Affichage des articles dont le libellé est Tị nạn. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Tị nạn. Afficher tous les articles

jeudi 24 février 2022

Liban phá vỡ ba kế hoạch khủng bố của tổ chức Nhà nước Hồi giáo


Đăng ngày:

Hãng tin AFP dẫn lời bộ trưởng Nội vụ Liban, Bassam Mawlawi cho biết, một nhóm Hồi giáo cực đoan đã tuyển mộ các thanh niên Palestine tại Liban để tiến hành các vụ khủng bố quy mô bằng đai chất nổ. Các kế hoạch này đã bị phá vỡ nhờ một nhân viên của Lực lượng an ninh nội địa (FSI) đã trà trộn được vào mạng lưới của IS tại Liban.

Được biết nhân viên trên đây hôm 07/02 đã nhận được chỉ thị từ một thành viên IS tại trại tị nạn Ain Héloué vốn có liên lạc với quân thánh chiến ở Syria. Theo đó sẽ tổ chức ba vụ khủng bố tự sát liên tiếp ở ba đền thờ khác nhau. Ba đai chất nổ đã được gởi đến cùng với các vũ khí khác để chuẩn bị tấn công ngày 16/02.

lundi 6 septembre 2021

Afghanistan : Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng Mỹ đến Qatar


Đăng ngày:

Từ nhiều tháng qua, Qatar đã đóng vai trò trung gian giữa Hoa Kỳ và Taliban. Phân nửa số 55.000 người được di tản khỏi Afghanistan cũng được trung chuyển qua Qatar, nơi có một căn cứ quân sự quan trọng của Mỹ. Thông tín viên Loubna Anaki của RFI tại Islamabad cho biết thêm chi tiết :

« Đó là một chuyến đi nhằm cảm ơn các nước đã đón nhận những người Afghanistan được Mỹ và các đồng minh di tản từ phi trường Kabul cuối tháng Tám. Ông Antony Blinken sẽ hội đàm với Quốc vương Tamim Ben Hamad Al Thani và ngoại trưởng Qatar.

mardi 24 août 2021

Ba Lan xây tường chặn di dân từ Belarus


Đăng ngày:

Bốn nước trên tuyên bố sẽ bảo vệ người tị nạn theo luật quốc tế, nhưng không chấp nhận việc Belarus dùng di dân như một loại vũ khí. Ba quốc gia Liên hiệp Châu Âu (EU) có biên giới trên đất liền với Belarus là Litva, Latvia và Ba Lan cố gắng ngăn chận các di dân vượt biên bất hợp pháp, nhưng trong nhiều trường hợp, chính quyền Minsk lại đẩy họ về phía biên giới EU gây bế tắc.

Tại biên giới giữa Ba Lan và Belarus, hiện có khoảng 30 di dân bị kẹt lại từ hai tuần trong các điều kiện "vô nhân đạo", theo các tổ chức phi chính phủ. Thông tín viên Damien Simonart ở Vacxava cho biết chi tiết qua phóng sự :

lundi 23 août 2021

Đỗ Hùng - Lịch sử lặp lại sau nửa thế kỷ


Khi chiếc C-17 của quân đội Mỹ lăn bánh chuẩn bị rời sân bay Kabul vào ngày 16.8, nhiều người Afghanistan đã cố bám vào càng máy bay với mong muốn có thể thoát khỏi đất nước đang hỗn loạn này.

Cầu thủ Zaki Anwari nằm trong số đó. Nhưng khi máy bay vừa bốc lên cao, hành trình của chàng tuyển thủ thuộc đội trẻ Afghanistan đã kết thúc. Anh tuột tay rơi xuống và qua đời ở tuổi 19.

Còn dưới đây là một câu chuyện tương tự xảy ra tại Việt Nam gần nửa thế kỷ trước. Bài viết đăng trên trang bìa báo New York Times số ra ngày 30.3.1975. Mình dịch lại cho ai quan tâm thì đọc.

mercredi 11 août 2021

Afghanistan : Taliban chiếm 9 thủ phủ, người dân ồ ạt di tản


Đăng ngày:

Mỗi ngày hàng trăm người cố gắng ra khỏi nước. Đại sứ quán các nước ở Kabul tràn ngập hồ sơ xin visa, các đường dây vượt biên tăng giá đưa người sang Iran, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu, trong khi 6 nước thành viên Liên hiệp Châu Âu đòi Bruxelles tiếp tục trục xuất người tị nạn Afghanistan. Thông tín viên RFI tại Kabul, Sonia Ghezali mô tả tình trạng hiện nay ở thủ đô Afghanistan :

« Cư dân tuyệt vọng và sợ hãi. Người dân Kabul dán mắt vào chiếc điện thoại và tivi, họ bàng hoàng dõi theo đà tiến như vũ bão của phe Taliban. Và họ nhìn thấy ngay tại Kabul hậu quả bi thảm của việc Taliban chiếm được một phần lớn lãnh thổ, vì hàng ngàn gia đình phải tạm ngụ trên các đường phố thủ đô.

dimanche 1 août 2021

Nguyễn Thông - Thấy gì?


