Affichage des articles dont le libellé est Hải chiến Hoàng Sa. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Hải chiến Hoàng Sa. Afficher tous les articles

mercredi 19 janvier 2022

Bùi Chí Vinh - Để cho dòng tin không bị quên lãng giữa dòng đời


Bùi Chí Vinh : Đã 48 năm Tàu Cộng chiếm Hoàng Sa qua trận hải chiến quá chênh lệch với Việt Nam Cộng Hòa ngày 19-1-1974. Mối thù này không đội trời chung.

Đối với thi sĩ và nhân dân chỉ có một thái độ duy nhất: Không để chuyện mất đất mất đảo biến thành một dòng tin bị quên lãng giữa dòng đời. Hai bài thơ sau đây một bài đầy ngậm ngùi, một bài đầy hy vọng về tiền đồ đất nước.

ĐỂ CHO DÒNG TIN KHÔNG BỊ QUÊN LÃNG GIỮA DÒNG ĐỜI

“Đã 48 năm Ngy Văn Thà, Hm Trưởng chiến hm Nht To t trn Hoàng Sa”

Dòng tin lt thm gia tin, tình, tù, ti

Cuc hi chiến mi ngày nào còn nóng hi

Gi ngui dn đi trước s h hng người đi

Đỗ Trung Quân - Khi biển đảo chưa thu về, người Việt Nam chân chính không bao giờ quên !


Đêm cuối cùng chỉ còn vài tiếng nữa là ông và gia đình ra sân bay rời khỏi Việt Nam. Maquette bản thảo tập thơ “Cỏ hoa cần gặp“ của tôi còn trên bàn montage, ông bảo tôi chọn một ngày sinh ghi vào phần tiểu sử ngắn.

“Có ngày sinh cho vui với người ta chứ !“ - ông cười.

Tôi ghi ngày sinh 19-1-1955.

Thái Bá Tân - Sang năm tới Hoàng Sa !


Gn hai nghìn năm trước,

Năm 70 Công Nguyên,

Quân đế quc La Mã

Xóa s Israen.

 

Toàn b dân Do Thái

B trôi dt khp nơi,

B truy bc, khinh b,

Không được xem là người.

Lê Đức Dục - Trung Quốc chọn ngày xâm lược Việt Nam như thế nào ?


Tròn 48 năm Hoàng Sa rơi vào tay quân xâm lược Tàu !

Nhìn lại những mốc xâm lược của nó và cách nó ứng xử vào những dịp này các bạn sẽ hiểu thêm vì sao ta nói "Thâm như Tàu".

Vì sao Trung Quốc chọn ngày 19-1 để đánh cướp Hoàng Sa  ???

Tiểu Vũ - Đừng quên !


Ngày 19.1.1974 - 19.1.2022, Gần nửa thế kỷ Hoàng Sa rơi vào tay Trung Cộng.

« Hôm ấy là 27 tết, cả nhà đang chuẩn bị đón năm mới thì được tin anh Thà tử trận trong khi chiến đấu giữ đảo. Trời đất dưới chân tôi sụp đổ...

Chiều ngày 20.1.1974, khi những chiếc tàu cuối cùng từ Hoàng Sa trở về thì tôi mới được báo tin là anh Thà đã tử trận ngay trên buồng chỉ huy.

Lê Đức Dục - Khi bài thơ Hoàng Sa vượt vĩ tuyến 17 vô Nam


Năm 1974, khi Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa, đất nước vẫn còn chia hai miền Nam /Bắc.

Nhiều trận đánh vẫn chỉ là người Việt bắn vào người Việt.

Anh Huy Đức có một đúc kết rất sâu sắc : "Hoàng Sa - đấy là chiến trường duy nhất trước ngày 30-4-1975 mà ở đó người Việt đã không nổ súng vào người Việt."

dimanche 16 janvier 2022

Nguyễn Thiện - Tủi lòng núi sông


Ngày 12/03/2015 : Khởi công xây dựng Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma.

