Affichage des articles dont le libellé est Covid-19. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Covid-19. Afficher tous les articles

samedi 15 juillet 2023

Hiệu Minh - Vụ “giải cứu” : Đâu rồi tiếng nói phản biện?

Vụ án “chuyến bay giải cứu” và tới đây là “kit test” chỉ là sự tiếp nối của những vụ án khủng trước đó, vụ sau khủng hơn vụ trước. Riêng “chuyến bay giải cứu” liên quan tới “hệ thống chính trị vào cuộc” đủ các bộ, ngành, từ thấp đến cao.

Đau nhất là những kẻ này thản nhiên chiếm đoạt tiền bạc của dân trong tai họa Covid-19. Chưa thấy nước nào xử vụ án hậu Covid như thế này.

Mấy năm trước có hai ông Bộ trưởng Bộ 4T một thời oanh liệt, “chém” bao nhà báo và cây viết vì dám trái lời, nhiều vị tướng công an, tướng hải quân, tướng quân đội, một thời thét ra lửa. Nhưng hôm nay họ không có dịp đọc bài viết kiểu này, như họ từng không thèm nghe phản biện khi có quyền tiền trong tay.

Huy Đức - May mà còn có những người vô danh khác

 

Vụ án đang xử trong tuần qua là nỗi nhục quốc gia. Trong lịch sử loài người hiếm khi có một nhà nước nào đối xử với công dân của mình như thế.

Từ tướng công an đến đại sứ đều ăn tiền của người dân trong hoạn nạn một cách thản nhiên. Tham nhũng đã trở thành một thứ văn hóa đang chế ngự và lộng hành đất nước.

Thôi đừng hót những lời chim chóc nữa...

vendredi 14 juillet 2023

Huỳnh Ngọc Chênh - Suy thoái tập thể quá sức kinh tởm

 

Lâu nay vẫn nghe các sứ quán Việt Nam ở nước ngoài có nhiều nơi rất tệ hại, nghe vậy hay vậy chứ chẳng biết thực hư thế nào.

Thì hôm nay đã có câu trả lời rõ ràng trần trụi đến mức không thể nào tin được.

Không phải chỉ vài cá nhân con sâu làm rầu nồi canh, mà cả một tập thể sứ quán đứng đầu là ngài đại sứ xuống đến tận từng nhân viên. Tất cả đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tại đó, đã thống nhất tuyệt đối bắt gần 2.000 tù nhân là đồng bào mình hối lộ đủ tiền mới cho lên máy bay về nước.

Đoàn Bảo Châu - Cười ra nước mắt!

 

Nhìn lũ hút máu lúc dân đang cạn kiệt sức sống, đúng lúc cần sự giúp đỡ đùm bọc nhất trong vụ Việt Á và Chuyến Bay Giải Cứu, các bạn nghĩ gì, cảm thấy gì?

Người trong hệ thống có thể sẽ uốn éo câu chữ mà cho rằng ở đâu mà chẳng có tham nhũng. Nhưng đợt dịch cả thế giới phải chịu vừa qua, có quốc gia nào mà cán bộ trong chính quyền lại tranh thủ hút máu, ăn thịt cơ thể Dân vốn đang ốm yếu một cách tàn nhẫn, bất nhân, đầy lưu manh, man rợ, cạn tình người như vậy không?

Trong bài này, tôi sẽ không viết bằng văn phong ưa thích là châm biếm, chế giễu lũ cán bộ mặc áo sọc nữa, bởi nhiều dư luận viên sẽ tranh thủ bảo tôi là "thế lực thù địch".

Trần Quốc Quân - Số tiền trấn lột qua 2.000 chuyến bay "ngạo nghễ" là bao nhiêu ?

 

Cơ quan tố tụng cáo buộc 23 bị cáo, là đại diện các doanh nghiệp trực tiếp liên quan đến công tác tổ chức các "chuyến bay giải cứu" đã hối lộ cho các quan chức hơn 400 lần với tổng số tiền là 226 tỉ đồng.

Thực ra, 226 tỉ đồng chỉ là con số rất nhỏ so với tổng số tiền mà bọn quan tham và doanh nhân bẩn tổ chức các "chuyến bay giải cứu" đã trấn lột của các nạn nhân người Việt sinh sống, lao động và  học tập ở nước ngoài về nước lánh nạn trong đại dịch Covid-19.

Để người trong cuộc tính cho mọi người và các nhà chức trách biết:

Tạ Duy Anh - 21,5 tỉ là ngần nào ?

