Affichage des articles dont le libellé est Cưỡng chế. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Cưỡng chế. Afficher tous les articles

samedi 12 janvier 2019

Tâm Chánh - Báo chí im re, báo chí chia rẽ hay là báo chí cách mạng ?



Báo chí cách mạng đã im re trong những ngày Lộc Hưng đổ nát. Cũng chính bằng cái cách im re với sự hoang tàn trong gần 20 năm của Thủ Thiêm. 

Có thể cũng từ nhận định, rằng thực tế phức tạp, nhạy cảm, của các ban biên tập.

Thôi, chuyện Thủ Thiêm còn chờ phân tích, kiểm điểm, xử lý. Nhưng hiện thực ràng ràng như một nỗi ô nhục, đến tiếng kêu đau cũng không mở miệng được thì tội tình Thủ Thiêm có hay không trách nhiệm của báo chí cách mạng?

Tiếng kêu ấy một lần nữa được nghe thấy nhưng báo chí chần chừ, do dự ở Lộc Hưng. 

Tuyên bố của Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng: Công khai đối thoại với người dân càng sớm càng tốt sau chiến dịch triệt hạ vườn rau Lộc Hưng



Trong hai ngày 4 và 8-1, chính quyền quận Tân Bình thực hiện chiến dịch triệt hạ nhà cửa của 112 hộ dân ở khu vườn rau Lộc Hưng, được cho là xây dựng “trái phép”. 

Việc cưỡng chế nhà cửa được tiến hành gấp rút, đẩy hàng trăm người dân vào cảnh “vong gia thất thổ” trong khi chỉ còn hơn ba tuần là đến tết cổ truyền của dân tộc, gây một chấn động lớn trong dư luận. Đó là một hành động vô cảm – hơn nữa, tàn nhẫn.

jeudi 10 janvier 2019

Cù Mai Công - Vườn rau Lộc Hưng ngậm ngùi tháng chạp



Khu vực vườn rau Lộc Hưng (Tân Bình, TP.HCM) là đất công từ xưa thuộc tỉnh Gia Định nhưng nằm cách Sài Gòn vài chục mét; với tấm bảng cắm trước Nghĩa địa Đô Thành (nay là Công viên văn hóa Lê Thị Riêng): "Đô thành Sài Gòn kính chào các bạn".

Cụ thể nó thuộc Tổng nha Bưu điện Việt Nam Cộng Hòa (khu Nhà dây thép gió Chí Hòa). Sau này, thuộc quyền quản lý của Bưu điện TP. HCM. Góc khu này, ngay sát con hẻm nay là đường Chấn Hưng có một nhà bưu điện nhỏ (hình như mang tên Chí Hòa - tôi không nhớ rõ) mà hồi thập niên 1980 tôi thường hay đạp xe đạp đến đó gửi thư.

Đó là khu vực ngoại ô Ông Tạ, điểm cuối cùng của khu Ông Tạ về hướng đông. Nếu khu ngã ba Ông Tạ với những cư dân ban đầu người Hà Nội bỏ tiền mua đất (chứ không nhận nền chính quyền Sài Gòn cấp ở Xóm Mới - Gò Vấp, Bình An – quận 8...) toàn nhà 3, 4 tầng với các tiệm vàng san sát thì khu Lộc Hưng là dân miền núi Sơn Tây nghèo bị dạt ra ngoài. 

Tâm Chánh - Lộc Hưng nhìn bằng luật tiếp cận thông tin



Chính trong lúc này, lãnh đạo TPHCM cần tỏ rõ bản lĩnh chính trị của Sài Gòn, tạo ra không khí và môi trường dối thoại chân thành, trung thực giải quyết vụ cưỡng chế ở khu Lộc Hưng.

Điều cần phải làm trước tiên loại bỏ lối tư duy quản lý dán nhãn nhạy cảm lên các xung đột phát sinh trong thực tiễn. Lối tư duy này đang tạo điều kiện cho sự áp đặt tuỳ tiện con ngáo ộp “thế lực thù địch” như bóng ma duy trì nỗi sợ hãi trong xã hội. Nó ngăn chận mọi khả năng hợp tác, và biến việc giải quyết thực tiễn luôn ở trong thế lựa chọn đối kháng.

Huy Đức - Đất đai có trước hay giấy chứng nhận có trước


Khu vườn rau Lộc Hưng ở Tân Bình bị cưỡng chế.