Ngày 15/07/2017, tức chỉ hơn 2 năm, khánh thành Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma. Nơi đây trở thành điểm đến của hàng triệu người để thắp nén hương tưởng niệm những người lính hy sinh vì Tổ Quốc

Ngày 17/01/2016 : Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức lễ đặt viên đá, khởi công xây dựng Khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa.

vendredi 8 octobre 2021

Lê Học Lãnh Vân - Trước trận túc cầu Việt Nam – Trung Quốc


Khuya đêm nay rạng sáng ngày mai, đội tuyển Việt Nam và Trung Quốc gặp nhau. Các trận đội Việt Nam gặp đội Trung Quốc luôn dấy lên những nỗi niềm.

Là người chịu ảnh hưởng văn hoá cổ Trung Quốc và xem người dân Trung Quốc như những người bạn gần gũi, nhưng mỗi lần được tin đội tuyển túc cầu Việt Nam sắp vào trận đấu với đội tuyển Trung Quốc, lòng tôi bỗng chùng xuống.

Từ năm 1974 tới nay, cả nước Việt Nam cũng đang vào trận đấu lâu dài và khó khăn với quốc gia Trung Quốc, hiện là Trung Cộng, đối thủ mà kinh nghiệm lịch sử cho biết luôn muốn nô dịch Việt Nam. Đối thủ đang hùng mạnh, đã thắng Việt Nam vài hiệp và đang tấn tới. Đây cũng là trận đấu của màu cờ sắc áo. Những dòng này muốn nói tới trận đấu kéo dài đã hơn 40 năm trên Biển Đông.

lundi 15 mars 2021

Tuyên bố của CLB Lê Hiếu Đằng nhân 33 năm cuộc xâm lược của Trung Quốc ở Biển Đông


Cách đây đúng 33 năm, vào rạng sáng ngày 14 tháng 3 năm 1988, hải quân Trung Quốc bất ngờ mở cuộc tiến công đánh chiếm các đảo, bãi đá Len Đao, Cô Lin, Gạc Ma trong cụm đảo Sinh Tồn thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Sáu chiếc tàu chiến được trang bị tên lửa và pháo 100mm vô cớ tiến công các tàu vận tải của Hải quân nhân dân Việt Nam đang thực thi nhiệm vụ tại đây. Bị tiến công bất ngờ trong tương quan lực lượng quá chênh lệch, các chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã ngoan cường và dũng cảm chiến đấu để bảo vệ đảo, giữ vững chủ quyền.

Mặc dù vậy, do chiếm ưu thế hơn hẳn về hỏa lực và trang bị phương tiện nên cuộc tiến công của hải quân Trung Quốc đã làm cho 3 tàu vận tải của Hải quân nhân dân Việt Nam bị cháy, bị chìm; 64 cán bộ, chiến sĩ anh dũng hy sinh, 9 người bị tàu hải quân Trung Quốc bắt đưa đi và nhiều người bị thương.

dimanche 14 mars 2021

Mai Thanh Hải - Gặp gỡ sau 33 năm: Cứu nhau trong mưa đạn


(TN 14/03/2021) 33 năm trước, sáng 14.3.1988, phía Trung Quốc đã nổ súng vào bộ đội và tàu vận tải quân sự của hải quân nhân dân Việt Nam đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền trên vùng biển đảo Gạc Ma - Cô Lin - Len Đao (Trường Sa)...

33 năm sau, những người lính tham gia chiến đấu đã tìm được nhau, ngồi lại với nhau và hồi tưởng ngày lửa đạn, ngày giành sự sống cho nhau.

