Affichage des articles dont le libellé est Kiểm duyệt. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Kiểm duyệt. Afficher tous les articles

mercredi 11 octobre 2023

Đoàn Bảo Châu - Không thể chấn hưng văn hóa nếu không hiểu điều này!

Thứ trưởng Đoàn Văn Việt trả lời phỏng vấn: "Việt Nam hiện nay hầu như vắng bóng tác phẩm tầm khu vực và thế giới.

Ngành Văn hóa mong muốn đầu tư sáng tác để có những tác phẩm đỉnh cao, tầm cỡ, mang sức sống thời đại, nhất là trong văn học, nghệ thuật, hội họa. Nội dung này cần nguồn lực lớn, đầu tư nhiều năm chứ không đơn giản là tổ chức cho văn nghệ sĩ những chuyến thực tế hay trại viết trong vài tuần, vài tháng."

Việc quan trọng để chấn hưng được văn hóa là các vị phải có cái nhìn thẳng thắn, công bằng với lịch sử.

lundi 25 septembre 2023

Huy Đức - Nhạc sĩ Quốc Dũng [1951-2023]

 

Vào Sài Gòn năm 1983, Tụ điểm 126 cách Trường Chuyên gia Quân sự 481 chỉ một cái "bùng binh..."

Rất biết Nhã Phương, Bảo Yến, nhưng phải rất lâu sau đó chúng tôi mới biết người chồng tài năng của Bảo Yến, nhạc sĩ Quốc Dũng.

Sau 1975, tên tuổi những người Việt Nam tài năng nhất sống ở miền Nam [như Cung Tiến, Phạm Duy, Phạm Đình Chương...] đều biến mất trên báo chí và sân khấu nhà nước.

Tuấn Khanh - Nhạc sĩ Quốc Dũng (1951-2023): “Danh tiếng chỉ là số mệnh”

 

Buổi chiều 24 Tháng Chín, gia đình của ca sĩ nhạc sĩ Quốc Dũng cho hay, ông đã lặng lẽ ra đi vào buổi trưa, sau những ngày tháng bệnh tật.

Nhạc sĩ Quốc Dũng là một trong những nhân tài đặc biệt của thế hệ vàng nhạc trẻ miền Nam Việt Nam. Cùng lứa với ông là Bảo Chấn, Đức Huy, Nam Lộc… cũng sắp bước qua thập niên 70 của đời người. Nếu còn sống, thì Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang cũng đã 77, 76 tuổi.

Nhiều năm nay, những người yêu mến di sản văn hóa miền Nam đã đón nhận quá nhiều tin buồn, nên tin về sự ra đi của nhạc sĩ Quốc Dũng như thêm một tiếng chuông điểm lặng lẽ vào khoảng không gian phải đến, trong sự nuối tiếc khó tả.

mercredi 20 septembre 2023

Hoàng Dũng - Nhạy cảm !

 

Cách đây 6 giờ, tờ Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh rút tít: "Chánh án Nguyễn Hòa Bình: Cứ sai là kỷ luật thì lấy đâu ra người làm việc".

Cái tít này nhạy cảm quá, khiến người đọc bất giác liên tưởng đến câu y chang như thế của ông Nguyễn Sinh Hùng, hồi ổng đang còn là Chủ tịch Quốc hội.

Thế là tờ báo lẳng lặng đổi tít, thành "Chánhán Nguyễn Hòa Bình: Thẩm phán chỉ phải chịu trách nhiệm khi có lỗi chủ quan".

mardi 12 septembre 2023

Hoàng Quốc Dũng - Việt Nam nên thay đổi cách thức thông tin tuyên truyền

 

Việt Nam thường xuyên bị các nước phương Tây chỉ trích về các vấn đề nhân quyền. Mỗi lần bị chỉ trích thì Việt Nam bao giờ cũng chối bai bải.

Ok. Ta có đường lối độc tài của ta thì ta cần phải chối và che đậy. Nhưng khi không thể nào che đậy được nữa thì cũng nên xem lại làm thế nào cho nó có hiệu quả và đỡ trơ trẽn.

