Affichage des articles dont le libellé est Sách. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Sách. Afficher tous les articles

vendredi 11 novembre 2022

Nguyễn Thành Phong - Thắng cuộc và suy vong

 

Hai năm, 1996 và 1997, tờ Văn nghệ Trẻ chúng tôi có làm cuộc bình chọn 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu ở các lĩnh vực, từ chính trị, xã hội, văn hóa, khoa học, giáo dục, nghệ thuật, thế thao...

Mười gương mặt này được xếp theo thứ tự chữ cái tên riêng, nên gọi là "Alphabet Trẻ Việt Nam" và được giới thiệu trên số báo Tết âm lịch năm tiếp theo đó. Cuộc bầu chọn rất được chú ý, dù Văn nghệ Trẻ chỉ là một tờ báo văn chương dành cho giới trẻ ra đời với giấy phép là đặc san của tờ Văn nghệ (già). Sau rồi, khi các nhân sự ban đầu của Văn nghệ Trẻ dần rời đi, thì cũng thôi bình chọn.

Đầu năm 1998, chúng tôi ngồi với nhau để bình chọn các gương mặt của năm 1997. Nhà báo Yên Ba đề cử nhà báo Huy Đức cho hạng mục báo chí tiêu biểu. Và tất cả thống nhất rất nhanh.

mercredi 9 novembre 2022

Cù Mai Công - Mon men lên Sài Gòn, sống cùng Sài Gòn hơn nửa thế kỷ

 

Khu Ông Tạ bên cạnh Sài Gòn 3, Sài Gòn 10 – cách gọi trước 1975, tức quận 3, quận 10, Sài Gòn. Tuy nhiên, nếu đi từ ngã ba Ông Tạ, theo đường Phạm Hồng Thái (nay là Cách Mạng Tháng Tám) lên trung tâm Sài Gòn, cụ thể là chợ Bến Thành phải bốn, năm cây số.

Tôi bắt đầu mon men lên khu vực trung tâm Sài Gòn từ hồi tám, chín tuổi gì đó. Lúc ấy, chưa rành đi xe đạp và cũng chưa có xe đạp riêng.

Con nít tiểu học lúc đó hay đọc truyện tranh Lúc Ky Lúc Ke (Lucky Luke), Bát Man (Batman), Tin Tin (Tintin), Tề Thiên Đại Thánh, Tí Hon thần lực, Phan Tân – Sĩ Phú, Chú Thoòng, Con quỷ truyền kiếp…  Hồi 1970, tôi học lớp Ba, tám tuổi, vừa đọc hơi sõi. Thằng Ngọc, con bà Sáu đầu hẻm Chùa Khánh Thiền, người Nam cố cựu cả trăm năm vùng này chỉ tôi lên chỗ bán sỉ truyện tranh trên Sài Gòn.

mardi 25 octobre 2022

Tạ Duy Anh - Khi ý thức hệ thắng cuộc

 

(Sau 10 năm đọc lại “Bên thắng cuộc”)

Một thập kỷ đã trôi qua,* “Bên thắng cuộc” của nhà báo Huy Đức (mà từ đây tôi sẽ gọi ông là “Người ghi chép lớn về thời đại”) vẫn cho tôi ấn tượng về một tác phẩm đồ sộ bậc nhất, phản ánh một giai đoạn phức tạp nhất của lịch sử Việt Nam hiện đại.

Sẽ mất công vô bổ khi tranh cãi cuốn sách là tác phẩm báo chí hay lịch sử, nếu chúng ta bỗng ngộ ra rằng, lịch sử thực chất chỉ là những sự kiện, những câu chuyện cứ nối nhau trôi qua một cách liên tục và không ngừng nghỉ. Chúng ta đang sống từng giây từng phút, và cũng từng giây từng phút chúng ta thuộc về lịch sử!

Bao quát hầu hết các sự kiện lớn, có tác động sâu rộng, thậm chí mang tính quyết định, mang tính định mệnh gắn với số phận của đất nước này trong trọn cả thế kỷ, “Bên thắng cuộc” rõ ràng nuôi tham vọng lớn vẽ lại chân dung thời cuộc, một thời cuộc mà những bộ phận cấu thành quan trọng của nó chủ yếu vẫn chìm trong bóng tối.

dimanche 25 septembre 2022

Tạ Duy Anh - Nhân vụ Nhà hát lớn mất điện

 

Tôi phải nói ngay tôi không phải là fan của ca sĩ Khánh Ly. Vì thế chuyến lưu diễn khắp đất nước của bà lần này, cũng như mọi lần khác, không nằm trong mối quan tâm của tôi.

