Affichage des articles dont le libellé est Hoàng Sa Trường Sa. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Hoàng Sa Trường Sa. Afficher tous les articles

mardi 23 mars 2021

Mai Thanh Hải - « Biển này là của tao, đảo này là của tao »


1. Đầu tháng 7.2019, mình viết loạt bài nhân kỷ niệm 30 năm tiểu đoàn DK1 (Vùng 2 Hải quân). Báo vừa đăng, lãnh đạo gọi: “Cấp trên yêu cầu giải trình”.

Thế là mình phải bỏ dở quy trình kiếm thằng cu, hì hục gõ 3 trang A4, báo cáo quá trình tác nghiệp, lần mò gặp gỡ các nhân chứng, lấy tài liệu... Và cuối báo cáo, ghi thẳng kiến nghị “Đây là những chuyện thật, tài liệu công khai và tuyên truyền để bạn đọc hiểu về rõ thêm về quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Đảng - Nhà nước và nhất là Quân đội, cùng các thế hệ cựu chiến binh - cựu quân nhân. Yêu cầu cơ quan chức năng không gây khó dễ vô lý cho cơ quan báo chí và người làm báo”.

Vụ này, sau không thấy nhắc lại nữa, nhưng các cựu chiến binh - nhân vật của mình thì rất bức xúc: “Họ đến hỏi chúng tao từng ly từng tí. Bộ đội nhà giàn đóng quân 30 năm nay, cả thế giới biết, có đ*o gì phải sợ sệt, lo lắng”.

mardi 9 mars 2021

Đế quốc Trung Quốc tấn công vào Luật Biển quốc tế


Đăng ngày:


Chuyến thăm đầu tiên của người đứng đầu Vatican đến Irak chiếm trang nhất nhiều tờ báo Pháp hôm nay. Le Monde chạy tựa « Đức giáo hoàng Phanxicô thăm Irak, chuyến tông du lịch sử và mang tính chính trị ». Le Figaro nhấn mạnh lời tuyên bố của Đức giáo hoàng với người Công giáo Irak là họ « không đơn độc ». La Croix đăng ảnh ngài thả một con chim bồ câu, với dòng tựa « Người của hòa bình ». Riêng nhật báo kinh tế Les Echos chú ý đến quá trình phục hồi kinh tế ở Hoa Kỳ, còn Libération nói về vụ 10 người đấu tranh cho quyền trợ tử bị điều tra vì buôn bán thuốc cấm.

Về châu Á, Le Monde đặc biệt dành bốn trang báo khổ lớn trong mục « Địa chính trị » để nói về « Trung Quốc, một đế quốc tấn công vào Luật Biển ». Bắc Kinh vin vào cái gọi là « quyền lịch sử » để yêu sách chủ quyền Biển Đông.

jeudi 18 février 2021

Trung Quốc lại cho tàu xâm nhập vùng biển Việt Nam, tiếp tục xây dựng tại Đá Vành Khăn


Đăng ngày:

Theo báo chí Hoa lục, tàu khảo sát Thám Tác 2 (Tan Suo 2) rời cảng Tam Á, Hải Nam hôm 02/02 để thu thập các mẫu vật, thử nghiệm tàu ngầm và tiến hành các nghiên cứu khác cho đến ngày 09/02. Đây là vụ mới nhất chứng tỏ Trung Quốc tiếp tục xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.

Bên cạnh đó, tờ Philippines Daily Inquirer hôm qua dẫn phân tích hình ảnh vệ tinh của công ty công nghệ Mỹ Simularity cho thấy Bắc Kinh tiếp tục xây dựng nhiều công trình mới trên Đá Vành Khăn (Mischief Reef). Đây là rạn san hô thuộc cụm Bình Nguyên của quần đảo Trường Sa hiện do Trung Quốc chiếm đóng, và Việt Nam, Philippines, Đài Loan vẫn đang tranh chấp.

vendredi 15 janvier 2021

Mai Bá Kiếm - Chỉ còn gần anh một giây phút thôi !


