Affichage des articles dont le libellé est Nhà văn. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Nhà văn. Afficher tous les articles

mercredi 26 juillet 2023

Ngô Thị Kim Cúc - Tiễn biệt anh, Hoàng Phủ Ngọc Tường

Vậy là anh đã lên đường, chưa tới hai mươi ngày sau khi chị Lâm Thị Mỹ Dạ - người bạn đời của anh ra đi. Gia đình vẫn nghĩ người đi trước sẽ là chị Dạ. Tuy chỉ bị Alzheimer nhưng sức khỏe của chị xấu đi nhiều và nhanh so với anh. Và đúng là như vậy .

Ngay lần tai biến đầu tiên vào năm 1998, khi đang thưởng thức World Cup cùng bè bạn, con người chỉ nặng hơn 40 ký là anh đã được bác sĩ đau buồn tiên lượng rằng khả năng qua được rất thấp. Vậy mà anh đã hồi phục một cách kỳ diệu, khiến tất cả mọi người kinh ngạc.

Trong một lần trò chuyện, anh đã kể với tôi rằng, khi đang trải qua cuộc phẫu thuật có một không hai trong đời, trong trạng thái lơ mơ giữa hai bờ hư thực/chết sống, anh nhìn thấy chen giữa những bác sĩ đồng phục trắng đang bận rộn bên anh còn có cả những người trong đồng phục bộ đội, những quân y sĩ.

Trần Tiến Dũng - Ông Hoàng Phủ Ngọc Tường, cái chết và lời "xin lỗi"

 

Cái chết vật lý là quy luật tự nhiên của con người. Người Việt có câu châm ngôn: “Trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.”

Tin về cái chết của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường không khiến dư luận quan tâm, nói đúng hơn là lạnh nhạt. Nếu so với hơn nửa thế kỷ không ngừng dậy sóng quan tâm đến ông, do sự kiện ông có liên quan đến vụ thảm sát đồng bào vô tội ở Huế năm Mậu Thân 1968.

Tội ác không có cái chết vật lý, bởi vì trớ trêu thay người làm việc ác ở một tầm mức thảm sát hàng loạt thì cũng luôn có chỗ trong lịch sử dân tộc.

vendredi 7 juillet 2023

Nguyễn Thông - Chuyện dạy văn học văn (3)

 

Thời tôi đi học, kể từ cấp 1 đã nghe người nhớn nói với nhau “văn dĩ tải đạo”, còn bé nên chả hiểu. Tới lúc nhớn thì lờ mờ rằng đó là thứ quan điểm về văn chương của người xưa.

Đại loại văn để chở đạo, còn đạo là gì thì rộng lắm. Thày tôi bảo lớn rồi hiểu. Lên cấp 2, học lớp 7, hỏi thầy Phất, thầy nói đạo không phải chỉ những lời dạy của Khổng tử, Mạnh tử đâu, mà bất cứ cái gì vì con người, bênh vực con người đều đạo cả. Văn chứa những thứ ấy mới là văn. Tôi về hỏi lại thày, thày gật.

Nhưng trong nhà trường xã hội chủ nghĩa lại khác. Suốt mấy chục năm (còn bây giờ thế nào thì tôi không rõ lắm) người ta chỉ nhét vào môn văn (cả ở trường học lẫn xã hội) thứ đạo chính trị, đạo cộng sản. Những tác phẩm nào phù hợp với đạo này thì được đưa vào sách giáo khoa để dạy cho học trò.

dimanche 21 mai 2023

Phạm Chu Sa - Phan Nhật Nam, kẻ hào kiệt

 

Tôi mượn mấy chữ ghi ở trang đầu tác phẩm “Ải Trần Gian” của Phan Nhật Nam xuất bản năm 1970: “Tặng Phan Duy Nhân – Kẻ Hào Kiệt” để viết về “Người Lính-Viết Văn” Phan Nhật Nam.

Bấy giờ Phan Nhật Nam, nhà văn lính nổi tiếng với các bút ký chiến tranh “Dấu Binh Lửa”, “Dọc Đường Số 1”… Còn nhà thơ Phan Duy Nhân –  bạn học cũ của Phan Nhật Nam – vốn là cán bộ cộng sản nằm vùng, bị thương trong một  trận đánh Tết Mậu Thân, 1968 tại Đà Nẵng, bị bắt và bị xử lưu đày ra Côn Đảo.

