Affichage des articles dont le libellé est WHO. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est WHO. Afficher tous les articles

mardi 6 juillet 2021

Malaysia tố cáo phân biệt đối xử với vaccin sản xuất ở châu Á


Đăng ngày:

Từ Kuala Lumpur, thông tín viên Gabrielle Maréchaux cho biết thêm chi tiết :

« Nếu tại một số nước phương Tây, cuộc chạy đua tìm vaccin trông giống như một cuộc đua nước rút với đa số dân chúng đã được tiêm chủng trong vòng chưa đầy sáu tháng, thì ở Malaysia lại giống một cuộc đua marathon đường dài.

dimanche 27 juin 2021

Nguyễn Ngọc Chu - Cấp phép khẩn cấp Nano Covax, vấn đề không chỉ ở thủ tướng


1. THÀNH CÔNG BƯỚC ĐẦU

Trước hết, xin có lờì nhiệt liệt thán phục những nỗ lực của các nhà dịch tễ học công ty Nanogen và cá nhân ông Tổng giám đốc Hồ Nhân. Đã đưa đến thành quả là vaccine Nano Covax thử nghiệm lâm sàng xong giai đoạn 1,2, và bắt đầu được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 cho quy mô 13.000 người.

Nếu được thực tế chứng minh: Nano Covax không có tác dụng phụ nghiêm trọng, hiệu quả đến 99,4% thuộc loại cao nhất thế giới, và giá bán thuộc loại thấp nhất thế giới chỉ 120.000 đồng/ liều - như Nanogen tuyên bố, thì đó là thắng lợi kép của Nanogen và của ngành dịch tễ Việt Nam.

Giá thành 120.000 đồng/ liều thì có thể tin là đạt được. Nhưng còn do dự về chỉ số hiệu quả 99,4% của Nano Covax. Nếu quả thật Nano Covax đạt hiệu quả đến 99,4% sau giai đoạn thử nghiệm cuối cùng mà không để lại tác dụng phụ nghiêm trọng - thì đó là một thành tựu “địa chấn”.

Lưu Trọng Văn – Công nghệ khử khuẩn và vaccin chống dịch

1.

Gã vừa nhận được thông tin từ người nhà tiến sĩ Nguyễn Quốc Sỹ.

Sau bức thư khẩn của tiến sĩ cùng nhóm các nhà khoa học sáng chế gốc Việt ở Liên bang Nga gửi chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, về phát minh dùng công nghệ plasma khử khuẩn diện rộng để giúp Việt Nam chống dịch, chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc lập tức phản hồi.

Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc đã giao cho VinIT sản xuất các máy khử khuẩn diện rộng theo thiết kế của nhóm tiến sĩ Nguyễn Quốc Sỹ, bỏ qua một loạt các khâu trung gian và thủ tục hành chính cản trở nó xưa nay, để gấp rút đưa vào chống dịch.

samedi 19 juin 2021

WHO cảnh báo nhiều nước không đủ vaccin cho liều thứ hai


Đăng ngày:

Ông Bruce Aylward, phụ trách giám sát hệ thống Covax của Tổ chức Y tế Thế giới khẳng định với AFP, hiện có khoảng 30 đến 40 nước phải ngưng ngang chiến dịch tiêm chủng vì không nhận được số vaccin cho liều thứ hai, khoảng cách giữa hai mũi tiêm nay phải dời xa hơn. Chủ yếu là các nước ở vùng hạ Sahara châu Phi, châu Mỹ la-tinh, Trung Đông, Nam Á - đặc biệt là các láng giềng của Ấn Độ như Nepal, Sri Lanka phải đối phó với đợt dịch nặng nề.

