Affichage des articles dont le libellé est Chùa. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Chùa. Afficher tous les articles

lundi 1 janvier 2024

Lưu Trọng Văn - Ông thầy chùa dở hơi

 

Chùa nghèo, vùng heo hút nên ít sư muốn trụ trì. Thầy Thích Đồng Xuân tình nguyện đến để trước nhất giữ cái đức của mình.

Thầy trông quê mùa lắm, gầy ngẳng, áo nâu, áo chàm thô mộc cũ kỹ, duy cặp mắt luôn cười mà lại cười tủm tỉm chân chất đôi chút lửng lơ.

Thầy không ngạo mạn tự xưng mình là thầy, gọi phật tử là con. Thầy tùy đối tượng mà xưng như ở làng quê Hưng Yên của thầy.

Cù Mai Công - Mấy sợi quăn queo này ám chỉ gì ?

 

ĐỀ NGHỊ XỬ LÝ NGHIÊM, KHÔNG VÙNG CẤM, KHÔNG NGOẠI LỆ !

Avatar của Google cuối năm 2023 có hình mấy con giun, con sán lãi hay sợi gì đó quăn queo, cựa quậy. Không rõ ý gì, ám chỉ câu Kiều 2023 “nghĩ đi nghĩ lại quanh co” hay “sợi xá lợi Phật” ở chùa Ba Vàng?

Avatar của Google ngày đầu năm 1-1-2024 cũng vẫn mấy sợi đó mà... xìu xuống. Ám chỉ sợi "xá lợi Phật” ở chùa Ba Vàng cuối cùng xử lý... huề trớt, hay xuyên tạc bà con, anh em mình năm 2024 ăn mì gói chờ "tháo gỡ", "khởi sắc", "đột phá"...?

Nguyễn Hoài Bắc - Chánh đạo hay Tà đạo?

Ngày đầu năm mới, lượn qua chốn vi diệu của tâm linh, của tín niệm và tín ngưỡng, phóng bút đàm luận về một hiện tượng đã đang xẩy ra.

Mấy hôm nay trên báo mạng và báo chính thống cũng như cơ quan quản lý về vấn đề tôn giáo của nhà nước cũng vất vả về "xá lợi" xuất hiện. Quan trọng hơn là đủ loại "xá lợi" được truyền thừa, được rao giảng và mua bán online.

Chuyện của "xá lợi" xin được miễn bàn bởi tôi chưa thấy bao giờ, chưa hiểu và phải nói là dốt đặc về "môn" kim cương bất hoại này.

dimanche 31 décembre 2023

Nguyễn Ngọc Chính - Nghệ sĩ đường phố ngày cuối năm

 

Người ta thường nói, đối với những người “tay ngang”, khi chụp hình thường dựa vào yếu tố may mắn để ghi lại những hình ảnh đặc biệt.

Có lẽ những tấm hình dưới đây mà tôi chụp được sáng nay không có gì đặc biệt về “kỹ thuật” như ánh sáng, bố cục… nhưng tôi vẫn thấy đáng chú ý về nhân vật và thời điểm.

Nhân vật là một “ca sĩ đường phố” với chiếc đàn guitar và chiếc khẩu cầm (harmonica) gắn trước miệng. Đầu anh đội một chiếc mũ “cao bồi”, và anh thổi bản nhạc Happy New Year quen thuộc của Abba.

samedi 30 décembre 2023

Dương Quốc Chính - Cần sớm minh oan cho shark Minh!

Báo chí viết rằng 8 xá lợi tóc Phật đang ở chùa Shwedagon, nhưng shark Minh lại bảo thỉnh từ tu viện Parami. Vậy chùa với tu viện này là một, hoặc có một tin giả?

Ngoài ra, việc bảo vệ xá lợi tóc Phật ở Myanmar là rất cẩn mật, để trong mấy lớp hộp. Nhưng việc trưng bày ở chùa Tam Hoàng lại rất sơ sài trần trụi, một vật thể đã tồn tại hơn 2.000 năm?

