Affichage des articles dont le libellé est Lãng phí. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Lãng phí. Afficher tous les articles

mardi 7 septembre 2021

GS Nguyễn Văn Tuấn - Xét nghiệm 100% dân số gần như vô nghĩa

 

Thật khó đoán được sự thay đổi về chủ trương xét nghiệm đại trà !

Có dạo các giới chức y tế cho biết sẽ làm xét nghiệm toàn dân số. Nhưng sau đó vài tuần thì thừa nhận rằng chương trình như thế chỉ gây ra lãng phí mà không đạt hiệu quả cao. Rồi mới đây các giới chức y tế lại nói sẽ làm xét nghiệm 100% dân số. Những người ngồi phòng lạnh chỉ làm khổ dân.

Các bạn có thể làm một con toán nhỏ: mỗi xét nghiệm nhanh tốn chừng 240.000 đồng (chừng 10 USD). Thành phố có 10 triệu dân sẽ tốn 100 triệu USD.

Đoàn Bảo Châu - Xét nghiệm toàn dân? Chất lượng não có thật tệ đến thế không?

 

Khi các vị lãnh đạo Hà Nội quyết định sẽ tổ chức xét nghiệm toàn dân, không biết các vị đã bàn bạc, đã tham vấn ý kiến của các nhà khoa học chưa?

Tôi phản đối quyết định này bởi mấy lẽ:

1. Xét nghiệm chỉ là một việc thụ động để khoanh vùng con vi-rút, một việc làm có vẻ có tính quyết tâm cao độ nhưng rất dở hơi. Một người có kết quả âm tính thì các vị sẽ cho phép người ấy được đi tung tăng khắp nơi chăng? Chắc chắn là không. Bởi hôm nay âm tính nhưng ngày mai có thể dương tính, bởi sáng xét nghiệm, chiều lây nhiễm hay đã nhiễm từ hôm trước nhưng kết quả vẫn cho âm tính bởi tải lượng vi-rút chưa lớn.

Nguyễn Ngọc Chu - Xét nghiệm toàn Hà Nội là lãng phí


1. Cần tiếp thu ý kiến đóng góp của xã hội

Qua các biện pháp chống dịch của Hà Nội, dường như lãnh đạo tiếp thu các ý kiến đóng góp từ xã hội chưa kịp thời, và chưa rút ra bài học từ thực tiễn của Thành phố Hồ Chí Minh. Về tiếp thu ý kiến phản biện xã hội, thực tế cho thấy lãnh đạo TP HCM có cầu thị.

2. Cách thức kiểm soát lạc hậu

Cách thức phong tỏa của Hà Nội không ứng dụng công nghệ tương thích, lấy lực lượng công an và dân phòng làm bộ máy thực thi thủ công chủ lực.

mercredi 1 septembre 2021

Hà Huy Sơn - Trong cái rủi đã đánh mất cái may

 

Đại dịch Covid-19 đã gây ra cho người dân và đất nước Việt Nam những tai họa chưa từng gặp phải, đây là cái rủi.

Nhân cơ hội này, Đảng và Nhà nước nên lấy lại lòng tin của người dân trong phòng chống dịch bệnh. Đội ngũ lãnh đạo, công chức, viên chức hãy chứng tỏ sự trung thực; biết lắng nghe người dân.

Sau gần hai năm chống dịch, có không ít những chủ trương biện pháp sai lầm, có thể do nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nhưng chưa thấy một lần lãnh đạo Đảng và Nhà nước nhận lỗi và xin lỗi nhân dân trừ Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên.

samedi 21 août 2021

Mai Bá Kiếm - Nguyễn Thành Phong đi rồi, giải tán luôn “Tổ tư vấn mắc dịch Covid -19”

 

Tôi thấy ông Nguyễn Thành Phong chẳng tài cán gì, bị điều ra Bắc làm phó Ban Kinh tế Trung ương là đúng rồi.

Nhưng cần giải tán cái "tổ tư vấn mắc dịch" gồm 8 chiên da của ông đi, vì thất bại hoàn toàn rồi!

Hồi tháng 10/2018, dư luận phản ứng mạnh về việc xây dựng nhà hát giao hưởng Thủ Thiêm vốn đầu tư hơn 1.500 tỉ (1.700 chỗ ngồi), mỗi chỗ gần tỉ đồng sợ ế, trong khi tại các bệnh viện luôn thiếu chỗ nằm.

vendredi 16 juillet 2021

Nguyễn Ngọc Chu - Sáp nhập tỉnh không phải là biện pháp để Việt Nam hùng mạnh


Nghe tin Bộ Nội vụ chuẩn bị phương án nhập tỉnh mà buồn. Buồn vì thấy rằng những nhà quản lý hiện tại không học được bài học thực tiễn 50 năm (1954-2004) chia tách và sáp nhập tỉnh của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) và nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN).