Tuy nhiên tôi nhiệt liệt ủng hộ bà, ủng hộ và hoan nghênh chính quyền đã cấp phép để bà trở lại đất nước biểu diễn và coi đó là một cử chỉ thể hiện tầm nhìn vượt lên sự thù hận.

Nhưng sự kiện Nhà hát lớn Hà Nội bất ngờ mất điện đúng vào hôm nữ danh ca biểu diễn, thì thật khó mà không quan tâm. Giống như nhiều sự cố khác và không chỉ trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, sẽ lại chỉ có trời và một số ai đó biết chuyện gì thực sự đã xảy ra.

dimanche 4 septembre 2022

Sương Nguyệt Minh - Cái sự đọc của nước mình nó thế !

 

Nhà văn Nguyễn Quang Lập kể:

"Lần đầu gặp cô giáo văn cấp 3 (tổ trưởng môn văn) không biết Nguyễn Quang Lập là ai, hơi buồn và tủi thân. Nhưng sau đó hỏi Bảo Ninh và tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh”, cô cũng không biết, tự nhiên thấy sướng, he he!"

Nhà lý luận phê bình văn học La Khắc Hòa viết:

dimanche 24 juillet 2022

Lê Dũng - Hiệu sách tỉnh lẻ


Không thể phủ nhận, trung tâm sách lớn nhất cả nước là Sài Gòn. So với Sài Gòn, Hà Nội có khoảng 60%. Huế, Đà Nẵng khoảng 30%. Hải Phòng, Vinh, Nha Trang có khoảng 15-20%. Còn lại đa phần dưới 10%.

Cá biệt có một số tỉnh trắng về sách, tức có không quá 1% so với Sài Gòn. Đồng bằng có quê tôi, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Phú Yên, Ninh Thuận và một số tỉnh miền Tây. Tây Nguyên hay Đông Tây Bắc, mật độ còn dày hơn.

Rất xót xa cho người đọc và các con, mỗi lần về quê, sách Fahasha trong Coop mart đa phần là sách rác, hoặc sách cũ, sách lưu cữu. Không tiêu thụ được ở đô thị lớn, dù là bán 1 yến 100 ngàn, hay đại hạ giá trong các đại giấy hội, thì họ đưa về tỉnh lẻ, pha chế thêm vài ba cuốn sặc sỡ, dễ tiêu kiểu sách tướng số, phong thủy hay thiền, tụng kinh hoặc đời thay đổi khi chúng ta thay đồ.

vendredi 28 janvier 2022

Tạ Duy Anh - Chống « chuyển lửa » về quê hương


Chính sách này xuất hiện từ sau năm 1975, nhằm loại bỏ những cuốn sách bị chế độ xem là độc hại, được chuyển về từ nước ngoài. Khi đó Internet là điều không tưởng. Người sáng lập Facebook có lẽ chưa ra đời.

Tôi còn nhớ, một phóng viên da mầu người Pháp sang Việt Nam chụp ảnh văn nghệ sĩ (trong đó có tôi). Khi trở về, dù anh ta đã cẩn thận chuyển thành micro film, lận vào sâu trong cạp quần, nhưng vẫn không qua khỏi hải quan của sân bay Nội Bài.

Giờ đây, chỉ cần một cú kích chuột, cả một thư viện sách, (mà nếu quy ra theo cách của chính thể, thì ngang với một mặt trời lửa) có thể đến bất cứ ngóc ngách nào trên thế giới. Tuy thế, chính sách "chống chuyển lửa về quê hương" thì vẫn y nguyên.

vendredi 14 janvier 2022

Nguyễn Như Phong - Đúng là " Thời loạn"!

 

Bốn năm trước, tôi có viết cuốn tiểu thuyết mang tên Thời loạn.

Cuốn tiểu thuyết nói về những "doanh nhân" mà để làm giàu, họ không từ một thủ đoạn nào. Từ mưu mô thổi giá chứng khoán, buôn lậu vàng, thâu tóm đất đai đến đòi nợ thuê, rồi cả giết người. Những cuộc tình đầy toan tính và eo le...

