Affichage des articles dont le libellé est Iran. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Iran. Afficher tous les articles

samedi 4 janvier 2020

Ngô Nhân Dụng - Liệu có chiến tranh Mỹ - Iran?


Tướng Qassem Soleimani là nhân vật quyền lực số 2 Iran, trong thời gian dài ông Soleimani chủ yếu hoạt động bí mật. (Hình: Office of the Iranian Supreme Leader via AP, File)

(Người Việt 03/01/2020) Đầu năm 2008, tình báo Mỹ và Israel hợp tác theo dõi Mugniyah, lãnh tụ nhóm Hezbollah ở Lebanon, nhóm này vẫn tấn công Israel từ hàng chục năm. Cuối cùng họ đã thấy mục tiêu chính xác, Mugniyah đang đứng với một người không biết tên. Tình báo Israel tìm ra ngay, nhân vật đó là Tướng Qassem Soleimani người Iran, cố vấn của nhóm Hezbollah đã bày mưu cho nhóm này tập kích quân Israel liên tục cho tới khi họ phải rút khỏi Lebanon.

Israel thấy cơ hội may mắn, sẵn sàng hạ sát một lúc cả hai kẻ tử thù. Nhưng Thủ Tướng Ehud Olmert ngăn lại. Vì chính phủ Mỹ chỉ muốn thủ tiêu Mugniyah mà thôi.

Cũng trong năm 2008, Tướng David Petraeus, chỉ huy quân Mỹ ở Iraq nhận được một bức thư viết: “Tướng Petraeus, ông nên biết tôi, Qassem Soleimani, là người điều hành chính sách của Iran tại Iraq, Lebanon, Dải Gaza và Afghanistan.” Lúc đó Yemen chưa trở thành bãi chiến trường giữa Iran và Ả Rập Saudi.

Trương Nhân Tuấn - Đồng minh phải ở lại


Quassem Soleimani.

Vậy là Mỹ phải đổ quân vô trở lại Trung Đông. Báo chí đăng tải Sư đoàn 82 nhảy dù Mỹ vừa được tăng cường 3.000 đến 3.500 quân để củng cố thêm số quân hiện thời (khoảng 5.000 quân). Tuần trước Mỹ đã đổ thêm 700 quân ở Koweit, sau khi Tòa đại sứ Mỹ ở Bagdad bị "dân biểu tình tấn công".

Lời kêu gọi "báo thù" của lãnh đạo tối cao Ali Khamenei, "máu đòi nợ máu", sau khi Trump hạ lệnh không kích giết chết tướng Soleimani là điều phải "cảnh giác". Dân Mỹ ở Irak được lệnh rút đi. Quân Mỹ có thể "sa lầy" thêm lần nữa ở "chiến trường" Trung Đông.

Kỳ này Mỹ có thể cùng Do Thái đánh Iran. Nhưng câu hỏi (báo chí đã đặt ra) Trump giết tướng Soleimani có "phù hợp với luật pháp quốc tế" hay không ? Mỹ cho rằng Iran là "quốc gia khủng bố" trong khi đại diện Iran tại Liên Hiệp Quốc đã lên tiếng tố cáo Mỹ với những lý lẽ tương tự.

mercredi 1 janvier 2020

Tổng thống Trump đe dọa Iran sau vụ tấn công đại sứ quán Mỹ ở Irak

Người biểu tình đập phá sứ quán Mỹ tại Bagdad, ngày 31/12/2019, sau vụ Hoa Kỳ oanh kích một cơ sở của Hezbollah ở Irak.
Đăng ngày:


Tổng thống Donald Trump ngay lập tức tố cáo Teheran đứng sau vụ này. Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet cho biết thêm chi tiết :

Iran sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về những sinh mạng đã bị cướp đi hay những thiệt hại tại các cơ sở của chúng tôi. Họ sẽ trả một cái giá đắt. Đây không phải là lời nhắc nhở, mà là đe dọa ». Tổng thống Donald Trump cảnh cáo như trên sau ngày diễn ra các vụ đụng độ xung quanh tòa đại sứ Mỹ ở Bagdad. 

samedi 28 décembre 2019

Pháp triệu tập đại sứ Iran để phản đối vụ bắt 2 nhà nghiên cứu

jeudi 7 novembre 2019

Iran làm giàu uranium trở lại, Pháp đe dọa tăng cường áp lực

Lò phản ứng hạt nhân chính tại Bushehr, cách Teheran (Iran) 1.200 km về phía nam. Ảnh chụp ngày 21/08/2010.