- Các nhà văn nhà thơ và đủ các thứ nhà ơi, hiện thực cuộc sống nóng bỏng lúc này chính là chất liệu không mấy khi có được để các vị đẻ tác phẩm để đời đó.

Hãy gác tất cả những thứ hình tượng ký ức quá khứ và dự cảm tương lai lại, nói như cụ Lưu Trọng Lư, "hãy xếp lại muôn vàn ân ái/đừng trách nhau đừng ái ngại nhau", để mò ra đường mà biên chép phản ánh người thực việc thực, chẳng hạn mẹ con em bé 10 ngày tuổi tị nạn kia kìa. Cứ chui trong phòng máy lạnh mãi, không sợ bị chết cóng hay sao.

- Nhân việc nhắc tới em bé 10 ngày tuổi, có thể nói mà không sợ sai rằng, trừ những đứa trong bụng mẹ ra, thì đó là người tị nạn ít tuổi nhất thế giới, mà lại ở Việt Nam, nơi mặt trời rực rỡ, không khí hân hoan phấn khởi. Thật bi kịch.

vendredi 11 juin 2021

Bông Lau - Phó TT Kamala Harris và chính sách nhập cư


Tối nay theo dõi cuộc nói chuyện của bà Phó tổng thống Kamala Harris ở Mexico được phát đi trực tiếp trên hai đài Fox News và CNN. Nghe bà nói mà không khỏi bất đồng ý kiến, nên có một số phê bình như sau.

Phó TT Kamala Harris nói chuyến đi Guatemala và Mexico là để tìm hiểu nguyên nhân gốc (root cause) tại sao dân chúng vùng ba quốc gia Trung Mỹ (Guatemala, El Salvador, và Honduras) bỏ nước lũ lượt kéo lên biên giới Hoa Kỳ để nhập cư lậu.

Bà cho rằng họ bỏ đi vì cuộc sống bị đe dọa (do băng đảng bạo động) và vì sự nghèo khổ không nuôi được gia đình. Bà có nhã ý rằng chính quyền Joe Biden sẽ bơm hàng triệu đô la cho chính quyền các quốc gia này thực hiện một số chương trình xã hội để người dân không bỏ đi nữa. Thiết nghĩ bà muốn tìm hiểu nguyên nhân gốc của vấn đề thì xin hãy về lại Tòa Bạch Ốc mà tìm, vì chính nơi ấy đã cho ra đời những chính sách nhập cư rối loạn không tưởng.

samedi 8 mai 2021

Hoa Nguyễn - Bàn về khía cạnh giáo dục và thấy gì qua việc du học sinh giật cờ vàng VNCH ở Sydney


Làm Đại diện giáo dục và đại diện di trú cho Úc 13 năm, đây không phải lần đầu tiên tôi chứng kiến du học sinh từ Việt Nam sang xúc phạm cờ vàng và những giá trị thuộc về Việt Nam Cộng Hòa.

Trong phạm vi hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân, tôi xin chia sẻ dưới đây để giúp mọi người có cái nhìn khách quan với sự việc, và cùng nhau tìm cách giúp thế hệ trẻ từ Việt Nam sang có được sự giáo dục tử tế hơn. Đồng thời cùng nhau tìm giải pháp chấm dứt những chuyện như thế này.

1. Bị tẩy não bởi hệ thống giáo dục xã hội chủ nghĩa, sốc văn hóa với phương Tây và những đụng độ cá nhân có thể xảy ra trước đây với cộng đồng người Việt :

Lê Hoàng Hải -Thực sự khó hiểu !


Tôi tiếp xúc với cộng đồng tị nạn lần đầu là ở Nhật. Ở đây khởi đầu chỉ có 10.000 người được chính phủ Nhật chấp nhận quy chế này, nên cộng đồng ở Nhật không lớn như Úc hay Mỹ.