Ngày 14/1/2021, sáu ngày trước khi Tổng thống Trump mãn nhiệm, Ngoại trưởng Pompeo thông báo, Hoa Kỳ sẽ không cho nhập cảnh các doanh nhân, giới chức hay bất cứ ai của Trung quốc có liên hệ tới việc cưỡng đoạt chủ quyền của các nước trên vùng biển Đông Nam Á.

Reuters, tờ báo “thổ tả” đã lên án “Các động thái này có thể khiến căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng trước thềm lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Joe Biden. Bộ máy chuyển giao của ông Biden hiện chưa phản hồi với đề nghị bình luận”.

Tiếc quá, phe Biden chưa hoàn hồn nên chưa ban cho Reuteurs “những lời vàng ngọc” để chửi Trump. Còn tôi rất cảm phục các động thái này của Trump, vì...

dimanche 13 septembre 2020

Trần Trung Đạo - 14 tháng 9, 1958


Người Việt Nam phải ghi nhớ ngày 14 tháng 9, 1958: Ngày cộng sản Việt Nam (CSVN) dâng Hoàng Sa cho Trung Cộng.

CSVN “dâng nạp Hoàng Sa” và CSVN có đủ tư cách pháp lý để “dâng nạp Hoàng Sa” hay không là hai chuyện khác nhau.

Chuyện tư cách pháp lý đã được, phần đông là người Việt, bàn gần hết giấy hết mực nhưng cuối cùng chỉ có tòa án quốc tế thuộc UNCLOS mới có đầy đủ thẩm quyền trả lời.

vendredi 17 juillet 2020

Greg Poling : Chính sách mới về Biển Đông của Mỹ có ý nghĩa thế nào ?

Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Nimitz được tiếp liệu trên Biển Đông ngày 07/07/2020. © U.S. Navy/Christopher Bosch/Handout via REUTERS
Đăng ngày:


Ngày 13/07/2020, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo loan báo một thay đổi quan trọng trong chính sách của Hoa Kỳ về Biển Đông. Hôm sau, trợ lý ngoại trưởng David Stilwell trong cuộc hội thảo thường niên về Biển Đông của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) đã làm rõ thêm vấn đề.
RFI Việt ngữ lược dịch bài viết của chuyên gia Gregory B.Poling, giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) có trụ sở ở Washington D.C.
Thông cáo báo chí của ông Pompeo nêu cụ thể các yêu sách trên biển của Trung Quốc mà Hoa Kỳ coi là bất hợp pháp. Tuyên bố này nói rất rõ quan điểm của Mỹ, nhưng không hẳn là trái ngược với chính sách trong quá khứ.

mercredi 15 juillet 2020

Biển Đông: Mỹ có thể trừng phạt các quan chức Trung Quốc

Khu trục hạm Mỹ USS Decatur trong một đợt tuần tra trên Biển Đông. Ảnh tư liệu do Hải quân Mỹ cung cấp ngày 13/10/2016. AP - PO2 Diana Quinlan
Đăng ngày:


Theo kênh truyền hình Mỹ CNBC, ông David Stilwell, trợ lý ngoại trưởng Mỹ về Đông Á và Thái Bình Dương, đã tuyên bố như trên trong cuộc hội thảo thường niên về Biển Đông tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS). Ông nhận định Bắc Kinh ngày càng tăng cường yêu sách và cưỡng bức bất kỳ ở đâu.