Nhường nhau mảnh gỗ

Ở xã Tân Lập (H.Đồng Phú, Bình Phước), có cựu chiến binh Đoàn Hữu Thấn (56 tuổi, quê Thái Thụy, Thái Bình) tham gia trận 14.3.1988 trên tàu HQ-604 (Lữ đoàn vận tải quân sự 125, Vùng 2 hải quân) ở vùng biển Gạc Ma.

mercredi 17 février 2021

Cù Mai Công - Chỉ trong 14 năm, Bắc Kinh đã ba lần xâm lược nước ta


Ba mùa xuân đau thương, mất mát

• "Không được sợ Trung Quốc!" (cố Tổng bí thư Lê Duẩn)

Sáng 17-2-1979, 21 tháng Giêng năm Kỷ Mùi, Trung Quốc đưa 600.000 quân và 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1.260 súng cối mở cuộc tấn công xâm lược nước ta dọc theo biên giới phía Bắc - từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu) hơn ngàn cây số.

Dựa vào số quân đông nhất trong tất cả lịch sử các cuộc xâm lược Việt Nam từ xưa tới nay, quân xâm lược Trung Quốc đã cùng lúc tấn công trên nhiều hướng, với 3 mũi trọng điểm: Cao Bằng, Lào Cai và Lạng Sơn.

samedi 6 février 2021

Chiến hạm Mỹ lần đầu tuần tra gần Hoàng Sa từ khi Biden nhậm chức


Đăng ngày:

Đệ thất hạm đội Hoa Kỳ khẳng định chuyến tuần tra của khu trục hạm USS John McCain nhằm « bảo vệ quyền tự do hải hành gần quần đảo Hoàng Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế ».

Quân đội Trung Quốc nói rằng « lực lượng hải quân và không quân theo sát tình hình, và đã ra lệnh cho chiến hạm Mỹ phải rời khỏi khu vực ». Đồng thời lên án Hoa Kỳ « vi phạm trầm trọng chủ quyền của Trung Quốc », « làm ảnh hưởng đến hòa bình khu vực ».

mercredi 20 janvier 2021

Đỗ Trung Quân - Tiền nhân giữ nước bằng máu, không bằng mồm


Năm 1991 khi thực hiện bìa cho tập thơ “Cỏ hoa cần gặp“, phần tiểu sử dịch giả, họa sĩ Hoàng Ngọc Biên hỏi ngày sinh của tôi. Tôi cười “Không có ạ ! Kwan thuộc thành phần lý lịch bất minh !“

Ông cũng cười, phết cho một ngày sinh vào tiểu sử cực ngắn : Đỗ Trung Quân 19-1-1955. Ngày 18-1 là ngày sinh của dịch giả, họa sĩ Hoàng Ngọc Biên. Vậy là ông cho tôi ngày sinh sau ông một ngày.

Đấy cũng là ngày Trung Quốc cướp quần đảo lớn nhất của Việt Nam, quần đảo Hoàng Sa…

Đặng Sơn Duân - Nỗi đau Hoàng Sa, Kissinger và ngụy biện nhược tiểu


Nhắc đến nỗi đau mất Hoàng Sa, hẳn người Việt nào cũng nguyền rủa bọn bành trướng Bắc Kinh.

Nhưng chắc cũng không ít người nghiến răng kèn kẹt khi nhớ tới Henry Kissinger.

Bởi vậy khi thấy Mike Pompeo vỗ mặt Kissinger và đám đồ đệ của ông ta, tự nhiên người ta cảm thấy hả dạ, phát sinh hảo cảm, từ đó mà ủng hộ. Yêu ghét nó tự nhiên vậy thôi !

mardi 19 janvier 2021

Lê Đức Dục - Chiến dịch tái chiếm Hoàng Sa bất thành của Không lực Việt Nam Cộng Hòa


Không thể đặt vào lịch sử những chữ “Nếu”.

Người Pháp có câu “Với những chữ “nếu" có thể bỏ cả Paris vào trong chiếc lọ”.

Cũng như thế, bây giờ không thể nói “Nếu” vào tháng 1-1974, cuộc không kích của 5 phi đoàn tiêm kích F.5 của không lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) với hơn 100 máy bay nhằm tái chiếm Hoàng Sa thành công thì cục diện Biển Đông bây giờ đã khác !

Lê Đức Dục - Vì sao Trung Quốc chọn ngày 19-1 để đánh cướp Hoàng Sa ???


