Affichage des articles dont le libellé est Sống đẹp. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Sống đẹp. Afficher tous les articles

mardi 10 décembre 2019

Hoàng Nguyên Vũ - Cầu thủ nữ và hoa hậu, vinh quang thật sự ở đâu ?


Những cô gái tận hiến trên sân bóng và những cô hoa hậu đi thi xúng xính váy áo: Vinh quang thật sự nằm ở đâu?

Nhìn những cô gái không còn tí sức lực gì sau khi nâng cao chiếc Huy chương vàng và hát Quốc ca vang dội tối qua, hẳn nhiều người sẽ khóc. Khóc không chỉ vì cái tự hào thành quả sau cuối, mà khóc vì thương. Thương quá. Họ là phụ nữ. Họ phải vắt kiệt thứ mạnh mẽ cuối cùng trong một đặc tính sinh học yếu ớt để đi đến đích vinh quang.

Các cô gái của chúng ta thi đấu với một đối thủ nặng ký hơn, kỹ thuật hơn, khỏe hơn và đương nhiên là khôn hơn. Suốt hiệp 1, đối thủ chơi bào sức của các cô gái. Sau 90 phút, các cô gái của chúng ta không còn một tí sức lực nào nhưng họ đã quả cảm chiến đấu không dừng lại. 

Ngô Nhân Dụng - Phải kể lại cho con cháu nghe

Thuyền Trưởng Jeon Je Young (trái) mặc quốc phục Việt Nam, kế bên là ông Nguyễn Hùng Cường mặc quốc phục Nam Hàn. (Hình: Nguyễn Hùng Cường cung cấp)
(Người Việt 06/12/2019) Phải kể lại câu chuyện Thuyền Trưởng Jeon Je Young cứu vớt các thuyền nhân Việt Nam năm 1985 cho các bạn trẻ người Việt khắp thế giới nghe.


Ông Jeon Je Young mới qua đời tháng trước; nhiều người Việt tị nạn Cộng Sản đã cử hành một lễ tưởng niệm. Ông xứng đáng được nhớ ơn. Ông cũng đáng được nêu gương cho các thế hệ tương lai, để con cháu chúng ta, người Việt cũng như người Hàn Quốc và các dân tộc khác, học cách sống làm người.

Câu chuyện cứu người vượt biển xẩy ra ngày 14 Tháng Mười Một, 1985. Một chiếc thuyền chở người Việt vượt biển tị nạn Cộng Sản lênh đênh đã ba ngày liền, gần trăm người chen chúc nhau trong một con tàu nhỏ, không có cả chỗ đi vệ sinh.

Họ thấy những tàu thủy khác đi qua, họ kêu cứu bằng tất cả các phương tiện. Nhưng không được cứu.

lundi 19 août 2019

Vũ Kim Hạnh - Hồng Kông, « Trình » và « Tình » của họ



Nét mặt cậu bé trong ảnh dưới đây thật sáng và thông minh, đúng không, nhưng câu nói mà cậu buột miệng mới khiến chị Bùi Mai Hạnh kinh ngạc.

Chị kể. Sau gần 5 tiếng biểu tình chung với người Hồng Kông dưới nắng, tôi nghe người biểu tình nói chuyện với nhau. Một cậu bé bất ngờ quay sang hỏi tôi: Cô người Phi à? Không, tôi người Việt. Cậu bảo: “We need you”. Chúng tôi cần cô. 

Không tin vào tai mình. Vả lại chung quanh khá ồn. Tôi hỏi lại, cháu nói gì vậy? Một phụ nữ đứng bên ghé tai tôi nói to: “Cậu bé nói "We need you”. Quá đỗi ngạc nhiên! 

Cu bé và câu nói "We need you".
Làm sao một cậu bé lại có thể tự tin, tự tại và “tranh thủ kiếm đồng minh” đến thế chứ !!! Tại sao? Tôi hỏi cậu vì quá thích cậu. 

jeudi 15 août 2019

Giao Chỉ - Người vợ lính ở Thủ Đức


Cố đại tá VNCH Hồ Ngọc Cẩn và vợ.