Theo ông Stilwell, bản chất Trung Quốc không thể chấp nhận một thế giới đa phương với các quyền tự do căn bản và sự chọn lựa của lương tâm. Quan chức Mỹ nhấn mạnh « việc Hoa Kỳ can dự vào khu vực chỉ đơn giản nhằm thực thi pháp luật hiện hành, và lẽ ra việc này đã phải được làm từ lâu ».

mardi 7 juillet 2020

Tập trận ở Hoàng Sa, Trung Quốc muốn ngăn Việt Nam kiện ra tòa quốc tế


Một quân nhân Việt Nam trên tàu tuần duyên 8003 quan sát các tàu hải cảnh Trung Quốc xung quanh giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 do Bắc Kinh đưa vào vùng biển Hoàng Sa ngày 15/07/2014. Ảnh tư liệu. © REUTERS/Martin Petty
Đăng ngày:


Trung Quốc tập trận, Mỹ biểu dương lực lượng chưa từng thấy tại Biển Đông

Từ ngày 1 đến ngày 5 tháng Bảy, Trung Quốc tập trận quanh Hoàng Sa, quần đảo cưỡng chiếm của Việt Nam năm 1974. Đối với Hà Nội, vụ tập trận vừa rồi « vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam », ngoại trưởng Philippines cũng cho đây là một sự « khiêu khích trầm trọng ».

Ông Mathieu Duchâtel, phụ trách châu Á của Viện Montaigne nhận xét cuộc tập trận này « gồm cả kịch bản đổ bộ bằng hải lục quân, trong đó có lực lượng tuần duyên tham gia. Đây là lần đầu tiên kể từ khi lực lượng này được đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Quân ủy trung ương. Như vậy Trung Quốc tăng cường khả năng chiếm các đảo của đối thủ ». Đối với nhà nghiên cứu, « việc chọn Hoàng Sa để tập trận là lời cảnh báo nhắm vào Việt Nam, vào lúc nước này ngày càng muốn đưa Trung Quốc ra tòa án quốc tế ».

jeudi 18 juin 2020

Nguyễn Ngọc Chu - Công hàm Indonesia và bước đi tiếp theo của Việt Nam ?



I.Sau công thư ngày 1/6/2020 của Hoa Kỳ, ngày 12/6/2020 Chính phủ Indonesia đã gửi lên Liên Hiệp Quốc một công hàm trả lời công hàm CML/46/2020 ngày 2/6/2020 của Trung Quốc. 

Công hàm của Chính phủ Indonesia đã cứng rắn tuyên bố rằng Trung Quốc không có vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa hay bất cứ quyền lịch sử nào tại quần đảo Trường Sa. Do vậy Indonesia không đàm phán với Trung quốc về lãnh hải hay bất cứ vấn đề gì liên quan đến đòi hỏi của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa.

Công hàm của Chính phủ Indonesia nêu rõ hai điểm đinh:

dimanche 14 juin 2020

Biển Đông : Philippines chi 26 triệu đô xây hạ tầng quân sự trên đảo Thị Tứ


Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, Delfin Lorenzana (giữa), cắt băng khánh thành công trình bến tàu trên đảo Thị Tứ, ngày 09/06/2020. AFP - HANDOUT
Đăng ngày:

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines hôm qua 09/06/2020 cùng với một phái đoàn đã đổ bộ lên đảo Thị Tứ, chủ trì lễ khánh thành một bến tàu trị giá 5 triệu đô la. Đồng thời loan báo sẽ chi 26 triệu đô la xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự trên đảo này, trong đó có việc hoàn chỉnh một phi đạo.

Bộ trưởng Delfin Lorenzana tuyên bố, âu tàu mới này sẽ giúp hải quân Philippines có thể tiếp tế dễ dàng ngay trong mùa bão, thay vì phải chuyển hàng từ các tàu nhỏ. Ông loan báo chính quyền dành 26 triệu đô la cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng trên đảo Thị Tứ, trong đó có việc bê-tông hóa một phi đạo. Đây là phi đạo đầu tiên tại Trường Sa được xây vào cuối thập niên 70, dài khoảng 1,3 km.

