Affichage des articles dont le libellé est Cộng sản. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Cộng sản. Afficher tous les articles

mercredi 28 février 2024

Vương Trí Nhàn - Chuyện đời sống Hà Nội năm 1980 (3)

 

(Nhật ký hậu chiến)

Hai tàu thủy chạy đường Quảng Ninh-Hải Phòng trốn sang Hồng Kông. Thủy thủ + công an thông đồng với nhau. Nhiều hành khách bất ngờ được di tản với giá vé 1,2 đồng.

Trận bão số 6 năm 1980 ở Thanh Hóa, 6 huyện bị lụt, nhà cửa mất 80 %. Một cái cầu nhỏ, cầu Tào Xuyên, bị nước đe dọa. Người ta phải cho cả một toa tàu chở đá đến để giữ cầu.

Đột xuất kiểm tra xe ô tô Hà Nội-Hải Dương, khoảng 50 vé, thì 17 vé do nhà xe tuồn ra ngoài, bán lãi 15 đồng một vé.

mardi 27 février 2024

Dương Quốc Chính - Chiến tranh Pháp-Việt nổ ra như thế nào ?

Mình mới đọc được comment của một người hình như là thày giáo dạy sử, như ảnh đính kèm, khi bạn này bình luận về quân Pháp vào thời điểm họ tấn công vào phía Việt Nam. Comment tuyệt đối đúng sách giáo khoa, mà thày được học và đi dạy!

Xét thấy quan điểm này quá phổ biến đối với người Việt và được coi là quan điểm chính thống, yêu nước, nên người ta mặc sức tuyên truyền một cách vô tri. Mình tin là rất hiếm người được hoặc cố gắng tìm đọc thông tin nhiều chiều, nên cũng mặc nhiên coi quan điểm này là tuyệt đối đúng.

Theo những gì mình tìm hiểu lâu nay, người Pháp trước thời điểm bị Nhật đảo chính năm 45 có cách hành xử rất khác với người Pháp quay trở lại Đông Dương với vai trò giải giáp Nhật đại diện đồng minh. Ban đầu là thay thế người Anh ở Nam vĩ tuyến 16, sau Hiệp định Sơ bộ 06/03/1946 thì tiếp tục thay thế quân Tưởng ở Bắc vĩ tuyến 16.

Đỗ Duy Ngọc - Về quê

"Tết nhìn thiên hạ trở về quê

Tôi chẳng có quê để được về"

Nói thế cũng hơi ngoa chăng, ai lại không có quê. Thật ra, tôi cũng có quê, nơi giòng họ nhà tôi đã qua hơn mười đời ở đó, gia phả ghi rõ vậy. Tôi thuộc đời thứ chín. Như thế, tôi cũng có quê chứ. Vùng đất đó có nhiều thắng cảnh, nhiều hang động nổi tiếng thế giới. Cũng là nơi sản sinh nhiều danh nhân đất Việt. Miền quê ấy có tên là Quảng Bình.

Đó là nơi ông nội tôi được sinh ra và lớn lên. Thời trai trẻ, ông nội đi Tây, lúc trở về lại Việt Nam, mới sinh ra ba tôi. Sau đó, ông nội tôi qua Lào làm ăn, mất ở Paksé, cho đến giờ cũng chưa tìm thấy mộ.

lundi 26 février 2024

Vương Trí Nhàn - Chuyện đời sống Hà Nội năm 1980 (2)

(Nhật ký hậu chiến)

16/6

Phổ biến một nghị quyết mới, có các nhận định :

- Người ăn lương đã đến mức không thể chịu được nữa.

- Chống tiêu cực, không chống nổi.

- Ta đầu tư vào xây dựng cơ bản quá nhiều. Nhiều công trình đắp chiếu nằm đấy, khi xong cũng đã lạc hậu.

- Sẽ gần như không chiêu sinh đại học thời gian tới. Học sinh hết lớp 10 chuyển về nông thôn, vào vùng B2 cũ, đi xuất khẩu lao động.

dimanche 25 février 2024

Vương Trí Nhàn - Chuyện đời sống Hà Nội năm 1980 (1)

(Nhật ký hậu chiến)

8/1

Trứng 1 đồng một quả. Thịt 2,6 đồng. Tất cả các thứ đều lên giá. Giá vàng tăng từ 23,5 lên 30. Xe pơgiô khoảng 5,6 ngàn. Từ 1/1 nhà nước chỉ bán cho mỗi người trong gia đình một ký gạo một  tháng. Đầu năm chưa có phiếu, vợ Bằng Việt đẻ, con chưa được cấp phát gì hết.

