng sản », và « trừ
khử các thành phần thân tư bản ». Trên thực tế, cuộc « cách
mạng » này nhằm giúp Mao nắm lại việc kiểm soát Đảng, trong lúc ông ta bị
tước đi thực quyền. Được cổ vũ bằng những lời kêu gọi nổi dậy của Mao, các học
sinh lao vào một cuộc « đấu tranh
giai cấp » đầy bạo động. Nhiều triệu người bị đàn áp đến chết, vô số
công trình văn hóa và tôn giáo bị phá hủy. Phong trào kéo dài cho đến khi Mao
qua đời năm 1976, để lại phía sau một đất nước đang trong cơn sốc, một nền kinh
tế tê liệt và một xã hội bị khủng hoảng nặng nề.