Tuy dùng cho mục đích quân sự, nhưng ông Lorenzana khẳng định chỉ nhằm tạo điều kiện sinh hoạt trên đảo, và cho rằng các cơ sở hạ tầng mới sẽ không dẫn đến các xung đột. 

mercredi 13 mai 2020

Biển Đông: Trung Quốc toan tính gì khi lập 2 ‘quận’ mới cho ‘Tam Sa’ ?

Đảo Phú Lâm, nơi có miếu thần Hoàng Sa thời vua Minh Mạng, nay trở thành thủ phủ « thành phố Tam Sa ». Ảnh vệ tinh của AMTI.
Đăng ngày:


Ngày 18/04/2020, Quốc vụ viện Trung Quốc đã ra quyết định lập hai « quận » mới trực thuộc « thành phố Tam Sa » (Sansha), đặt trụ sở tại đảo Phú Lâm (Woody Island) trên quần đảo Hoàng Sa - cưỡng chiếm của Việt Nam năm 1974.

Một số nhà quan sát có thể cho rằng việc lập hai « quận » mới này chỉ mang tính biểu tượng mà thôi. Tuy nhiên theo nhận định của cơ quan Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược (CSIS) ngày 12/05/2020, động thái này sẽ cải thiện việc quản lý hành chính và thúc đẩy các chính sách mới của Trung Quốc về Biển Đông.

Đảo Phú Lâm chiếm của Việt Nam thành đại bản doanh

jeudi 30 avril 2020

Hoàng Nguyên Vũ – Kiện cẩu tặc Trung Quốc ra tòa án quốc tế !


Giặc Tàu trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa cưỡng chiếm của Việt Nam.

Kiện cẩu tặc Trung Quốc ra tòa án quốc tế để thể hiện sự thượng tôn pháp luật của loài người!

Những ngày cuối tháng Tư. Cả thế giới đang tang thương trước con virus Tàu và Việt Nam không ngoại lệ, thì ngoài khơi, Bắc Kinh vẫn tiếp tục leo thang cái hành động (chứ không phải âm mưu nữa), cướp biển đảo của Việt Nam.

Lại là vẫn bài cũ quen thuộc, cho tàu hải giám đâm vào tàu cá của ngư dân rồi dùng miệng rắn mồm beo của Hoa Xuân Oánh lu loa là tàu cá nhỏ bé của Việt Nam đâm vào cái con quái vật chở mưu đồ bành trướng nhà Trung Cộng.

Tiếp đến là chơi bài trơ trẽn, đưa biển đảo của Việt Nam vào cái gọi là thành phố, là huyện của Trung Cộng. Đăng những hình ảnh khiêu khích về cuộc sống của bè lũ bành trướng nơi Hoàng Sa, như thể khẳng định với thế giới rằng, cái này của tao, tao đã sống ở đấy, đã sinh nòi đẻ giống và mở mang đủ thứ ở đấy.

samedi 18 avril 2020

Hoàng Nguyên Vũ - Dã tâm của Tập Cặn mặt Kotex vẫn bất chấp liêm sỉ tối thiểu của loài người



Trong lúc nhân loại đang điêu đứng vì virus Vũ Hán, thứ đang khiến cả thế giới nghi vấn do thứ giống nòi bành trướng Bắc Kinh tạo ra, và cả loài người đang phải chống chọi vì nó, thì Tập Cặn hiện nguyên hình bản mặt Kotex (loại đã sử dụng), từng bước thực hiện những hành vi phản loài người.

Bắt đầu bằng việc sản xuất ồ ạt khẩu trang, kit xét nghiệm và máy thở nhập tới các nước châu Âu và Mỹ, vốn đang bị ảnh hưởng nặng về Covid, thì gần như các sản phẩm đó đều không đạt chất lượng. Nó như là thứ kinh doanh kiếm lợi trên xác người, để mang về cho khựa những kẻ "tỉ phú thế giới" và những âm mưu tàn phá nhân loại được thành công.