1. Viếng thăm Việt Nam vào tháng 2-1993, Tổng thống François Mitterand có phát biểu :

vendredi 8 septembre 2023

Huy Đức - Nghị định 72, giếng làng Mông Phụ, tư duy “1.0”

Rất thất vọng về chất lượng văn bản pháp quy của mấy nhiệm kỳ gần đây nhưng phải đến khi đọc Dự thảo Nghị định 72 về “Quản lý dịch vụ internet & Thông tin trên mạng” mới có cảm giác, “Đất nước” dường như không còn nằm trong thứ tự ưu tiên của các nhà ban hành chính sách.

Bộ trưởng Thông tin & Truyền thông [TT & TT] đã từng cứ mở miệng ra là “bốn chấm không” [4.0] nhưng tư duy trong Dự thảo này lại không khác “một chấm không” [1.0] là mấy.

Số [digital] không chỉ là một ngành kinh tế, là xu hướng mà còn là một hệ sinh thái, hơn nữa nó là hệ sinh thái toàn cầu. Làm chính sách mà chỉ nhìn thấy trong hệ sinh thái ấy dăm kẻ “lợi dụng mạng xã hội” để “nói xấu chế độ” thì không những không thể lành mạnh không gian mạng mà còn phương hại đến kinh tế, đánh mất cơ hội của dân chúng và làm mờ mịt hơn tương lai đất nước.

dimanche 25 juin 2023

Nguyễn Thông - Báo chí và nhà báo (3)

 

Lại nói về báo chí chính thống, còn có tên báo chí cách mạng.

Chúng được nuôi dưỡng, chỉ đạo, hà hơi tiếp sức, tồn tại nhưng chả mấy ai đọc. Dư luận cười bảo ma nó đọc; in ấn tốn bao nhiêu tiền bạc công sức rồi xếp xó, bán ve chai giấy lộn… thì đó chỉ là thứ chính thống ảo.

Mà không chỉ báo “gói xôi”, sách chính thống cũng vậy. Sách của ông nọ bà kia (thực ra do người khác viết, ông bà chỉ đọc góp ý, thêm vào vài chữ cho ra vẻ chủ quyền) in cả đống, quảng cáo rùm beng. In bằng tiền ngân sách do dân đóng thuế, nhuận bút thì thu vào túi cá nhân, chất cả đống trên kệ không ma nào nhìn (ông hàng xóm nhà tôi cười bảo chỉ những đứa thần kinh mới mua/đọc thứ sách ấy), chính thống hoang tưởng, cũng là dạng “sách xôi”.

vendredi 23 juin 2023

Nguyễn Thông - Báo chí và nhà báo (2)

 

Ở nước này, nhà cai trị tự đặt ra hai loại báo chí: chính thống và không chính thống. Họ có quyền, gọi thế nào chả được. Dân gian nói ngắn gọn là lề phải và lề trái. Phải trái theo nghĩa phương hướng chứ không chỉ đúng sai.

Thứ của chính quyền, do họ đẻ ra, sai phái, chỉ đạo, định hướng này nọ, thì họ coi là chính thống. Chẳng hạn báo Nhân Dân, tạp chí Cộng Sản, tivi VTV, các báo Tiền Phong, Tuổi Trẻ, báo của các tỉnh thành “tiếng nói của đảng bộ và nhân dân’’... Chúng còn có tên báo mậu dịch, báo quốc doanh, kiểu như phở mậu dịch ngày xưa để phân biệt với phở tư nhân.

Phần còn lại của báo chí truyền thông bị xếp vào nhóm không chính thống, trong đó có mạng xã hội. Nhà cai trị rất ghét thứ này, xem như thế lực thù địch, chống đối, xấu xa, xuyên tạc, chỉ nhăm nhăm diệt trừ nó. Mở mồm là nói xấu bêu xấu nó. Ngay cái chuyện gán cho nó cái tên “không chính thống” đã đủ nói lên thái độ ấy. Không chính thống thì phải diệt, bằng cách này cách khác.

jeudi 15 juin 2023

Đặng Sơn Duân - Virus Vũ Hán : Đâu dễ chạy tội !

 

Ba bệnh nhân nhiễm Covid đầu tiên, còn gọi là bệnh nhân số 0 đã được các nguồn tin chính phủ Mỹ tiết lộ: Hồ Bôn, Vu Bình và Chu Nham. Cả ba người này đều làm việc tại Viện vi rút học Vũ Hán.

