Affichage des articles dont le libellé est Kỷ niệm. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Kỷ niệm. Afficher tous les articles

dimanche 11 février 2024

Nguyễn Thông - Chuyện hộp mứt Tết (1)

Những ai sống ở miền Bắc từ nửa cuối thập niên 50 tới hết thập niên 80 chắc khó quên hộp mứt Tết.

Nó là sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của đời sống miền Bắc sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, đi theo đường lối cộng sản, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Nó được sinh ra từ nền kinh tế tập trung, nhà nước quản lý toàn bộ mọi hoạt động, từ sản xuất tới phân phối, tiêu dùng. Người đời gọi bằng cái tên ngắn gọn: Thời bao cấp.

Gần giữa năm 1977 tôi vào nhận việc ở Sài Gòn. Ăn cái Tết đầu tiên đất phương nam, Tết Mậu Ngọ 1978. Lại thấy hộp mứt Tết giống như hồi mình còn ngoài kia. Cứ nghĩ rằng trong này làm gì có. Hỏi các thầy cô lưu dung dạy cùng trường, rằng miền Nam trước kia có hộp mứt Tết không. Các thầy cười, làm gì có, bánh trái ê hề, trăm nghìn loại, đủ kiểu sang trọng, đâu cần hộp mứt bình dân ấy làm chi. “Nhưng giờ thì có, do cộng sản nhà các anh đem vào”, thầy Hảo cười tủm tỉm.

vendredi 9 février 2024

Lưu Trọng Văn - Giao thừa…

 

1. Mới đó dọc kênh Tẻ đổ ra sông Sài Gòn tràn ngập mai vàng nở rộ. Người mua kẻ bán chen vai, chen váy, chen áo dài. Loáng cái trưa 30 hàng trăm ghe hoa về miền Tây để kịp Giao thừa.

Trống.

Vắng.

Tự dưng thấy nao nao buồn.

jeudi 8 février 2024

Trần Thị Sánh - Hoa hải đường đã cho nhà mình cái Tết

Cây hoa hải đường này gắn bó với gia đình mình cả thế kỷ.

Bà nội mình kể rằng: Năm 18 tuổi, bà về làm vợ ông trưởng họ Trần Đăng (tức ông nội mình) đã có cây hải đường này rồi. Hải đường được trồng sau bức phù điêu đắp nổi bằng thạch cao trên bể nước mưa, có con cá đang đớp mồi, tạo điểm nhấn và đối diện nhà thờ họ cổ kính, sau lưng bụi hoa dành dành nở hoa trắng thơm ngào ngạt và ao cá.

Ông nội mình mất sớm, bà nội mình mới 21 tuổi nhưng không đi bước nữa mà ở vậy thờ chồng, nuôi con, trông nom, gìn giữ ba gian nhà thờ họ và cây hoa hải đường quý hiếm.

mercredi 7 février 2024

Dung Mèo - Tết đi mua vạn thọ, xin đừng trả giá

 

Chị em mình lớn lên với ký ức hơn mười năm trồng bông vạn thọ bán mỗi dịp trước Tết.

Nhiều năm rồi không làm nghề này nữa, nhưng cứ đến gần Tết, vào thời điểm này mỗi năm, miễn nhìn thấy khóm khóm bông vạn thọ người ta bày ra vỉa hè hoặc vườn hoa bán là lòng thấy thắt thắt, mắt cay cay.

Cha mình gieo hạt trước Tết hai tháng mấy. Rồi khi hạt nảy mầm đợi cứng cáp sẽ bứng ra chậu riêng. Hồi đó không có chậu nhựa màu đỏ màu đen như bây giờ mà là chậu đan xéo bằng tre, rồi lấy bọc mủ lót đáy chậu, quai bọc móc ra bên ngoài, sau đó đổ đất và trồng bông vào rồi chăm sóc trên những chậu đó.

mardi 6 février 2024

Nguyễn Thông - Chuyện lương thực, gạo (5)

 

Như đã nói trong bài trước, suốt thời gian dài mấy chục năm ở miền Bắc, bảng xếp hạng “ngũ cốc” (năm thứ được coi là lương thực chính chứ không hẳn chỉ là hạt) gồm có lúa, ngô, khoai, sắn, đỗ (đậu).

Có những đận, hai loại củ là khoai và sắn còn đánh bạt cả gạo trong bữa cơm gia đình. Bao nhiêu thóc gạo làm ra, chính quyền dồn hết cho chiến trường để nuôi lính, "thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người".