Hình như, chính quyền của Tập Cặn đã không từ một thủ đoạn nào, kể cả khi người ta thoi thóp thở để kiếm chác. Những lòng lang dạ sói không giấu dã tâm sau đường đi nước bước của con virus, với những biến chuyển giống như được toan tính sẵn.

samedi 4 avril 2020

Bùi Chí Vinh - Chúng ta không đánh giặc bằng cờ



Bùi Chí Vinh : Qua những vụ tàu Trung cộng liên tục đâm chìm tàu cá Việt Nam ở Biển Đông mới thấy rõ rằng chiến thuật “phát cờ ra trận” đã phá sản. Một đất nước ngày xưa từng có Yết Kiêu đánh chìm tàu giặc, ngày nay càng có người nhái đặc công thủy lẫn tàu ngầm mà không bảo vệ được ngư dân trước tàu hải cảnh Trung cộng là một sự điếm nhục đối với tiền nhân… 

CHÚNG TA KHÔNG ĐÁNH GIC BNG C
 
Phm giá con Rng cháu Tiên b dn đến chân tường
Tàu gi
c đâm xuyên tim T quc
Nh
ng tàu cá ngư dân tung lưới gi quê hương
M
i đến Hoàng Sa đã quay đu di ngượ

dimanche 22 décembre 2019

Đoàn Bảo Châu - Đừng quên Trung Quốc đã cướp của ta những gì



Hôm 19-12-2019, phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm 75 năm thành lập quân đội nhân dân Việt Nam tại Bắc Kinh, ông Đại sứ Phạm Sao Mai phát biểu điểm lại chặng đường hình thành và phát triển của Quân đội Nhân dân Việt Nam, qua đó bày tỏ biết ơn Trung Quốc.

“Đảng, Nhà nước, nhân dân và Quân đội Nhân dân Việt Nam luôn ghi nhớ, trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu này”, Thông tấn xã Việt Nam  dẫn lời Đại sứ vừa nhậm chức vào tháng 11 năm nay nêu rõ.

Tân Hoa Xã dẫn thông tin từ Đại sứ quán Trung Quốc nhắc lại rằng, trong chiến tranh Bắc Kinh cử hơn 320 ngàn lính thuộc quân đội giải phóng nhân dân Trung Hoa sang Việt Nam chiến đấu, giúp bảo vệ độc lập theo yêu cầu của đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó hơn 1.400 binh sĩ Trung Quốc đã ngã xuống trên đất Việt Nam.

lundi 18 novembre 2019

Bùi Chí Vinh - Máu từ Hồng Kông chảy đến Trường Sa



Sinh viên bị bắt tại đại học Bách Khoa Hồng Kông ngày 18/11/2019.

Máu t Hng Kông không được phép lãng quên
Tôi ch
n ta bài thơ t đ tài thi s
Đ
ường đến trường PolyU đã ngp máu sinh viên
Dòng máu b
t khut bi tro tàn quá kh

 
Tro tàn trong cánh tay tôi mưng m
Năm 1978 đi H
ng binh trích máu ăn th
Tro tàn ngún t
biên gii phía Tây phía Bc
K
thù t hai mt tut dao lê

samedi 2 novembre 2019

Nguyễn Ngọc Chu - Đường lưỡi bò : Phải cương quyết cắt đứt


1. Tập Cận Bình hoàng đế muốn để lại cho sử sách Trung Hoa biên cương mới của Trung Quốc là đường lưỡi bò. Đây là chính sách không lùi bước của Tập. Cho nên chưa bao giờ Tập hành động mạnh mẽ đến như vậy về đường lưỡi bò như lúc này.

Về mặt truyền thông, biên giới Trung Quốc khắp mọi nơi được vẽ thêm đường lưỡi bò. Trên bản đồ, trong sách giáo khoa, trên hộ chiếu, trong phim ảnh, trong mọi ấn phẩm và đồ vật... thậm chí ngay cả tại cuộc duyệt binh, lãnh thổ Trung Quốc được nối dài bằng đường lưỡi bò.