Các biên tập viên của Nhà xuất bản Công an Nhân dân đọc rất thích, nhưng cứ băn khoăn về chữ "Thời loạn" bởi nó "nhạy cảm". Xã hội ta đang tươi roi rói, cơ đồ sáng choang thế này, đi đâu cũng thấy cờ hoa biểu ngữ đỏ rực thế này mà lại bảo "Thời loạn". Nghe rất không được. Thôi vậy, thế thì đổi tên.

dimanche 9 janvier 2022

Ý : Thế hệ mafia trí thức nhất từ trước đến nay


Đăng ngày:

Bị giam giữ từ một phần tư thế kỷ, họ làm bạn với Anh em nhà Karamazov của Dostoievski, những tác phẩm của Léon Tolstoi, các nhà triết học Đức…Thế nên, những căn phòng biệt giam đã sản sinh ra một thế hệ mafia trí thức chưa từng thấy. 

Họ ngấu nghiến tất cả những gì in trên giấy, là độc giả trung thành của thư viện nhà tù, chăm chỉ theo các khóa học hàm thụ và thường đạt được điểm cao. Luật pháp đã đóng lại vĩnh viễn cánh cửa xà lim, nhưng lại mở ra cho họ cánh cửa của tri thức.

lundi 13 décembre 2021

Huy Đức - Bên Thắng Cuộc


[Facebook nhắc lại không khí ngày này 9 năm trước (12-12-2012), ngày chính thức công bố cuốn Bên Thắng Cuộc, đọc hàng chục bình luận của mọi người mà lặng đi... Xin post lại lời giới thiệu cuốn sách.]

Không ai có thể đi đến tương lai một cách vững chắc nếu không hiểu trung thực về quá khứ, nhất là một quá khứ mà chúng ta can dự và có phần cộng đồng trách nhiệm.

Cuốn sách này bắt đầu bằng những câu chuyện xảy ra trong ngày 30-4-1975. Ngày mà tôi, một cậu bé mười ba, trước giờ học chiều, đang vật nhau ven đồi thì nghe loa phóng thanh truyền tin “Sài Gòn giải phóng”. Thay vì tiếp tục ăn thua, chúng tôi buông nhau ra.

Miền Nam, theo như những bài học của chúng tôi, sẽ chấm dứt “20 năm rên xiết lầm than”. Trong cái thời khắc lịch sử ấy, trong đầu tôi, một sản phẩm của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, xuất hiện ý nghĩ: Phải nhanh chóng vào Nam để giáo dục các bạn thiếu niên lầm đường lạc lối.

mercredi 8 décembre 2021

Lê Phú Khải - Một trang hồi ký về « Lênin toàn tập » : Thanh gươm không đối thoại

 

Nhân đọc bài “Quan điểm của Lênin về Nhà nước” của GS. Nguyễn Đình Cống trên trang mạng Bauxite Việt Nam ngày 06-12-2021. Một bài viết công phu, đã chỉ ra, dù ở một khía cạnh hẹp, vì sao Liên Xô dù hùng mạnh đến thế đã sụp đổ… chỉ vì Stalin đã tiếp tục thực thi một cách sắt máu “chuyên chính vô sản” của Lênin.

Giáo sư Nguyễn Đình Cống cũng nhắc đến bộ “Lênin toàn tập” đồ sộ 55 tập (tiếng Việt).

Tôi có một kỷ niệm khá thú vị về bộ sách Lênin toàn tập 55 cuốn, mỗi cuốn dày cộp, chữ nhỏ li ti này. (Thực ra những lần đầu bộ sách này được in bằng tiếng Việt thì đều in ở nhà xuất bản Tiến Bộ bên Liên Xô).

samedi 27 novembre 2021

Hoàng Tuấn Công - « Học lễ » có phải là học « thừa hành », « phục tùng » người trên ?

 

Giáo sư Trần Ngọc Thêm cho rằng, phải bỏ câu khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”, vì đây là “sản phẩm của nền giáo dục Nho giáo, phục vụ cho mục tiêu đào tạo người thừa hành, coi việc đòi hỏi người dưới phải phục tùng và giữ "lễ" với người trên là yêu cầu số 1”.

Vậy có đúng trong thực tế, “học lễ” trong “Tiên học lễ, hậu học văn” được hiểu là học “thừa hành”, “phục tùng” người trên không?