Iran hôm nay 07/11/2019 đã thực sự bước sang một giai đoạn mới trong việc rút dần ra khỏi hiệp định nguyên tử, khi tái khởi động làm giàu uranium tại nhà máy Fordow đặt ngầm dưới lòng đất. Đang công du Trung Quốc, tổng thống Pháp Emmanuel Macron loan báo sẽ « tăng cường » áp lực đối với Teheran.

Thông cáo của tổ chức năng lượng nguyên tử Iran (OIEA) cho biết đã tái khởi động « ngay từ những phút đầu tiên của ngày hôm nay » việc làm giàu uranium tại nhà máy nằm cách Teheran 180 km. Theo Iran, hoạt động này vẫn nằm dưới sự kiểm soát của tổ chức năng lượng nguyên tử quốc tế (AIEA), tuy nhiên đã rút giấy phép một nữ thanh tra của AIEA vì « một sự cố vào tuần trước ».

Đây là lần thứ tư nước cộng hòa Hồi giáo thông báo không tôn trọng các cam kết. Nhưng theo tổng thống Pháp, đây là lần đầu tiên Iran ra khỏi khuôn khổ hiệp định « một cách rõ ràng và không hạn chế », và là « một sự thay đổi sâu sắc ».

dimanche 20 octobre 2019

Ngô Nhân Dụng - Putin làm chủ Syria


Người biểu tình tập trung bên ngoài đại sứ quán Nga ờ Washington, D.C, để phản đối Tổng Thống Vladamir Putin khi Nga can dự vào Syria. (Hình: Chip Somodevilla/Getty Images)

(Người Việt 18/10/2019) Ngày Thứ Ba tuần trước, Đại Tá Myles B. Caggins III, phát ngôn viên quân đội Mỹ và đồng minh (trên nguyên tắc có 22 nước) ở miền Bắc Syria, gửi đi một thông điệp “Tweet”: “Chúng ta rút khỏi Manbij.” Manbij, cùng với Tal Tamr, Tabqa và Kobani là những thị xã quân Kurd từng làm chủ. Nay quân Kurd cũng rút đi hết, khi quân Thổ Nhĩ Kỳ tiến qua biên giới.

Cũng trong ngày Thứ Ba, hãng thông tấn Anna News của Nga phát hình một đoạn video mời khán giả đi một vòng trong thị xã Manbij. Họ tới thăm căn cứ quân Mỹ đã bỏ, với những bề chứa nước trên cao, các đài viễn thông và các căn lều bỏ trống.

Phóng viên Anna chiếu cảnh một văn phòng quân Mỹ để lại, với những sợi dây cáp (cable) từ trên trần thả xuống; trên bàn giấy còn cái máy dẫn “router” cho mạng wifi; mấy gói thức ăn cho chó mèo. Qua khu nhà ăn, còn chất đầy những hộp “cereal,” nhiều gói bánh bagel, và bốn cái tủ lạnh đầy nước ngọt và nước trái cây. Phóng viên người Nga bình phẩm: “Coi quân Mỹ đã trang bị doanh trại của họ như thế nào. Họ tưởng sẽ đóng quân lâu dài.” Đoạn video kết luận bằng tiếng Nga: “Manbij bây giờ thuộc quân ta!”

dimanche 22 septembre 2019

Ngô Nhân Dụng - Tổng Thống Trump phải trả đũa Iran


Hôm 17 Tháng Chín, lãnh tụ tối cao Iran tuyên bố sẽ “không có cuộc đàm phán nào với Hoa Kỳ ở bất kỳ cấp độ nào.” Do đó, Tổng Thống Trump phải trả đũa Iran. Trong hình, bức hình Lãnh Đạo Tối Cao Iran là Giáo Chủ Ayatollah Ali Khamenei (trái) và cựu Lãnh Đạo Tối Cao Iran Ayatollah Ruhollah Khomeini (phải) trên tường ở thủ đô Tehran, Iran, hôm 7 Tháng Chín, 2019. (Hình: Atta Kenare/AFP/Getty Images)

(Người Việt 20/09/2019) Iran chủ mưu vụ tấn công vào mấy nhà máy lọc dầu của Ả Rập Saudi để thử coi nước Mỹ sẽ phản ứng thế nào.