Theo ông Aylward, nếu để quá lâu mới tiêm mũi thứ hai, có nguy cơ xuất hiện các biến chủng nguy hiểm hơn hoặc lây nhiễm nhiều hơn.

mercredi 9 juin 2021

Covid : WHO kêu gọi các hãng dược chia sẻ 50% vaccin cho Covax


Đăng ngày:

Theo thông tín viên Jérémie Lanche tại Genève, đây lại là lời kêu gọi tương trợ khá tuyệt vọng của Tổ chức Y tế Thế giới, đang trông cậy vào một hành động mới của các nước G7 vào cuối tuần này:

« Hiện nay Covax đã phân phối 80 triệu liều cho gần 130 nước, thấp hơn từ hai đến ba lần so với hy vọng của Tổ chức Y tế Thế giới vào giai đoạn này. Tổng giám đốc Tedros Ghebreyesus không ngừng nhắc lại rằng các nước nghèo chỉ mới nhận được 0,4% vaccin trên thế giới, trong khi các nước giàu đã có được gần phân nửa.

mercredi 2 juin 2021

Ngô Nhân Dụng - Tập Cận Bình sẽ tiếp tục đóng cửa


Chính phủ hai nước Anh và Mỹ đã yêu cầu Trung Cộng để các chuyên gia quốc tế vào Trung Quốc nghiên cứu lại nguyên ủy của bệnh dịch Covid-19. Trước đó Tổng thống Joe Biden đã ra lệnh tình báo Mỹ gia tăng cuộc điều tra coi bệnh dịch có xuất phát từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán hay không, trình kết quả trong 90 ngày.

Liên hiệp Âu châu cũng yêu cầu phải tìm hiểu sâu xa hơn để hiểu đại dịch Covid-19 khởi sự từ đâu, bao giờ và như thế nào. Tổng giám đốc cơ quan Y tế Quốc tế Liên Hiệp Quốc (WHO) tuyên bố sẵn sàng gửi các chuyên viên qua Trung Quốc mở một cuộc điều tra mới.

Tập Cận Bình đang bị đẩy vào một thế phải chống đỡ trước dư luận sôi nổi khắp thế giới. Mối nghi ngờ không chỉ nhắm vào nguồn gốc cơn đại dịch mà còn tấn công thẳng vào chính sách bưng bít thông tin của chế độ cộng sản.

dimanche 30 mai 2021

Trung Quốc gây đại họa Covid cho thế giới vì lai tạo virus ở Vũ Hán ?


Đăng ngày:

Trung Quốc nắm chìa khóa về đại dịch Covid

Le Point đề cập đến « Điểm mới về xuất xứ SARS-CoV-2 ». The Economist quan tâm tới việc « Joe Biden ra lệnh cho tình báo điều tra về nguyên nhân Covid-19 ». Giả thiết con virus rò rỉ khỏi phòng thí nghiệm là rất có thể, nhưng còn xa mới chứng minh được. Một nhà nghiên cứu Pháp khi trả lời L’Express cho rằng « Khả năng biết được sự thật nằm trong tay người Trung Quốc ».


Le Point cho biết hai nhà nghiên cứu Pháp Étienne Decroly và Bruno Canard ở Marseille từ mùa xuân 2020 ban đầu cũng cho rằng chỉ là tin đồn, nhưng càng xem xét kỹ càng đặt ra nhiều nghi vấn. Cuối 2020, cả hai cùng với các chuyên gia quốc tế khác lập ra « nhóm Paris », nghiên cứu những dữ liệu hiếm hoi có được. Họ đánh động công luận, đăng ba lá thư ngỏ trên Wall Street Journal Le Monde.

mardi 25 mai 2021

Trung Quốc bác tin 3 nhà nghiên cứu nhiễm Covid từ 2019, tình báo Mỹ tiếp tục điều tra


Đăng ngày:

Báo Mỹ Wall Street Journal ngày 23/05, dựa trên một báo cáo của tình báo Mỹ, khẳng định ba nhà nghiên cứu của phòng thí nghiệm Vũ Hán ngay từ tháng 11/2019 đã có « những triệu chứng vừa giống Covid vừa giống cúm mùa ». Các nguồn thạo tin giấu tên nói với Reuters là vẫn chưa rõ ba chuyên gia này có phải nhập viện điều trị hay không.

