Cho rằng Tuyết bị oan sai, các luật sư của Tuyết đã
từ chối nhận thù lao, đồng thời góp tiền hỗ trợ con của bị cáo ăn học. Hiện có
60 luật sư đăng ký bảo vệ cho Tuyết, đã có 36 luật sư được cấp giấy chứng nhận.
Luật sư Hồ Văn Hưởng nói : « Họ càng giở trò thì giới luật sư càng
đoàn kết, vì một nền tư pháp minh bạch ».
Sáng nay 12.12.2017
diễn ra một phiên tòa vô tiền khoáng hậu trong lịch sử tố tụng : 60 luật
sư khắp Bắc Trung Nam đã đăng ký bảo vệ miễn phí cho một bị cáo tại Tiền Giang.
Bị hại "lầy"
nhất quả đất
Trong vụ án này, "bị hại" - là các cán bộ cộm
cán, đã vắng mặt lần thứ sáu khiến luật sư bức xúc. Do đã hoãn xử năm lần nên
hôm nay Hội đồng xét xử (HĐXX) vẫn mở phiên tòa.
Để đưa bị cáo
Trần Thị Tuyết vào tù, các cơ quan tố tụng ở Tiền Giang đã dựa vào đơn tố cáo
của một “giám đốc ma”, ký đơn với tư
cách giám đốc nhưng đã rời vị trí này cách đó một tuần. Người tố cáo cũng từng
nhiều nhiệm kỳ làm Hội thẩm nhân dân chuyên đi xét xử các vụ án... Trong sáng
nay, người này có tham dự phiên tòa.
Gần hai năm nay,
sau khi nghiên cứu hồ sơ, cho rằng bị cáo bị oan sai, 60 luật sư khắp cả nước
đã về Tiền Giang đăng ký bảo vệ miễn phí cho bị cáo Trần Thị Tuyết (sinh năm
1984, ngụ xã Mỹ Tịnh An, Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang). Các luật sư còn góp tiền
giúp đứa con của bị cáo (mồ côi cha) có tiền đi học...
Tuy nhiên, phiên
tòa ngày 16.11 đã phải tạm hoãn do phía bị hại lẫn nhân chứng đều vắng mặt, dù
bị hại cách tòa án chỉ vài trăm bước chân. Đây là lần thứ 5 mà bị hại và nhân
chứng không dự tòa, dẫn đến việc không thể xét xử, dù trước đó các luật sư đã
đồng ký tên áp dụng biện pháp dẫn giải bị hại và nhân chứng đến dự tòa.
Trong vụ án này,
ngoài lực lượng luật sư hùng hậu nhất từ trước đến nay bào chữa cho duy nhất
một người, thì thành phần "bị
hại" cũng khá hùng hậu, có vai vế ở tỉnh Tiền Giang. Cụ thể, người tố
cáo là bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai - từng là cán bộ và đồng thời là Hội thẩm nhân
dân nhiều nhiệm kỳ. Các thành viên công ty gồm ông Đoàn Văn Lập - Giám đốc công
ty TNHH Chương Dương (trực thuộc Văn phòng tỉnh ủy Tiền Giang); ông Phan Quốc
Dũng - Kế toán trưởng Ngân hàng Nhà nước. Cơ quan ông Lập làm việc chỉ cách tòa
án 280 mét, còn cơ quan ông Dũng làm việc cách tòa cũng chỉ 300 mét.
Luật sư
không sợ "thánh lầy"
Do vụ án chưa thể
xét xử nên bị cáo tiếp tục bị tạm giam (gần 4 năm). Các luật sư có người đi xe
đò về Cà Mau, có người về Hưng Yên, Hà Nội, người về Huế, Đà Nẵng...
Luật sư Đồng Hữu
Pháp cho biết, sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, anh quyết định đi từ Huế vào để
hỗ trợ đồng nghiệp, cùng nhau lên tiếng bảo vệ lẽ phải. "Họ cứ cố tình trì hoãn để làm nản lòng luật sư, gây tốn kém xã
hội. Nhưng chúng tôi không nản, mà trái lại càng quyết tâm đưa vụ việc ra ánh
sáng. Họ cứ hoãn còn chúng tôi cứ theo pháp luật mà làm. Có xa bao nhiêu cũng
phải làm" - luật sư Pháp nói.
Luật sư Hồ Văn
Hưởng, đi xe gắn máy từ Bạc Liêu về Mỹ Tho tươi cười cho biết: "Mỗi chuyến cả đi và về khoảng 500km.
Họ đã hoãn lần thứ 5, và không biết bao nhiêu lần nữa. Nhưng họ càng giở trò
thì giới luật sư càng đoàn kết, vì một nền tư pháp minh bạch. Dẫu có vất vả
chúng tôi cũng không nản lòng, vì chúng tôi không muốn có dân oan".