Chúng ta thử tra từ điển xem sao:

samedi 25 septembre 2021

Nguyễn Thông - Lênin toàn tập

 

Thời những năm thập niên 60 ở miền Bắc, người ta hay thấy những tấm ảnh Mao Trạch Đông. Lúc thì trên họa báo Trung Quốc bản tiếng Việt, lúc trên báo chí Việt, và có nhiều bức được in riêng cho dân chúng đem về nhà treo.

Có những bức in trên lụa, dệt bằng lụa, kỹ nghệ tinh vi, do bên Tàu làm và chúng cho không thằng em dại Việt, để theo cách nói bây giờ là "xâm lăng văn hóa", truyền bá tư tưởng Mao Trạch Đông. Còn sách Mao tuyển bìa đỏ in nổi hình Mao thì đủ cỡ, muốn xin bao nhiêu cuốn cũng được. Huy hiệu Mao cũng phát không, đi chăn trâu cũng đeo, có chiếc to bằng trôn bát ô tô.

Tấm ảnh Mao phổ biến nhất là ảnh y ngồi trước tủ sách dễ đến hàng nghìn cuốn, hàng hàng lớp lớp ngay ngắn, đều chằn chặn, cuốn nào cuốn nấy dày cỡ 2-3 đốt ngón tay. Chủ yếu sách kinh điển của Mác, Lênin, nhất là toàn tập Lênin. Tất nhiên trong đó có cả trước tác của Mao.

jeudi 13 mai 2021

Tạ Duy Anh - “Nhạy cảm”


Sau khi tôi đăng bài “Xuất bản sách”, nhiều bạn ngỏ ý muốn biết để có thể làm nghề biên tập sách (ở Việt Nam) thì cần nhất năng lực gì?

Hy vọng những gì tôi chia sẻ cũng là câu trả lời các bạn.

Cả từ điển Đào Duy Anh và wikitionary, thì từ nguyên của “biên” đều là “ghi”, của “tập” là “thu thập”, ghép lại “biên tập” là “thu thập tài liệu để biên soạn”.

Hoàn cảnh thay đổi, vì thế nghĩa của từ “biên tập” cũng không còn như nguyên gốc. Nếu trước kia biên tập nghiêng về biên soạn văn bản trên các tư liệu thu thập được, thì ngày nay, biên tập nghiêng về chỉnh sửa trên văn bản có sẵn. Như vậy tựu trung lại, công việc biên tập bản thảo là chỉnh sửa, đối chiếu từ ngữ, sự kiện, kiến thức, nhân vật, ngữ pháp, chính tả…để bản thảo hoàn thiện hơn, chính xác hơn và (nếu có thể) làm cho nó hay hơn. Xét về mặt hoa khọc và kỹ thuật, thì bản thảo và sách chỉ khác nhau ở khâu biên tập và số bản nhân ra.

jeudi 6 mai 2021

Tạ Duy Anh - Xuất bản sách


Nhiều bạn muốn tôi cho họ biết, để in một cuốn sách tại nhà xuất bản ở Việt Nam, cần những thủ tục gì và thường gặp vấn đề gì?

Vinh dự được hầu chuyện các bạn.

Đầu tiên bạn mang bản thảo đến Nhà xuất bản. Với một số Nhà xuất bản bạn có thể đưa thẳng cho Biên tập viên.

vendredi 23 avril 2021

Thanh Hằng - Một thời sách cấm

 


Cuốn “Vòng tay học trò” của Nguyễn Thị Hoàng vừa chính thức ra mắt trở lại, làm mình chợt nhớ hồi nhỏ, từng lén lút đọc ngấu nghiến cuốn sách này.

Hồi ý, tức là sau khi thống nhất đất nước, bạn của bà chị gái có người thân trong Nam nên mỗi lần bố chị ấy vào Nam, lại mang ra một lô truyện. Mà sách của miền Nam khi đó bị coi là sách cấm.