Ấn tượng của tôi là tất cả đều là những người tôn trọng pháp luật nước bản xứ và có hiểu biết. Với cộng đồng người Việt tự do ở Nhật hay bất cứ nơi nào trên thế giới, lá quốc kỳ của Việt Nam Cộng Hòa là một thánh vật, không khác gì ngôi sao David với dân Do Thái hay biểu tượng Hinomaru với dân Nhật Bản.

Không thể tưởng tượng nổi có chuyện gì xảy ra nếu có ai tới chỗ hội đoàn của người Nhật mà giật lá cờ Nhật Chương Kỳ xuống chà đạp rồi quay clip thách thức. Chắc chắn chuyện đó sẽ gây ra một cơn phẫn nộ khủng khiếp cho người Nhật khắp thế giới và thủ phạm sẽ bị pháp luật trừng trị.

Tăng Quốc Kiệt - Ocean Vuong, một nhà thơ lớn gốc Việt


“Có những người con làm rạng danh cha mẹ

Có những con dân làm rạng danh Tổ quốc”

Tôi hỏi 8 người bạn thích đọc sách, có biết Ocean Vuong là ai không? Tất cả đều trả lời là không. Vậy là tôi nằm trong khối đa số hơi hổ thẹn, vì không biết đến một nhân tài gốc Việt, sống ở Mỹ, một thi sĩ mà người bản xứ không tiếc lời ca tụng, cho giải thưởng về thơ (genius prize) trị giá 625.000 đô la.

Thơ của em, Night sky with exit wound (Trời đêm với những vết thương xuyên thấu) và quyển tiểu thuyết Trên trái đất chúng ta một thoáng huy hoàng (On the earth, we’re gorgeous) được dịch ra 30 thứ tiếng kể cả tiếng Việt ở Việt Nam. Quyển tiểu thuyết được báo New York Times cho là “biến cố văn chương” của năm 2019, và nằm trong danh sách best sellers trong 6 tuần liên tiếp. Đó là lý do vì sao tôi viết bài này.

Nguyễn Văn Tuấn - Nhập gia tùy tục


Mấy hôm nay, Cộng đồng người Việt ở Úc (và cả trên thế giới) tỏ ra bất bình trước hành động của một thiếu niên (du học sinh từ Việt Nam) xúc phạm lá cờ biểu tượng cho Cộng đồng ngay tại khu phố có đông người Việt cư ngụ. Hành động này nếu nhìn xa một chút sẽ thấy có nhiều ý nghĩa, và con đường hòa hợp - hòa giải dân tộc còn rất xa.

Thiếu niên đó chưa đầy 18 tuổi, nhưng đã tỏ ra là một người hung hăng và bất kính. Mới có 18 tuổi mà đã chửi thề như bắp rang. Mỗi lời thốt ra là kèm theo một tiếng chửi thề tục tĩu đặc thù cách nói của người miền Bắc [1]. Mới 18 tuổi mà đầu óc đã bị tiêm nhiễm ý tưởng hận thù, hận thù một cách vô cớ. Ngôn ngữ chửi thề và xấc láo của người thiếu niên đó sử dụng thì chỉ có thể mô tả bằng ba chữ "vô giáo dục".

Thiếu niên đó rất may mắn đến Úc vào thế kỷ 21, chớ nếu vào những năm trong thập kỷ 1980 thì chưa biết chuyện gì xảy ra. 

jeudi 6 mai 2021

Song Chi - Sao không sang Nga, Tàu, Cuba du học ?


Đọc một status của người khác mới biết chuyện du học sinh “yêu đảng yêu bác” sang nước khác học rồi gây hấn với cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản, ngứa mắt với lá cờ vàng không phải chỉ có mỗi trường hợp láo xược mới đây.

Kể cũng lạ, không thích “cái đám người Việt lưu vong, ôm chân ngoại bang, phản động cả lũ”, không thích nhìn “cái cờ ba que” thì chọn mấy nước Nga, Tàu, Cuba mà du học là khỏi đụng đám người đó, đụng lá cờ đó.

Ai bảo chọn sang Úc, sang Mỹ, Anh, Pháp, Đức... làm gì để rồi ngứa mắt ngứa miệng rồi làm bậy, vi phạm pháp luật của nước người? Sống ở các nước tư bản giãy chết là mọi thứ đều phải theo luật, chứ có phải như ở Việt Nam - nơi từ công an, quan chức cho tới cái đám trẻ trâu con ông cháu cha là cứ hỗn hào hống hách, ngồi xổm lên pháp luật quen thói?

mercredi 5 mai 2021

Uyên Di - Lòng thù hận quá đáng sợ


Nói với các cháu, các em du học sinh và thế hệ trẻ người Việt qua Úc sinh sống chỉ hơn 10 năm vừa qua - những ai vẫn còn ôm lòng thù hận người Việt Cộng Hòa.