"Giám
đốc ma"
Theo cáo trạng,
Tuyết làm thủ quỹ của Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Dịch vụ Bảo vệ - Vệ sĩ
Thiên Long từ năm 2007. Năm 2008, Công ty Thiên Long đổi tên thành Công ty TNHH
Dịch vụ Bảo vệ - Vệ sĩ Bảo Định. Tuyết tiếp tục làm thủ quỹ. Trong quá trình
hoạt động, công ty nhiều lần thay đổi giám đốc và kế toán. Công ty này cũng
được chuyển nhượng nhiều lần, có lần trị giá bán công ty là 50 triệu đồng.
Từ ngày 1.7.2010
đến tháng 5.2012, giám đốc công ty chỉ đạo Tuyết cùng kế toán lập và quản lý
hai hệ thống sổ theo dõi quỹ tiền mặt: Sổ 1 gồm các hoạt động có hóa đơn, chứng
từ và sổ 2 gồm các hoạt động không có hóa đơn, chứng từ.
Ngày 11.4.2013, Tuyết
xin nghỉ việc.
Ngày 6.6.2013, bà
Nguyễn Thị Huỳnh Mai (ngụ xã Đạo Thạnh, thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang) ký đơn tố
cáo đối với Tuyết vì cho rằng tồn quỹ tiền mặt trên sổ quỹ số 1 là 716 triệu
đồng nhưng Tuyết báo tồn quỹ âm 15 triệu đồng. Tuyết bị bắt tạm giam từ tháng
5.2014. Tháng 8.2015, Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh Tiền Giang tuyên phạt Tuyết
12 năm tù về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Tháng 2.2016,
TAND cấp cao tại TP.HCM xem xét kháng cáo kêu oan của Tuyết. Tại tòa, Tuyết yêu
cầu làm rõ các biên bản bàn giao quỹ trong các giai đoạn thay đổi giám đốc của
Công ty Bảo Định. Các luật sư bào chữa cho rằng cấp sơ thẩm vi phạm tố tụng vì
các chứng từ thu chi của Công ty Bảo Định là không hợp pháp, có dấu hiệu giả
tạo…
HĐXX phúc thẩm
nhận định việc cấp sơ thẩm chỉ lấy mốc thời gian từ ngày 1.7.2010 đến 11.4.2013
theo đơn tố cáo của Công ty Bảo Định để xác định các khoản thu chi của công ty,
từ đó kết luận Tuyết chiếm đoạt tài sản của công ty là chưa có cơ sở vững chắc nên
hủy để điều tra lại. HĐXX sơ thẩm lần hai của TAND tỉnh Tiền Giang hồi tháng
6.2017 đã yêu cầu điều tra bổ sung để đối chất làm rõ các lời khai mâu thuẫn
của các nhân chứng, làm rõ mâu thuẫn giữa số liệu giám định của Sở Tài chính và
của công ty, đối chiếu chứng từ với công ty...
Cho rằng Tuyết bị
oan sai, các luật sư của Tuyết đã từ chối nhận thù lao, đồng thời góp tiền hỗ
trợ con của bị cáo ăn học (do chồng của bị cáo bị tai nạn giao thông mất khi
cháu bé còn trong bụng Tuyết. Đến khi bé học lớp 2 thì Tuyết bị bắt giam cho
đến nay). Hiện có 60 luật sư đăng ký bảo vệ cho Tuyết, đã có 36 luật sư được
cấp giấy chứng nhận.
Theo hồ sơ do tòa
án cung cấp, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai ký đơn ngày 6.6.2013, ký tên đóng dấu là
giám đốc công ty Bảo Định. Thế nhưng, cũng trong hồ sơ, từ tháng 5.2013, Hội
đồng thành viên công ty này đã họp và bà Mai chuyển tòan bộ vốn cho người khác,
“không còn là người đại diện pháp luật
của công ty kể từ ngày 1.6.2013”. Trao đổi với phóng viên, luật sư Phạm
Công Út - Đoàn Luật sư TPHCM nói: “Ở thời
điểm bà Mai ký đơn, bà không còn quyền và tư cách gì ở công ty này nhưng lại ký
tên đóng dấu giám đốc, thì là giám đốc ma”.
Đạo đức có
vấn đề
Cho đến nay,
thành viên công ty Bảo Định đều là những người có vai vế, là cán bộ làm việc
tại Tiền Giang. Về việc những người này vắng mặt tại tòa, luật sư Phạm Công Út
cho rằng: “Hành vi của họ không vi phạm
pháp luật. Nhưng về mặt đạo đức, tư cách thì có vấn đề”.
Trong phiên tòa
hôm nay, HĐXX ngồi trên hầu hết đều là đàn em của bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai. Bà
Mai cho biết, bà từng làm Hội thẩm nhân dân 3 nhiệm kỳ, tham dự các phiên tòa
và nằm trong Hội đồng xét xử...