Bà chị mượn về nên mình cũng được đọc ké. Lúc vui thì bà ý cho đọc, lúc tinh tướng thì bà ý bảo trẻ con biết gì mà đọc, nên mình phải đọc trộm. Thế mà đoạn nào hay còn chép lại cơ ý ! Trong số này, có “Vòng tay học trò” và cả mấy cuốn chưởng của Kim Dung.

dimanche 10 janvier 2021

Hồ Quốc Tuấn - Vài suy nghĩ về bên thắng cuộc và bên thua cuộc ở Mỹ

Buổi sáng đọc được nhiều bài khá hay chỉ trích bác Đô Năm Trăm từ các facebook, blog của những người mà tui theo dõi. Tối qua ngồi đọc đã luôn mấy bài rất hay trên NYT, Guardian, FT, Economist.

Nhưng hãy thử đọc vài người sáng suốt của phe bên kia (có tồn tại trên các diễn đàn chính thống dù ít lắm - không phải kiểu một đại nhà báo nào đó mà nhiều người theo dõi ở Việt Nam đâu) và phe nghiên cứu kỹ về hiện tượng bác Năm.

Một nhận xét khá hay mình đọc được trên NPR: Ông Năm đại diện cho những gì mà một tầng lớp da trắng "căm phẫn" cảm thấy. "Donald Trump is just the mouthpiece for what we are feeling. Don't look at it as him inciting us. Look at it as him being the person who is vocalizing our frustrations and concerns."

samedi 19 décembre 2020

Tạ Duy Anh - Chuyện thu hồi sách của Nguyễn Trần Bạt


Nguyễn Trần Bạt bắt đầu được bạn đọc biết đến một cách mạnh mẽ, đồng thời cũng lọt vào tầm ngắm của các “cơ quan chức năng” sau khi cuốn Cải cách và sự phát triển được xuất bản.

Nhưng mọi chuyện lại xảy ra với cuốn Suy tưởng, ra đời trước đó vài tháng.

Khi có ý kiến từ cấp trên là Suy tưởng “có vấn đề”, ông Nguyễn Phan Hách liên tục chạy qua chạy lại giữa phòng Nguyễn Khắc Trường và tôi, hỏi xem có chỗ nào nhạy cảm bị chúng tôi để lọt, bảo chúng tôi chuẩn bị giải trình, hoặc cùng ngồi bàn cách đối phó nếu có chuyện gì xấu.

Tạ Duy Anh - Vĩnh biệt bộ óc lớn Nguyễn Trần Bạt


Tôi là người biên tập toàn bộ những cuốn sách đã xuất bản của Nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt. Nó khoảng gần 10 ngàn trang. Hầu hết những cuốn sách của ông đều bị quy là “có vấn đề”, trong đó một cuốn, cuốn Suy tưởng, bị thu hồi, tiêu hủy…

Trước khi tôi bị tái phát căn bệnh đau đầu kinh niên, ông và tôi thường xuyên có những trao đổi qua điện thoại, có cuộc dài hàng tiếng đồng hồ. Thường ông muốn nghe quan điểm của tôi về một sự kiện, một vấn đề chính trị xã hội nào đó.

Với những bản thảo của ông, chỉ mình tôi được quyền can thiệp (cắt, sửa chữa, đề xuất…). Mỗi khi có nhà sách nào đó muốn tái bản sách của ông, nhất định họ phải được sự đồng ý của tôi, như ông công khai yêu cầu.

lundi 23 novembre 2020

Hậu trường cỗ máy truyền thông hái ra tiền của Obama


Đăng ngày:

Tựa chính các báo Paris hôm nay đều dành cho thời sự nước Pháp, chủ yếu về đại dịch. La Croix chạy tựa « Làm thế nào dỡ bỏ phong tỏa thành công », Les Echos giải thích « Vì sao vẫn tiếp tục làm việc từ xa », còn Le Figaro cho biết « Nước Pháp chuẩn bị tiếp nhận vaccin Covid như thế nào ». Libération nói về phiên tòa xử ông Nicolas Sarkozy vì cáo buộc tham nhũng và hối mại quyền thế, khai mạc hôm nay. Đây là lần đầu tiên một cựu tổng thống Pháp phải ra tòa. Le Monde dành trang nhất cho nhà sử học Daniel Cordier, kháng chiến quân thời Đệ nhị Thế chiến, vừa qua đời ở tuổi 100.

« Thương hiệu nhượng quyền » Obama

Nhìn sang Hoa Kỳ, Le Figaro có bài viết về bộ máy truyền thông của hai vợ chồng Barack Obama, có thể giúp tài sản của cựu tổng thống tăng vọt lên 240 triệu đô la.