Không những thế, cuối năm 1971 khi nghe tin Phan Duy Nhân đã chết trong nhà tù Côn Đảo, tại buổi gặp mặt mấy người bạn ở một quán cà phê trên đường Lê Lợi, Sài Gòn, Phan Nhật Nam đã đặt ly cà phê và châm điếu thuốc lá để tưởng niệm Phan Duy Nhân! Thật ra đó chỉ là tin vịt. Phan Duy Nhân không chết. Tôi nghĩ, cách hành xử của Phan Nhật Nam đối với người bạn cũ đang ở phe đối nghịch như thế mới đáng gọi là “Kẻ Hào Kiệt”.

vendredi 19 mai 2023

Tạ Duy Anh - “Chốn vắng” của Dương Thu Hương

 

Từ hơn mười năm trước, qua một người Pháp gốc Việt, tôi đã được nghe kể về tiểu thuyết “Chốn vắng”.

Theo người kể lại thì đó là cuốn tiểu thuyết hay nhất của Dương Thu Hương. Sau đó có vài người quen khác đã đọc cuốn tiểu thuyết này, cũng đều có cùng quan điểm như bà người Pháp gốc Việt kia.

Tôi và chị Hương có một vài kỷ niệm đẹp, mà tôi đã kể ở đâu đó. Từ khi chị chuyển sang tị nạn tại Pháp, mặc dù có thể chị không còn nhớ tôi, nhưng tôi vẫn thường xuyên cập nhật thông tin ít ỏi về chị khi có cơ hội.

vendredi 28 avril 2023

Ngô Nhân Dụng - Kể từ ngày 31 tháng Tư

 

Vương Hồng Sển đã mô tả các hành động gọi là “Giải phóng.” Sau khi kể chuyện cà kê Kép Tư Út hát bài Anh Khóa đời xưa, tiếp đến chuyện bây giờ ngôi nhà Tổng Đốc Phương bị tháo gỡ bán qua Đài Loan, bỗng nhiên cụ Vương viết...

Xin nói ngay, không có ngày 31 tháng Tư trong dương lịch, được Giáo Hoàng Gregory XIII áp dụng từ ngày 24 tháng Hai năm 1582.

Nhà văn Vương Hồng Sển là người sáng tác ra câu “ngày 31 tháng Tư năm 1975,” trong hồi ký Nửa Đời Còn Lại. Cụ tự giới thiệu là người “máu Hoa pha máu Việt đã bốn đời không nói được tiếng Phước Kiến” (trang 21, Văn Nghệ, California, 1995). Cụ mang tên Hán Việt là Vương Hồng Thạnh (hay Thịnh), nhưng khi làm giấy khai sanh viết thành Sển theo cách nói tiếng Phúc Kiến.

Nguyễn Văn Tuấn - Nhà văn và nghịch lý

 

Nhà văn Dương Thu Hương là một minh chứng cho một nghịch lý ở Việt Nam ngày nay: những tác phẩm hay và có giá trị thường xuất phát từ những người không cùng quan điểm với Nhà nước.

Tin tức về Nhà văn Dương Thu Hương được trao giải thưởng danh giá 'Cino del Duca' tràn đầy trên các hệ thống truyền thông ở nước ngoài. Nhưng ở Việt Nam, báo chí gần như im lặng về danh dự cao quý này! Tuy nhiên, tôi đoán rằng một người có cá tánh mạnh và chánh trực như Nhà văn Dương Thu Hương thì bà ... chẳng quan tâm.

Hình như những tài năng văn chương đều đứng ngoài các tổ chức của Nhà nước, thậm chí xuất phát từ những người bất đồng chánh kiến.

Nguyễn Tạo - Đâu chỉ mình Dương Thu Hương ?

 

Thưa anh Lê Học Lãnh Vân,

Nếu sách của Dương Thu Hương được phép đọc tại Việt Nam, thì những cuốn sách của Bùi Tín,  Vũ Thư Hiên,Trần Đĩnh...cũng cần được phép đọc chứ anh?

Đã 48 năm rồi, thời kỳ ngăn sông cấm chợ với những hồng vệ binh từng đi đến địa phương để ra lệnh đốt sách, cắt tóc, xén lai quần... Bây giờ kể lại cho thế hệ con cháu, chúng nó tưởng mình bịa đặt nói xấu chế độ chứ không thể tưởng tượng là cha ông chúng nó đã trải qua những tháng ngày như vậy.

jeudi 27 avril 2023

Lê Học Lãnh Vân - Dương Thu Hương và phong trào khuyến đọc sách

 

Những ngày này, nhiều người bạn quý mến của tôi lo tổ chức ngày đọc sách, hoạt động cho phong trào đọc sách… Thấy các anh chị tất bật, vác tù và hàng tổng mà cảm động!