Công ty
"mạt rệp"
Ông Trần Văn Lên
- nguyên Giám đốc công ty Vệ sĩ Bảo Định cho biết: “Công ty này làm ăn suốt một thời gian dài thua lỗ, đến mức tôi đang là
vệ sĩ thì bỏ tiền ra mua luôn công ty với giá 200 triệu đồng. Làm ăn càng lúc
càng tệ hại, tháng nào tôi cũng vay mượn tiền để trả lương anh em vệ sĩ, vì thu
không đủ chi. Ngoài trả lương nuôi bộ máy hành chính, tiền thuê nhà, còn phải tốn
kém chi phí giao dịch, tiếp khách. Đến khi thua lỗ quá, tôi phải bán luôn công
ty với giá 50 triệu đồng. Tôi thực không biết công ty này đào đâu ra số tiền
lớn để bị chiếm đoạt 700 triệu đồng".
1/ Luật sư Phương Văn Thêm
2/ Luật sư Trần Văn Chiến
3/ Luật sư Trần Chí Kiều
4/ Luật sư Phạm Công Út
5/ Luật sư Cao Thế Luận
6/ Luật sư Phạm Thị Thu Hiền
7/ Luật sư Lê Thị Minh Nhân
8/ Luật sư Nguyễn Đình Thuận
9/ Luật sư Nguyễn Duy Sơn
10/ Luật sư Nguyễn Duy Bình
11/ Luật sư Huỳnh Phước Hiệp
12/ Luật sư Đào Kim Lân
13/ Luật sư Trần Thị Ánh
14/ Luật sư Trần Hữu Kiển
15/ Luật sư Nguyễn Văn Quynh
16/ Luật sư Nguyễn Đình Thái Hùng
17/ Luật sư Hồ Văn Hưởng
18/ Luật sư Đàm Thị Thùy Giang
19/ Luật sư Nguyễn Thành Khuyên
20/ Luật sư Thái Thị Diễm Trúc
21/ Luật sư Nguyễn Thị Lan Sa
22/ Luật sư Phạm Hoài Nam
23/Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc
24/ Luật sư Trần Quan Thắng
25/ Luật sư Lê Ngọc Luân
26/ Luật sư Đồng Hữu Pháp
27/ Luật sư Nguyễn Xuân Hợp
28/ Luật sư Ngô Huỳnh Phương Thảo
29/ Luật sư Chu Thị Vân
30/ Luật sư Đỗ Hòa
31/ Luật sư Nguyễn Hoài Nghĩa
32/ Luật sư Phương Ngọc Dũng
33/ Luật sư Trần Thanh On
34/ Luật sư Nguyễn Thanh Hòa
35/ Luật sư Nguyễn Hữu Thông
36/ Luật sư Phạm Thị Hiếu
....
Đến 10h10, luật
sư Đồng Hữu Pháp đứng dậy đề nghị VKS có ý kiến với HĐXX với lý do chủ tọa khá
hung dữ, truy bức bị cáo chứ không phải xét hỏi. Luật sư Ánh Trần
cũng cho rằng, cách hỏi của chủ tọa gây hoang mang cho cả khán phòng...
Theo lời khai của
Tuyết, công ty thu không đủ chi nên toàn đi mượn tiền trả lương vệ sĩ.
Theo lời khai của
cựu kế toán, công ty này mượn tiền trả lương. Khi nghỉ thai sản vô công ty làm
lại thì đã có kế toán mới...
Một cựu giám đốc
khai, tháng nào bà cũng phải mượn tiền trả lương.
Một hội thẩm nói:
cái công ty này không ra một thể thống nào hết.
FB TRƯƠNG CHÂU HỮU DANH 12.12.2017 (Tựa do Thụy My đặt)
Cảm ơn tấm lòng của 60 luật sư đã nhận bào chữa miễn phí cho bị cáo Tuyết. Và cũng căm hận khinh bỉ tột cùng những kẻ đang được gọi là " bị hại " Họ- Những kẻ khốn nạn có chức có quyền đang muốn tìm người chết thay cho chúng nên mới dựng chuyện cho cô Tuyết chiếm đoạt của công ty Ma 700 triệu . Trong khi cái công ty ma này qua nhiều đời kế toán khai rằng luôn phải mượn tiền để trả lương, Vậy lấy đâu ra 700 triệu để một thủ quĩ quèn như cô Tuyết chiếm đoạt. Họ đang muốn cô Tuyết phải trả hộ cho họ số tiền họ đang nợ mà thôi. Vậy mà cái chủ tọa phiên tòa bị mù hay vì là đàn em của bà mai nên cố tình gán tội oan cho cô Tuyết. con mụ Nguyễn Thị Huỳnh Mai từng là cán bộ và đồng thời là Hội thẩm nhân dân nhiều nhiệm kỳ. Các thành viên công ty gồm ông Đoàn Văn Lập - Giám đốc công ty TNHH Chương Dương (trực thuộc Văn phòng tỉnh ủy Tiền Giang); ông Phan Quốc Dũng - Kế toán trưởng Ngân hàng Nhà nước -là những kẻ khốn nạn cố tình lợi dụng sự hiểu biết của mình để dồn một người dân vô tội là cô Tuyết mẹ góa con côi vào chốn lao tù. Tội của các người trời ko dung đất ko tha. gia đình con cái các người sẽ phải chịu quả báo. Mong Các luật sư hãy đồng lòng cứu cô tuyết
RépondreSupprimer