Được hỏi về tiết lộ này, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên hôm qua nói rằng tin trên « hoàn toàn sai lạc ». AFP cho biết trước báo chí, ông Triệu nhắc lại thông cáo hôm 23/03 của Viện Virus học Vũ Hán khẳng định trước ngày 30/12/2019 không có ai ở viện này bị lây nhiễm virus corona.

mardi 18 mai 2021

Covid : Virus thoát khỏi phòng thí nghiệm Vũ Hán không còn là thuyết âm mưu


Đăng ngày:


Giáo sư Claverie cho rằng rất đáng ngạc nhiên khi nguyên nhân của đại dịch đã làm 3,3 triệu người chết và làm tê liệt kinh tế toàn cầu từ một năm qua vẫn chưa được làm rõ. Dưới áp lực của vài chính phủ và tập thể các nhà khoa học, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) rốt cuộc cũng tổ chức một đoàn kiểm tra bị Bắc Kinh kiểm soát chặt chẽ. Đặc biệt mọi ý định điều tra về trách nhiệm của Viện Virus học ở Vũ Hán, nơi xuất phát đại dịch, đều bị ngăn chận.

Luật im lặng do các thế lực thân Trung Quốc áp đặt bị phá vỡ

samedi 15 mai 2021

WHO: Người đã tiêm chủng vẫn phải mang khẩu trang ở nơi lây nhiễm Covid cao


Đăng ngày:

Hoa Kỳ, nơi dịch Covid đã giảm hẳn, hôm thứ Năm 13/05 thông báo bãi bỏ khuyến cáo đeo khẩu trang đối với những người đã được tiêm chủng, ngoại trừ trong các phương tiện giao thông công cộng và tại các phi trường, nhà ga. Được hỏi ý kiến về sự thay đổi này, các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới không bình luận trực tiếp, cho rằng còn tùy thuộc tình hình dịch tễ ở từng nước. Tuy nhiên WHO nhắc nhở vac-xin không bảo vệ được 100% với virus.

Giám đốc phụ trách các vấn đề khẩn cấp y tế của WHO Michael Ryan trong cuộc họp báo tuyên bố ngay cả khi nhiều người dân đã được tiêm chủng, nếu tỉ lệ lây nhiễm còn mạnh thì không nên bỏ khẩu trang.

mardi 11 mai 2021

WHO: Biến chủng Covid ở Ấn Độ rất đáng ngại


Đăng ngày:

Bác sĩ Maria Van Kerkhove, phụ trách về kỹ thuật trong việc chống Covid thuộc Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố : « Có những thông tin cho thấy virus B.1.617 lây nhiễm nhiều nhất ». Bên cạnh đó còn có những yếu tố khiến phải nghĩ đến việc virus này làm giảm đi phản ứng sản xuất kháng thể, « do đó WHO xếp vào loại biến chủng đáng ngại ở cấp độ thế giới »

Nhà khoa học cho biết các chi tiết sẽ được công bố trong báo cáo dịch tễ hàng tuần, nhưng vẫn còn phải nghiên cứu nhiều về biến chủng Ấn Độ. Chủ yếu thông qua gia tăng giải mã, để biết số lượng virus và mức độ nghiêm trọng đối với phản ứng miễn dịch của cơ thể. Bà Kerkhove nhấn mạnh việc áp dụng các biện pháp phòng chống như giãn cách xã hội, mang khẩu trang, bớt tiếp xúc…

mardi 20 avril 2021

Bí ẩn về nguồn gốc Covid khuấy động xung đột Mỹ-Trung


Đăng ngày:


Trang nhất của Le Figaro hôm nay dành cho tổng thống Pháp, trong bài phỏng vấn độc quyền ông Emmanuel Macron khẳng định quyết tâm làm giảm tình trạng tội phạm, « vì quyền được sống yên ổn » của người dân. Libération quan tâm đến những người mà việc giải phẫu phải hoãn lại để dành chỗ cho bệnh nhân Covid, Le Monde nói về nỗ lực trị liệu của ngành y tế để những thủ phạm bạo hành tình dục không tái phạm. Les Echos cảnh báo « Nợ công, quả bom nổ chậm », khi nợ của 35 nước giàu nhất đã tăng gấp bốn lần trong 25 năm qua. La Croix đặt câu hỏi « Một hiệp ước nguyên tử Iran, liệu vẫn còn có thể ? »

Đại dịch xảy ra tại nơi có phòng thí nghiệm P4 : Ngẫu nhiên ?

