Affichage des articles dont le libellé est Nhạc sĩ. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Nhạc sĩ. Afficher tous les articles

mercredi 23 décembre 2020

Nguyễn Đình Bổn - Chuyện Chế Linh hát nhạc Lam Phương và bị thành tên phản động !


Vừa online lại Facebook thì thấy tin nhạc sĩ Lam Phương từ trần. Tại miền Nam thì tên tuổi của ông, ca khúc của ông ai cũng biết. Thôi nhắc một chuyện liên quan về ca khúc Thành Phố Buồn đã khiến ca sĩ Chế Linh bị giam 18 tháng.

Câu chuyện Chế Linh dám hát Thành Phố Buồn trên sân khấu trong thời điểm hát nhạc Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) được cho là phản động, có nhiều người kể nó xảy ra tại nhiều sân khấu không khớp nhau. Mùa hè vừa rồi, trong chương trình Jimmy Show tại Mỹ, chính ca sĩ Chế Linh lần đầu tiên kể chi tiết về cuộc sống của ông sau ngày 30 tháng 4 và cả câu chuyện này.

Theo đó, sau năm 1975, tất cả các bài nhạc sáng tác tại miền Nam trước đó đều bị cấm. Chế Linh có đi “hát chui” một vài nơi, nhưng chỉ hát được những bài “nhạc đỏ” như bài gì... có con bồ câu trắng ! (Tự Nguyện).

Huỳnh Duy Lộc - Nhạc sĩ Lam Phương từ trần


Nhạc sĩ Lam Phương đã nhập viện cấp cứu ở bệnh viện thành phố Fountain Valley, bang California vào trung tuần tháng 12.2020 khi chứng bệnh tim và tai biến mạch máu não trở nặng. Ông vừa từ trần vào ngày 22.12.2020 (giờ Mỹ) ở tuổi 83.

Nhạc sĩ Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh năm 1937 tại Rạch Giá, là con trai trưởng trong một gia đình gồm 6 người con. Cha ông sớm bỏ về Saigon mưu sinh, và cuộc sống ở quê nhà quá khó khăn nên chính ông cũng phải về Saigon khi mới 10 tuổi, tìm một công việc để phụ giúp gia đình. Ông tự học nhạc lúc 13 tuổi và bắt đầu sáng tác từ năm 15 tuổi, may mắn có được hai người thầy hướng dẫn là nhạc sĩ Hoàng Lang và nhạc sĩ Lê Thương.

Ông đã sáng tác trên dưới 200 nhạc phẩm, từ nhạc phẩm đầu tay “Chiều thu ấy” (năm 1952) cho đến khi lâm trọng bệnh vào năm 1999. Nhạc của Lam Phương đa dạng về thể điệu và đề tài: tình mẫu tử, tình yêu lứa đôi, tình quê hương, người lính… Và nguồn cảm hứng sáng tác của ông rất chân thực, xuất phát từ chính cuộc đời ông hay cảm nhận về cuộc đời của người thân và bạn bè.

Tuấn Khanh - Nhạc sĩ Lam Phương qua đời


Tin từ Mỹ cho hay, nhạc sĩ Lam Phương, cây đại thụ của nền âm nhạc tự do miền Nam Việt Nam, đã qua đời vào tối 22/12 tại Cali, ở tuổi 83.

Từ nhiều năm nay, ông phải ngồi xe lăn, sức khỏe ngày càng yếu. Tuy vậy, ông vẫn không ngừng hoạt động, qua việc nhận những cuộc phỏng vấn hay ghi hình ở tư gia vào những lúc có thể.

Nhạc sĩ Lam Phương vốn là người gốc Hoa, theo gia đình lưu lạc đến Rạch Giá, cuộc sống rất khó khăn. Năm 10 tuổi, ông được gửi lên Saigon để đi học, may mắn lại gặp được hai nhạc sĩ hướng dẫn là nhạc sĩ Lê Thương và nhạc sĩ Hoàng Lang. Năm 15 tuổi đã bắt đầu sáng tác.

lundi 21 décembre 2020

Cù Mai Công - Tình người Ông Tạ ngoại đạo với « Mùa sao sáng »


* “Một mùa sao sáng đêm Noel Chúa sinh ra đời…”

* “Chúa ngự ở trên cao. Lòng trời bể bao la. Ngày lớn con đã tin rằng: Khi lòng khổ đau tìm đến Chúa ban an lành”