Ở một khu phố ngoài bãi, điện đột ngột lên cao, hàng loạt nhà bị hỏng đồ điện. Không ai đặt vấn đề đòi bồi thường.

Đăng kể chuyện trên đơn vị: Cả B trưởng, A trưởng cũng trốn.

Vương Trí Nhàn - Chuyện đời sống Hà Nội năm 1979

 

(Nhật ký hậu chiến)

Lời dẫn : Mấy năm 1979-1982 quả là đặc biệt trong đời sống xã hội, nên mặc dù chỉ quen ghi chép về các sinh hoạt trong giới văn học, trong năm ấy, đôi lúc - nghĩa là tùy hứng -  tôi cũng thường “vào sổ” các sự kiện hàng ngày được nghe được biết trong sổ tay.

Tôi ghi một cách thật gọn và không kèm theo bình luận. Còn chính xác đến đâu thì quả thật không biét và đến nay lại càng không biết.

 Lọc lại một số đoạn ghi năm ấy như bạn đọc sẽ đọc dưới đây, tôi hiểu mình thực ra vẫn chỉ làm việc theo hướng suy nghĩ lâu nay - mong từ cái nhỏ hiểu ra cái lớn và lấy quá khứ để giải thích hiện tại. 

samedi 24 février 2024

Nguyễn Thông - Tết, lại nhớ xuân Mậu Thân (5)

Tôi (và chắc nhiều người lứa tôi) còn nhớ, sau “chiến công” Mậu Thân 1968, bộ máy tuyên truyền ở miền Bắc ca tụng dữ lắm.

Cứ như đài Tiếng nói Việt Nam, như các báo Nhân Dân, Quân đội Nhân dân (hồi thập niên 60 chủ yếu là hai tờ này, chứ báo địa phương hoặc báo của các tổ chức, đoàn thể khác đều không đáng kể) thì đây là đòn đánh bất ngờ, choáng váng, kỳ diệu, khiến kẻ thù (Mỹ và ngụy, hồi đó chính quyền Sài Gòn bị chết tên là ngụy) trở tay không kịp.

Đài hát suốt ngày, nào là “Tiến về Sài Gòn/ta quét sạch giặc thù/tiến về Sài Gòn/ta tiến về thành đô” (lời bài hát Tiến về Sài Gòn của Huỳnh Minh Siêng (Lưu Hữu Phước). Đoạn này về sau được dân chúng cải lời thành “Tiến về Sài Gòn/ta chiếm nhà mặt tiền/tiến về Sài Gòn/ta chiếm nhà thật toooo”.

vendredi 23 février 2024

Đặng Đình Mạnh - Cuộc chiến năm 79 vẫn là cuộc chiến ý thức hệ

Trung Quốc xâm lược Việt Nam. Nhiều người đã nhắc đến cuộc chiến năm 1979 dưới tiêu đề như vậy.

Xét theo phương diện công pháp quốc tế, tiêu đề đó hoàn toàn chính xác khi một quốc gia đem quân đội sang đánh chiếm lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền khác, bất luận biện minh cho mục đích như thế nào.

Nhưng riêng đối với cuộc chiến năm 1979, thì bất kỳ sự đánh giá nào cũng đều khập khiễng, khi không xét đến mối quan hệ giữa hai chế độ cộng sản tại Trung Quốc và Việt Nam. Mà theo đó, nguyên nhân chính yếu là quan hệ ý thức hệ Cộng Sản mang tính cách quyết định. Giả thiết, nếu một trong hai quốc gia khi ấy không phải là chế độ cộng sản, thì đã có cuộc chiến khiến làm thiệt mạng hàng vạn người ở cả hai bên cuộc chiến hay không ?

mardi 20 février 2024

Nguyễn Thông - Tết, lại nhớ xuân Mậu Thân (4)

Năm xảy ra vụ Mậu Thân 1968, tôi sắp lên lớp 7, anh trai tôi sắp vào lớp 10 (hệ 10 năm). Huyện đội, xã đội đã lập danh sách nhà nọ nhà kia có mấy con trai, đang bao nhiêu tuổi, cứ qua tuổi 16 chạm 17 là gửi trát khám sức khỏe tận tay.