Về quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, Les Echos có bài phân tích « Bí mật về nguồn gốc Covid càng làm tăng thêm sự đối địch Mỹ-Trung ». Chính quyền Biden muốn buộc Bắc Kinh phải trả giá vì đã dối trá, giấu diếm nguyên nhân xảy ra đại dịch, đây sẽ là mối đe dọa nặng nề cho Trung Quốc.

vendredi 16 avril 2021

Covid-19 : Pháp giải tỏa từng phần từ giữa tháng Năm


Đăng ngày:

Chính phủ hy vọng áp lực tại các bệnh viện sẽ giảm bớt « kể từ tuần tới », tuy vậy vẫn tỏ ra thận trọng khi nước Pháp đã vượt qua ngưỡng 100.000 người chết vì Covid hôm qua. Ông Attal không loại trừ khả năng học sinh một số lớp cấp 2 và cấp 3 được đến trường chỉ với phân nửa sỉ số từ ngày 03/05, và các biện pháp có thể khác nhau tùy theo tình hình địa phương.

Chính quyền cũng đang nghiên cứu vấn đề « hộ chiếu y tế » để có thể vào một số địa điểm hoặc tham dự sự kiện, nhưng hiện chưa có gì cụ thể. Phát ngôn viên chính phủ cho biết hiện chưa ấn định thời điểm dỡ bỏ lệnh giới nghiêm, vì virus vẫn đang lây lan dù đã có một số dấu hiệu tích cực.

mardi 13 avril 2021

WHO: Đại dịch Covid-19 lây nhiễm theo cấp số nhân

 


Đăng ngày:

Tổng thư ký WHO nhắc nhở tuy vaccin là công cụ mạnh mẽ để chống lại virus, nhưng đừng quên các biện pháp căn bản như giãn cách xã hội, mang khẩu trang, rửa tay, thông khí, xét nghiệm, truy vết các ca tiếp xúc và cách ly. Từ Genève, thông tín viên Jérémie Lanche tường trình :

Ra khỏi đợt dịch thứ ba, thậm chí thứ tư ? Chúng ta đang trong giai đoạn khủng hoảng, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhìn nhận như vậy. Một viên chức nói, với số ca dương tính tăng 9% và các trường hợp tử vong tăng 5 % trong vòng một tuần, đó không phải là tình hình mà chúng ta muốn thấy, hơn một năm khai khi đại dịch khởi phát. Nhất là khi đã có được vaccin.

jeudi 1 avril 2021

Lãnh đạo 23 nước ủng hộ một hiệp ước quốc tế về đại dịch


Đăng ngày:

Ý định bảo đảm tất cả các nước trên thế giới đều có được vac-xin, thuốc men và trị liệu một cách công bằng trong trường hợp xảy ra đại dịch, được chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel đưa ra trong hội nghị thượng đỉnh G20 tháng 11/2020.

Hôm nay, lời kêu gọi này nhận được sự ủng hộ của 23 nhà lãnh đạo quốc gia trên năm châu lục, trong đó có Pháp, Đức, Anh, Hàn Quốc… và tổng giám đốc WHO. Trong một diễn đàn đăng trên nhiều tờ báo lớn, họ khẳng định : « Rồi sẽ có những đại dịch và những yêu cầu dịch tễ khẩn cấp khác, không một chính phủ hay tổ chức đa phương nào có thể đơn độc đối phó ». 

samedi 6 mars 2021

Tổng giám đốc WHO hứa minh bạch về điều tra nguồn gốc virus ở Trung Quốc


Đăng ngày:

Báo cáo hoàn chỉnh và một bản tóm tắt sẽ được công bố cùng lúc trong tuần lễ từ ngày 15/03. Ban đầu WHO định đưa ra một báo cáo sơ khởi, nhưng rốt cuộc đã từ bỏ ý định mà không giải thích. Ông Tedros khẳng định chưa đọc bản báo cáo.