Nước Mỹ có thể làm một châm ngôn nổi tiếng của Tổng Thống Teddy Roosevelt: “Miệng nói nhẹ nhàng nhưng tay cầm một cây gậy thật lớn” (Speak softly and carry a big stick). Tổng Thống Donald Trump hiện đang theo cách khác: Nói rất mạnh nhưng không muốn chiến tranh.

Nhưng ông Trump sẽ phải đổi. Nếu không, các nước Ả Rập theo Hồi Giáo Sun Ni với những mỏ dầu lửa mênh mang sẽ nghĩ rằng thời kỳ dựa vào sự bảo vệ của Mỹ đang chấm dứt; từ nay mạnh ai nấy lo.

mercredi 18 septembre 2019

Ngô Nhân Dụng - Iran khủng bố để hòa đàm?


Tướng Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ Kenneth F. McKenzie Jr. (thứ bảy, trái) xem vũ khí Iran bị lực lượng Saudi bắt giữ từ phiến quân Huthi của Yemen, trong chuyến thăm căn cứ quân sự ở al-Kharj ở miền Trung Ả Rập Saudi hôm 18 Tháng Bảy, 2019. (Hình: Fayez Nureldine/AFP/Getty Images)

(Người Việt 17/09/2019) Nước Mỹ đang bị lôi vào một cuộc tranh chấp giữa hai giáo phái Hồi Giáo: Sun Ni và Shi A ở vùng Trung Đông.

Từ đầu thế kỷ trước, Mỹ vẫn ủng hộ vương triều Á Rập Saudi, theo phái Sun Ni, trong cuộc tranh chấp giữa nước này và Iran, nước dẫn đầu khối tín đồ phái Shi A. Hiện hai nước Hồi Giáo lớn ở Trung Đông đang cạnh tranh nhau trên nhiều mặt trận.

Tại Syria, Iran ủng hộ chính quyền Assad (thuộc thiểu số Shi A ở nước này) trong khi Saudi giúp các nhóm Sun Ni chống đối. Tại Lebanon, Iran nuôi dưỡng lực lượng Hezbollah theo phái Shi A, còn Saudi giúp chính quyền cùng phái Sun Ni. Tại Iraq nơi đa số dân theo phái Shi A, cả hai nước cùng công nhận chính quyền do Mỹ lập nên nhưng Iran hỗ trợ những nhóm dân quân Shi A ngoài chính quyền.

lundi 16 septembre 2019

Phạm Thị Hồng Ánh - Thăm mộ ông Alexandre de Rhodes



Nếu một ngày được đặt chân đến xứ sở Ba Tư tôi sẽ đến viếng mộ ông. 


Mộ của Alexandre de Rhodes được đặt tại nghĩa trang Cơ đốc giáo Armenian ở ngoại ô Isfahan, nơi từng là thủ đô của Iran. Anh bạn hướng dẫn kiêm tài xế người Iran tên Mohammad đã tìm giúp chúng tôi đường đến nghĩa trang này. 

Ngày thứ hai ở Isfahan chúng tôi dậy sớm, cũng không kịp mang hương hoa hay là các vật phẩm nào khác để tưởng niệm. Tôi cũng không biết các phong tục ở đây như thế nào, các cửa hàng ở đây phải sau 9g30 mới mở cửa. Thời gian không nhiều thế nên Mohammad lái xe theo hướng định vị của bản đồ đưa chúng tôi đến với nghĩa trang.

dimanche 4 août 2019

Iran tịch thu tàu dầu thứ ba trong vòng một tháng

Ảnh minh họa: Tàu chở dầu đi qua eo biển Ormuz, 21/12/2018.