Nhìn kỹ ảnh xá lợi tóc Phật trưng bày bởi chùa Tam Hoàng thì rất nó cực kỳ giống loại cỏ chuyển động được bán đầy mạng. Nó không giống tóc, vì phần gốc quá to so với ngọn.

vendredi 29 décembre 2023

Lâm Bình Duy Nhiên - Một xã hội không còn khả năng thức tỉnh

 

Hàng ngàn người đổ về chùa Ba Vàng để chiêm bái và cúng dường vật được cho là xá lợi tóc của Đức Phật hơn 2.600 tuổi!

Trong khi đó đất nước tràn ngập bất công, nhân quyền, tự do báo chí, ngôn luận và tôn giáo bị chà đạp một cách trắng trợn ; thì chẳng mấy ai dám lên tiếng tranh đấu hay xuống đường!

Tất cả đều bị định hướng và dẫn dắt bởi nhà cầm quyền trong mục đích duy nhất là gieo mầm sự mê tín dị đoan, ngu dân hóa toàn bộ xã hội ; nhằm tước đi khả năng phản biện cần thiết của một đất nước tiến bộ.

Đặng Sơn Duân – « Event » và áp lực doanh số của thầy

 

Vụ cọng tóc ngo ngoe thì các thí chủ thông cảm, cuối năm thầy với đệ tử cũng chịu áp lực doanh số với KPI như ai nên có hơi quá tay. (Không biết thầy dùng năm tài chính, lịch tây lịch ta hay Phật lịch nhưng đại khái là cuối năm). Chứ nếu như thầy chỉ để cọng tóc nằm yên thì cũng chẳng ai để ý.

Khổ nỗi không ngo ngoe thì các thí chủ không rộng tay cúng dường, không tăng trưởng phước lành, không hoàn thành KPI.

Nhưng mà các thí chủ an tâm, vụ này thầy cũng qua truông như các vụ khác thôi. Chứ kiểu anh em quan lại bày đặt tìm hiểu là kiểu miễn cưỡng vuốt đuôi. Đối tác quốc tế thỉnh xá lợi đi mất rồi, không người không vật không bằng cớ lấy gì mà kiểm tra. Còn võ mồm với nhau thì xin lỗi xưa nay thầy chưa ngán bố con thằng nào.

Lê Xuân Nghĩa - “Cọng lông” Ba Vàng và một xã hội đảo điên

Từ ngày làm cha đến nay tôi đã hiểu ra rằng trên đời này chỉ duy nhất cha mẹ là người bảo vệ, chăm sóc, lo lắng và hy sinh vô điều kiện cho con cái. Kể cả đó là những đứa con ngỗ nghịch, hư hỏng hay bất tài, bất hiếu.

Còn ngay đến cả Phật hay Chúa có phù hộ hay ban phước thì cũng phải chọn người tử tế, hoặc ngoan đạo.

Vậy nhưng người ta sẵn sàng căn ke, toan tính với cha mẹ từng hào, từng cắc. Người ta sẵn sàng đối đầu với cha mẹ chỉ để khoe mẽ tử tế với người dưng. Và người ta sẵn sàng cúi đầu trong sự thành kính chỉ để bái lễ cái “cọng lông”. Trong khi chắc gì đưa cho cha mẹ bát cơm, chén nước bằng cả hai tay.

jeudi 28 décembre 2023

Nguyễn Hồng Lam - Ba Vạ Thương Cục ngoại truyện

Huyền sử kể rằng, ngày xửa ngày xưa, tức là tính từ ngày hôm qua trở về trước, thiên hạ tưng bừng chuẩn bị đại lễ kỷ niệm 760 năm ngày Sơ tổ Trúc Lâm, Phật Hoàng Trần Nhân Tông Đản sinh và tưởng niệm 710 năm Ngài nhập Niết Bàn.