 

Thực ra thì 21 tỉ đồng mà ông Tô Anh Dũng nhận trong vụ án mang tên "Những chuyến bay giải cứu" chưa phải là lớn. Nó chỉ lớn với những kẻ thu nhập 1 usd một ngày. Nó chỉ lớn so với thu nhập bình quân đầu người 100 triệu cho cả năm.

So với hàng ngàn tỉ, hàng chục ngàn tỉ, vài chục ngàn tỉ...thì nó đúng là con muỗi đậu trên lưng con trâu.

Nhưng nó ấn tượng và sẽ lưu sử xanh ở chỗ người nhận, vốn là thứ trưởng, tức quan thị lang, phó của thượng thư, hàng tòng tam phẩm xưa, lại không coi đó là tiền người khác hối lộ.

Lê Thanh Phong - Nỗi sợ án tử hình của thư ký thứ trưởng

 

Cầm đồng tiền nhận hối lộ có sung sướng gì không, hãy nghe bị cáo Phạm Trung Kiên khóc lóc trước tòa:

"Qua tìm hiểu các quy định về pháp luật liên quan đến tội nhận hối lộ, khung rất nặng, từ 20 năm, chung thân tới tử hình. Bị cáo đã bị ám ảnh mức án tử hình. Bị cáo rất là sợ và có triệu chứng chỉ muốn chết. Với áp lực đó, bị cáo có một thời gian phải điều trị tâm thần tại Bệnh viện Tâm thần Bạch Mai".

Gần 2 triệu USD trong tay, đúng là rất nhiều tiền, Trung Kiên dùng để đầu tư bất động sản, cho người thân vay. Nhưng lại sống trong nỗi sợ hãi, áp lực khủng khiếp khi nghĩ đến ngày bị bắt, nghĩ đến cái án tử hình. Với tâm trạng đó, trong hoàn cảnh của Kiên, thì câu hỏi "tiền nhiều để làm gì" đã có câu trả lời là "chỉ muốn chết".

Đỗ Duy Ngọc - Vụ án các chuyến bay giải cứu

 

Có lẽ trong lịch sử của tòa án Việt Nam dưới chế độ Đảng Cộng Sản lãnh đạo, chưa bao giờ có một cuộc xử án mà bị cáo toàn là cán bộ cao cấp đông đúc đến thế. Mà lại là lãnh đạo các ngành quan trọng của đất nước: Công an, ngoại giao, y tế...

Một vụ án ai biết chuyện cũng buông ra lời nguyền rủa và tâm trạng thất vọng, mất lòng tin nặng nề.

Trong khi cả nước và đặc biệt là thành phố Sài Gòn bị dính vào cơn đại dịch Covid. Người chết chất chồng trong các xe lạnh, người sống quẫn bách, thiếu lương thực. Nhiều nơi phải sống bằng hộp cơm từ thiện, nhiều cuộc chia ly đẫm nước mắt, những người ra đi không được một nén nhang, một vòng hoa đưa tiễn. Và trở về trong hũ cốt.

mercredi 12 juillet 2023

Đặng Đình Mạnh - Vụ án chuyến bay giải cứu

 

Cáo trạng cho rằng 24 quan chức nhận tiền tham nhũng 515 lần của các doanh nghiệp để phê duyệt các chuyến bay giải cứu.

Theo đó, số tiền tham nhũng sẽ bị cho là khoản thu lợi bất chính, khi xét xử, mặc nhiên sẽ tuyên tịch thu sung vào công quỹ nhà nước.

Thực chất, tiền nào mà của doanh nghiệp ? Tất cả đều là tiền mua vé máy bay từ mồ hôi, nước mắt của hàng nghìn người dân trong tư cách hành khách thấp cổ, bé họng của các "chuyến bay giải cứu".

Lưu Nhi Dũ - Sẽ có vài án tử hình ?

 

Cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng cùng 53 bị cáo khác bị đưa ra xét xử trong đại án “chuyến bay giải cứu”.

Trong đó 21 cựu quan chức bị cáo buộc nhận hối lộ 515 lần, với số tiền lên đến 165 tỉ đồng.

Đến 54 bị cáo, toàn cán bộ bự, được xét xử trong 30 ngày - một phiên tòa lịch sử và rất đáng xấu hổ!

Võ Khánh Tuyên - Giải cứu

 

Lịch sử Việt Nam hình như có những thời điểm phải di chuyển một lượng lớn cư dân từ nơi này sang nơi khác, hoặc ngược lại.