Từ hôm Tân Bình cưỡng chế, đập phá nhà cửa của dân tại "vườn rau Lộc Hưng", tôi hỏi nhiều nhà báo vì sao báo chí im lặng. Có bạn nói là "đang làm" nhưng cho đến nay vẫn không có một dòng trên báo. Tại sao thế. Ngay cả khi người dân sai thì báo chí cũng cần lên tiếng. 

Nếu quả thực, "Bà con đã đóng thuế 20 - 30 năm có đầy đủ giấy tờ pháp lý...; Đất vườn rau sử dụng đất 1954..." thì theo Luật Đất Đai 1993, phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà con. Trong trường hợp nhà nước lấy đất đó để xây trường công lập thì phải bồi thường, bất kể người dân có giấy hay không có giấy. 

lundi 7 janvier 2019

Nguyễn Tiến Trung - Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở



Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung (Ảnh FB)

Lúc 9h30 tối nay công an khu vực tới nhà tôi đòi kiểm tra hộ khẩu. Tôi không cho phép công an khu vực vào nhà. Không thể có chuyện công an muốn vào nhà dân lúc nào thì vào. Và tối nay thì công an đòi vô kiểm tra từng phòng trong nhà tôi. Cuối cùng thì công an phải đứng ngoài đường trước nhà tôi để xem sổ hộ khẩu tôi đưa ra. 

Công an khu vực hứa lần sau sẽ giải thích cho tôi về quyền kiểm tra hộ khẩu của công an. Tôi thấy đây là trường hợp rất thú vị về luật. Theo điều 22 Hiến pháp 2013 thì tôi chỉ chấp nhận công an vào khám từng phòng của nhà tôi khi có lệnh khám nhà của Tòa án hoặc Viện Kiểm sát. Tôi không chấp hành bất cứ thứ gì dưới Hiến pháp cho phép công an có quyền tùy tiện muốn vào khám nhà dân lúc nào thì vào. Đây là điều mà các luật sư, các đại biểu quốc hội thực sự hiểu luật và vì dân phải lên tiếng mạnh mẽ. 

mardi 13 novembre 2018

Syria : Assad sửa luật có thể khiến hàng triệu người mất nhà

Tại Đông Ghouta đổ nát, ngày 17/09/2018.

Tổng thống Syria Bachar Al Assad, hôm qua 12/11/2018, đã cho sửa đổi một đạo luật gây tranh cãi, có thể làm hàng triệu người bị mất đất đai, nhà cửa. Từ Beyrouth, thông tín viên Paul Khalifeh cho biết thêm chi tiết :

« Đạo luật số 10, còn gọi là « luật tái thiết đô thị », giúp cho chính quyền Syria trưng thu nhà đất của tư nhân để xây những công trình địa ốc đồ sộ. Đổi lại, các chủ sở hữu nhận được cổ phần trong các dự án này.

samedi 14 juillet 2018

Tây Tạng dưới gót giày Đại Hán

Toàn cảnh quần thể tu viện Tây Tạng Lạc Nhược Hương (Larung Gar) trước đây, nay đang bị cưỡng chế giải tỏa.

Le Figaro hôm nay 13/07/2018 cho biết « Bắc Kinh tăng cường đô hộ Tây Tạng », mà điển hình là việc cưỡng chế giải tỏa tu viện Phật giáo Lạc Nhược Hương (Larung Gar). Hàng ngàn tăng ni đã bị trục xuất khỏi quần thể tu viện bị giám sát nghiêm ngặt.

Lạc Nhược Hương là một trong những thiền viện Phật giáo Tây Tạng lớn nhất thế giới, với tu viện trung tâm bao quanh là vô số những ngôi nhà gỗ nhỏ sơn đỏ, cất chi chít quanh sườn đồi ở độ cao 4.000 mét thuộc huyện Sắc Đạt (Sertar), châu tự trị Tạng Cam Tư tỉnh Tứ Xuyên.