Tôi không đại diện cho tiếng nói của ai cả, và tôi hy vọng sẽ có những người Việt từng sống trên quê hương thứ hai, hơn 30 năm như tôi sẽ chia sẻ quan điểm này.

Trước hết tôi muốn các bạn hiểu tôi không thù ghét hay kỳ thị người Việt - dù các bạn từ đâu tới, được giáo dục dưới chế độ nào. Miễn các bạn biết tôn trọng cái khác biệt giữa những người khác biệt với các bạn.

mardi 13 avril 2021

Châu Âu trừng phạt thủ lãnh Vệ binh Cách mạng, Iran ngưng đối thoại


Đăng ngày:

Công báo của Liên hiệp Châu Âu đăng thông cáo trừng phạt 8 lãnh đạo các lực lượng an ninh Iran, trong đó có Hossein Salami, thủ lãnh Vệ binh Cách mạng, lực lượng vũ trang hùng hậu nhất. Bên cạnh đó còn có các thành viên của tổ chức Basij, được đặt dưới sự chỉ huy của Vệ binh Cách mạng.

Những người này bị cấm nhập cảnh và phong tỏa tài sản, quyết định trên có hiệu lực kể từ thứ Hai 12/04. Tài sản của ba nhà tù cũng bị phong tỏa, vì theo Bruxelles những người biểu tình bị giam tại đây bị cố tình tạt nước sôi và không được chăm sóc y tế.

mardi 23 février 2021

Mỹ trừng phạt hai tướng lãnh Miến Điện, G7 lên án việc đàn áp biểu tình


Đăng ngày:

Reuters dẫn thông cáo bộ Tài chính Mỹ cho biết hai nhân vật bị trừng phạt là tướng Maung Maung Kyaw, tư lệnh không quân và tướng Moe Myint Tun, cựu tổng tham mưu trưởng quân đội nay là giám đốc cơ quan giám sát các chiến dịch đặc biệt. Tài sản của hai người này tại Mỹ bị phong tỏa.

Bộ Tài chính cho biết sẽ có những biện pháp bổ sung nếu quân đội không để chính phủ dân cử hoạt động trở lại. Ngoại trưởng Antony Blinken trong một thông cáo riêng rẽ cũng cảnh báo sẽ có những trừng phạt mới, đồng thời đòi hỏi quân đội và cảnh sát Miến Điện chấm dứt tấn công người biểu tình, trả tự do cho những người bị bắt.

mardi 26 janvier 2021

GS Nguyễn Văn Tuấn - Tại sao người Việt trên thế giới quan tâm đến bầu cử ở Mỹ ?


Nhiều bạn thắc mắc là tại sao những người Việt thuộc thế hệ 'thuyền nhân' (boat people) quan tâm đến cuộc tổng tuyển cử ở Mỹ vừa qua, dù những người này không phải là công dân Mỹ. Câu trả lời nằm ở thời tị nạn vào cuối thập niên 1970s và thập niên 1980.

Đại Ân Nhân

Nếu bạn là 'thuyền nhân' vượt biên khỏi Việt Nam vào thời đó, cái nước mà bạn trông chờ nhứt là Mỹ. Chỉ Mỹ. Mỹ là nước điều tàu hải quân, thậm chí có khi cả tàu ngầm, để cứu vớt thuyền nhân trên Biển Đông trong những ngày thê thảm đó. Trong khi nhiều tàu hàng của các nước Âu châu và Á châu bỏ mặc thuyền nhân, thì tàu hàng của Mỹ lại cứu người Việt. Cái ơn đó nhiều nhiều đời sau thuyền nhân Việt Nam vẫn không quên.

dimanche 29 novembre 2020

Nguyễn Đình Bổn - Viet Thanh Nguyen xuyên tạc lịch sử Việt Nam Cộng Hòa, phỉ nhổ người Việt tị nạn


Viet Thanh Nguyen, kém cỏi và xuyên tạc về lịch sử Việt Nam Cộng Hòa, coi thường cộng đồng người Việt tị nạn !