Nhà tôi cả già lẫn trẻ, đàn ông đàn bà có 6 người, chưa ai đi bộ đội. Anh tôi biết tương lai gần của mình là vậy nên vừa xong lớp 10 thì lên đường ngay. Sau xuân Mậu Thân, chiến trường khát lính chưa từng có, bao nhiêu cũng không đủ.

Điều này xảy ra lần thứ hai khi mùa hè đỏ lửa 1972 ở Quảng Trị. Khi đó, tôi đang lớp 10, cũng chuẩn bị tâm thế như anh mình, nhưng họ xét thực tế nhà có hai trai đã đi một nên được tạm hoãn. Nhiều bạn cùng lớp 10 với tôi bị đi và mãi mãi không về.

lundi 19 février 2024

Nguyễn Thông - Họ đã cố tình gọi sai tên cuộc chiến đấu chống xâm lược (1)

 

Những ngày qua, dư luận ồn ào lên tiếng về sự kiện xảy ra… đã 45 năm trước. Đó là cuộc xâm lược tàn bạo của bọn cộng sản Trung Quốc - bạn của cộng sản Việt Nam, mở màn cho cuộc chiến tranh giữa hai nước nửa cuối thế kỷ 20.

Nêu khoảng thời gian này bởi từ xa xưa Trung Quốc đã xâm lược, gây chiến với Việt Nam biết bao lần chứ không phải chỉ lần này, và đều bị đánh bại.

Mạng xã hội cũng như báo chí mậu dịch đều lên tiếng, đủ kiểu đủ cách, kể cả né tránh không dám nhìn thẳng vào bản chất, sự thực. Tôi đọc trên báo quốc doanh bài về ông cựu chủ tịch nước Trương Tấn Sang đi thắp hương viếng liệt sĩ ở nghĩa trang Vị Xuyên trên Hà Giang đúng ngày 17.2, tịnh không thấy một chữ nào nói về bọn xâm lược Trung Quốc, những kẻ đã gây ra cái chết của liệt sĩ.

vendredi 16 février 2024

Nguyễn Thông - Tết, lại nhớ xuân Mậu Thân (3)

 

Theo chính sử của nhà nước, cuộc tổng tấn công nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 là cuộc tấn công chiến lược nhằm mục đích “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, xóa bỏ hoàn toàn chính quyền Sài Gòn, thống nhất đất nước. Tuy nhiên, mục đích này đã không đạt, cả hai bên đều chịu nhiều tổn thất nặng nề.

Thủ đô Sài Gòn cũng như nhiều đô thị khác ở miền Nam, nhất là Huế, bị tàn phá cực kỳ nghiêm trọng, đổ nát, hoang tàn, người dân bị tai bay vạ gió chết chóc thảm thương. Phe “cách mạng” hao người tốn của tới mức phải mấy năm sau mới dần hồi phục. Nhà văn Nguyên Ngọc có kể lại trên báo Nông nghiệp Việt Nam: “Nên nhớ thời đen tối nhất của chiến tranh miền Nam là thời sau Mậu Thân. Bị chúng nó đánh chạy dạt sang tận Campuchia. Đói, chết, rách nát, tan rã, tháo chạy”.

Nói gì thì nói, cuộc cốt nhục tương tàn, nồi da xáo thịt, anh em một nhà giết nhau thì chả bên nào thắng, như bác Nguyễn Duy viết “phe nào thắng thì nhân dân đều bại”.

dimanche 11 février 2024

Võ Khánh Tuyên - Cũ và mới

 

Dịp Tết Giáp Thìn, Huế đưa vào thưởng lãm Điện Kiến Trung sau 5 năm phục dựng với kinh phí 123 tỉ đồng.

Điện Kiến Trung được Vua Khải Định cho xây cất từ năm 1921 đến 1923 thì hoàn thành. Điện nằm trong khu vực Tử Cấm Thành và là nơi làm việc, hoàng cung của hai vua: Khải Định và Bảo Đại.

