Affichage des articles dont le libellé est Biên giới. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Biên giới. Afficher tous les articles

samedi 17 février 2024

Huy Đức - Hoàng Văn Hoan và những « nước đi » của Bắc Kinh

 

Ngày 03-07-1979, Phó Chủ tịch Quốc hội Hoàng Văn Hoan trên đường sang Đức chữa bệnh. Khi máy bay của hãng Interflug quá cảnh ở Karachi, Pakistan, ông đã cáo bệnh ở lại, rồi hôm sau đánh lừa người bác sĩ đi cùng, đi taxi đến lãnh sự quán Trung Quốc. Ngày 05-07-1979, ông được đưa tới Bắc Kinh.

Đôi bên lặng ngắt. Hơn một tháng sau, ngày 050-8-1979, Thông tấn xã Việt Nam mới phát đi bài phỏng vấn Tổng thư ký Ủy ban Thường vụ Quốc hội Xuân Thủy về “Vụ Hoàng Văn Hoan bỏ trốn”.

Ngày 09-08-1979, từ Bắc Kinh, Hoàng Văn Hoan có “Thư gửi toàn thể đồng bào Việt Nam”, buộc tội Lê Duẩn đã “khống chế đất nước”. Theo ông, trong lúc “nhân dân ta đang khao khát sống yên ổn [sau 30 năm chiến đấu gian khổ], xây dựng tổ quốc để mở ra con đường tiến tới tương lai tốt đẹp” thì, “triển vọng đó đã bị Lê Duẩn phá hoại hoàn toàn”.

Lê Học Lãnh Vân - Việt Nam học được gì từ bài học năm xưa ?

 

Ngày 17 tháng Hai năm nay đã là bốn mươi lăm năm sau thời điểm Trung cộng xâm lăng Việt Nam qua biên giới phía Bắc. Hàng năm, vào dịp ngày này, những tiếng kêu phẫn nộ, đau khóc của người Việt cất lên. Điều này hoàn toàn chính đáng.

Chỉ xin đừng để cảm xúc và phản ứng chính đáng đó át đi các câu hỏi của lý trí rất cần thiết:

1) Cuộc chiến rất hao tổn máu xương và tàn phá cơ hội phát triển cất cánh của Việt Nam, cuộc chiến đó Việt Nam có thể tránh được không? 

Bùi Chí Vinh - Từ một tấm bia ghi chiến công của sư đoàn 337 bị đục mất chữ

 

Tm bia đã b đc

Bi mt lũ đê hèn

Mt lũ hèn cõng rn

Cn gà nhà na đêm

Sư đoàn 337

Tiêu dit gic nơi đây

Ghi chiến công lng ly

Bng mt dng hình hài

Thích Thanh Thắng - Văn tưởng niệm ngày 17-2

 

(Tròn 45 năm Trung Quốc xua quân xâm lược Việt Nam)

Phương Nam giữa lúc cánh mai rơi, ánh trăng mờ tỏ.

Ải Bắc gặp khi nhành mận nở, tiếng suối thì thầm.

Hồn thiêng các anh các chị ơi!

Bao năm gió lạnh ruột đau quặn thắt tình đồng chí.

Mấy thuở trăng tàn lệ rơi se sắt nghĩa đồng bào.

Lê Đức Dục - 45 năm chiến tranh biên giới Việt-Trung : Vài điều muốn nói

 

Gần 20 năm qua, không tháng Hai nào mình không lên biên, kể cả tháng Hai năm 2020 khi đại dịch Cúm Tàu bắt đầu bùng lên.

Năm nay vì vài lý do, mình chưa lên được (chưa chứ không phải không). Và trên không gian Facebook, những sự tưởng niệm của cộng đồng về ngày 17-2 lại hiện lên qua những avatar, những ảnh bìa, những status…

Mình nhớ mùa xuân 2009, ở Vị Xuyên, ở Đồng Văn ở Mèo Vạc giữa ngàn ngàn bia mộ xám rêu lặng lẽ, mình đã viết “Những bông hoa không cần chỉ thị, cứ ra Giêng rụng thắm đất anh nằm”. Mười lăm năm sau câu chuyện những mộ bia hoang lạnh ấy, giờ đây Nghĩa trang Liệt sĩ Vị Xuyên có tầm vóc như một Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia của cuộc chiến Việt Trung 1979-1989.