Các anh chị, nhiều người trên dưới bảy mươi, phải xông ra xã hội vì thấy số sách một người Việt đọc trong một năm quá ít. Việc làm của các anh chị thực chất là việc làm của xã hội dân sự. Càng thương các bạn hơn khi thấy hình như xã hội dân sự ấy chưa được bộ máy chính thống ủng hộ?

Nhớ những ngày này bốn mươi tám năm xưa, khi niềm vui vì hòa bình và thống nhất còn ngất ngây, các đài phát thanh phường bỗng ra rả loan nghiêm lệnh từ cấp cao của thành phố: “Tất cả các sách vở, tài liệu in ấn trước ngày 30/04/1975 phải đem nộp cho nhà nước!”

mercredi 26 avril 2023

Hiệu Minh - Về nhà văn Dương Thu Hương và giải Cino-Del-Duca

 

Mạng xã hội loan tin bà vừa được giải thưởng Cino-Del-Duca năm 2023, một giải thưởng của Pháp khá danh giá trao cho lĩnh vực văn học.

Giang hồ đồn, chưa có ai thuộc giới mày râu trong văn nghệ sĩ dám cãi nhau tay đôi với bà Thu Hương do bà rất đáo để, văn cũng là con người bà, dữ dội và ngang tàng.

Tôi cũng nhìn thấy bà vài lần nhưng chỉ đứng xa nhìn vì mình có biết gì mà nói. Vả lại cũng hơi hốt thật, bà nhìn ai cũng muốn cãi nhau.

Lê Phú Khải - Đó là Dương Thu Hương

 

Tháng 3/1991 lúc Liên Xô sắp sụp đổ, tôi từ Mát-xcơ-va về Hà Nội. Chị Irina, trưởng Ban Việt Ngữ Đài phát thanh quốc tế Mát-xcơ-va có gửi tôi một lá thư (dán kín) nhờ chuyển cho nhà văn Dương Thu Hương ở Hà Nội.

May cho tôi là hôm trước đến phố Ngô Thời Nhiệm chuyển thư cho chị Hương, thì hôm sau anh Nguyễn Xuân Tụ ( tức Hà Sĩ Phu ) đến chơi Dương Thu Hương lúc chị đang bị khám nhà, anh Tụ bị công an câu lưu để xét hỏi (!).

Sau khi Dương Thu Hương bị tù (từ ngày 14/04/1991 đến ngày 20/11/1991), ra tù, chị có lần vô Sài Gòn. Lúc đến chơi một cơ quan nọ, khi đang nói chuyên có người phát hiện ra chị là Dương Thu Hương, có người đã bỏ chạy vì sợ liên lụy! Nghe được câu chuyện này, tôi đã mời chị về nhà tôi nghỉ, nhưng chị đã tá túc ở cơ quan Nhà xuất bản Văn học tại TP.HCM do nhà văn Nhật Tuấn phụ trách.

lundi 24 avril 2023

Nguyễn Hưng Quốc - Một lần gặp Dương Thu Hương

 

Mấy ngày vừa qua, trên Facebook, nhiều người xôn xao vì một tin vui: nhà văn Dương Thu Hương được giải Cino Del Duca trị giá 200.000 euro của Pháp.

Tôi cũng vui.

Tôi gặp Dương Thu Hương một lần ở Hà Nội vào cuối năm 1996. Tối đó có cả nhà thơ Lê Đạt. Chúng tôi ăn tối trong một nhà hàng, thú thực, đến nay, tôi hoàn toàn không nhớ tên. Cũng không nhớ đã ăn món gì. Chỉ nhớ những lời Dương Thu Hương kể về cuộc đời của chị, về công việc viết lách của chị.

Phan Huyền Thư - Bác Hương

 

Mình kể chuyện bác Hương với ông Huy Cận trên Facebook cách đây cũng gần chục năm, giờ nhắc lại biết đâu người không ưa mình sẽ quy thành theo đóm ăn tàn. Chỉ biết là mừng khi nghe về giải thưởng danh giá của bác.

Cũng trộm nghĩ, có chút ngậm ngùi nhớ về dịch giả Phan Huy Đường, giờ ở cõi khác chắc anh cũng đang vui lắm. Thật lòng như vậy.