Trên đài Tiếng nói Việt Nam ngày nào cũng ra rả "Hạt thóc là hạt thóc vàng, nuôi chiến sĩ, thóc lên đường. Thóc thêm nhiều, thêm chiến thắng. Đồng thâm canh, lúa ngô nhiều là ta thắng to. A, chuyển thóc về kho, xóm làng làm xong nghĩa vụ, thêm thắm tình tiền tuyến hậu phương. Thóc ra đi, ta thỏa tình hậu phương. Thóc lên xe, ta mở đường hành quân" (Đỗ Nhuận).

lundi 5 février 2024

Nguyễn Đông Thức - Những tấm hình kỷ niệm phim “Ngọc trong đá”

 

Truyện dài “Ngọc trong đá” được Nhà xuất bản Trẻ xuất bản Tháng 3-1986, kỷ niệm 10 năm thành lập Lực lượng Thanh niên Xung phong Thành phố. Đây cũng là truyện dài đầu tiên Nhà xuất bản này làm, khi được tách ra từ Nhà xuất bản Măng Non.

Truyện tạo được tiếng vang nên đã lọt vào tầm ngắm của vài hãng phim. Hãng phim Nguyễn Đinh Chiểu với đạo diễn Lê Mộng Hoàng tới đặt vấn đề đầu tiên. Dĩ nhiên là tôi rất hoan hỉ.

Lúc đó thủ tục làm phim rất khó khăn. Kịch bản phải được đưa ra Bộ Văn hóa duyệt. Ông Thứ trường Nguyễn Đình Quang (ông này học vị giáo sư tiến sĩ, học bên Tàu rồi bên Đông Đức về, từng là đạo diễn sân khấu, nhà viết kịch, nhà nghiên cứu lý luận sân khấu…). Đọc xong, trong đợt vào Nam công tác ông cho gọi tôi và ông đạo diễn tới Văn phòng 2 của Bộ:

jeudi 1 février 2024

Nguyễn Thông - Chuyện lương thực, gạo (4)

Năm 1977, tôi vào miền Nam nhận việc. Nhiều lần ngang dọc miền Tây Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, thấy sự làm ruộng, trồng lúa, làm ra hạt gạo khác hẳn ngoài Bắc. Ruộng đồng bát ngát, phì nhiêu, thời tiết khí hậu cực kỳ thuận lợi, người trồng lúa làm ruộng cứ như chơi.

Vẫn biết vẫn hiểu có được vậy là do điều kiện “trời cho”, nhưng càng thèm sự nhẹ nhàng, thong thả ấy, lại càng thương thày bu mình, bà con mình nông thôn ngoài quê mình. Ở đây chả gieo mạ nhổ mạ, cấy kiếc chi sất, cứ căn vào con nước mà sạ lúa, cũng chẳng phải tát nước làm cỏ gì.

Tôi hỏi ông cậu vợ, ở xã Bình Phước Xuân, cù lao Giêng (huyện Chợ Mới, An Giang), sao không gieo mạ mà cấy cho đỡ tốn thóc giống, ông cười, ai mà bày vẽ bây ơi, đờn bà trong này chỉ đi gặt thôi, đâu biết cấy, chẳng mạ miếc chi hết.

mardi 30 janvier 2024

Tạ Duy Anh - Bi hài chuyện biên tập sách

 

Không thể nhớ đã có bao nhiêu chuyện cười ra nước mắt xảy ra trong thời gian 20 năm làm biên tập sách của tôi, chỉ xin kể ba chuyện.

CHUYỆN THỨ NHẤT

Qua người bạn vong niên, tôi quen nhưng không thân với một nhà văn tên là ... Ngay từ lần gặp đầu tiên tôi đã không thấy có thiện cảm với ông ta. Nước da mai mái, luôn quan trọng hóa bản thân, khiến tôi linh cảm ông ta là một người nhiều toan tính nhỏ nhặt.