Teheran hôm nay 04/08/2019 loan báo tịch thu một tàu dầu « nước ngoài » trong vùng Vịnh. Đây là tàu dầu thứ ba bị Iran bắt giữ trong vòng chưa đầy một tháng tại vùng biển chiến lược này, trong bối cảnh căng thẳng với Mỹ.

Từ Teheran, thông tín viên Shiavosh Ghazi cho biết thêm chi tiết :

« Chiếc tàu bị chận bắt gần đảo Farsi ở phía bắc vịnh Pecxich, nằm giữa Iran và Ả Rập Xê Út. Theo thông báo của Vệ binh Cách mạng, chiếc tàu này chở 700.000 lít dầu buôn lậu, có xuất xứ từ các nước Ả Rập trong vùng vịnh Pecxich, đi đến cảng Bouchehr. Thủy thủ đoàn gồm bảy người nước ngoài đã bị bắt, nhưng quốc tịch của chiếc tàu không được cho biết.

lundi 22 juillet 2019

Iran : Cuộc chiến tàu dầu sẽ đi về đâu ?

Một tàu của Vệ binh Cách mạng Iran áp sát tàu dầu Stena Impero của Anh đang bị giữ tại cảng Bandar Abbar, ngày 21/07/2019.

Căng thẳng tại eo biển Ormuz, cải cách các định chế quốc tế, hạn hán tại Pháp, đó là các chủ đề được báo chí Pháp đề cập nhiều nhất hôm nay. 

Các bài viết có tựa đề gần giống nhau: Nếu Le Figaro cho biết « Áp lực tăng lên giữa Luân Đôn và Teheran tại eo biển Ormuz » thì Libération cũng dành hai trang báo cho chủ đề « Eo biển Ormuz, Teheran bắt tàu, Luân Đôn sôi sục ». La Croix than thở « Lại căng thẳng tại eo biển Ormuz », còn Les Echos nhận định « Luân Đôn sẵn sàng đáp trả Teheran sau vụ bắt tàu dầu ». 

Bắt tàu Anh trong tiếng hô « Allah Akbar ! »

Le Figaro cho rằng vẫn chưa phải là « cuộc chiến tàu dầu » đẫm máu như trong cuộc xung đột Iran-Irak thập niên 80, khi Saddam Hussein tấn công 280 tàu dầu Iran tại vùng vịnh Ba Tư, còn Teheran đánh vào 170 tàu của Irak. Nhưng những sự cố liên tục xảy ra tại khu vực chiến lược này khiến tình hình trở nên nguy hiểm. 

samedi 20 juillet 2019

Iran bắt giữ một tàu dầu của Anh tại eo biển Ormuz

Tàu chở dầu Stena Bulk mang cờ hiệu Anh qua eo biển Ormuz (ảnh chụp không ghi thời điểm).


Chiếc tàu dầu Stena Impero mang cờ Anh, có sở hữu chủ là người Thụy Điển, hôm nay được trông thấy tại cảng Bandar Abbas ở miền nam Iran. Teheran cho biết đang điều tra việc chiếc tàu này đụng phải một tàu cá Iran. Hiện nay cả 23 thủy thủ tàu Anh đều an toàn. Trước đó một tàu dầu khác là Mesdar, treo cờ Liberia nhưng chủ tàu người Anh, cũng đã suýt bị Iran bắt giữ.

Từ Teheran, thông tín viên Siavosh Ghazi tường trình :

vendredi 28 juin 2019

Nguyên tử Iran : Trump bỗng hòa dịu, Teheran vẫn cứng rắn

Báo chí Iran ngày 25/06/2019 chạy tít lớn về lệnh trừng phạt mới của Mỹ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm nay 28/06/2019 tại Osaka tỏ ra hòa hoãn, nói rằng « không có gì phải gấp gáp » trong việc giải quyết căng thẳng với Iran. Thái độ này ngược hẳn với một loạt cuộc đấu khẩu mới đây giữa đôi bên. Hôm qua, Teheran cảnh báo Mỹ « đừng ảo tưởng về một cuộc chiến nhanh gọn », và cho rằng cuộc họp hôm nay tại Vienna giữa các nước ký kết hiệp ước nguyên tử Iran là « cơ hội cuối cùng » để cứu vãn hiệp định.

