Hôm nay (20/11) là Ngày Nhà Giáo Việt Nam. Nhưng lịch sử của ngày này thì có vẻ chẳng liên quan gì đến nhà giáo Việt Nam.
Năm 1949, ở Warszawa (Ba Lan). Một hội nghị của Tổ chức "Word Federation of Teachers Unions", viết tắt theo tiếng Pháp là FISE (có thể dịch là Liên Đoàn Nhà Giáo Thế Giới) diễn ra [1].
FISE công bố một tuyên ngôn nhan đề "Hiến Chương Nhà Giáo". Bản hiến chương đó có nội dung đấu tranh chống nền giáo dục tư sản và xây dựng nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, đồng thời bảo vệ quyền lợi của nhà giáo xã hội chủ nghĩa.
Năm 1957, cũng tại Warszawa, một hội nghị khác khai triển hiến chương đó, và họ đề nghị từ năm 1958 trở đi, khối xã hội chủ nghĩa sẽ lấy ngày 20/11 làm ngày "Quốc tế hiến chương các nhà giáo".
Việt Nam ở ngoài Bắc trước 1975 và toàn quốc từ 1982 cũng lấy ngày 20/11 làm “Ngày Nhà Giáo Việt Nam”.
Trên thế giới, có những nước không có Ngày Nhà Giáo.
Ở miền Nam trước đây không có ngày nhà giáo.
Tuy nhiên, một số lớn nước thì có Ngày Nhà Giáo. Tuy rằng đa số chọn ngày 5/10 theo khuyến nghị của UNESCO làm Ngày Nhà Giáo [2].
Nhiều nước chọn ngày khác làm Ngày Nhà Giáo: Hungary lấy ngày Chủ Nhật đầu tiên của Tháng 6; Ukraina lấy ngày Chủ Nhật đầu tiên của Tháng 10; Ba Lan (14/10), v.v...
Một số nước chọn những ngày gắn liền với một nhân vật hay sự kiện mang tính lịch sử.
Tôi nghĩ Việt Nam nên lấy ngày 25/8 làm Ngày Nhà Giáo Việt Nam. Tại sao? Tại vì đó là ngày sanh của Chu Văn An (25/8/1292), một nhà giáo lớn của Việt Nam.
NGUYỄN VĂN TUẤN 20.11.2024 (Tựa bài do Thụy My đặt)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.