Bạn hãy "gúc" đi, ngày 18-1-1950 là ngày thiết lập Quan hệ ngoại giao của Trung Quốc và Việt Nam.

Chọn ngày để xâm lược nó cũng tính mở champagne để ta vừa cụng ly vừa bầm tím ruột nên nó luôn lấy cớ này để tổ chức hát hò liên hoan trên xứ chúng ta vào đúng dịp này !

Cuộc xâm lăng của giặc Tàu từ hôm nay, 16-1 và Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc ngày 19-1.

Áng hùng văn 47 năm trước về chủ quyền Hoàng Sa


TUYÊN CÁO CỦA BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO VIỆT NAM CỘNG HÒA VỀ NHỮNG HÀNH ĐỘNG GÂY HẤN CỦA TRUNG CỘNG TRONG KHU VỰC ĐẢO HOÀNG SA (NGÀY 19.1.1974)

Nguyên văn:

Sau khi mạo nhận ngày 11.1.1974 chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa của Việt Nam Cộng-Hòa, Trung cộng đã đưa Hải-quân tới khu vực Hoàng- Sa, và đổ bộ quân lính lên các đảo Cam-Tuyền, Quang -Hòa và Duy-Mộng.

Lực lượng Hải -quân Trung -Cộng gồm 11 chiến đỉnh thuộc nhiều loại và trọng lượng khác nhau, kể cả một tàu loại Komar có trang bị hỏa tiễn.

Trần Trung Đạo - Vai trò của Mao Trạch Đông trong chiến dịch tiến chiếm Hoàng Sa 1974


Luồng gió ngoại giao đã đổi chiều khi Tổng Thống Hoa Kỳ Richard Nixon bắt tay Mao ngày 21 tháng Hai 1972.

Chuyến viếng thăm Trung Cộng của Nixon nhắm vào ba mục đích: (1) Hướng tới một giải pháp hòa bình tại Đài Loan, (2) Tìm một giải pháp hòa bình cho chiến tranh Việt Nam qua đàm phán và (3) Giảm ảnh hưởng của Liên Xô.

Như lịch sử đã chứng minh, ít nhất hai trong số ba mục đích của Tổng Thống Richard Nixon đều không đạt được. Chỉ riêng vấn đề Việt Nam, chiến tranh không chấm dứt bằng giải pháp hòa bình mà bằng máu cho đến ngày 30-4-1975.

Nguyễn Thông - Yêu cầu chứ không phải đề nghị


47 năm trước, ngày 19.1, bọn Tàu cộng chiếm đứt hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Tức ở chỗ, nó là "anh em đồng chí như môi với răng" với mình mà lại trắng trợn cướp của mình.

Là một công dân, tôi đề nghị (đề nghị chứ chưa phải yêu cầu, bởi các vị là quan chức lãnh đạo cầm quyền, còn tôi chỉ dạng dân thường). Từ nay giở đi, bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao, cũng có nghĩa là người phát ngôn của quốc gia, khi lên án những hành vi Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam không được dùng từ "đề nghị" mà phải bằng từ "YÊU CẦU".

Trần Văn Thọ - 47 năm ngày Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa: Kẻ xâm lược ngụy tạo ký ức như thế nào?


(TNO 19/01/2021) Ngày này 47 năm trước Hoàng Sa của chúng ta bất ngờ bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm. Chắc ít người biết rõ Trung Quốc sau đó đã làm gì và đã tuyên truyền với dân chúng của họ như thế nào.

Chúng ta đều biết cuộc tấn công xâm lược vào lãnh thổ của ta năm 1979 được Trung Quốc tuyên truyền với dân chúng của họ đó là cuộc chiến “tự vệ”. Về việc cưỡng đoạt Hoàng Sa của ta ngày 19.1.1974 ta cũng có thể tưởng tượng họ có cùng giọng điệu như thế. 

Nhưng có dịp đọc những gì họ phổ biến, tuyên truyền về sự kiện Hoàng Sa, tôi không khỏi ngạc nhiên về sự bịa đặt rất trắng trợn.