Có thể nói, từ nền đất hoang tàn tồn tại sau chiến tranh, việc phục dựng từ những tư liệu, hình ảnh để hình thành nên một Điện Kiến Trung "giống nguyên bản" hôm nay cũng là một kỳ tích.

Nguyễn Thông - Chuyện hộp mứt Tết (2)

 

Hóa ra có rất nhiều người bị ám ảnh bởi hộp mứt Tết thời phân phối ở miền Bắc.

Bằng chứng là nhà cháu sợ đưa bài dài thì mọi người ngại đọc nên cắt sang kỳ sau việc kể tỉ mỉ về ruột hộp. Thế là các cụ ông cụ bà có lẽ cùng độ tuổi “Đỗ Phủ” tranh nhau phanh phui trong nó gồm những gì những gì.

Thật đúng là, sung sướng thì dễ quên, chứ sự nghèo khó thiếu thốn nó bám chặt, chắc khừ trong não rồi, khó tẩy khó quên lắm.

Nguyễn Thông - Chuyện hộp mứt Tết (1)

Những ai sống ở miền Bắc từ nửa cuối thập niên 50 tới hết thập niên 80 chắc khó quên hộp mứt Tết.

Nó là sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của đời sống miền Bắc sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, đi theo đường lối cộng sản, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Nó được sinh ra từ nền kinh tế tập trung, nhà nước quản lý toàn bộ mọi hoạt động, từ sản xuất tới phân phối, tiêu dùng. Người đời gọi bằng cái tên ngắn gọn: Thời bao cấp.

Gần giữa năm 1977 tôi vào nhận việc ở Sài Gòn. Ăn cái Tết đầu tiên đất phương nam, Tết Mậu Ngọ 1978. Lại thấy hộp mứt Tết giống như hồi mình còn ngoài kia. Cứ nghĩ rằng trong này làm gì có. Hỏi các thầy cô lưu dung dạy cùng trường, rằng miền Nam trước kia có hộp mứt Tết không. Các thầy cười, làm gì có, bánh trái ê hề, trăm nghìn loại, đủ kiểu sang trọng, đâu cần hộp mứt bình dân ấy làm chi. “Nhưng giờ thì có, do cộng sản nhà các anh đem vào”, thầy Hảo cười tủm tỉm.

mardi 6 février 2024

Nguyễn Thông - Chuyện lương thực, gạo (5)

 

Như đã nói trong bài trước, suốt thời gian dài mấy chục năm ở miền Bắc, bảng xếp hạng “ngũ cốc” (năm thứ được coi là lương thực chính chứ không hẳn chỉ là hạt) gồm có lúa, ngô, khoai, sắn, đỗ (đậu).

Có những đận, hai loại củ là khoai và sắn còn đánh bạt cả gạo trong bữa cơm gia đình. Bao nhiêu thóc gạo làm ra, chính quyền dồn hết cho chiến trường để nuôi lính, "thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người".

Trên đài Tiếng nói Việt Nam ngày nào cũng ra rả "Hạt thóc là hạt thóc vàng, nuôi chiến sĩ, thóc lên đường. Thóc thêm nhiều, thêm chiến thắng. Đồng thâm canh, lúa ngô nhiều là ta thắng to. A, chuyển thóc về kho, xóm làng làm xong nghĩa vụ, thêm thắm tình tiền tuyến hậu phương. Thóc ra đi, ta thỏa tình hậu phương. Thóc lên xe, ta mở đường hành quân" (Đỗ Nhuận).

lundi 5 février 2024

Lưu Trọng Văn - Nên đọc cho biết

 

Lướt mạng, ấn tượng bài viết cô đọng và sâu sắc này của ông bạn Trần Ngọc Vương mà nhóm Phạm Lưu Vũ, Nguyễn Thế Hùng, Ngô Quốc Kỳ, Kim Quang Minh thường gọi là giáo sư Vương.