Chủ nhật vừa qua, tờ The Sunday Times cũng đăng bài điều tra cho biết vi rút biến đổi bị rò rỉ từ chính Viện vi rút Vũ Hán.

Những ai nói chuyện này cách đây ba năm sẽ bị Twitter, Facebook thông qua đám fact-check gán nhãn thuyết âm mưu, fake news…, còn hơn cả phạm húy.

vendredi 2 juin 2023

Hiệu Minh - Nguyễn Đình Toán, người ghi sử bằng ảnh

Trong đời thợ ảnh kiêng nhất là chụp chân dung. Nếu ảnh đẹp là do mẫu đẹp, nếu xấu chắc chắn do thợ ảnh. Chưa kể chụp xong, mất tiền phim, bỏ tiền rửa, mang đến cho người ta. Không may ảnh xấu bị bĩu môi, ảnh đẹp đút túi và ít người nghĩ phải trả tiền mà không biết người chụp ảnh cũng phải ăn.

Chả hiểu sao anh Nguyễn Đình Toán lại chọn cái nghề khốn khổ ấy. Và lại chụp văn nghệ sĩ, hầu hết nghèo.

Nhớ lần về Hà Nội năm 2009, trong một cuộc gặp các blogger Hà Nội do anh Nguyễn Trọng Tạo và Nguyễn Quang Lập tổ chức đón Thanh Chung New York, mình được ăn ké. Thấy mình giơ cái máy Canon kỹ thuật số chụp lung tung, dùng chế độ Auto, một anh đầu bạc với nụ cười hiền thân thiện hỏi muốn xem.

lundi 29 mai 2023

Thái Kế Toại - Nói lại chuyện phim Xích Lô

 

Ngoảnh đi ngoảnh lại từ khi phim Xích lô bị cấm chiếu ở Việt Nam đã 16 năm. Mười sáu năm gần như là khoảng cách một thế hệ. Nhiều đồng nghiệp trẻ trong làng điện ảnh thì hầu như không biết đến chuyện này. Một số đồng nghiệp già thì không biết đầy đủ. Mấy người biết đầy đủ thì im lặng.

Trong mấy năm vừa rồi tôi có nêu lại việc này với Cục Điện ảnh. Những người lãnh đạo cũ trong cuộc thì đã nghỉ hưu. Người mới thì dường như cảm thấy mình không có trách nhiệm trả lời về một vụ án oan trong làng điện ảnh đã thuộc về quá khứ.

Tôi cũng đã nghỉ hưu, gần như giã từ các hoạt động điện ảnh để tập trung làm mấy tác phẩm văn học cuối đời nhưng tôi cứ băn khoăn về câu hỏi Tại sao có vụ cấm chiếu phim Xích lô? Tại sao lại có chuyện đối xử kỳ quái, bất công với đạo diễn Trần Anh Hùng như thế?

jeudi 4 mai 2023

Lê Học Lãnh Vân - Vị trí Việt Nam trên mức thang tự do báo chí

 

QUAN NIỆM TỰ DO BÁO CHÍ CỦA VIỆT NAM

Để chứng minh Việt Nam là nước rất có Tự Do Báo Chí đồng thời phản bác việc một số tổ chức nhân quyền thế giới cho rằng Việt Nam không có Tự Do Báo Chí.

Các nhà lãnh đạo ngành Báo chí hay Thông tin – Truyền thông thường đưa ra lập luận rằng “hiếm có nước nào có nhiều tờ báo và truyền hình như Việt Nam hiện nay với hơn 300 kênh phát thanh và truyền hình, 7 đài truyền hình, hơn 800 tờ báo, tạp chí”. Để từ đó kết luận: “Thực tế thì Việt Nam tự do báo chí hơn nhiều nước khác”.

vendredi 28 avril 2023

Nguyễn Văn Tuấn - Nhà văn và nghịch lý

 

Nhà văn Dương Thu Hương là một minh chứng cho một nghịch lý ở Việt Nam ngày nay: những tác phẩm hay và có giá trị thường xuất phát từ những người không cùng quan điểm với Nhà nước.