Chính quyền Trung Quốc từ mùa hè 2016 đã tung ra chiến dịch san ủi nhà cửa, cưỡng chế tăng ni đi nơi khác. Tuy nhiên khó thể biết cụ thể những gì đang diễn ra tại đây, vì muốn vào Lạc Nhược Hương phải đi qua một trạm kiếm soát của công an để kiểm tra danh tính, còn người ngoại quốc thì bị cấm cửa. 

vendredi 29 juin 2018

Vũ Thư Hiên - Nghĩ lan man về đất



"Đường làng quê tôi". Ảnh Hồng Trọng Mâu

1
Hồi tôi còn rất nhỏ, khi nắng chiều bắt đầu dịu thì bà chị cả của cha tôi mà tôi gọi bằng cô, liền gọi tôi ra giẫy cỏ ở sân trước. Cỏ mọc nhanh lắm, vừa giẫy xong chỗ này nó đã mọc lên chỗ khác, thành thử ngày nào cũng phải giẫy. Giẫy cỏ vào những ngày hanh dễ, đất khô, chép mai đưa tới đâu sạch tới đó. Nhưng vào đận mưa phùn liên miên, lúc đầu xuân hay trong mùa rươi, rễ cỏ gà đã dài lại bám sâu, giũi một túm cỏ thì lôi cả vầng đất lên theo. Những ngày như thế cô tôi phẩy tay, không giũi nữa.

Không phải bà lười, không phải bà mệt, mà là bà tiếc đất. Bà lo còn mưa, đất bị trôi đi. Ngay trong những ngày nắng ráo, khi giũi xong, bao giờ cô tôi cũng rũ từng nhúm cỏ cho tới khi không còn đất bám mới thôi. Cỏ khô được xếp thành đống nhỏ trong vườn rau sau nhà. Khi đốt, những đống cỏ ấy bốc lên một mùi ngai ngái, rất quen thuộc. Những đống tro xám của chúng sau một trận mưa là thấm vào những luống rau.

dimanche 13 mai 2018

5 dấu hỏi lớn về Thủ Thiêm chờ lời đáp



Đôi lời : Hàng loạt bài viết đã tràn ngập trên báo chí Việt Nam về nỗi oan của người dân Thủ Thiêm mất đất 20 năm qua. Nhưng « đèn xanh » chỉ bật được một thời gian ngắn, nay có tin là Ban Tuyên giáo Trung ương đã nhắn cho các tổng biên tập : « Từ phản ánh dư luận, báo chí về Dự án Khu đô thị Thủ Thiêm, TPHCM, các cơ quan chức năng đang xem xét, xử lý theo quy định. Yêu cầu các cơ quan báo chí tạm dừng thông tin về vấn đề này. Cám ơn các anh chị ».


Thụy My xin lần lượt đăng lại một số bài phòng khi bị « mất tích ». Bài « 5 dấu hỏi lớn về Thủ Thiêm chờ lời đáp » đã đăng trên báo Pháp Luật, nhưng nay khi click vào lại thấy hiện ra bài « Vi phạm về lĩnh vực thức ăn chăn nuôi bị phạt đến 200 triệu » ??? Dưới đây là nội dung bài viết đã được một trang web khác đăng.
 
(PLO 12/05/2018) Với những gì đã xảy ra, buổi tiếp xúc với cử tri quận 2 vào chiều 9-5 của Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP.HCM (gồm Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm; ông Phan Nguyễn Như Khuê - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH TP.HCM và bà Trịnh Ngọc Thúy - Phó Chánh án TAND TP.HCM) được xem là chưa từng có trong “lịch sử” hoạt động của ĐBQH.

Rất đông người tham dự với xấp tài liệu, bản đồ… cùng nhiều ý kiến, lý lẽ rành rọt, sắc sảo đến không ngờ. Bắt đầu 14 giờ nhưng thực ra mọi người đã có mặt trước cả tiếng và thời gian làm việc kéo dài hơn 20 giờ. Có đến 50 phiếu xin được phát biểu, nhiều gấp 3-4 lần so với bình thường. Chủ tịch, phó chủ tịch quận cùng có mặt để trả lời các chất vấn...

dimanche 6 mai 2018

Nguyễn Tiến Tường - Bản đồ Thủ Thiêm, tiếng súng Tây Nguyên


Ảnh Dân Làm Báo

1. Không có bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm, tức kẻ chủ mưu đã đẻ ra một quy hoạch ảo để “cướp” trắng đất của dân. Một tội ác có hệ thống đã được bưng đậy, che chắn đến bây giờ mới vỡ toác kinh khủng. 