Dương Quốc Chính - Ôn cố tri tân không phải để nuôi dưỡng lòng thù hận

 

Hôm nay kỷ niệm 45 năm Trung Quốc tấn công Việt Nam, gây nên cuộc chiến 10 năm, mà nhiều người lầm tưởng chỉ trong vòng một tháng (17/02-18/03).

Thời gian một tháng đó chỉ là tấn công tổng lực, nhưng cuộc chiến tiêu hao kéo dài kia mới thực sự khiến Việt Nam phải quay xe, khi đàn anh Liên Xô suy sụp, cùng với việc bị phương Tây cô lập.

Việc chúng ta ghi nhớ ngày này không phải để duy trì, nung nấu lòng căm thù quân xâm lược, mà cái chính là để ôn lại bài học lịch sử. Việt Nam đã đúng và sai ở đâu, nguyên nhân và hệ quả của cuộc chiến là gì? Chúng ta, những kẻ sinh sau, học được gì ở cuộc chiến này?

Trần Thị Sánh - Nhân ngày 17.2.1979

 

Người bắn cháy xe tăng Trung Quốc đầu tiên tại mặt trận Đồng Đăng là người Tây Mỗ quê tôi.

Sau 2 giờ nã pháo ác liệt từ Trung Quốc sang Việt Nam, 3 giờ sáng ngày 17.2.1979, Trung Quốc xua 60 vạn quân cùng hàng trăm xe tăng bất ngờ đồng loạt tấn công 6 tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam.

Thị trấn Đồng Đăng chìm trong khói lửa. Do bị tấn công bất ngờ toàn tuyến biên giới nên rất nhiều bộ đội của ta đã hy sinh ngay từ đợt tấn công xâm lược đầu tiên của Trung Quốc.

Nguyễn Thông - Ngày này, 45 năm trước

Ngày này tức là ngày 17 tháng 2. Còn 45 năm trước, tức vào buổi chiều 17.2.1979. Khi ấy tôi dạy tại Trường dự bị đại học TP.HCM. Mới gần hai tuổi nghề, hăng lắm, trường giao việc gì cũng nhận, thậm chí chưa giao cũng xung phong.

Hồi ấy không biết, hoặc chưa có bài vè “Tiến lên ta quyết tiến lên/Tiến lên ta lại xông lên hàng đầu/Hàng đầu không biết đi đâu/Đi đâu không biết, hàng đầu cứ đi”, hăng bởi đang là đoàn viên.

Sáng 17.2.1979, cả trường vẫn hoạt động bình thường, thầy trò lên lớp, học hành theo lịch, chả có gì thay đổi. Chị Nguyễn Thị Huệ, giáo viên Hóa, bí thư Đoàn trường còn dặn tôi sáng mai nhớ theo xe ông Thi già tài xế xuống cơ sở 2 dưới Tiền Giang để bồi dưỡng lớp đối tượng đoàn. Thầy Nghiệp, thầy Chi, anh Dương dưới ấy đã chuẩn bị xong cả rồi, lên lớp hai buổi trong ngày, tới chiều tối sẽ quá giang xe đưa rước giáo viên về lại Sài Gòn.

jeudi 15 février 2024

Huy Đức - Có ai biết « Tiếng vọng đèo Khau Chỉa » là cuốn sử liệu đầu tiên về cuộc chiến tranh 17-2-1979

 

Tháng 2-2023, trong buổi ra mắt cuốn sách được viết bằng cả tâm sức của mình, tác giả Nguyễn Thái Long xúc động nói:

“Hôm nay cuốn sách Tiếng vọng đèo Khau Chỉa đã đưa tôi đến đây, trước quý vị cử tọa khả kính và các độc giả thân mến. Cùng tôi đến đây hôm nay là những đồng đội của tôi – cựu chiến binhTrung đoàn 567, họ ngồi ở khán phòng này, bên cạnh tôi. Và, ngoài kia, vong hồn các liệt sĩ Trung đoàn 567.

Hơn 500 con người, 44 năm trước đã vĩnh viễn nằm lại ở những cánh rừng, ngọn núi, ven suối, suốt một dải biên giới Cao Bằng, Vị Xuyên. Suốt mấy chục năm sau đó, không mấy ai biết đến họ, nhớ đến họ. Họ bị chìm đi trong quên lãng…”.

dimanche 7 janvier 2024

Trương Nhân Tuấn - Phản biện bài “Gọi tên gì cho cuộc chiến Việt Nam-Campuchia 1979” ?