Bắt đầu bằng màn bốc thơm tôi lên mây xanh. Sau đó ông ta nói về bản thân, chủ yếu khoe chiến tích nghề nghiệp. Cuối cùng lộ ra ý đồ khá dễ thương, hoàn toàn bình thường nhưng với tôi, rất khó chấp nhận: Ông ta muốn tôi đứng tên biên tập và viết lời giới thiệu cho cuốn sách của ông ta.

lundi 29 janvier 2024

Nguyễn Văn Tuấn - Từ nhà bếp tới Quốc hội

Hôm qua, trong buổi chiêu đãi nhân ngày Quốc Khánh tôi gặp lại bà Toàn quyền và không ngờ bà nhớ tôi! Bà nói “Ông đã đi một đoạn đường dài.” Có lẽ đúng như vậy, nhứt là hành trình đó xuất phát từ cái nhà bếp …

Trong tất cả phỏng vấn của báo chí, trong cũng như ngoài nước, họ xoáy vào cái thời gian tôi làm phụ bếp. Lúc mới tới Úc, tôi làm ‘kitchen hand’, tức phụ bếp ở St Vinnie. Sau này, tôi còn có dịp làm trong nhà bếp của khách sạn 5 sao ‘The Regent’ (nay là Sangri-La) ngay tại Hí viện Opera House. Hôm nay, nhân ngày Quốc Khánh, tôi kể cho các bạn biết cơ duyên nào tôi làm phụ bếp.

Câu chuyện xin việc

vendredi 26 janvier 2024

Nguyễn Thông - Một bài đồng dao tuổi thơ

 

Hồi tôi còn bé, ở quê nông thôn, cứ vào mùa đông lúc trước tết thế này thường suốt ngày lúi húi ngoài đồng.

Khi thì tát nước cho mấy ruộng lúa xuân vừa cấy, khi dỡ khoai tây, nhổ rau cải tàu, nhổ hành cho bu sáng mai đem lên chợ huyện bán. Có đận còn chất rau lên chiếc xe cải tiến, rồi hai bố con người kéo kẻ đẩy lọc cọc đem ra tít chợ An Dương ngoài Phòng, bán cho dân phố mua về muối dưa.

Giá bán chợ phố chỉ cao hơn chợ huyện hơn đồng bạc cả xe rau nhưng cứ chịu khó lôi "hàng" ra đó, bởi nông dân chả biết làm gì để được thêm hơn đồng bạc.

dimanche 21 janvier 2024

Đỗ Duy Ngọc - Mùi của Tết

 

Hồi còn bé, tôi rất mong ngày Tết. Không phải vì Tết có nhiều món ăn ngon, cũng không phải vì những bộ áo quần mới, cũng chẳng phải Tết có được thêm tiền lì xì.

Tôi mong Tết vì cái mùi của Tết. Cái mùi mà bây giờ lên hàng lão tôi khó tìm thấy đủ như những ngày xưa.

Trời đất, thiên nhiên bốn mùa đều có mùi của mùa. Mùa xuân có mùi của cây non trổ lộc, mùi của hương hoa. Mùa hạ có mùi của nắng, mùi của mồ hôi, mùi gió biển và mùi cá khô phơi tràn bãi cát. Mùa thu có mùi của lá vàng, của gió thu lướt trong không khí, mùi của nắng vàng mật ngọt. Mùa đông có mùi của bếp lửa, của bắp nướng, của chén khoai khô ngào đường và mùi của những cơn gió cắt da. Nó còn cái mùi của những chiếc áo ấm cất lâu trong tủ mang ra còn vương mùi long não.

vendredi 19 janvier 2024

Vĩnh Quyền - Nhớ và nghĩ trong Ngày-Hoàng-Sa-của-chúng-ta

 

Năm 2008, vào một cuối chiều se sẽ sương thu, là thứ chẳng mấy khi chạm vào vùng tiểu khí hậu ven biển như Đà Nẵng, nhà văn Ngô Thị Kim Cúc từ Sài Gòn về quê, đến thăm nhà mới của tôi.

Cuộc trò chuyện ngẫu hứng giữa hai anh em văn nghệ biến thành bài phỏng vấn trên báo Thanh Niên sau đó. Tựa đề rút từ một câu trong cuốn nhật ký đi biển loằng ngoằng của tôi: "Hãy nhớ lấy những cái tên không được phép lãng quên". Là tên quần đảo Hoàng Sa đã bị cướp.

Cũng là lần đầu tiên trên mặt báo chính thống xuất hiện dòng chữ tưởng như đương nhiên từ buổi cha ông mình mở nước, "bởi quân xâm lược Trung Quốc".