Mình hay sang Paris. Lần nào về cũng có người hỏi thăm "Có gặp Dương Thu Hương không?" Cũng không ít lần được nhắc nhở xa xôi rằng giỏi giang trí tuệ hay sắc sảo đến như Dương Thu Hương mà còn phải biệt xứ, con cháu sau này chắc gì được an yên. Thôi cứ làm phận đàn bà đơn thuần cho lành, đừng dại dột mà giãy giụa nhé!

Nguyễn Đăng Mạnh - Chân dung Dương Thu Hương

 

Tôi không nhớ rõ đã quen Dương Thu Hương từ bao giờ. Có lẽ từ hồi chị học trường viết văn Nguyễn Du chăng (1981)? Tôi được mời dậy trường này mấy khóa đầu.

Dương Thu Hương học khóa một cùng với Ngô Thị Kim Cúc, Lâm Thị Mỹ Dạ, Lê Thị Mây, Hữu Thỉnh, Chu Lai, Nguyễn Khắc Trường… Hôm làm lễ bế giảng, chị mặc áo dài trắng, khoác tay tôi cho Hoàng Kim Đáng chụp. Ấy là năm 1982. Dương Thu Hương là một phụ nữ có tính cách rất dữ dội và ngang tàng.

Tôi nhớ trong một cuộc họp rất đông văn nghệ sĩ nghe Hoàng Tùng nói chuyện, ở câu lạc bộ báo chí xế xế Nhà hát lớn. Có lẽ nghe chán quá, nhiều người bỏ xuống tầng trệt giải khát. Giữa chỗ đông người, Dương Thu Hương nói lớn: “Trừ anh Hoàng Ngọc Hiến là thày tôi, anh Nguyễn Đăng Mạnh là người tôi kính trọng, còn tất cả bọn phê bình đều là giòi bọ. Riêng Phan Cự Đệ là con chó ngao”.

Hoàng Hưng - Nhà văn Dương Thu Hương đoạt giải Cino Del Duca 2023

 

(Vanviet 23/04/2023) Tên nhà văn đoạt giải được ông Daniel Rodeau từ Viện Hàn lâm Pháp ngữ công bố ngày 21 tháng 4 năm 2023 trong khuôn khổ Liên hoan Sách Paris.

Đa số tuyệt đối bầu chọn

Theo đề nghị của Ban giám khảo Giải Toàn cầu Cino Del Duca, Chủ tịch là bà Hélène Carrère d’Encausse Thư ký trọn đời của Viện Hàn lâm Pháp ngữ, Ủy ban Quỹ hội Del Duca, Chủ tịch là ông Xavier Darcos, Chưởng ấn của Pháp quốc Học viện đã quyết định tặng Giải Toàn cầu 2023 trị giá 200.000€ cho bà Dương Thu Hương, tác giả của tiểu thuyết Terre des oublis (Sabine Wespieser) [nguyên tác tiếng Việt: Chốn vắng], để tôn vinh một nữ văn sĩ lớn mà sự nghiệp và nhân cách đặc biệt mang thông điệp của chủ nghĩa nhân văn hiện đại mà giải thưởng toàn cầu này tưởng thưởng.

vendredi 31 mars 2023

Nguyễn Quang Thiều - ChatGPT có thay thế được nhà văn ?

 

Chiều qua, tại Đại học Sư phạm Hà Nội 2 diễn ra lễ ký kết hợp tác giữa Hội Nhà văn và Đại học sư phạm Hà Nội 2 và Bảo tàng Văn học Việt Nam. Sau lễ ký kết là cuộc tọa đàm "Viết - đọc trong thời đại kỹ thuật số và trí tuệ nhân tạo".

Một câu hỏi thú vị và nghiêm túc được đặt ra: "Liệu đến một ngày trí tuệ nhân tạo có thể thay thế nhà văn để viết văn, làm thơ hay không?".

Trong buổi tọa đàm, sinh viên đã đưa ra một số bài thơ do trí tuệ nhân tạo "sáng tác" làm không ít người vừa thán phục vừa hoang mang.

lundi 6 mars 2023

Đặng Chương Ngạn - Cái « nhát » của Nguyễn Du

 

Có hàng ngàn tác phẩm viết về Truyện Kiều. Có hàng ngàn nhà nghiên cứu, phê bình văn học đã mổ xẻ, lý giải đến chân tơ kẽ tóc vì sao Nguyễn Du mượn một cốt truyện bên Tàu, những nhân vật lịch sử bên Tàu, địa danh bên Tàu để viết Kiều.