Đỉnh cao nhất là hai cuộc di chuyển thời loạn lạc. Một là năm 1954 từ Bắc vào Nam, một là sau biến cố tháng 4/1975, khi dân chúng Miền Nam tháo chạy ra Biển Đông. Cả hai gần như được sự trợ giúp của nước ngoài là chủ yếu.

Thập niên 90 của thế kỷ trước, khi Mỹ cầm đầu liên quân tấn công Iraq của Saddam Hussein, tàu vận tải Mỹ cũng đã tổ chức đưa một lượng lớn lao động Việt Nam mắc kẹt tại Iraq về nước.

Trần Thị Sánh - Đại án "giải cứu" : Cần loại khỏi xã hội những kẻ học cao mà bất nhân

 

Nhìn đông vui, nhộn nhịp, như ngày hội non sông, rất ngạo nghễ Việt Nam, rất nghĩa đồng bào trong hoạn nạn …

Nhưng không phải, đây là vụ xét xử đại án 54 con sâu bọ tận cùng của khốn nạn và tán tận lương tâm. Trong khổ đau của đồng bào mình mà chúng còn mặc cả với nhau tiền tham nhũng. Chúng còn hét giá cao vời vợi khi mà nhiều người khốn cùng vét đến đồng xu cuối cùng đưa cho chúng để được bay về Tổ quốc trên chuyến bay giải cứu.

Phạm Trung Kiên, thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, kẻ đạt kỷ lục tham nhũng trong vụ này lên đến 42 tỉ, vậy mà Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên lại vô can là không thể chấp nhận. Kiên nhận tiền tham nhũng gần 500 lần, chả nhẽ chủ nó lại không biết?

mardi 11 juillet 2023

Dương Quốc Chính - Vừa là anh hùng vừa là tội phạm

 

Chế độ nó làm cho anh hùng đồng thời là tội phạm, kẻ tội đồ. Ranh giới quá mong manh, hoặc đồng thời có hai mặt. Chỉ là do đen hay đỏ thôi.

Chỉ một năm trước còn là anh hùng chống dịch, ngạo nghễ bay vào tâm dịch đón đồng bào về. Nhưng lại không quên làm thịt đồng bào. Tức là vừa là anh hùng vừa là tội đồ! Nhưng mà thành tội đồ là do đen thôi, đỏ quên đi.

Cũng chỉ một năm trước còn được huân chương lao động của chủ tịch nước về đề tài khoa học, sáng chế ra kit test. Năm sau đã thành trùm gần cuối, có công dắt dăm chục tới cả trăm đồng chí vào lò. Cũng là do đen thôi !

Tuấn Khanh - Phiên tòa « Chiến dịch Hoa Kim Tước »

 

"Chiến dịch Hoa Kim Tước” chỉ là một trong hàng trăm cuộc giải cứu công dân đầy khó khăn và nguy hiểm của các nhân viên ngoại giao cũng như những người có trách nhiệm liên quan.

Trong công cuộc chống đại dịch Covid-19 của Việt Nam, những cuộc di tản công dân và bảo hộ công dân này xứng đáng được ghi lại như một phần của thông điệp “không ai bị bỏ lại phía sau", (trích phần giới thiệu ca ngợi sách).

Sách vẫn đang bán trên các trang mua bán điện tử, với hình bìa mô phỏng chân dung đại sứ Phạm Sanh Châu cúi mặt e ấp với sự khiêm tốn. Bộ mặt của các quan chức Việt Nam trong vụ tham gia vận động và vận hành chiến dịch Chuyến bay giải cứu qua 268 trang sách, phút chốc bỗng sáng rực, lộ rõ trên nền một trời đau thương và tang tóc của những người Việt mắc nạn covid-19 ở nước ngoài.

Huy Đức - Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên không phải là người thường

 

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên là người được Bộ Y tế phân công xem xét, "phê duyệt hoặc không phê duyệt các chuyến bay giải cứu theo đề xuất của Bộ Ngoại giao".

Và, để được thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên phê duyệt, thư ký riêng của ông đã "yêu cầu các bên liên quan nộp một mức phí từ 50 - 200 triệu/1 chuyến bay, hoặc 500 nghìn đồng đến 2 triệu đồng/1 khách đối với chuyến bay combo, và từ 7 đến 15 triệu đồng/1 khách đối với khách lẻ tùy thời điểm".

Thư ký của ông Đỗ Xuân Tuyên cũng là bị cáo "lập kỷ lục" trong vụ tham nhũng đáng xấu hổ nhất của loài người kể từ khi bắt đầu có nhà nước [quan chức trục lợi trong thảm họa của nhân dân do dịch bệnh và do chính sách chống dịch của mình gây ra].

jeudi 15 juin 2023

Đặng Sơn Duân - Virus Vũ Hán : Đâu dễ chạy tội !