 

Trên RFA có bài phỏng vấn giáo sư (GS) Vũ Tường bên Mỹ về chủ đề “Gọi tên gì cho cuộc chiến Việt Nam-Campuchia 1979 ?”.

Theo nhận xét của tôi thì bài này có (rất) nhiều sự kiện cần được bàn luận lại. Hiện thời trong nước có rất nhiều sử gia, nhiều nhân chứng “có tham dự” cuộc chiến Việt Nam-Campuchia. Dĩ nhiên họ rất thông thạo về cuộc chiến này. Hy vọng họ sẽ lên tiếng để “rộng đường dư luận”.

Cá nhân tôi, “chuyên gia nghiệp dư về biên giới và lãnh thổ”, cũng có một số kiến thức về cuộc chiến. Việt Nam gọi cuộc chiến này là “Chiến tranh biên giới Tây Nam”. Một số học giả quốc tế gọi đây là “chiến tranh ủy nhiệm". Khmer Đỏ đánh Việt Nam là đánh cho Trung Quốc. Việt Nam lấy danh nghĩa “tự vệ chính đáng” nhưng khi đánh qua Campuchia là đánh cho Liên Xô.

vendredi 22 décembre 2023

Bông Lau - Bức tường biên giới

 

Tuần này mỗi ngày có khoảng 10 ngàn người nhập cư bất hợp pháp tràn vào nước Mỹ. Tức là gần một sư đoàn của công dân thế giới xâm lăng biên giới Hoa Kỳ mỗi ngày.

Họ thuộc đủ loại quốc tịch như Châu Mỹ La Tinh, Châu Á, Châu Phi, Trung Đông v.v...

Từ khi Tổng thống Joe Biden lên cầm quyền thì có khoảng 3,8 triệu dân nhập cư lậu được cho phép tràn vào biên giới Hoa Kỳ. Có khoảng trên 500 ngàn người khác lén lút tràn qua biên giới mà không bị phát hiện. Cộng vào đó mỗi năm Hoa Kỳ chính thức cấp visa cho khoảng 600 ngàn người định cư hợp pháp.

dimanche 8 octobre 2023

Ngô Nhân Dụng - Biden xây tiếp bức tường của Trump

 

Và gần đây nhất, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan kêu gọi “hãy giật đổ bức tường Berlin!” Trong mấy năm, bức tường ô nhục cũng sập.

Chính phủ Mỹ sắp xây thêm vào bức tường ngăn biên giới Mỹ với Mexico, phía bên này bờ sông Rio Grande. Khi tranh cử tổng thống năm 2020, Tổng thống Joe Biden đã hứa sẽ không xây “thêm một tấc” nào cho công trình Tổng thống Donald Trump đang làm dở.

Mọi người có thể coi đây là một thí dụ về thói quen “nói một đàng, làm một nẻo” của các nhà chính trị. Nhưng ông Biden thực tình vẫn muốn làm như đã nói: Không muốn dựng thêm tường! “Ông có tin việc xây tường biên giới sẽ giảm bớt được làn sóng di dân tị nạn hay không?” Ông Biden trả lời dứt khoát: “Không!”

mercredi 12 juillet 2023

Phạm Nước - Không thể quên !

 

Có thể bạn chưa biết ngày 12 tháng Bảy là ngày gì ? Xin trả lời là ngày cựu chiến binh mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang gọi là ngày GIỖ TRẬN.

Tháng 2/1979 Trung Quốc  đưa quân xâm lược trên 6 tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam, bị quân và dân ta đánh thiệt hại buộc Trung Quốc  phải rút quân vào ngày 18/03/1979. Tuy vậy Trung Quốc vẫn duy trì một lực lượng bám sát biên giới và chiếm giữ một số điểm cao trên lãnh thổ Việt Nam.