Hầu như, không có nghiên cứu nào đề cập đến CÁI NHÁT CỦA NGUYỄN DU và viết rằng do « nhát » mà Nguyễn Du phải kể một câu chuyện của bên nước láng giềng Trung Hoa: mượn những nhân vật lịch sử thời nhà Minh, những tên người và địa danh Trung Hoa. 

Nhưng, đó lại chính là lý do chính, là bản chất của vấn đề này: Tại sao nàng Kiều lại là một công dân Tàu chứ không phải một nàng Kiều Việt Nam khai sinh bên sông La, hay sông Lam, sông Hương!

lundi 27 février 2023

Phạm Tường Vân - Dương Tường, người chưa mãn hạn

 

Năm 2002, tôi từng hỏi: "Thời kỳ ông tự cật vấn nhất là bao giờ?". Đáp: "Những năm 60, sau vụ Nhân Văn, Xét Lại." "Câu trả lời chung là gì?". "Phải có một thế giới khác. Thế giới này đang hỏng. Thế giới này phải làm lại."

Cách "làm lại" thế giới đang hỏng hóc ấy của ông Dương Tường bề ngoài trông thật yếu mềm và buồn tẻ. Không có sự kịch tính trong hành động hay lập ngôn gây sốc như nhiều người mong đợi ở những trí thức phản tỉnh. Câu hỏi cuối tôi dành cho ông: "Khi cực kỳ phẫn uất hay khinh bỉ, ông làm gì?" Ông trả lời: "Im lặng."

Ông chọn sự im lặng, quay vào bên trong, miệt mài đắm đuối với chữ. Không đủ sức chống lại cái xấu thì làm ra cái đẹp và bảo vệ cái đẹp, bảo vệ đến hơi thở cuối cùng. Hơn 70 năm làm việc không ngừng nghỉ, ông đã để lại gần 60 đầu sách dịch bao gồm các tác giả tác phẩm nổi tiếng thế giới, 6 cuốn thơ, tiểu luận, cùng hàng chục chương trình do ông thiết kế để đưa văn hóa Việt lại gần với thế giới. Ông cũng là “nhà phát hành bí mật” của những tác phẩm văn chương phi chính thống chấn động một thời.

Ngô Thị Kim Cúc - Đã thiếu vắng Dương Tường

 

Vừa đọc thấy tin buồn trên Facebook của Phạm Xuân Nguyên: “Nhà thơ-dịch giả Dương Tường đã rời cõi tạm vào 20 giờ 08 phút hôm nay (24/02/2023) hưởng thọ 92 tuổi”, trong tôi một nỗi buồn vô hạn lặng lẽ dâng lên.

Con người này, khi sống không phải kẻ quảng giao, không quá nhiều bằng hữu. Nhưng tôi tin trong lòng mỗi độc giả Việt Nam vẫn giữ lại hình ảnh ông, con người tần tảo/tận tụy mang tới cho cuộc đời này nhiều nhứt có thể những gì tinh sạch đẹp đẽ trong chọn lựa của ông.

Tôi cũng không phải người quảng giao nhưng trong ký ức của tôi luôn có gương mặt buồn của ông, đôi mắt to và thăm thẳm của ông, trong một góc tối nào đó, cứ lặng lẽ nhìn ra, quan sát và cất giữ mọi thứ.

Tạ Duy Anh - Ánh mắt Dương Tường đã khép lại

Mặc dù biên tập cho ông ít nhất 5 cuốn sách, trong đó có vài cuốn "nhất định phải giao cho Tạ Duy Anh thì anh mới yên tâm" như ông nói, nhưng ông và tôi rất ít khi gặp nhau.

Tôi thì luôn tránh nơi ồn ào, trong khi ông luôn bận bịu với cả một đống việc cùng những người hâm mộ. Lần nào gặp, ông cũng nhìn tôi bằng ánh mắt vô cùng trìu mến và nói nhỏ: "Anh quý em vô cùng Tạ Duy Anh ạ".

Một lần khác, có lẽ là gần đây nhất, trong buổi lễ ra mắt cuốn "Chết chịu", ông nhất định muốn tôi chụp ảnh chung cùng gia đình và nhắc lại câu nói quen thuộc, nhưng có thêm giải thích: "Quý nhất ở em là cứ lặng lẽ làm việc".