Tin tức về Nhà văn Dương Thu Hương được trao giải thưởng danh giá 'Cino del Duca' tràn đầy trên các hệ thống truyền thông ở nước ngoài. Nhưng ở Việt Nam, báo chí gần như im lặng về danh dự cao quý này! Tuy nhiên, tôi đoán rằng một người có cá tánh mạnh và chánh trực như Nhà văn Dương Thu Hương thì bà ... chẳng quan tâm.

Hình như những tài năng văn chương đều đứng ngoài các tổ chức của Nhà nước, thậm chí xuất phát từ những người bất đồng chánh kiến.

vendredi 10 mars 2023

Tuấn Khanh - Vì sao Tuấn Ngọc đổi lời nhạc của Lam Phương?

 

Mạng xã hội Việt Nam bàn tán không ngớt từ chiều ngày 10 Tháng Ba (giờ Việt Nam) về chuyện ca sĩ Tuấn Ngọc trình bày bài hát “Tình Bơ Vơ” của nhạc sĩ Lam Phương nhưng không đúng lời.

Nhiều đoạn video được khán giả nhạc vàng tìm thấy Tuấn Ngọc hát trong các show ở Việt Nam, đã chọn hát “trời vào thu, chiều nay buồn lắm em ơi”, bỏ đi hai chữ “Việt Nam” trong bài hát gốc.

Người mở lời đầu tiên về sự kiện này, được biết là từ trang Facebook của Ben Ngo, cựu phóng viên Đài BBC. Viết trên trang của mình, Ben Ngo nhận định: “Trong một show mới đây tại Sài gòn, Tuấn Ngọc sợ câu “Trời vào thu Việt Nam buồn lắm em ơi” nên hát thành “Trời vào thu chiều nay buồn lắm em ơi”. Thật buồn cho một “danh ca”, vì lý do nào đó mà hát không trọn ca từ của nhạc sĩ Lam Phương. Nhìn trong clip thì anh vừa hát vừa nhìn giấy in lời ca khúc nên không có chuyện quên lời mà đây là sự cố ý tránh câu hát bị cho là “nhạy cảm“.

Nguyễn Chiêu Anh - Nói chút về chuyện sửa lời

 

Nếu ai bị nhạy cảm với từ ngữ như tôi sẽ nhận ra một điều cực kỳ khó chịu khi bài hát mình yêu thích, hoặc nghe quen thuộc, quen tai bị sửa lời một cách vô tình hay hữu ý.

Tôi từ bé đã nghe và thuộc lời nhạc một cách kỳ lạ. Ngoài nhạc tôi còn thuộc thơ. Những bài thơ của những tác giả tôi yêu, hầu như tôi thuộc kiểu sinh vào thế giới này chỉ vì kiếp trước tui lỡ chê bai thơ ca mà kiếp này buộc phải thuộc tụi nó, dù không cố ý vậy.

Thế nên việc nghe một bài hát quen bị sửa lời lập tức tôi dị ứng. Và dị ứng luôn với ca sĩ bắt đầu từ phút đó.

Lâm Bình Duy Nhiên - Nhạy cảm chính trị

 

Ca sĩ Tuấn Ngọc, từ Mỹ về Sài Gòn hát bài “Tình bơ vơ” của cố nhạc sĩ Lam Phương. Nếu chỉ trình diễn bài hát thôi thì không có gì đáng bàn. Ở đây, ông đã sửa lời ca khúc nổi tiếng trên nên đã khiến dư luận bất bình.

Tuấn Ngọc đã thay “Việt Nam” bằng “chiều nay”, trong bối cảnh “mùa Thu” tại Việt Nam.

Nhưng “Trời vào thu chiều nay buồn lắm em ơi” sao hay, thấm, đớn đau, nhức nhối và lãng mạn bằng “Trời vào thu Việt Nam buồn lắm em ơi”!

vendredi 10 février 2023

Tuấn Khanh - Trung Quốc đối phó với Công nghệ AI ra sao?

 

Giữa năm ngoái, tờ Techcrunch đã tiết lộ chuyện trong hệ thống cầm quyền của Trung Quốc cho lưu hành một tập tài liệu, nói về định hình sự phát triển công nghệ của Trung Quốc trong vài năm phải được định hướng rõ là  “chủ quyền kỹ thuật số”.