Anh, Pháp, Đức thúc giục Iran không nên phạm « sai lầm » là vi phạm các cam kết. Nhưng theo thông tín viên Siavosh Ghazi ở Teheran, chế độ Hồi giáo Iran vẫn tỏ ra cứng rắn :

« Iran vẫn khăng khăng giữ nguyên quan điểm của mình, bác bỏ những lời cảnh báo của châu Âu. 

samedi 22 juin 2019

Ngô Nhân Dụng - Trump, Khamenei và Kim Jong Un



Hình ảnh chiếc máy bay không người lái bị bắn rơi trên truyền hình Iran, 21/06/2019.
(Người Việt 21/06/2019) Không ai đoán được ông Donald Trump sắp làm gì. Ông Trump biết như vậy, và cố ý làm cho người ta thấy như vậy. Đó là chiến thuật “Lấy hư làm thực, lấy thực làm hư,” theo sách Tôn Tử.
Khi nghe tin chiếc máy bay không người lái của Mỹ bị bắn rớt trong Vịnh Hormuz, ông Trump nói ngay rằng Iran đã phạm một “Lầm lẫn lớn!” Đây là một lời đe dọa rất nặng, khi một vị tổng thống Mỹ nói ra. Sau đó, ông lại nói, chắc đây là một vụ bắn lầm, ngụ ý chắc giới lãnh đạo Iran không ra lệnh nhưng thuộc cấp tự ý bắn.
Ngày hôm sau, ông Trump cho biết ông đã ra lệnh tấn công ba địa điểm ở Iran để trả đũa, nhưng sau mười phút đã quyết định thôi. Nhiều người nghĩ các hỏa tiễn sắp phát pháo hay máy bay đang trên đường tới đánh các đài radar và căn cứ phòng không ở Iran để trả đũa, nhưng sau mười phút đã được lệnh ngưng, hoặc quay trở về. Nhưng sau đó ông Trump nói rõ hơn: Ông chưa ra lệnh chuẩn bị đánh.
Ông Trump đã thành công: Không ai biết ông sẽ làm gì, sau khi gửi hai mẫu hạm và thêm 2,500 quân tới vùng Vịnh Oman và Biển Ba Tư, tất cả đều nhắm vào Iran.

Mỹ đe dọa tấn công Iran, nhưng vẫn tỏ thiện chí thương lượng

Các thủy thủ Mỹ trên hàng không mẫu hạm lớp Nimitz USS Abraham Lincoln tại vùng Biển Ả Rập ngày 16/06/2019.

Căng thẳng Mỹ-Iran lên tột đỉnh sau vụ một chiếc drone của Mỹ bị bắn hạ trong vịnh Ba Tư. Chiều hôm qua 20/06/2019, Iran công bố một số hình ảnh và cáo buộc Mỹ « gây hấn » tại Liên Hiệp Quốc. Phản ứng đầu tiên của Donald Trump là dọa trả đũa hành động mà ông gọi là « sai lầm nghiêm trọng » của Iran. Trong đêm qua, Teheran nhận được thông điệp của tổng thống Mỹ gồm hai điểm : Hoa Kỳ chuẩn bị oanh kích nhưng vẫn giữ thiện chí thương lượng.

Tình hình trong 24 giờ qua đang đi theo hướng làm tăng thêm nguy cơ chiến tranh trong vùng Vịnh. Tại Hoa Kỳ, đảng Dân chủ lo ngại chủ nhân Nhà Trắng sẽ bị phe diều hâu thuyết phục chọn giải pháp vũ lực. Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet tường thuật :

« Tôi không nghĩ rằng đây là cố ý, mà ai đó vừa hèn vừa ngu đã làm việc này ». Tổng thống Mỹ dường như muốn làm giảm nhẹ trách nhiệm cho chế độ Iran sau vụ bắn hạ chiếc máy bay không người lái. 

vendredi 14 juin 2019

Tấn công tàu dầu : Mỹ cáo buộc Iran, nhiều nước đòi mở điều tra


Một chiếc tàu dầu bị cháy sau khi bị tấn công trên biển Oman, nằm giữa các nước Ả Rập vùng Vịnh và Iran. Ảnh chụp ngày 13/06/2019.