Ở xứ Ba Vạ xa xôi, không xa chốn bồng lai u mê khốn khổ bên bờ biển có nghìn hòn đảo thuộc Đại Vệ Quốc, có một tỳ kheo thuộc hàng "tài (bộ bối) năng đức mỏng". Thầy (tự xưng) vốn xuất thân học trò Kinh bang Tế thế Đại Viện ở Kinh Đô nên có khả năng đoán trước thiên cơ... hội, bèn nghĩ ra cách vặt lông đại chúng.

Xét thấy kim ngân giá đang thăng thiên ngất ngưởng, trong khi đoán vàng trong dân chắc vẫn còn nhiều lắm, kẻ khoác cà sa này bèn cau mày bóp trán nghĩ cách lùa gà về phía Sa môn Thương cục mà ngài đang làm CEO, tức đà chủ.

Huỳnh Ngọc Chênh - « Xá lợi tóc », sự lừa đảo tồi tệ!

 

Phật Thích Ca Mâu Ni trước khi tu đắc đạo là con người bình thường. Ông là một vị thái tử sống trong giàu sang nhung lụa.

Tuy nhiên một hôm ông ra khỏi hoàng cung đi vào nơi dân dã thấy dân chúng nghèo đói khổ cực quá. Có người cơm không có để ăn, có người bị bệnh đau đớn vô cùng không có thuốc chữa, có người chết nằm lăn lóc bên đường không có ai chôn…

Hoàng tử nghiệm ra cuộc đời là bể khổ, ngài muốn cứu giúp hết toàn dân nhưng không đủ tiền và sức lực để lo được cho mọi người. Ngài nghĩ đến một giải pháp tinh thần là đi tu luyện để tìm một con đường giúp cứu rỗi cả nhân loại.

Dương Thắng - Sao lại im lặng trước một thông tin rất phản khoa học ?

1. Nếu một sợi tóc tồn tại 2.600 năm không thể bị tiêu hủy và cầm lên là biết ngay đó là sợi tóc của Đức Phật. Vậy thì các môn khoa học như sinh học, hóa học, lý thuyết mã di truyền, ngành khoa học hình sự nên dẹp hết đi.

2. Nếu một sợi tóc sau 2.600 năm được lưu giữ mà tự biết chuyển động uốn éo khi không có bất kỳ lực tác động, biết nhẩy tránh vật cản. Thì ngành vật lý, ngành toán cơ, ngành sinh học thần kinh cũng cần dẹp bỏ.

Tôi là người luôn tin rằng tôn giáo cũng là điều vô cùng cần thiết cho xã hội loài người. Bởi nó đem đến cho con người một lòng tin mãnh liệt vào những gì thiêng liêng, cao cả. Hướng con người vượt lên trên những hỉ nộ, ái ố hay kìm nén được, tiêu trừ được những căn tính xấu xa của con người.

Đặng Chương Ngạn - Làm gì có xá lợi tóc !

 

1- Xá-lị hay xá-lợi (tiếng Phạn: शरीर sarira; chữ Hán: 舍利) là những hạt nhỏ có dạng viên tròn trông giống ngọc trai hay pha lê, hình thành sau khi thi thể được hỏa táng.

Vậy, khi hỏa táng Đức Phật người đã cạo râu, cắt tóc trước đấy nên không còn sợi tóc nào nữa. Nếu còn cũng bị đốt cháy, làm sao còn xá lị tóc.

2- Tương truyền: Đức Phật thành đạo dưới cội bồ đề, chưa cạo râu tóc.

Lưu Nhi Dũ - Tóc, lông và trò làm tiền của ma tăng

 

Việc chùa Ba Vàng trưng bày và đưa ra thông tin xá lợi tóc Đức Phật 2.600 năm khiến nhiều người hoài nghi. Có người còn tìm thấy thông tin trên mạng xã hội, kể cả trên Shopee bày bán xá lợi với hình dáng tương tự có giá 500.000 đồng/sợi (?).