Cù Mai Công - Năm mươi năm Hải chiến Hoàng Sa (1974-2024) : Kỳ 4

 

HẦU CHUYỆN “NHỮNG TRAI HÙNG ĐI GIÚP NON SÔNG” NĂM XƯA

(Trích "Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó" tập 2 - đã phát hành)

Anh Vũ Hữu San, hạm trưởng khu trục hạm HQ-4 Trần Khánh Dư vẫn nóng tính như ngày nào tham chiến, chỉ huy hành quân Hải chiến Hoàng Sa 1974 khi “yêu cầu” lính cũ của mình là giám lộ tàu HQ-4 Lữ Công Bảy : “Bảy cố gắng mời bằng được CMC, hàng xóm vùng Ông Tạ của anh, cho anh được vui cuối đời".

Tôi mạo muội gọi anh San là anh vì cụ Soạn, ba anh và ba tôi cùng lứa ở Ông Tạ, dù cụ hơn tuổi ba tôi. Đúng ra về tuổi, anh San là bậc cha chú tôi. Nhưng vì anh là con trưởng trong nhà, tôi là con thứ, gần út nên kém anh San gần 30 tuổi.

Trong cuộc hải chiến bi hùng ấy, tàu HQ-4 vùng vẫy, tung hoành giữa vòng vây hai tàu lớn của TQ là 271, 274. Hải quân Trung Quốc tưởng HQ-4 là soái hạm nên tập trung hỏa lực tấn công, kèm chặt. 

Nguyễn Thông - Chuyện lương thực, gạo (1)

 

Ngẫm lại tiếng Việt ta, trải qua năm qua tháng có những từ, những cách nói gần như mất hẳn trong đời sống, nếu muốn tìm hiểu nó chỉ có thể lục tìm ở cuốn từ điển.

Ví dụ, cùng nói về ăn, xưa có những từ ghép: ăn dè, ăn mặn, ăn độn, ăn vã… nay chả ai nhắc tới hoặc dùng theo nghĩa từng phổ biến nữa.

Cũng phải thôi, ngôn ngữ là hình chiếu của cuộc sống, nó phản ánh, thể hiện những gì có trong đời thực, nay đời thực không còn thứ ấy thì nó cũng lịm nhạt dần đi, sau biến thành tử ngữ. Khi người ta mặc quần jean, quần tây thì không ai nhắc tới quần lá tọa, quần dây rút, quần ta. Phải chấp nhận thôi.

Quốc Việt - Chiến hạm Nhật Tảo, những giờ cuối cùng

 

20 giờ ngày 17-1-1974, chiến hạm Nhật Tảo quay mũi trực chỉ Hoàng Sa. Lúc này một máy chính của tàu không sử dụng được, rađa trục trặc, hỏa lực đối hạm đều là thế hệ cũ ...

Chuyến hành quân cuối cùng

"Mẹ tôi khóc suốt nhiều năm bên nấm mộ chiêu hồn sau ngày anh tôi hy sinh ở Hoàng Sa. Đến đám giỗ cuối cùng của anh, khi ấy mẹ còn sống, trên giường bệnh bà vẫn trăng trối: Con phải gắng đưa anh về. Tổ tiên, mồ mả ông bà trên đất quê hương, đừng để anh ngoài biển lạnh lẽo!". Huế, tháng 1, mưa mờ mịt. Người em tử sĩ Vương Thương ứa nước mắt, nhắc chuyện anh mình và trận tử chiến Hoàng Sa...

jeudi 18 janvier 2024

Quốc Việt - Hoàng Sa, ngày tháng không quên

"Tôi đi Hoàng Sa được 10 chuyến, lần nào cũng có kỷ niệm không thể quên. Từ những cơn bão tố Biển Đông, những đàn cá dày đặc ở rạn san hô, đến gương mặt bạn bè thân quen đón chờ ở đầu cầu hòn đảo của Tổ quốc" - Nhiều năm đã trôi qua, cựu quân nhân kỹ thuật hải quân Việt Nam Cộng Hòa Trương Văn Quảng vẫn vẹn nguyên ký ức về Hoàng Sa.

NHỮNG CHUYẾN TÀU TIẾP VẬN

Giọng ông Quảng chợt nghẹn xuống, nhiều chuyến hải hành của ông và chiến hữu ra đảo đều trong thời tiết tốt, nhưng nếu có lệnh hành quân trong gió bão thì họ vẫn thực hiện nhiệm vụ.

mercredi 17 janvier 2024

Hữu Phú - Đối nhân xử thế !

Cả tuổi thanh xuân của tôi (từ hai mấy tới bốn mấy tuổi) dành cho Báo Thanh Niên, gần hết thời gian này là tôi làm việc trong thời anh Nguyễn Công Khế làm Tổng Biên tập.