Năm 1970, cách đây nửa thế kỷ, có đôi vợ chồng trẻ mới cưới nhau được hai năm gom góp tiền mua ngôi nhà nhỏ gần góc đường Nguyễn Minh Chiếu (nay là Nguyễn Trọng Tuyển) - đại lộ Cách Mạng 1-11 (nay là Nguyễn Văn Trỗi). Đây là vùng ngoại ô Ông Tạ. Khu vực này lúc đó còn rất vắng vẻ, nhưng gần nơi ông làm việc là trại Trần Hưng Đạo - trụ sở Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH).

mardi 10 novembre 2020

GS Nguyễn Văn Tuấn - Nhạc sĩ Lê Dinh (1934 - 2020)


Sáng nay đọc một tin buồn: Nhạc sĩ Lê Dinh qua đời ở Montreal, thọ 86 tuổi. Vậy là thành viên cuối cùng của nhóm nhạc huyền thoại Lê Minh Bằng (Lê Dinh - Minh Kỳ - Anh Bằng) đã về cõi vĩnh hằng. Ông để lại cho đời nhiều ca khúc đặc sắc của một thời văn nghệ sáng chói của miền Nam.

Người Gò Công

Theo thông tin báo chí hải ngoại, ông tên thật là Lê Văn Dinh, sanh năm 1934 tại làng Vĩnh Hựu, Gò Công. Gò Công còn là quê hương của 'Con Nhạn Trắng Gò Công' Phương Dung, và xa hơn là Thái hậu Từ Dụ và Nam Phương Hoàng Hậu.

Thưở nhỏ, ông học chữ tại trường Collège Le Myre de Vilers ở Mỹ Tho, và học nghề tại trường Cao đẳng Vô Tuyến Điện (Ecole Supérieure de Radio Electricité) tại Sài Gòn. Cũng như nhiều nhạc sĩ khác thời đó, sáng tác nhạc chỉ là nghề phụ, vì công việc chánh của ông là Chủ sự, phụ trách kỹ thuật của Đài Phát Thanh Sài Gòn từ 1956 đến 1975.

dimanche 20 septembre 2020

Lưu Trọng Văn - Phó Đức Phương và bản kiến nghị về đường cao tốc Bắc-Nam


Ông từ Trường Sa về, đau đáu chuyện Biển Đông và chuyện cộng sản Tàu từng giây phút chống phá đất nước mình.

Đêm ngồi bên cây đàn piano chỉ muốn dập ào ạt bão tố. Phó Đức Phương, dòng dõi Phó Đức Chính anh hùng cùng Nguyễn Thái Học là vậy đó.

Cũng đêm, ông gọi cho gã. Tớ gứi cậu bản kiến nghị đến lãnh đạo Đất nước ngăn ngay không cho bọn Tàu cộng làm đường cao tốc Bắc-Nam. Phải chặn bàn tay lũ quỷ ấy lại. Ra Trường Sa về, đêm không ngủ được, tức ói máu.

lundi 1 juin 2020

Ngọc Vinh - Hai anh em và bài thơ phổ nhạc



Tôi kết bạn với Việt, con trai nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ. Việt không đi theo nghề nhạc của cha mà theo nghề làm báo, rồi bỏ để buôn bán bất động sản nho nhỏ sống qua ngày chờ qua đời.

Thú thật, trong gia tài nhạc của Phạm Thế Mỹ, tôi chỉ thích một bài hát duy nhất của ông là bài "Bông hồng cài áo", dù tuổi thơ tôi lớn lên trong radio thời chiến, thường xuyên nghe nhiều bài hát của ông chớ ko phải một. 

Thật ra, nếu ai yêu mẹ, có thể hiểu tại sao tôi yêu bài Bông hồng cài áo. Nhưng không chỉ tình mẹ, nhạc điệu và lời nhạc cũng rất đáng thích vì chúng gần gũi và thiết tha với tình mẫu tử.

lundi 25 mai 2020

Lê Học Lãnh Vân - Nhà giáo, nhạc sĩ Cao Thanh Tùng (9/7/1940–16/5/2020)



(Văn Việt 24/05/2020) Ngày đó, sau giờ đá banh tại sân vận động Lam Sơn của trường Petrus Ký, tụi học sinh tôi lén ra cổng sau trường. Mấy đứa sành sỏi kêu cà phê, có đứa còn gắn điếu thuốc lên môi ngó thiệt tức cười, mấy đứa lớ ngớ như tôi đứng ngó mông ra đường Trần Bình Trọng.

Chiếc xe taxi vàng xanh ghé lại, một người đàn ông cao ráo, tóc bồng bềnh bước ra. Ông cởi áo veste vắt tay, rảo bước vô Trung Tâm Học Liệu, không quên tặng tôi một cái vẫy tay với nụ cười thân mật. Lũ bạn trầm trồ, mầy quen ông Cao Thanh Tùng! Thằng tôi lâng lâng nở mũi!