Trên fanpage và website của chùa Ba Vàng đưa ra thông tin: Xá lợi được trưng bày là một trong 8 sợi tóc mà Đức Phật tự tay nhổ trên đầu mình, trao cho hai thương nhân người Myanmar từ 2.600 năm trước.

Chùa Ba Vàng tuyên truyền rằng xá lợi tóc của Đức Phật là vô cùng linh thiêng, cao quý. Cho nên những ai dù chỉ một lần cung kính đảnh lễ, chiêm bái, cúng dường cũng được vô lượng phúc báu cho hiện đời và nhiều đời về sau.

vendredi 1 septembre 2023

Nguyễn Đình Bổn - Bó tay với chùa Hoằng Pháp

 

"Này các Tỳ Kheo, ta không thấy một hình sắc nào làm say đắm tâm trí của đàn ông như hình sắc của đàn bà. Ta không thấy một âm thanh, mùi hương, vị, xúc nào làm say đắm tâm trí đàn ông như âm thanh, mùi hương, vị, xúc của đàn bà" ( Lời Phật dạy - Tăng Chi Bộ).

Lịch sử Phật giáo chép vào năm thứ 13 sau khi Phật thành đạo, một số phụ nữ vì mê muội đã khiến các thầy Tỳ Kheo đầu tiên phá hạnh thanh tịnh, và Phật phải chế giới luật nghiêm khắc cho người xuất gia đối với phụ nữ.

Ngài A Nan, thị giả của Phật, rất đẹp trai nên cũng bị các cô nàng quấy nhiễu và xao động. Những thiếu nữ đa tình đã si mê trước những vị xuất gia trẻ đẹp, đạo hạnh ôm bình bát lang thang khất thực một mình nên họ đã tấn công các ngài.

samedi 10 juin 2023

Dạ Ngân - Hớt hải quay lại

 

Một thời gian dài chừng 4 thập niên (1955 -1995), người dân sống ở miền Bắc bị đứt gãy đời sống tâm linh mà họ từng xem trọng. Phần vì công cuộc tập thể hóa, phần vì thiếu đói và buồn lo, hơi đâu.

Cũng không có nghĩa là nhà thờ bặt tiếng chuông, hay chùa chiền thành phế tích hết. Người dân là bầy kiến với thời tiết, chiến tranh và xã hội bão giông thì sống sót là may.

Tôi nhớ những năm cuối thập niên 1980 lần đầu ra Hà Nội. Chùa và Đền và Phủ thanh tịnh như chúng tôi hằng mong, thảy được thầm lặng nguyên sơ, mái rêu, nền gạch sứt, những cây nhang mảnh dẻ vừa phải, hòm gỗ cúng dường khép nép. Chùa Trấn Quốc, Đền Quán Thánh, Phủ Liễu Hạnh… là những nơi chúng tôi luôn muốn trở lại để cúi đầu trước âu vàng tam giáo bản sắc Việt sâu bền gốc rễ.

lundi 6 février 2023

Võ Khánh Tuyên - Nhân rằm nói chuyện xàm

Có một nghịch lý trên sòng bài mà lâu nay không ai giải đáp được. Đó là: 4 tay chơi tiến lên, kết thúc cuộc chơi có 3 tay khai báo HUỀ VỐN, 1 tay than....THUA. Vậy cuối cùng tiền gom đi đâu?

Vụ Việt Á nổi đình nổi đám. Một thằng oắt con của cái công ty bé như lỗ mũi mà xuyên thủng hàng hàng lớp lớp từ Quân đội, các Bộ trưởng các Bộ ngành và lãnh đạo cao cấp của các địa phương....thì quả là khó tin.

Người ta hy vọng "trùm cuối" lộ diện...nhưng cuối cùng cấp cao nhứt đã dứt khoát là không xơ múi gì hết. Vậy thì là ai?