Quản lý nhà nước cần phải nắm được quy luật lúc nào thì chia tách và sáp nhập tỉnh, và việc chia tách hay sáp nhập tỉnh dựa trên những nguyên tắc nào? Quản lý nhà nước thì phải học từ bài học thực tiễn đã có về tách nhập tỉnh của tiền nhân. Cả ba vấn đề vừa nêu đều chưa được để ý.

1. KHI NÀO THÌ SÁP NHẬP TỈNH?

mardi 29 juin 2021

Lưu Trọng Văn - Cần có nghị quyết của chính phủ và quốc hội tạm đình chỉ tất cả các dự án tượng đài


Hầu hết các tượng đài mang tính cổ động chính trị chưa cấp thiết và quá ít tác dụng thực tiễn, cùng giá trị nghệ thuật kém cỏi, lạc hậu, gây bất bình lớn trong Nhân Dân.

Các công trình này đều tốn kém hàng trăm tỉ thậm chí cả ngàn tỉ tiền mồ hôi nước mắt của Dân, trong lúc Dân cần các trường học, bệnh viện, giao thông, đầu tư xóa nghèo, gây phẫn nộ rất chính đáng trong Dân.

Mới đây tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt dự án tượng đài kỷ niệm các chuyến tàu đưa cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc với tổng mức đầu tư 255 tỉ đồng, tại thành phố Sầm Sơn.

vendredi 25 juin 2021

Nguyễn Thanh Luận - Ngẫm có tréo ngoe không?


Campuchia đuổi người Việt Nam về nước giữa lúc dịch cúm tàu khựa đe dọa tính mạng người dân, kinh tế tuột dốc v.v... Nhưng: Chúng ta vẫn móc ngân sách - tiền thuế của dân gần 300 tỉ đồng chỉ để dựng lên tượng đài nhằm ca tụng ông thủ tướng nước hàng xóm (Campuchia)?

Đó là công trình mang tên “Hành trình cứu nước của Hun Sen” tại ấp Thạnh Tây, xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh.

Công trình trị giá 298,56 tỉ đồng, được khởi công vào ngày 8/5/2021, và được khánh thành linh đình vào ngày 20/6/2021 để ngày kỷ niệm 44 năm “đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot” của Thủ tướng Campuchia Hun Sen (20/6/1977 – 20/6/2021). Tuy nhiên ông Hun Sen, thủ tướng Cambodia, đã không qua dự lễ khánh thành mà chỉ cử Phó Thủ Tướng Tea Banh đi thay.

samedi 19 juin 2021

Nguyễn Thông - Còn chần chừ gì nữa


Nhiều, rất nhiều người, khi thế giới diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh G7 đã đưa lên hai cái ảnh. Một cái là ảnh cuộc gặp ấy, một cái là ảnh đại hội ngập tràn hoa hoét ở xứ này. Kèm theo đó là sự chê cười, tất nhiên chê mấy ông bà hoa hoét.

Nhưng tôi nói thật, tới thời đại bây giờ thì không phải chỉ chê cười nữa rồi xong. Mà phải tự xử, phải thay đổi. Không thể bỏ ngoài tai mặc kệ như lâu nay, kiểu chúng mày chê gì thì chê, nói gì thì nói, tao cứ thế thì làm gì tao tốt.

Phải dẹp ngay những trò màu mè, hoa hòe hoa sói, hình thức rởm đời, cực kỳ tốn kém... đã ăn sâu vào thứ tư duy cổ lỗ của kẻ có quyền. Bệnh lãng phí, không thực chất, ném tiền dân qua cửa sổ phải bị chôn vùi ngay, không thể dây dưa ù xọe thêm ngày nào nữa.

mercredi 3 février 2021

Thanh Hằng - Sức dân và thầy thuốc có hạn, thưa quý vị !


Truyền hình vừa đưa tin đêm nhạc hội có gần 2.000 người dự, diễn ra tối qua 02/02, đều được xét nghiệm âm tính.

Trong kia vừa chiều hôm kia, 01/02, lãnh đạo Hà Nội còn than phiền với Bộ Y tế là không đủ năng lực xét nghiệm. Bộ Y tế đã phải giao cho 12 đơn vị trong ngành y hỗ trợ. Tức là đã có hàng nghìn thầy thuốc phải căng mình làm việc để đỡ gánh nặng cho Hà Nội.

Thế nhưng, “đã nghèo lại còn eo” khi Hà Nội phải phung phí mấy nghìn sinh phẩm cho một sự kiện “phản chống dịch”, giữa lúc Bộ Y tế cong đít lên tuyên truyền không tập trung đông người để khoanh vùng dập dịch.