(Viết về Cố Đại Tá QLVNCH Hồ Ngọc Cẩn)

Nhân ngày giỗ cố đại tá Quân lực Việt Nam Cộng Hòa Hồ Ngọc Cẩn - vị tỉnh trưởng đã chiến đấu đến ngày cuối cùng 30.4. 1975 và bị xử bắn ở Cần Thơ ngày 14.8.1975 - xin đăng lại câu chuyện cảm động về người hùng này.

Đám cưới nhà quê. Chuyện người vợ
Mùa xuân năm 1959. Họ đạo Thủ Đức có đám cưới nhà quê. Cô dâu Nguyễn Thị Cảnh mỗi tuần giúp lễ và công tác thiện nguyện cho nhà Thờ. Chú rể là anh trung sĩ huấn luyện viên của trường bộ binh Thủ Đức.
Cha làm phép hôn phối. Họ đạo tham dự và chúc mừng. Bên nhà gái theo đạo từ thuở xa xưa. Bên nhà trai cũng là gia đình Thiên Chúa Giáo. Cô gái quê ở Thủ Đức, 18 tuổi còn ở với mẹ. Cậu trai 20 tuổi xa nhà từ lâu. Cha cậu là hạ sĩ quan, gửi con vào thiếu sinh quân Gia Định từ lúc 13 tuổi. Khi trưởng thành, anh thiếu sinh quân nhập ngũ. Đi lính năm 1956. Mấy năm sau đeo lon trung sĩ. Quê anh ở Rạch Giá, làng Vĩnh Thanh Long, sau này là vùng Chương Thiện. Ngày đám cưới, ông già từ quê lên đại diện nhà trai.

mercredi 31 juillet 2019

Ngô Nhân Dụng - Các nhà chính trị nên dự Tour de France


Egan Bernal của Colombia vô địch Tour de France 2019. (Hình: AP Photo/Michel Euler)

(Người Việt 30/07/2019) Hiện nay, khi dạy dỗ con cái sống xứng đáng làm người, chắc không mấy ai bảo con hãy nhìn các nhà chính trị mà noi gương. Ít thấy những người lãnh đạo biểu lộ các đức tính mà loài người vẫn coi là đáng vun trồng trong tâm hồn trẻ em: Thành thật, bao dung, nhân từ, trung tín, đặt công ích trên tư lợi, hòa hợp với người chung quanh, kính trọng người khác mình hay chống lại mình, hy sinh cá nhân cho tập thể, vân vân.

Nhìn khắp thế giới, chúng ta khó thấy một vị tổng thống, thủ tướng hay một lãnh tụ đối lập nào biểu lộ các đức tính đó. Trong một phạm vi nhỏ, có thấy một ông, bà dân biểu, nghị sĩ, thống đốc tiểu bang hay thị trưởng, nghị viên nào đáng làm gương cho các thiếu nhi hay không? Rất khó kiếm ra.

Nhiều người nghĩ rằng chính trị là một cuộc tranh đua rất gay gắt, không thể nào theo các quy tắc và tục lệ thông thường. Khi tranh đua thì mạnh được, yếu thua, “cá lớn nuốt cá bé.” Không thể nghe lời dạy “chị ngã em nâng” hay “lá lành đùm lá rách.” Các nhà chính trị mạt sát nhau không tiếc lời. Vu cáo nhau nếu ích lợi cho mình. Thấy người té thì không nâng lên mà phải nhân cơ hội đạp thêm cho nó một cái. Chính trị là một thế giới mà bước vào đó là phải chấp nhận sẽ không thể sống theo các quy tắc bình thường.

samedi 2 février 2019

Giọt nước mắt cuối năm của cụ Hoàng Nhỏ



Cha của liệt sĩ Gạc Ma Hoàng Văn Túy, cụ Hoàng Nhỏ, bật khóc khi thấy chúng tôi. Nhà vẫn chưa có dấu hiệu nào của Tết. Cụ nằm lắc võng nhè nhẹ. Người con trai, em anh Túy, đi đánh cá thuê, vừa từ Ninh Thuận về, tay không. Năm nay thất mùa. 

Cụ Hoàng Nhỏ - các báo trước đây nhầm gọi là Hoàng Dỏ - đã ngoài 90, hàng năm vẫn làm giỗ chung cho 64 liệt sĩ hy sinh ở Gạc Ma, trong đó có con trai mình. Năm 2017, một nữ doanh nhân từ Sài Gòn ra thăm và từ đó - thông qua Nhịp Cầu Hoàng Sa - gửi tặng cụ mỗi tháng một khoản tiền. 

mardi 21 août 2018

Lưu Trọng Văn - Không quên…


Con tàu vượt biên, khoảnh khắc ngày 13.8.1981. Ông Hùng là người lưng trần, khi đó ông 34 tuổi.

