Năm 1991 khi thực hiện bìa cho tập thơ “Cỏ hoa cần gặp“, phần tiểu sử dịch giả, họa sĩ Hoàng Ngọc Biên hỏi ngày sinh của tôi. Tôi cười “Không có ạ ! Kwan thuộc thành phần lý lịch bất minh !“
Ông cũng cười, phết cho một ngày sinh vào tiểu sử cực ngắn : Đỗ Trung Quân 19-1-1955. Ngày 18-1 là ngày sinh của dịch giả, họa sĩ Hoàng Ngọc Biên. Vậy là ông cho tôi ngày sinh sau ông một ngày.
Đấy cũng là ngày Trung Quốc cướp quần đảo lớn nhất của Việt Nam, quần đảo Hoàng Sa…
Năm 2006 cùng đoàn làm phim “Con đường cái quan“ về hành trình âm nhạc của nhạc sĩ Phạm Duy [ tôi gọi tên như thế ] lên Lạng Sơn bắt đầu từ cây số số 0 cạnh ải Nam Quan ["Hữu Nghị Quan" là cái quái quỷ gì nhỉ ?] Phạm Duy cùng đi. Khi ấy ông cũng đã xấp xỉ 90 tuổi.
Ải Nam Quan đã lùi sâu thuộc về Trung Quốc.
Cây số số 0 lùi về phía Việt Nam 300 mét.
Hoàng Sa đã mất từ 1974.
Gạc Ma mất từ 1988.
Dừng ở ải Chi Lăng nơi Liễu Thăng gửi thủ cấp chụp vài bức hình kỷ niệm, tiền nhân giữ nước bằng máu không bằng mồm.
Nhưng bọn Liễu Thăng hôm nay cũng không chỉ chiến tranh bằng vũ khí nữa. Nó thả con virus từ địa ngục, nó làm cuộc thanh trừng, diệt chủng toàn nhân loại.
Vài chục triệu người chết chỉ là số lẻ so với dân số của nó. Cuộc chiến còn dài, còn gian nan với cả thế giới…
Gương mặt của các Hoàng Đế Tàu bao giờ cũng giống nhau : nham hiểm - tàn ác.
Hãy nhớ lấy !
ĐỖTRUNG QUÂN 18.01.2021 (Tựa bài do Thụy My đặt)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.