NHẤT QUỐC LƯỠNG CHẾ

- Tuyệt đại đa số các thuật ngữ Hán tự về triết học Đức, Kinh tế Anh, Dân chủ Pháp...đều không phải là Hán ngữ Hoa Hạ mà là Hòa Hán, nghĩa là do Nhật (Hòa) sáng tạo ra rồi Trung Hoa du nhập vào thành của mình. Vì vậy phân tích ngữ nghĩa và tư duy những chuyện này mà dùng kiểu Nho gia có lẽ không thuận.

jeudi 1 février 2024

Nguyễn Thông - Chuyện lương thực, gạo (4)

Năm 1977, tôi vào miền Nam nhận việc. Nhiều lần ngang dọc miền Tây Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, thấy sự làm ruộng, trồng lúa, làm ra hạt gạo khác hẳn ngoài Bắc. Ruộng đồng bát ngát, phì nhiêu, thời tiết khí hậu cực kỳ thuận lợi, người trồng lúa làm ruộng cứ như chơi.

Vẫn biết vẫn hiểu có được vậy là do điều kiện “trời cho”, nhưng càng thèm sự nhẹ nhàng, thong thả ấy, lại càng thương thày bu mình, bà con mình nông thôn ngoài quê mình. Ở đây chả gieo mạ nhổ mạ, cấy kiếc chi sất, cứ căn vào con nước mà sạ lúa, cũng chẳng phải tát nước làm cỏ gì.

Tôi hỏi ông cậu vợ, ở xã Bình Phước Xuân, cù lao Giêng (huyện Chợ Mới, An Giang), sao không gieo mạ mà cấy cho đỡ tốn thóc giống, ông cười, ai mà bày vẽ bây ơi, đờn bà trong này chỉ đi gặt thôi, đâu biết cấy, chẳng mạ miếc chi hết.

lundi 29 janvier 2024

Trần Thanh Cảnh - Đọc "Một khoảng nối dài Việt Nam Cộng Hòa"

 

Phải nói luôn là tôi mất khoảng hai tháng, vật vã mới đọc xong cuốn sách này.

Một cuốn hoàn toàn khác phong cách hấp dẫn của Tạ Chí Đại Trường trong "Lịch sử nội chiến Việt Nam" "Chuyện phiếm Sử học", những cuốn mà tôi thích.

Đọc "Một khoảng nối dài Việt Nam Cộng Hòa", có lúc cảm thấy như đang đọc "Bất khuất" xưa của Nguyễn Đức Thuận: những mô tả về trại cải tạo không khác gì mấy những trang về "địa ngục trần gian Côn Đảo" khi xưa. Lại nữa, đọc sách ông Trường, thấy có cả tuổi trẻ của mình bị bỏ đói, rét khốn khổ vật lộn kiếm miếng ăn thêm trên miền biên viễn để mà tồn tại.

lundi 22 janvier 2024

Bông Lau - Khi cuộc chiến tàn

 

Nhìn những tấm hình xưa mà lòng thấy nao nao.

Sau khi ông Tổng Thống chủ bại Dương Văn Minh lên đài phát thanh kêu gọi binh sĩ miền Nam bỏ súng để đầu hàng, thì những người lính thiết giáp của chiếc xe M113 này bỏ đi.

Xe còn rất mới và súng đạn đầy đủ để tác chiến vài ngày hay vài tháng, nhưng rồi cũng sẽ thua vì cán cân quân sự lúc ấy đã nghiêng về phe Cộng Sản. Nhứt là Quốc Hội Mỹ coi như đã cúp viện trợ thì súng đạn xăng dầu đâu nữa mà quánh.

samedi 20 janvier 2024

Trần Trung Đạo - Vai trò của Mao Trạch Đông trong chiến dịch tiến chiếm Hoàng Sa 1974

Luồng gió ngoại giao đã đổi chiều khi Tổng Thống Hoa Kỳ Richard Nixon bắt tay Mao ngày 21 tháng Hai 1972.

Chuyến viếng thăm Trung Cộng của Nixon nhắm vào ba mục đích: (1) Hướng tới một giải pháp hòa bình tại Đài Loan, (2) Tìm một giải pháp hòa bình cho chiến tranh Việt Nam qua đàm phán và (3) Giảm ảnh hưởng của Liên Xô.

Như lịch sử đã chứng minh, ít nhất hai trong số ba mục đích của Tổng Thống Richard Nixon đều không đạt được. Chỉ riêng vấn đề Việt Nam, chiến tranh không chấm dứt bằng giải pháp hòa bình mà bằng máu cho đến ngày 30-4-1975.