Về thực địa, Tập cho xây đảo nhân tạo. Tập đặt căn cứ quân sự ở Hoàng Sa và trên đảo nhân tạo ở Trường Sa. Đưa người ra sinh sống và du lịch ở Hoàng Sa và Trường Sa. Đuổi Việt Nam, Philippines, Malaysia ra khỏi đường lưỡi bò. Khống chế, kiểm soát toàn bộ vùng biển đường lưỡi bò. Trên thực tế, khi mà ngư dân Việt Nam, Philippines, Malaysia không được đánh cá ở trong đường lưỡi bò thì đó là sự khẳng định chủ quyền thực tế của Trung Quốc.

Đoàn Bảo Châu - Sao phải tránh gọi tên kẻ thù xâm lược ?


Anh Trần Việt Khoa sao không cho quân xác định là những cái tầu "nước ngoài" ấy là tầu nước nào?

Của Mỹ, Pháp, Nhật, Anh, Úc? Anh có thể cụ thể hơn không?

À, nếu tôi nhớ không nhầm thì người phát ngôn Bộ Ngoại giao đã nói rõ là tầu Trung Quốc rồi mà, vậy tại sao anh phải nói là tầu "nước ngoài"?

À, tôi hiểu rồi, anh tránh nhắc tên vì anh sợ phạm húy, nhưng tôi tức giận khi một vị tướng mà có thái độ nhơn nhớt như vậy.

lundi 21 octobre 2019

Trương Nhân Tuấn - Không có cha ông nào để lại lãnh thổ Biển Đông cho Trung Quốc !


Ngụy Phượng Hòa (Wei Fenghe)

Trang Facebook của VOA đưa tin sớm về "Diễn đàn Hương Sơn", nói về quốc phòng ở Bắc Kinh hôm nay 21 tháng 10. Trang này dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa : Biển Đông là phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc và chúng ta sẽ không để một tấc đất mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta bị lấy đi.

Chưa biết đích xác cha nội họ Ngụy này nói ra sao, có điều khi nói Biển Đông "là phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc" là trật lất.

Vì sao trật ?

jeudi 17 octobre 2019

Hoàng Sa: Tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc sợ vướng lưới ngư dân Việt Nam?

Chiếc tàu ngầm hạt nhân Trường Chinh 10, thuộc loại 094A lớp Tấn (Jin-class), tham gia cuộc duyệt binh hải quân kỷ niệm 70 năm ngày thành lập binh chủng hải quân Trung Quốc ngoài khơi Thanh Đảo ngày 23/04/2019.

Báo Forbes của Mỹ hôm nay 17/10/2019 cho biết các ngư dân Việt đã vô cùng bất ngờ khi một tàu ngầm khổng lồ 11.000 tấn của Trung Quốc bỗng nổi lên giữa các tàu cá Việt Nam đang đánh bắt ở gần Hoàng Sa. Sự cố này xảy ra từ tháng Chín, nhưng gần đây mới được mạng xã hội tiết lộ.

Đó là một tàu ngầm thuộc lớp Tấn (Jin-class) hay type 094, là loại tàu ngầm nguyên tử hiện đại nhất của Trung Quốc, trang bị hỏa tiễn đạn đạo. Trung Quốc hiện có 6 chiếc tại căn cứ ở Tam Á, trên đảo Hải Nam, cách Hoàng Sa không đầy 200 hải lý.

Các tàu ngầm nguyên tử loại này có thể lặn sâu dưới lòng biển trong nhiều tháng trời, giấu mình dưới những ngọn sóng trong suốt thời gian hoạt động. Việc chiếc tàu ngầm phải nổi lên giữa những con tàu của một quốc gia khác là điều bất thường, cho thấy có một tình huống trầm trọng đã xảy ra khiến con tàu này phải « hy sinh » ưu thế nổi trội của mình là chức năng hoạt động « ngầm ».