Sự xảo trá cổ cồn đã trở thành điểm tựa cho lâu la bên dưới, làm nên những cuộc trấn áp kinh động ở Thủ Thiêm. Nơi có người chết tức vì đất, có người á khẩu vì oan trái. Có những bàn thờ lập vội đêm trước, sáng hôm sau đã bị phá nát. Nơi có những nhà báo dấn thân vì dân cũng chịu lây những uất ức đè nặng, cho đến tận bây giờ.

Mai Quốc Ấn - Viết trong chờ đợi



Đây là Đặng Văn Hiến- nhân vật của tôi- người nông dân bị cướp đất ở Đak Nông, bị dồn đến đường cùng phải nổ súng.

Ba người chết, 13 người bị thương cũng là những nông dân nghèo như Hiến nhưng làm thuê cho công ty Long Sơn.

Tôi đã cảnh báo 9 tháng trước khi có tiếng súng Đak Nông, không ai nghe cả!

Ngô Nguyệt Hữu - Cái ác nghiệt oan!



Bây giờ thì cứ trắng phớ ra mà nói với nhau, hệt ông Nguyễn Hồng Điệp - Trưởng Ban Tiếp công dân Trung ương (Thanh tra Chính phủ) đã phát biểu “Nói với dân mãi là thất lạc bản đồ quy hoạch là không đúng. Đừng có nói thế, bây giờ phải nói là không có”.

Nghĩa là, chính quyền thành phố - đứng đầu là ông Lê Thanh Hải đã tưởng tượng ra một cái bản đồ theo ý mình để mặc sức lấy đất của dân ở khu Thủ Thiêm, quận 2, TP.HCM.

samedi 5 mai 2018

Hoàng Nguyên Vũ - Máu dân oan nhuộm thảm đỏ cho kiều nữ khoe váy áo



Đôi khi tôi tự hỏi, nếu cái xã hội này không trầm trồ những giá trị ảo, không fan cuồng những cô cave hạng sang núp danh hoa hậu, diễn viên..., thì có đẻ ra những mớ xanh đỏ lập loè từ cái gọi là "người của công chúng" vậy không.

Và báo chí (với những thể loại nhà báo "tôn sao trọng đ*"), làm truyền thông cho mấy cô cave này, được mời đi nước ngoài liên tục, được mời ăn ở các nhà hàng sang cùng các "bà chủ sao" ấy. Rồi tổ chức họp báo cho các sao ấy để kiếm tiền, rồi đi sự kiện vênh váo ngồi hàng đầu...về cho ra những sản phẩm "định hướng dư luận kiểu váy áo".

lundi 23 avril 2018

Mai Quốc Ấn - Công sản



Là tài sản thuộc sở hữu toàn dân (do Nhà nước quản lý) theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Công sản, gồm động sản và bất động sản, được Nhà nước thống nhất quản lý để phục vụ cho lợi ích Nhà nước và lợi ích toàn dân.

Về động sản, ví dụ như cọp trong sở thú, tôi không bàn! Xin bàn về loại công sản gần đây nhất đang bị xâm hại trực tiếp là ngân sách và bất động sản!

dimanche 22 avril 2018

Nguyễn Thông - Đất đai



Khu đất xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè. Ảnh VNF


Người ta đang lật giở lại những chuyện sai phạm tai tiếng về đất đai ở Đà Nẵng, TP.HCM. Có những vụ xảy ra từng hơn hai chục năm trước, có những vụ dăm bảy năm trở lại đây.

Chẳng hạn vụ Công ty Tân Thuận trực thuộc Thành ủy TP.HCM (lúc đầu là thuộc Ban Tài chính Quản trị Thành ủy) thu hồi đất của dân rồi móc ngoặc bán rẻ cho Công ty tư nhân Quốc Cường Gia Lai của bà Nguyễn Thị Như Loan. Dân thiệt, nhà nước thiệt, tiền vào túi cá nhân, xin nói ngay vụ này nhỏ như con thỏ. 

jeudi 12 avril 2018

Dự án “tỉ đô”của Donacoop đẩy hàng ngàn dân vào cảnh điêu tàn (10)



Kỳ 10 : Sống bị triệt sinh kế, chết bị tai tiếng “tự tử trại giam”

(PLO12/4/2018) - Bao oan trái đã ập xuống đầu những nông dân xã Long Hưng, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai kể từ khi xuất hiện dự án “Khu đô thị sinh thái kinh tế mở Long Hưng” (do Liên hiệp HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai – Dona.Coop, làm chủ đầu tư).