Ngay sau cuộc họp báo của Tổ chức Y tế Thế giới, phát ngôn viên Nhà Trắng cho biết tổng thống Mỹ Joe Biden « coi đây là một dấu hiệu tích cực, vì không thể công bố một báo cáo trong đó chúng ta nghi ngờ về xuất xứ dữ liệu, sự thiếu minh bạch (…), đưa ra những thông tin sai lạc về nguồn gốc đại dịch ».

mercredi 10 février 2021

Đặng Sơn Duân - Một lần nữa, WHO trở thành công cụ tuyên truyền cho Bắc Kinh


Ngày 14.1.2020, khi người dân Vũ Hán và toàn bộ giới chức y tế Trung Quốc biết thừa vi rút Vũ Hán lây từ người sang người, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn mạnh miệng tuyên bố không có bằng chứng rõ ràng về việc lây từ người sang người.

Ngày 30.1, WHO tuyên bố không nên cấm đi lại với người dân Trung Quốc trên thế giới. Gần hai tháng sau, khi vi rút đã lây ra 123 nước, WHO mới miễn cưỡng tuyên bố “đại dịch toàn cầu”.

Một năm sau, sau khi những nỗ lực bưng bít và xóa dấu vết của Trung Quốc được ghi nhận rõ ràng, WHO mới tổ chức một đội điều tra đến Vũ Hán, với sự cho phép của Bắc Kinh.

Tổ chức Y tế Thế giới vẫn mơ hồ về nguồn gốc đại dịch Covid


Đăng ngày:

Ông Peter Ben Embarek, trưởng đoàn chuyên gia tuyên bố việc virus corona lây từ loài vật thứ nhất sang loài vật thứ hai trước khi truyền sang con người là giả thiết đáng tin nhất, tuy nhiên cần phải có những nghiên cứu chuyên biệt và tập trung hơn. Còn giả thiết virus thoát ra từ phòng thí nghiệm khó có khả năng diễn ra.

Trưởng nhóm chuyên gia Trung Quốc Lương Vạn Niên (Liang Wannian) phát biểu trước đó, nói rằng việc lây nhiễm từ một con vật là rất có thể, nhưng vẫn chưa tìm thấy được vật chủ của virus corona. Ông Lương cũng nhấn mạnh là « không có đầy đủ bằng chứng để xác định SARS-Cov-2 đã lan tràn ở Vũ Hán trước tháng 12/2019 ».

samedi 6 février 2021

Covid-19 : Tổ chức Y tế Thế giới kêu gọi chia sẻ công nghệ vaccin


Đăng ngày:

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cổ vũ gia tăng mạnh mẽ năng lực sản xuất vac-xin để nỗ lực đối phó với đại dịch không bị triệt tiêu. Ông nêu ví dụ tập đoàn dược phẩm Sanofi của Pháp đã nhận sản xuất loại vac-xin của đổi thủ cạnh tranh Pfizer/BioNTech. Theo ông Tedros, « Các nhà sản xuất có thể làm được nhiều hơn thế. Họ đã nhận được nhiều tiền từ ngân sách Nhà nước, và chúng tôi khuyến khích tất cả chia sẻ các dữ liệu và công nghệ để giúp vac-xin được phân phối công bằng hơn trên thế giới ».

Theo AFP, trên 120 triệu liều vac-xin chống Covid đã được giao cho 82 nước. Cuối tháng Giêng, hãng Novartis của Thụy Sĩ cũng đã loan báo sẵn sàng cho việc đóng gói vac-xin Pfizer/BioNTech. Pfizer ước tính doanh số vac-xin chống Covid trong năm 2021 sẽ đạt con số khổng lồ 15 tỉ đô la. 

samedi 30 janvier 2021

WHO thăm bệnh viện Covid đầu tiên ở Vũ Hán, cảnh báo không nên trông chờ kết quả


Đăng ngày:

Bị chỉ trích là phản ứng quá chậm trễ trước những ca Covid ban đầu, Bắc Kinh hầu như im lặng về chuyến thăm hết sức nhạy cảm này. Lịch trình cụ thể của các chuyên gia WHO cũng không rõ ràng, nguồn thông tin chỉ là các tweet của thành viên trong đoàn hoặc của WHO trên mạng xã hội.

AFP ghi nhận, sau 14 ngày cách ly, sáng nay các nhà điều tra đến bệnh viện Kim Ngân Đàm (Jinyintan) ở Vũ Hán, được hộ tống chặt chẽ và không cho báo chí tiếp cận.