Bạch Ngọc Chiến - Tâm linh và tiền


Năm đầu tiên làm lãnh đạo tỉnh, tôi được phân công phụ trách mảng văn hóa và việc đầu tiên là xử lý quy chế quản lý hoạt động một cơ sở tâm linh rất nổi tiếng.

Dự thảo quy chế đề xuất các nội dung quản lý về tiền công đức trong đó có quy định luân chuyển thủ từ, tức là chức việc này sẽ được luân phiên trong những người được bầu ra từ cộng đồng địa phương. Người thủ từ đương nhiệm cực lực phản đối quy định luân chuyển, viện dẫn những đóng góp to lớn hàng chục năm để xây dựng nên một cơ ngơi đồ sộ.

Khi tôi đến khảo sát thực địa, sau một hồi chuông báo hiệu, hàng trăm người ùa đến vây kín tôi và các cán bộ đi cùng. Có người la ó, có người xô đẩy, thể hiện sự phản đối và căm ghét. Sự phản đối trực tiếp hay dàn dựng đó đều xuất phát từ vấn đề chính - tiền. Nguồn thu của cơ sở tâm linh đó - nhỏ là tiền lẻ cho vào hòm công đức, lớn là các khoản đóng góp cho những công trình trong khuôn viên - ai cũng biết là rất lớn, dù số liệu cụ thể không được công khai.

vendredi 3 février 2023

Nguyễn Đình Bổn - Đạo Phật tại Việt Nam!

 

Tại Việt Nam, rất nhiều người nhận mình là tín đồ Phật giáo. Họ siêng đi chùa, niệm A di đà và ăn chay vài ngày mỗi tháng, thậm chí ăn chay trường, nhưng họ lại không bao giờ đọc, tìm hiểu về hệ thống giáo lý đạo Phật.

Có thể những thuật ngữ trong kinh điển ví dụ như "Tứ diệu đế", "Bát chánh đạo", "Vô ngã" ... là quá tầm hiểu biết của đại đa số tín đồ. Và cùng với đó là hệ thống tín ngưỡng đa thần ảnh hưởng sâu đậm từ Trung Hoa và vài nền văn hóa khác, đã cho thấy rất nhiều Phật tử đã đi ngược với tôn giáo mà mình đang theo.

Rõ ràng nhất là các lễ hội tại các chùa chiền, đặc biệt ở phía Bắc.

mercredi 1 février 2023

Trung Sơn - Giã từ du lịch tâm linh

 

Người miền bắc thì không mấy ai không biết đến chùa Hương Tích và những lễ hội du xuân đến các chùa chiền sau Tết Nguyên đán. Dựa vào đó mà phong trào "du lịch tâm linh" được khai sinh và phát triển.

Từ hồi nào mình không rõ, nhưng bản thân mình thì cũng đã từng nhiệt tình tham gia.

Hồi trẻ nghe mấy cụ dạy là càng đi lễ được đến nhiều chùa thì càng được nhiều lộc, hưởng được nhiều may mắn. Thế nên cứ đến Tết là lên lịch rồi hẹn hò nhau, gần thì xe máy, xa thì thuê chung ô tô, cứ qua giao thừa là bắt đầu bật máy đếm. Có những người sau tháng Giêng thôi mà đã đi lễ được cả trăm địa chỉ. 

Dương Quốc Chính - Cúng dường và rửa tiền

 

Sau tết là mùa gặt của các shark tăng. Thế bên Bộ Tài chính mới ra thông tư quản lý thu chi tiền công đức.

Đối với lễ hội đã có quy định về minh bạch thu chi, có sổ sách kế toán đàng hoàng. Nhưng đối với chùa thì chưa có quy định về minh bạch tài chính. Vì thế chùa vẫn là nơi rửa tiền yêu thích của quan lại thông qua tiền cúng dường.

Đại khái doanh nghiệp thay vì cúng dường cho quan thì quay ra cúng cho chùa. Quan không nhận tiền doanh nghiệp cho nó lành. Sau đó chùa thu phế vài chục % rồi gửi lại quan.