Vài suy ngẫm về chương trình nghệ thuật đặc biệt tối 02/02/2021 trên sân vận động Mỹ Đình

I.

Không biết Hội diễn nghệ thuật chào mừng thành công Đại hội Đảng có từ bao giờ ? Nhưng chắc chắn tại Đại hội II (1951, trong kháng chiến), và tại Đại hội III (1960, khi đã hòa bình) đều không có hình thức phô trương như bây giờ.

Trong thực tiễn, vấn đề nên hay không nên tổ chức lễ hội chào mừng có thể nói là 50/50, hãy chưa bàn đến. Vấn đề cần bàn là, khi đã tổ chức, thì quy mô và phương thức tổ chức sẽ như thế nào ?

Ở phương diện này, Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng thành công của Đại hội XIII diễn ra trên sân vận động Mỹ Đình tối ngày 02/2/2021 đã để lại những điều phải suy ngẫm.

dimanche 24 janvier 2021

Khoa Minh - Tự đập nồi cơm của con cháu mình


Dạo quanh một vòng một bến cá ở Lagi, Bình Thuận, nơi ngư thuyền cập bến và bán sỉ cho thương lái mà không khỏi giật mình.

Các thuyền cá cỡ nhỏ cập bờ liên tục, và những thúng hải sản các loại được mua bán tại chỗ. Lại gần và nhìn kỹ thì thấy 95% các loại cá, cua ghẹ, tôm biển... đều rất nhỏ.


Thương lái mua từng thúng, từng sọt rồi đổ ra nền vỉa hè, chỉ chọn lọc lấy 4-5% có thể bán được, còn lại đổ hết như một loại rác thải.

dimanche 17 janvier 2021

Nguyễn Thông - Đại hội


Hồi xưa xửa xừa xưa, lâu lắm rồi, cái thời chống đế quốc Mỹ, đám trẻ ranh chúng tôi ngoài miền Bắc được nghe người nhớn bảo rằng, ở đất nước “tất cả hành quân, tất cả thành chiến sĩ” thế ni, mần răng thì mần, họa có là gỗ đá thì mới không biết rung động. Câu ấy vốn của một ông gốc Huế nên tôi tôn trọng từ ngữ bản địa.

Chiến tranh đã tắt, cuộc can qua cốt nhục tương tàn đã chìm dần vào dĩ vãng, chả muốn nhắc tới nữa. Những rung động trong cái xã hội khủng khiếp hồi ấy cũng im ắng theo, lặng chôn vào lịch sử, văn chương, bới ra làm gì cho đau buồn. Làm người, ai chả muốn sự an bình, yên vui.

Suốt mấy tháng, xứ ta quá chộn rộn. Không kể dịch bệnh, thiên tai mà nơi đâu cũng xảy ra, thì đất An Nam mình đang quá ồn ào, mất thời gian, thậm chí lo lắng, bất an về đặc sản sự kiện đại hội đảng.

dimanche 13 décembre 2020

Lưu Trọng Văn - Thôi rồi, tượng đài…


Thái Bình sau 6 năm đã hoàn thành tượng đài cụ Hồ với nông dân.

Tin báo đưa chỉ nói lãnh đạo dự lễ khánh thành, chứ không hề lộ bí mật cỡ "Thái Bình gia" quê hương của thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng, công trình tượng đài đồ sộ này trị giá bao tiền, và nhà điêu khắc nào là tác giả.

Gã chỉ lạm bàn khía cạnh nghệ thuật của tượng đài thôi.

jeudi 15 octobre 2020

Nguyễn Văn Tuấn - Một so sánh không phải đẳng cấp giáo sư


Đọc so sánh của người chủ biên sách giáo khoa Cánh Diều, "Tổng số tiền đổi mới sách giáo khoa chỉ bằng 600m đường cao tốc Bắc Nam" [1], phải nói là ... sốc. Rất sốc. Sốc vì đó không phải là một so sánh của một giáo sư.

Theo ông tiết lộ thì số tiền đổi mới sách giáo khoa là 80 triệu USD, phần lớn là vay từ Ngân hàng Thế giới. Và, để nói lên cái ý số tiền đó 'chẳng là bao', ông so sánh với 600 mét đường cao tốc Bắc - Nam.

Điều kỳ dị nhứt là so sánh chi phí cải cách sách giáo khoa với đường lộ. So sánh vậy thì chẳng khác gì so sánh trái cam với con cá, tức chẳng ăn nhập gì với nhau cả, và chẳng nói lên cái gì cả. So sánh vậy rất dở.

mardi 6 octobre 2020

Hoàng Nguyên Vũ - Thử một đại hội không quà tặng


Thử một đại hội “không quà tặng”, các ông “thất thu” một chút vì dân mùa dịch bệnh, được không hả các ông?