 

Ba bệnh nhân nhiễm Covid đầu tiên, còn gọi là bệnh nhân số 0 đã được các nguồn tin chính phủ Mỹ tiết lộ: Hồ Bôn, Vu Bình và Chu Nham. Cả ba người này đều làm việc tại Viện vi rút học Vũ Hán.

Chủ nhật vừa qua, tờ The Sunday Times cũng đăng bài điều tra cho biết vi rút biến đổi bị rò rỉ từ chính Viện vi rút Vũ Hán.

Những ai nói chuyện này cách đây ba năm sẽ bị Twitter, Facebook thông qua đám fact-check gán nhãn thuyết âm mưu, fake news…, còn hơn cả phạm húy.

vendredi 9 juin 2023

Dương Quốc Chính - EVN lành ít dữ nhiều

 

Anh em để ý vụ dịch Covid, mới làm lộ ra điểm yếu của hệ thống chính trị và ngành y tế, gây bức xúc dư luận. Covid thành lý do để bắt bớ quan chức y tế và hệ thống chính trị tham gia chống dịch.

Đâu phải có dịch thì hệ thống nó mới mắc lỗi như vậy, mà lỗi nó có từ xưa đến giờ. Như việc thổi giá vật tư, trang thiết bị y tế. Nhà thầu sân sau. Hay chuyện nhũng nhiễu ở các sứ quán để đục đẽo người Việt ở nước ngoài, đều là vấn nạn xưa nay rồi. Nhưng vì có dịch nên mọi thứ nó lồ lộ ra, trong khi người dân lại chịu cảnh tang thương vì dịch. Thế nên Covid nó làm toang hệ thống chính trị.

Bây giờ đến vụ điện đóm, mình thấy u ám cho anh em EVN lắm lắm. Bởi vì nhiều vấn đề nó dồn vào một lúc.

mardi 30 mai 2023

mercredi 5 avril 2023

Lê Nguyễn - Lại rộ lên chuyện giải cứu đồng bào Việt kẹt !

 

Chuyện này bắt đầu diễn ra cách nay đã gần 3 năm và kết thúc cũng đã cả năm rồi, thế mà đến bây giờ, chúng vẫn còn hừng hực tính thời sự trên các phương tiện truyền thông! Bởi vì danh sách số bị can bỏ túi những đồng tiền xương máu của đồng bào họ ngày càng dài thêm.

Có ông cựu Phó Giám đốc Công an thôi cũng đã bỏ túi hàng triệu USD, một thư ký của Thứ trưởng Bộ Y tế hốt về hàng chục tỉ đồng...Thế còn những giới chức cao hơn họ nữa thì sao?

Còn nhớ ngày 07.12.2020, mình có một status với nhan đề “khịa”: “Chúng tôi là ai?”, nhân có một kẻ nào đó kể lể trên báo chí về công lao của họ trên các “chuyến bay nhân đạo” đưa đồng bào bị kẹt ngoài nước trở về quê hương. Lời kể lể đó còn được một giáo sư mà tên tuổi đang nổi đình nổi đám là Ngô Bảo Châu vào phụ họa, cho rằng những kẻ chỉ trích các nỗ lực của họ là “vô ơn”.

Lê Huyền Ái Mỹ - Làm cho lắm!

 

Phạm Trung Kiên - lúc đang là thư ký của thứ trưởng Bộ Y tế - đã 251 lần nhận tiền của 19 cá nhân, doanh nghiệp, tổng cộng 42,6 tỈ đồng.

Trong đó, với hình thức "trọn gói", Kiên thỏa thuận các doanh nghiệp phải chi từ 50 triệu đến 200 triệu một chuyến bay combo. Với hình thức "đếm đầu người", Kiên vòi chi từ 500.000 đến 2 triệu một khách đối với chuyến bay combo; từ 7-15 triệu đồng/người đối với khách lẻ.

Kiên cũng là một trong những đầu mối làm ăn của Vũ Anh Tuấn - Phó Phòng Tham mưu, Cục Xuất nhập cảnh, Bộ Công an. Tuấn ra giá chung chi 50-230 triệu đồng cho mỗi chuyến bay giải cứu, y tiến hành 46 lần với tổng số 27,3 tỉ đồng, trong số này Tuấn hưởng lợi 22,8 tỉ đồng, còn lại chia cho đồng bọn.