Thời gian tôi làm ở Báo Thanh Niên là một chuỗi ngày dài cực nhọc, gian khổ trăm bề, “thù trong giặc ngoài”, bị cô lập, chèn ép tứ phương, phải phấn đấu, chiến đấu liên tục, không phút nào được lơ là cảnh giác…

Tôi bắt đầu ở báo Thanh Niên từ một phóng viên tập sự, lên tới phóng viên bậc cao nhất trong ngạch trong thời gian ngắn. Tôi biết khá rõ tất cả những người làm trong báo Thanh Niên cùng tôi thời điểm ấy, tất nhiên là cả anh Nguyễn Công Khế.

mardi 16 janvier 2024

Hữu Phú - Tôi và anh Nguyễn Công Khế

Hôm nay, vợ chồng tôi kỷ niệm 30 năm ngày cưới nhau. Lẽ ra, chúng tôi có thể tổ chức một bữa tiệc nho nhỏ để kỷ niệm, nhưng không biết sao mà vợ tôi chỉ yêu cầu chúng tôi cùng nhau ăn một bữa ngon theo sở thích của chồng, vợ, con ; đơn giản nhưng gắn kết gia đình.

Chiều nay, báo chí đăng tin anh Nguyễn Công Khế và anh Nguyễn Quang Thông bị cơ quan An ninh Điều tra, Công an TP.HCM bắt giữ. Trưởng phòng An ninh điều tra Công an TP.HCM từng là một người bạn rất thân với tôi thuở còn hàn vi, hai thằng xưng hô mày -tao, thường chia nhau một bữa cơm trưa văn phòng trong trụ sở Công an TP.HCM 30 năm về trước.

Mới cách đây hai tuần, trong đám cưới Trung Bảo, tôi còn gặp anh Nguyễn Công Khế, ngồi chung bàn, chụp với nhau vài tấm ảnh, tâm sự đôi câu.

jeudi 11 janvier 2024

Nguyễn Tuấn Khoa - Tôi tự học Anh văn

 

Sáng nay nhìn thấy hình bộ sách English For Today mà cả một trời kỷ niệm ùa về, làm cho lòng tôi thấy xốn xang.

Tuổi thơ của tôi ở Võ Trường Toản gắn liền với ba quyển Vàng, Xanh Dương và Xanh Lá Cây ; với những bài đọc mà đến giờ vẫn còn lãng đãng nơi trí nhớ của tuổi về chiều. Tôi nhớ bài đọc thí nghiệm nhóm chuột ăn trà và nhóm chuột ăn pho-mát, làm lúc học tôi bỗng nhớ đến tuổi Canh Tý của mình và bài luận thi vào lớp sáu tả con mèo.

Hết thảy thí sinh khi đó đều tả con mèo giỏi đi bắt chuột. Chắc chỉ có mình tôi vì thương thân là cầm tinh con chuột, tôi không muốn con mèo kết liễu con chuột nên đã tả con mèo là thú cưng, chỉ để làm cảnh và ra oai với chuột. Mèo của tôi không biết bắt chuột và không có con chuột nào qua đời dưới móng vuốt của con mèo dễ thương của tôi. Mèo và chuột trong tôi là hai đứa bạn thân:

Nguyễn Thông - Chuyện uống chè (7)

 

Sinh thời thày (cha) tôi rất thích uống chè. Sở thích này có lẽ hình thành từ hồi trẻ làm thư lại (một dạng thư ký) ở phủ Kiến Thụy tỉnh Kiến An. Tỉnh này về sau được chính quyền mới sáp nhập vào Hải Phòng, giờ thị xã Kiến An cũ chỉ là một quận.

Nói gì thì nói, tôi vẫn thích cái địa danh “thị xã” để gọi những đô thị các tỉnh, chẳng hạn thị xã Lạng Sơn, thị xã Hồng Gai, thị xã Tây Ninh, thị xã Vĩnh Yên… giản dị, hiền lành, chứa đầy yêu thương.

Đạo diễn Đặng Nhật Minh con giai cụ Đặng Văn Ngữ nổi tiếng với bộ phim “Thị xã trong tầm tay” về Lạng Sơn thời đánh nhau với cộng sản Tàu năm 1979. Cứ thử nghĩ, nếu là “Thành phố trong tầm tay” thì nó chuồi chuội thế nào ấy, chắc chả được người đời yêu thích mấy.