Mùa Đại hội. Mùa tặng cặp. Ừ, thì phải là cặp. Hết Quảng Binh hơn 3 ttỉ thì lại đến Hà Tĩnh hơn 2 tỉ. Giờ lại đến Bình Dương.

Mà cặp chỉ để « đựng tài liệu đại hội » mới sang chứ. Nghĩa là xong đại hội, là cái cặp cũng hoàn thành sứ mệnh và hơn 3 triệu đồng tiền ngân sách chi để mua cái cặp cũng bốc hơi theo mây gió.

lundi 5 octobre 2020

Nguyễn Ngọc Chu - Chống lãng phí phải bắt đầu từ Đại hội Đảng

 


1. ĐÃ AI TƯ VẤN CHO THỦ TƯỚNG CHƯA?

Những người trong ‘Tổ Tư vấn kinh tế’ cho Thủ Tướng, có ai đã một lần ‘tư vấn’ cho Thủ tướng về tiết kiệm chi phí ở tất cả các kiểu Đại hội?

Vì tất cả các kiểu Đại hội của các cơ quan đoàn thể nhà nước, trong đó trụ cột là Đại hội Đảng các cấp, từ cấp địa phương cho đến toàn quốc - phần lớn đều dùng kinh phí nhà nước.

2. CÓ BAO NHIÊU ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP?

lundi 28 septembre 2020

Hoàng Hải Vân - Thành tựu khoa học rực rỡ về bò tót ở nước ta

 


Trong hình là con bò tót lai F1 gầy trơ xương trong trại khảo nghiệm Phước Bình của nhà nước. Đừng thấy nó gầy trơ xương mà coi thường nhé.

Theo VnExpress, nó là sản phẩm của hai đề tài khoa học. Đó là : "Nghiên cứu giám định di truyền và đánh giá khả năng sinh sản của bò lai F1 giữa bò tót và bò nhà tại vùng giáp ranh Ninh Thuận và Lâm Đồng". Và đề tài cấp nhà nước “Khai thác và phát triển nguồn gen bò quý hiếm tại vùng giáp ranh ba tỉnh Ninh Thuận - Lâm Đồng - Khánh Hòa" do phó giáo sư tiến sĩ Lê Xuân Thám, nguyên Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng làm chủ nhiệm.

Đề tài thứ nhất tốn bao nhiêu tiền hổng biết, đề tài thứ hai tốn 5 tỉ, đã kết thúc. Tiền đã tiêu hết, 11 con bò hiện giờ mỗi con được ăn mỗi ngày chưa tới một cuộn rơm, không gầy trơ xương mới là chuyện lạ. Nhưng đồng bào cứ yên tâm, các nhà khoa học đã có tính toán như thần.

vendredi 25 septembre 2020

Mạnh Kim - Đây là cách mà tiền thuế của dân được xài

 


“Tiền thuế của dân “chạy” đi đâu?” là một trong những câu hỏi bí mật nhất Việt Nam. Chẳng người dân nào có thể biết chính xác “ngân sách nhà nước”, tức tiền thuế của người dân, được dùng như thế nào và dùng vào việc gì cho “ích nước, lợi nhà”…

Đã có hàng ngàn, thậm chí hơn, bài báo nói về “lạm chi ngân sách”, “thất thoát tài sản công”, cần “thắt chặt chi tiêu trong tình hình khó khăn”… Dĩ nhiên “nói” thì chẳng cần “tiết kiệm” lời. Vấn đề là xài thì cứ mặc sức xài.

Thiếu thốn cỡ nào cũng có thể “linh động” tìm cách xài. Càng khó khăn, càng “sáng tạo” trong cách xài. Chẳng hạn vụ tỉnh ủy Quảng Bình thông báo chi hơn 2,2 tỉ đồng để mua cặp đựng tài liệu cho khách mời và đại biểu dự Đại hội Đảng bộ tỉnh.

mardi 10 mars 2020

Nguyễn Thông - Ối giời, viện !


Nhìn cái cơ ngơi trụ sở Viện hàn lâm Khoa học Xã hội hoành tráng như thế này, mới thấy thương các tầng lớp dân đen nộp thuế vào ngân sách cho các bố ấy tiêu, tung tẩy đi đây đi đó, tổ chức hội nghị hội thảo, nghiên kíu này nọ văng thiên địa.

Nhẽ ra, nó chỉ là cái viện cũng đã quá lắm rồi nhưng các quan cai trị xứ ta thích nổ, thích vênh váo, cứ phải lập viện hàn nâm lày lọ, thế mới oai, mới sướng, mới xứng tầm...

Tên kêu thì dinh cơ nhà cửa cũng phải to rộng, ra vào mới thênh thang. Đã có thằng dân đóng góp, tội gì không tiêu pha xả láng.