Con số 13

Thật kỳ lạ, hôm qua gã dính cùng lúc với 5 con số 13 - con số mà người phương Tây coi là xui xẻo.

Ngày 13.

Gã bay lúc 13 giờ.

Số ghế ngồi 13.

Bay từ Thụy Điển đi Bỉ là chuyến bay thứ 13 trong cả hành trình châu Âu của gã.

mardi 10 juillet 2018

Hoàng Hải Vân - Thằng mất dạy !


Lincohn: "Đừng ngại người ta không biết ơn bạn, nhưng cố gắng xứng đáng để được tri ân".

Thằng đó chính là tôi. Hồi xong tiểu học, khi đi học nghề sửa radio (nhưng bất thành), có lần ngồi lên chiếc honda của ông chủ định xin tập thử. Một anh lớn tuổi nhìn tôi bằng nửa con mắt, nói “hạng của mày mà cũng đi honda à”.
 
Nghe câu ấy tôi không thấy tủi thân, dù chưa đọc kinh Phật. Thỉnh thoảng nghĩ lại thấy anh kia nói đúng, phải một năm sau ngày tôi được anh ta xếp hạng, mẹ tôi mới mua cho tôi được một chiếc xe đạp cũ và hơn hai mươi năm sau tôi mới mua được một chiếc honda.

lundi 23 avril 2018

Nguyễn Thị Kim Thoa - Thư ký của thiên thần



Tôi đến thị xã Ban Mê Thuột vào một buổi chiều đầu mùa khô năm 1977. Gió bụi của miền cao nguyên đất đỏ làm tôi tối mắt sau một chuyến đi dài trên chiếc xe đò cọc cạch. Để mặc cho anh Chu Sơn – chồng tôi, loay hoay với mấy túi áo quần, sách vở. Bước xuống xe, tôi chỉ còn đủ sức ngồi bệt trên đám cỏ bên vệ đường. Đất đỏ, cỏ úa và bầu trời buổi chiều xám xịt. Đất trời Ban Mê Thuột buổi đầu giao tiếp đối với tôi chẳng thú vị gì.

Nơi tôi làm việc là khoa Nhi bệnh viện tỉnh Daklak. Đây là một đấu trường quá sức với tôi. Cảm nhận lúc đầu là như thế. Khoa có 50 giường bệnh, bệnh nhân nằm la liệt hai ba em trên một giường. Những chiếc giường sắt tây cũ rét, cái mất song, cái gãy chân kê đóng khập khiễng. Mền chiếu đen đủi, tả tơi rách nát. 

jeudi 8 mars 2018

Trương Châu Hữu Danh - Tình người miền Tây về đâu?



Năm ngoái, anh Hoàng Văn Minh và tôi băng miền Tây, viết loạt bài "Những mảnh giáp cuối cùng đang tan vỡ". Miền Tây nghèo vật chất, giàu tình nghĩa đang chết mòn bởi con người ngày càng cạn tàu ráo máng với nhau. Bởi những lý do mà chính người miền Tây cũng đang lờ mờ nhận ra.

"Bây giờ người dân miền Tây họ sống với nhau ngày càng ít tình người, nếu không muốn nói là ngày càng ác”, Anh hùng Lao động, GS. TS Võ Tòng Xuân - Hiệu trưởng Đại học Nam Cần Thơ bức xúc khi hay tin một nông dân ở Kiên Giang bị “kẻ xấu” đổ thuốc sâu xuống hồ khiến đàn cá lóc sắp thu hoạch chết phơi trắng bụng.

jeudi 1 mars 2018

Nguyễn Hồng Lam - Bòn nơi khố rách đãi nơi hồng quần



Sau cơn lũ lịch sử đầu tháng 11-1999, có hàng trăm người dân, người đại diện tổ chức tại Sài Gòn tìm đến báo An ninh Thế giới để xin đóng góp giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt ở các tỉnh miền Trung. Bộ phận tiếp nhận của báo viết biên nhận mỏi tay vẫn không kịp, vì người này chưa ra, người kia đã bước vào…