Trong cuộc họp kín hôm qua 13/06/2019 tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc theo yêu cầu của ngoại trưởng Mỹ, Hoa Kỳ đã nêu đích danh Iran là thủ phạm tấn công hai chiếc tàu dầu ở vịnh Oman. Đại sứ Mỹ đề nghị quốc tế phải có động thái để ngăn trở những vụ tấn công mới.

Thông tín viên Marie Bourreau tại New York tường trình :      

« Toàn thể các nước thành viên đều lo ngại trước nguy cơ leo thang ở Trung Đông, nhưng về phản ứng thì ý kiến có khác nhau. Về phía Mỹ, đại sứ Jonathan Cohen thẳng thừng lên án Iran.

lundi 27 mai 2019

Chiến tranh sẽ xảy ra trên Biển Đông hay Vùng Vịnh ?

Khu trục hạm tên lửa dẫn đường USS Preble (DDG 88) của Mỹ đi qua Ấn Độ Dương ngày 29/03/2018.

Tác giả Dominique Moïsi trên Les Echos phân tích về « Hai cuộc chiến tranh lạnh của nước Mỹ », đặt câu hỏi liệu Mỹ có khả năng tiến hành hai cuộc chiến cùng một lúc : một với Trung Quốc ở châu Á, và một với Iran ở Trung Đông hay không ? 
Vào thời kỳ chiến tranh lạnh trước đây, các chiến lược gia đều nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ là đại cường duy nhất trên thế giới có thể lao vào hai cuộc xung đột cùng một lúc. Và đó là xung đột quân sự. Còn ngày nay, khi chiến tranh kinh tế đang trở thành một hình thái thay thế cho chiến tranh trên chiến trường, thì như thế nào ? Liệu có thể định nghĩa việc trừng phạt kinh tế nghiêm ngặt đối với Iran là một dạng chiến tranh chọn lựa, còn trừng phạt Hoa Vi (Huawei) là một cuộc chiến cần thiết ?

Nói cách khác, ông Donald Trump có thể không phải là một tổng thống tốt cho nước Mỹ, nhưng chính sách đối với Trung Quốc của ông hàm chứa các yếu tố tích cực. Cần phải có một tiếng nói cất lên để chấm dứt thái độ sai trái, không thể chấp nhận được của Bắc Kinh.
Vấn đề là ở chỗ Mỹ không hành động nhân danh lợi ích chung như trong thời kỳ chiến tranh lạnh với Liên Xô cũ, mà chỉ vì nước Mỹ, không quan tâm đến trật tự đa phương. Về phía châu Âu, vừa hài lòng vì rốt cuộc có được một nhân tố nặng ký lớn tiếng với Trung Quốc, lại vừa sợ đến lượt mình sẽ là mục tiêu của Washington trong tương lai.

samedi 18 mai 2019

Ngô Nhân Dụng - Donald Trump tung hỏa mù với Iran


Một người dân Iran đọc nhật báo Omid Javan có đăng hình ảnh Tổng Thống Mỹ Donald Trump. (Hình: STR/AFP/Getty Images)

(Người Việt 17/05/2019) Ngày Thứ Sáu, 17 Tháng Năm, Tổng Thống Donald Trump gửi một thông điệp Twitter: “Với bao nhiêu tin giả và tin bịa đặt đang loan truyền, Iran không thể hiểu được chuyện gì đang diễn ra” (With all the Fake and Made Up News out there, Iran can have no idea what is actually going on!)

Ông Trump đã tiết lộ một bí quyết: Làm cho đối thủ không biết mình muốn gì. Ông Trump “tung hỏa mù” bằng lời nói cũng như hành động. Ông cho đưa hàng không mẫu hạm USS Abraham Lincoln và pháo đài bay B52 đến gần Iran, hai diệt lôi hạm qua eo biển Hormuz dẫn vào trong Vịnh Ba Tư. Nhưng ông Trump lại tuyên bố ông muốn nói chuyện với giới lãnh đạo Iran. Tại sao không? Ông đã từng chửi Kim Jong Un hết nước hết cái, rồi quay ra kết bạn!