...Ám chỉ khả năng của một quốc gia trong việc phải biết kiểm soát “vận mệnh kỹ thuật số” của chính mình, bao gồm quyền tự chủ đối với phần mềm và phần cứng quan trọng trong chuỗi cung ứng AI. Các đợt cấm xuất khẩu của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc là cơ hội thúc đẩy Bắc Kinh tiếp tục kêu gọi độc lập về công nghệ trong các lĩnh vực từ chất bán dẫn đến nghiên cứu cơ bản về AI.

Khi ChatGPT của OpenAI xuất hiện, cho thấy tiềm năng phá vỡ các rào cản bị kiểm duyệt hoặc bưng bít từ giáo dục, tin tức đến dịch vụ… cho nên Trung Quốc đã ra chỉ thị là muốn phát triển các ChatGPT cây nhà lá vườn của mình. Không chỉ để đảm bảo quyền kiểm soát các dữ liệu truyền qua các công cụ đó, mà còn để tạo ra các sản phẩm AI đặc thù văn hóa và chính trị của chủ nghĩa cộng sản.

samedi 17 décembre 2022

Đỗ Duy Ngọc - Truyện ngắn Linh Nghiệm của Trần Huy Quang

 

Đỗ Duy Ngọc : Tôi không quen nhà văn Trần Huy Quang. Một thời tôi làm nhiều bìa sách cho nhiều nhà văn Trung, Nam, Bắc nhưng cũng chưa bao giờ vẽ bìa sách cho nhà văn này.

Hôm nay nghe tin ông mất, chợt nhớ hình như năm 1992 trên báo Văn Nghệ số kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội Nhà văn, tôi có đọc một truyện ngắn nhan đề Linh Nghiệm của ông. Hồi đó tôi đọc truyện này mà toát mồ hôi hột, lạnh sống lưng. Không ngờ lại có nhà văn to gan lớn mật như thế.

Một câu truyện ngắn nhưng chứa đựng nhiều điều về thời đại. Hay thì chưa thể gọi là hay nhưng thâm thúy quá. Nghe nói vì truyện ngắn này mà nhà văn Trần Huy Quang gặp nhiều khổ nạn, bị treo bút ba năm. Tờ báo bị thu hồi và tiêu hủy sau khi đã phát hành nhưng rất nhiều người đã mua, đã đọc và giữ nó nên số đem tiêu hủy chẳng bao nhiêu.

Lưu Trọng Văn - Đi nhé Trần Huy Quang ơi!

 

Gã đi thăm Khu tưởng niệm Hồ Xuân Hương ở Quỳnh Lưu, xứ Nghệ. Ngô Thục Khuyên con dâu nhà thơ Thạch Quỳ bảo, nhà của nhà văn Trần Huy Quang gần đây.

Gã rất quý phẩm chất và tài năng của Trần Huy Quang, tuy chưa một lần gặp mặt nhưng thỉnh thoảng trao đổi qua Facebook, gã bèn liên hệ với Trần Huy Quang. Trần Huy Quang bảo, mình đang ở quê, đến ngay nhé.

Dáng cao, gầy, đầu vuông to, tóc dầy rẽ giữa, hơi giống nhạc sĩ Dương Thụ, Trần Huy Quang ôm gã thân tình như bạn thân lâu ngày mới gặp.

Tạ Duy Anh - Trần Huy Quang, vụ "Linh Nghiệm" và tôi


Năm 1992, sau khi tốt nghiệp khóa Viết văn thứ tư, tôi đến gõ cửa một số tờ báo xin việc nhưng đa số đều từ chối hoặc vẽ ra những khó khăn đủ kiểu để chính tôi nản lòng.

Cuối cùng chỉ có Hữu Thỉnh, lúc ấy giữ chức Tổng biên tập báo Văn Nghệ là cho tôi hy vọng.

Thậm chí ông đã “thử việc” tôi bằng cách cử lên Cao Bằng viết phóng sự về tệ nạn nghiện hút. Nguyên văn lời ông: “Không ai nghi ngờ khả năng viết lách của chú, nhưng người ta mới chỉ biết chú viết truyện, viết tiểu thuyết, chứ viết báo họ chưa phục đâu. Chú hãy giúp anh Thỉnh bằng việc khiến họ phải phục nốt”.