Án tù đã mang, có người đã chết oan khuất, sinh kế không còn, nhưng nhiều nông dân vẫn quyết bám trụ với nhà cửa vườn tược ruộng đồng. “Cuộc chiến” mới lại nổ ra, những nông dân yếu thế một lần nữa uất nghẹn chứng kiến những “mưu ma chước quỷ” hòng cắt nguồn sinh kế của họ.

mercredi 11 avril 2018

Dự án “tỉ đô” của Donacoop đẩy hàng ngàn dân vào cảnh điêu tàn (9)




Làng xóm khi xưa nay điêu tàn, “thành phố trong mơ” vẫn chỉ là những bãi đất nhấp nhô san lấp.

Kỳ 9 : Từ điểm nóng đất đai đến 'lò lửa' oan án

(PLO 11/04/2018)  Bốn mươi sáu nông dân bị án tù trong vụ “gây rối” ngày 17 - 18/2/2009 ở xã Long Hưng, mỗi bản án là một nỗi oan khuất thế nào, phiên xử có dấu hiệu ngụy tạo chứng cứ nhân chứng ra sao, đến bây giờ người ta mới được nghe.


Có người bị cho là chỉ vì bộc trực dám “mắng” lãnh đạo xã, mà bị vu là “cầm đầu”, bị tù năm năm. Bố đã như vậy, con trai cũng bị giam cả tháng trời, không kết tội được nhưng không một lời xin lỗi, không một xu bồi thường.

Dự án “tỉ đô” của Donacoop đẩy hàng ngàn dân vào cảnh điêu tàn (8)




Đi qua đám đông và được gọi vào bán nửa cây đá, anh Tám cũng bị kết án tù 18 tháng.
Kỳ 8 : 'Tui là Trần Văn Tám ở tù oan đây'

(PLO 10/04/2018) - Anh Tám kể trước ngày ra tòa, có người tìm đến nhà, nói với ba mẹ anh nếu chấp nhận giao đất cho Dona.Coop thì con trai ông bà sẽ được hưởng án treo. Còn nếu không giao sẽ đi “tù ở”. Và anh đã bị đi tù thật, thậm chí là đến 18 tháng tù giam chỉ vì lúc đi qua đám đông, anh được người ta gọi nên đã tấp vào bán nửa cây nước đá.

“Bị can Trần Văn Tám (SN 1974 tại Đồng Nai, Nơi ĐKTT: ấp An Xuân, xã Long Hưng, Long Thành (nay đã thuộc Biên Hòa - NV).

lundi 9 avril 2018

Dự án "tỉ đô" của Donacoop đẩy hàng ngàn dân vào cảnh điêu tàn (7)



Phiên tòa kết tội 46 nông dân.

Kỳ 7 : Những kẻ chủ mưu giấu mặt trong đêm 680 nông dân bị bắt

(PLO 09/04/2018) - Kể từ buổi chiều 18/2/2009 xuất hiện nhóm người lạ xuất hiện ném đá vào trụ sở xã, kích động đám đông đang phản đối “Khu đô thị sinh thái kinh tế mở Long Hưng” (tại xã Long Hưng, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, do Liên hiệp HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai – Dona.Coop làm chủ đầu tư), điểm nóng đất đai tại Long Hưng đã bị lái đi sang một hướng khác. Từ bản chất việc nông dân phản đối dự án trái luật, đền bù rẻ mạt; chủ đầu tư xâm hại mồ mả; đòi chính quyền địa phương bảo vệ quyền lợi chính đáng của dân; lại chuyển thành vụ nông dân “đối đầu” chính quyền.

Hồ sơ vụ án không nhắc đến mâu thuẫn giữa nông dân với chủ đầu tư lấy đất giá rẻ mạt, mà đẩy sự việc sang hướng cáo buộc nông dân “làm tê liệt hoạt động toàn bộ hệ thống chính trị xã” từ 13 giờ – 23 giờ ngày 18/2/2009, làm số tài sản trị giá hơn 650 triệu bị thiệt hại. Hồ sơ vụ án không nhắc đến những bức xúc chính đáng của nông dân mất đất, mà chỉ thấy mô tả những nông dân “manh động, hung hăng”. Cái đêm kinh hoàng ấy, công an từ khắp nơi đổ về đông nghẹt lùng bắt người.