Chính là ông Cao Thanh Tùng, một nhà giáo nổi tiếng vì dẫn chương trình Đố Vui Để Học, một chương trình khuyến học rất hữu hiệu trên truyền hình giữa thời đất nước tơi bời bom đạn. Sự xuất hiện đều đặn mỗi chiều Chủ Nhật hàng tuần của khuôn mặt điển trai, giọng nói ấm áp, nụ cười rạng mở khiến ông nổi tiếng còn hơn cả vị trí Giám đốc Trung Tâm Học Liệu của ông.

dimanche 29 décembre 2019

Lưu Trọng Văn - Nghi lễ của Nhân Dân


Đồng chí Trần Long Ẩn, chủ tịch Liên hiệp Văn học Nghệ thuật TP.HCM, trưởng ban tang lễ đọc điếu văn. Mỗi lần nhắc đến tên nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý là kèm thêm Giải thưởng Hồ Chí Minh để khẳng định và chằm chặp lôi kéo ông nhạc sĩ này là người của đảng, người của cách mạng.

Khi đồng chí Ẩn nói: Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý nghe theo lời khuyên của N nhạc sĩ Lưu Hữu Phước "tránh xa tụi Nhân văn ra ", và nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đã chỉ say sưa sáng tác ca khúc ngợi ca...Gã đang sụt sịt bỗng bật... cười.

Cười vì thương cho ông bạn Trần Long Ẩn một thời chịu chơi với Dân lắm, giờ không hiểu nghễnh ngãng thế nào lại nói trật lất chuyện của Dân vậy.

Nguyễn Thông - Nhân chuyện “Dư âm”, nhớ lại…


Cụ nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý vừa qua đời, thọ 94 tuổi. Trong đội ngũ sáng tác nhạc sau Cách mạng tháng 8 đứng về phía “cách mạng” thì cụ là nhạc sĩ nổi tiếng, thậm chí thuộc hàng top 5, top 10 của nền nhạc này.

Cụ Tý từng được giải thưởng Hồ Chí Minh của chế độ năm 2001, còn được xét trao trước cả nhạc sĩ Phạm Tuyên, không cần phải đặc cách, ưu tiên, xin xỏ gì. 

Ngay cả giai thoại cụ có dính tới nhóm Nhân văn Giai phẩm cũng không ảnh hưởng bao nhiêu tới việc xét giải, mà thực ra, theo như tôi biết, cũng chả dính bao nhiêu. Bây giờ, trong mắt và suy nghĩ của dân chúng, những văn nghệ sĩ Nhân văn Giai phẩm có thể được xem như những anh hùng, những con người có khí tiết, tử tế, đáng kính trọng nhất của một thời bi kịch văn nghệ.

vendredi 27 décembre 2019

Ryan Duong - Tác giả ca khúc « Dư Âm » qua đời và ước nguyện mặc áo dòng không thành


(Saigon Nhỏ 26/12/2019) Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, tác giả ca khúc Dư Âm đã qua đời lúc 17h15 ngày 26-12-2019 tại nhà riêng, thọ 94 tuổi.

Theo tài liệu, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý sinh ngày 5-3-1925 tại Vinh, Nghệ An, quê gốc ở Hà Nội. Ông xuất thân trong một gia đình truyền thống âm nhạc, cha của ông thông thạo bát âm của miền quê Vĩnh Phú, thạo cả hát văn, hát chèo và hát ả đào.

Cũng theo một số tư liệu về ông, thuở bé nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý học ở Trường Quốc học Vinh và được một giáo viên người Pháp dạy cho những bài hát của Tino Rossi đang thịnh hành thời đó. Trong thời gian tham gia hoạt động hướng đạo, ông được một cha cố người Tây Ban Nha cho vào dàn nhạc nhà thờ hát thánh ca.

Tuấn Khanh - Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý (1925-2019), ra đi để lại một dư âm



Chiều ngày 26/12/2019, tin nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý qua đời đem lại không ít ngậm ngùi cho người hâm mộ. Ông mất ở tuổi 94, sắp tròn một thế kỷ đời, để lại rất nhiều bài hát. Nhưng nổi tiếng nhất và được người yêu nhạc hát lại nhiều nhất, vẫn là bài hát Dư Âm, viết năm 1950. 

Từ sau năm 2000, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đã sống trong hiu quạnh giữa lòng xã hội âm nhạc thương mại. Những bạn bè, người hâm mộ khi gặp ông, đều nhìn thấy ông tiếc nhớ tháng ngày vàng son của mình, nhắc bài hát Dư Âm về số phận của nó sau khi ra đời, cũng mối tình chớm nở của tuổi thanh xuân.