Một phương pháp ông Trump hay sử dụng khiến đối thủ bối rối là cho các người thân cận tha hồ nói ý kiến của họ, họ có thể công khai nói trái ngược nhau hoặc chính ông nói ngược với họ. Cố Vấn An Ninh John R. Bolton đã từng viết một bài trên nhật báo New York Times, năm 2015, với tựa đề: “Muốn giải quyết vụ bom của Iran? Hãy đánh bom Iran!” Giờ, ông Bolton nhắc lại: “Phải thay đổi chế độ ở Iran.” Ngoại trưởng Mike Pompeo cũng nói như thể Mỹ sắp đánh nhau với Iran tới nơi.

Quân đội Iran đe dọa đánh chìm chiến hạm Mỹ, gây thêm căng thẳng

Chiến hạm Mỹ USS Lewis B. Puller triển khai trong vùng Vịnh Ả Rập ngày 11/05/2019.

Quân đội Iran có thể đánh chìm các chiến hạm Mỹ một cách dễ dàng. Đại diện Vệ binh Cộng hòa Iran hôm 17/05/2019 cảnh báo như trên, gây thêm căng thẳng trong lúc Teheran kêu gọi Bắc Kinh và Matxcơva « có những hành động cụ thể » để cứu vãn hiệp định nguyên tử Iran, trước tình hình « rất nguy hiểm » tại vùng Vịnh.

Ông Mohammad Saleh Jokar, viên chức Vệ binh Cộng hòa tuyên bố trước Quốc hội Iran : « Ngay cả các hỏa tiễn tầm ngắn của chúng ta cũng có thể đánh vào các chiến hạm Mỹ ở Vịnh Ba Tư. Mỹ không có khả năng tài chính để tiến hành một cuộc chiến tranh mới ». Còn tướng Abdolrahim Moussavi, tổng tham mưu trưởng quân đội Iran khẳng định : « Nếu kẻ thù tính toán nhầm hoặc phạm phải sai lầm chiến lược, thì họ sẽ phải hối tiếc ».

Căng thẳng giữa Washington và Teheran đang tăng cao, từ sau các vụ phá hoại bốn tàu hàng ngoài khơi Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất vào cuối tuần trước. 

jeudi 16 mai 2019

Chuyên gia Pháp : Iran "chơi dao có ngày đứt tay"

Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Abraham Lincoln đi qua kênh đào Suez ở Ai Cập ngày 09/05/2019.

Chuyên gia Pháp Francis Perrin : « Nếu xảy ra một vụ tấn công lớn do Iran hay các đồng minh trong khu vực như phe Houthi tiến hành, thì Teheran sẽ bị trả đũa. Các cuộc không kích của Mỹ vào các cơ sở kỹ nghệ và dầu khí sẽ làm cho Iran đại bại ».
Libération mô tả « Tại vùng vịnh Ba Tư, nỗi sợ một cuộc chiến ». Sau cuộc khẩu chiến giữa Iran và Hoa Kỳ, Washington hôm 15/05 đã cho rút các nhân viên ngoại giao ít quan trọng ở Irak, tuy nhiên những lý do mà Mỹ đưa ra không thuyết phục được các đồng minh.

Nỗi sợ chiến tranh tại vịnh Ba Tư

Tờ báo nhận xét, lần đầu tiên giáo chủ Iran Ali Khamenei và ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cùng đồng ý ở một điểm : cả hai bên đều khẳng định không ai tìm kiếm chiến tranh. Trong khi đó, Washington đã ra lệnh cho các nhân viên ngoại giao không giữ vai trò thiết yếu tại đại sứ quán ở Bagdad và lãnh sự quán Erbil về nước. 

Cùng ngày, bộ Ngoại giao Mỹ khuyến cáo công dân không nên đến Irak do « nhiều nhóm khủng bố và nổi dậy, dân quân của các nhóm tôn giáo chống Mỹ ». Tuy không nêu đích danh Iran, nhưng từ nhiều ngày qua, Hoa Kỳ đã cho biết Irak có thể trở thành chiến trường của một cuộc chiến ủy nhiệm - Teheran có lực lượng dân quân Shia rất mạnh tại đây.