Trong một status viết trên Facebook cá nhân ngày 23.11, nhà văn Mỹ gốc Việt đã đánh mất sự điềm tĩnh của mình. Dùng những lời lẽ hằn học, sai trái hướng đến cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ ủng hộ Tổng thống Trump trong cuộc bầu cử vừa rồi bằng những luận điệu kém cỏi và xuyên tạc lịch sử Việt Nam Cộng Hòa. Ở đây tôi chỉ lưu ý vài nhóm từ mà ông Viet Thanh Nguyen đã sử dụng bậy bạ.

Ví dụ ông cho rằng chế độ tại miền Nam tương đồng với chủ nghĩa phát xít, thì thật tệ hại về trí tuệ.

samedi 26 septembre 2020

Bông Lau - Trung đoàn 422


Khi Nhật Bản đánh lén oanh tạc Trân Châu Cảng tháng 12 năm 1941 tuyên chiến với Hoa Kỳ, đã gây phẫn nộ nơi quần chúng Mỹ. Sự kỳ thị chủng tộc không ít thì nhiều vốn đã có vào thời càng gia tăng. Người Mỹ bản xứ nghi ngờ người Nhật sống ở Hoa Kỳ nối giáo cho kẻ thù.

Tổng Thống Hoa Kỳ lúc ấy là Franklin D. Roosevelt đã ra lịnh bắt tất cả người Mỹ gốc Nhật đưa vào các trại giam hay trại tập trung (internment camp) ở miền Tây Nam Hoa Kỳ. Có khoảng 120 ngàn người thiểu số gốc Nhật sống rải rác ở miền Tây Hoa Kỳ phải bán nhà cửa và tài sản của họ để dọn vào ở trong các trại tập trung.

Trong Thế Chiến Thứ Hai dân số của người Mỹ gốc Đức và Ý nhiều hơn người Mỹ gốc Nhật, nhưng chỉ khoảng hơn 10 ngàn người bị lùa vào các trại tập trung. Lý do là vì người Đức và Ý ít bị kỳ thị hơn và bị nghi ngờ như người Nhật. Một lý do khác nữa là vì kinh tế; giới kinh doanh tài phiệt Mỹ cần công nhân gốc Đức và Ý làm việc trong các xí nghiệp nên đã vận động chính giới không cho bắt giữ người Đức và Ý đưa vào trại tập trung.

dimanche 6 septembre 2020

Malaysia sẽ không cho dẫn độ người Duy Ngô Nhĩ sang Trung Quốc


Biểu tình trước sứ quán Trung Quốc tại Kuala Lumpur, Malaysia bày tỏ tình đoàn kết với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, ngày 05/07/2019. AFP - Mohd Rasfan
Đăng ngày:


Các nước Đông Nam Á là nơi trung chuyển lý tưởng để sang Thổ Nhĩ Kỳ đối với người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi phải chạy trốn sự đàn áp của chính quyền Trung Quốc.

Ông Mohd Redzuan Md Yusof, bộ trưởng đặc nhiệm thuộc văn phòng thủ tướng, viết rằng Malaysia tôn trọng việc nội bộ của nước khác. Tuy nhiên nếu có những người tị nạn Duy Ngô Nhĩ chạy sang Malaysia để tìm kiếm sự bảo vệ, thì Malayssia « sẽ không cho dẫn độ dù Trung Quốc có yêu cầu ». 

lundi 6 juillet 2020

Những quả bóng truyền đơn chọc giận Kim Jong Un

Ông Park Sang Hak đang chuẩn bị thả một quả bóng chứa các truyền đơn tố cáo Kim Jong Un sang khu vực gần vùng phi quân sự. Ảnh tư liệu chụp ngày 26/03/2016. © REUTERS/Kim Hong-Ji/File Photo
Đăng ngày:


Đến lượt Bình Nhưỡng tung sang Hàn Quốc « những quả núi » truyền đơn, để trả đũa hàng ngàn tờ truyền đơn chứa trong những quả bóng, được anh em nhà Park thả qua Bắc Triều Tiên hôm 22/06/2020. L’Express cho biết họ là những người Bắc Triều Tiên đào thoát được sang phương Nam. 

Người anh cả Sang Hak khoảng 50 tuổi, rất nổi tiếng và năng động, lãnh đạo tổ chức phi chính phủ « Chiến binh vì Bắc Triều Tiên tự do », gởi sang miền Bắc những quả bóng đầy các thông điệp thù địch với chế độ Bình Nhưỡng. Khẩu hiệu của ông : « Tiếp tục cho đến khi giải phóng được nhân dân đang bị tước đoạt nhân quyền ».