Khi nhắc, mắt ông hấp háy nhìn người đối diện, rồi có lúc lặng người, như nhìn xuyên qua cả không gian để thấy lại những ngày tháng đẹp nhất của mình. 

lundi 5 mars 2018

Nguyễn Công Khế - Nguyễn Văn Đông, nhạc sĩ tài hoa tự trói mình trong « cô đơn chiếc bóng »



Nhạc sĩ Nguyễn văn Đông qua đời.


Tôi nghĩ ông là một nhân cách đặc biệt giữa cuộc đời đầy “nhốn nháo” này. Ông không xuất hiện bất cứ nơi đâu, ở đâu giữa chốn nhân gian “huyên náo” này từ khi ông ra khỏi trại cải tạo. 

Dù ông đi lính Việt Nam Cộng Hòa  tới cấp bậc Đại tá Chánh văn phòng tham mưu phó, Quân lực Việt Nam Cộng Hòa . Ông cũng không đi diện HO qua Mỹ, không dây vào bất cứ cuộc tranh cãi nào về âm nhạc, mặc dù nhạc ông để lại cho đời nhiều dư âm sang trọng.

Nguyễn Thị Bích Hậu - Nguyễn Văn Đông và nỗi đau ly tán của thời cuộc



Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, ảnh chụp lúc khoảng hơn 30 tuổi.

Có một bạn còm trên Facebook của tôi rằng bạn yêu bài ca Đom đóm của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông. Và bạn đã hát bài này từ khi học tiểu học cho tới bây giờ, khi bạn đã qua tuổi trung niên. Nhờ bạn mà tôi biết bài ca này. Và cũng vì vậy, qua bài viết của nhà thơ Du Tử Lê, hé ra một bí mật nhỏ về mối tình thanh mai trúc mã của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông. 

« Đom đóm đâu ra chiều hôm thật nhiều
Tiền đồn ven biên anh vừa lên phiên đổi gác
Từng bày đom đóm như thắp sáng kỷ niệm của chúng ta
Ngày xa xưa chơi trò đi trốn nhau
Cho em đi tìm gọi anh Đom Đóm ơi 

dimanche 4 mars 2018

Người Sài Gòn nghiêng mình tiễn đưa nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông


Hai người cháu cầm lư hương và di ảnh dẫn đầu đoàn đưa tang.

(NV 02/03/2018)Trưa 2 Tháng Ba, tức 15 Tháng Giêng năm Mậu Tuất, nhiều người dân Sài Gòn đã đến tiễn đưa nhạc sĩ, cựu Đại Tá VNCH Nguyễn Văn Đông về nơi an nghỉ cuối cùng.

Buổi lễ diễn ra xúc động với nhiều cựu quân nhân, thương phế binh VNCH và đông người ái mộ nhạc sĩ đến vẫy chào ông lần cuối.

Dưới đây là vài hình ảnh mà cộng tác viên nhật báo Người Việt ghi nhận từ Sài Gòn.

mardi 27 février 2018

Mạnh Kim - Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông



Rồi từng người của thế hệ vàng son kiến tạo ra nền văn hóa vàng son lần lượt ra đi. Quy luật nghiệt ngã của thời gian không ai cưỡng lại được. Điều đáng tiếc là di sản văn hóa của thế hệ vàng son gần như chỉ được lưu giữ ở những người thuộc vài thế hệ kế tiếp và giờ ngày càng mờ dần đi theo năm tháng, trong khi sự đứt gãy văn hóa đã không được tiếp nối bằng những thế hệ ngang tài và ngang tầm. 


Sẽ không bao giờ văn hóa Việt Nam tạo ra được sự rung cảm dữ dội, và mang lại sự chấn động tâm thức khơi dậy tình người và tình quê hương như những gì mà thế hệ của những Nguyễn Văn Đông làm được, chừng nào nghệ sĩ còn quỳ cúi trước mệnh lệnh cung đình và tự do sáng tạo còn chưa được cởi mở.


Dưới đây là một đoạn hồi ký của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, chép lại như một cách để tưởng nhớ ông (Nguồn: trang Mượn Dấu Thời Gian)

Vào năm 1956, đơn vị tôi đóng quân ở Chiến khu Đồng Tháp Mười, được xem là mặt trận tiền tiêu nóng bỏng vào thời bấy giờ. Khi ấy, tôi mang cấp bực Trung úy, mới 24 tuổi đời, còn bạch diện thư sinh. Tuy hồn vẫn còn xanh nhưng tâm tình đã nung trong lửa chín ở quân trường.