Sáng sớm, có một cô gái khoảng 20-21 tuổi bị liệt hai chân được anh xích lô bế vào tận phòng tiếp bạn đọc. Cô lấy ra một ít tiền lẻ và thưa: “Chú ơi, con chỉ có 25.000 đồng, chú nhận cho con nhé!”. 

lundi 19 février 2018

Nguyễn Tiến Tường - Như một que diêm



Trong khi một số người đập bỏ, một cặp vợ chồng mang các chậu hoa bán ế ra trang trí đường phố.
1. Ngày Tết, nhiều người nhắn tin chúc mừng. Tôi không trả lời hết. Hầu hết trong số đó là những tin nhắn mẫu, hoặc video soạn sẵn, tôi không ưu tiên trả lời. Tôi cố gắng soạn từng tin nhắn riêng. Mỗi người mỗi khác. Tôi không cho phép cảm xúc và sự chân thành của mình cũng rập khuôn, công thức. 

Tôi quẩn quanh đọc, thấy anh Nguyễn Một nhắc về những hàng rào dâm bụt ngày xưa, chỉ "phân" chứ không "cách". Tôi cũng như anh, tiếc nuối về một vùng ký ức xa thẳm. Ký ức ấy, vì sao chan chứa mãi? Là vì không chỉ là cảnh, là người, là miền ấu dại mênh mông.

vendredi 9 février 2018

Góc Nhìn Nhân Bản - Người mù làm sao biết chia tiền



Gần 12 giờ đêm, có hai người đàn ông ngồi cạnh nhau đếm tiền. Một người ôm cây đàn, hốc mắt lõm xuống. Một người tóc muối tiêu, mở tiền trong cái túi nhỏ bỏ vào nón và đếm

Tiền 2.000, tiền 5.000, 10.000, 20.000 và thỉnh thoảng có vài tờ 50.000 hay 100.000. Tôi đi bộ ngang nên cứ nghe và thấy được vài điều vài câu. 

vendredi 19 janvier 2018

Lưu Trọng Văn - Tình Hoàng Sa trong một hẻm Sài Gòn



Sáng nay gã và Mai Anh Tài, một doanh nhân luôn đau đáu chuyện đất nước vào hẻm rồi lại hẻm, rồi lại hẻm nữa trên đường Lê Văn Lương,  thăm ngôi nhà mới của bà Hoa vợ thượng sĩ hải quân VNCH Nguyễn Hồng Châu - đã hy sinh đúng ngày này 44 năm trước trong trận hải chiến Hoàng Sa.

Gã bất ngờ vì buổi mừng nhà mới do Nhịp cầu Hoàng Sa của Đỗ Thái Bình, Lữ Công Bảy, Nguyễn Thế Thanh, Kim Hạnh, Huy Đức...góp phần xây dựng để tri ân những người đã hy sinh bảo vệ biển đảo tổ quốc, lại có đông thân nhân của các chiến sĩ, liệt sĩ chiến đấu và hy sinh ở Hoàng Sa đến dự thế.

mardi 12 décembre 2017

Trương Châu Hữu Danh - Tấm lòng vàng của 60 luật sư



Phiên tòa tại Tiền Giang ngày 12/12/2017. Ảnh Trương Châu Hữu Danh
Cho rằng Tuyết bị oan sai, các luật sư của Tuyết đã từ chối nhận thù lao, đồng thời góp tiền hỗ trợ con của bị cáo ăn học. Hiện có 60 luật sư đăng ký bảo vệ cho Tuyết, đã có 36 luật sư được cấp giấy chứng nhận. Luật sư Hồ Văn Hưởng nói : « Họ càng giở trò thì giới luật sư càng đoàn kết, vì một nền tư pháp minh bạch ».

Sáng nay 12.12.2017 diễn ra một phiên tòa vô tiền khoáng hậu trong lịch sử tố tụng : 60 luật sư khắp Bắc Trung Nam đã đăng ký bảo vệ miễn phí cho một bị cáo tại Tiền Giang. 

Bị hại "lầy" nhất quả đất

Trong vụ án này, "bị hại" - là các cán bộ cộm cán, đã vắng mặt lần thứ sáu khiến luật sư bức xúc. Do đã hoãn xử năm lần nên hôm nay Hội đồng xét xử (HĐXX) vẫn mở phiên tòa.