Từ ngày 28/04/1984 đến ngày 16/05/1984 quân Trung Quốc đã lần lượt đánh chiếm và chốt giữ khu vực điểm cao 1509 - 772 - 685 - 233 - 226 - 1030 thuộc Huyện  Vị Xuyên, và điểm cao 1250 thuộc Huyện Yên  Minh, Tỉnh  Hà Giang.

mercredi 28 juin 2023

Đặng Đình Mạnh - Ừ, thì truy tìm

 

Trong buổi họp báo ngày 27/06/2023, trả lời truyền thông trong nước về thông tin ba luật sư đang bị truy tìm trong toàn quốc hiện đã nhập cảnh vào Hoa Kỳ từ nhiều ngày trước, người đại diện công an tỉnh Long An hoàn toàn bác bỏ và cho rằng đấy chỉ là thông tin vô căn cứ trên mạng xã hội.

Đồng thời, những hình ảnh kèm theo thông tin ấy đã cắt ghép từ những hình ảnh cũ mà thôi.

Bình luận trước quan điểm trình bày trên của Công an tỉnh Long An, luật sư Đặng Đình Mạnh, "đối tượng" đang bị truy tìm cho biết :

samedi 10 juin 2023

Nguyễn Thông - Gót chân Asin

 

Nghe các ông bà người phát ngôn phát mãi một bài học thuộc lòng, cứ chán ặt ra.

Nói thế để Trung cộng nó sợ chăng? Không bao giờ, thậm chí nó càng coi thường. Nó thừa biết đấy chỉ là tiếng nói của một cá nhân không có quyền hành gì, cao lắm là của Bộ Ngoại giao, chứ không phải của nhà nước hoặc cấp cao hơn.

Nói thế để khẳng định chủ quyền chăng, cho thế giới biết là của A của B chăng? Chủ quyền mồm, xin thưa, chả có tác dụng gì, nhất là với một thằng đểu như Tàu cộng. Nó thừa biết "bạn" nó chỉ dám vặn dây cót mồm thế thôi.

jeudi 9 mars 2023

Ngô Văn Giá - Hèn hạ cũng nên có mức độ

 

Chuyện mới xảy ra sáng 07.03.2023 tại Đài tưởng niệm liệt sĩ Lạc Diển, huyện Quảng Hòa, Cao Bằng. Đây là nơi ghi dấu 20 chiến sĩ, đồng bào, trong đó có 16 nữ chiến sĩ đã bị quân Trung Quốc thảm sát vào tháng Ba năm 1979.

Công trình tưởng niệm này do nguồn kinh phí của các cựu chiến binh Trung đoàn anh hùng 567 và người dân cả nước chung tay quyên góp.

Trong kiến trúc tổng thể công trình, có đôi câu đối phúng của tiến sĩ, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Diện (Viện Hán Nôm), Văn bia tưởng niệm, và một bài thơ của cựu chiến binh Nguyễn Thái Long, tác giả cuốn Hồi ký xuất sắc "Tiếng vọng đèo Khau Chỉa" vừa ra mắt bạn đọc.

jeudi 29 décembre 2022

Lê Xuân Nghĩa - Xin đừng chủ quan hoặc tự mãn

 

Hôm nay, Báo điện tử VnExpress đăng bài có tiêu đề 'Việt Nam khó bùng dịch Covid-19 khi Trung Quốc mở cửa', với ý kiến của hai chuyên gia.

Ông Trần Đắc Phu (Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp Sự kiện Y tế công cộng Việt Nam), cho rằng "Việt Nam khó có nguy cơ bùng phát dịch do đã có miễn dịch". Ông Phu nói thêm rằng không nên vì Trung Quốc mở cửa mà Việt Nam áp dụng biện pháp cấm hay xét nghiệm người nhập cảnh từ nước này.

Và ông Phó giáo sư Nguyễn Huy Nga, nguyên cục trưởng Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) đồng quan điểm đó.

Trần Xuân Thái - Chớ xem thường dịch bệnh từ Hoa lục !

 

Dịch Covid-19 đang bùng phát dữ dội tại Trung Hoa Đại lục vì chính sách 0-Covid trước đó của đảng Tập, chính quyền Tập. Cơn bão dịch mà lẽ ra đã kết thúc từ lâu, thế giới và cả Việt Nam cũng đã "kết thúc" dịch từ một năm nay.

Nhưng nói gì thì nói, có thể bạn không quan tâm, không người Việt Nam nào quan tâm đến dịch tại Trung Quốc. Tuy nhiên, nhà chức trách phải quan tâm, và các nhà doanh thương, xuất nhập khẩu phải quan tâm.

Trước hết, đây là thời điểm cuối năm và mùa cận tết. Cửa biên ải vẫn mở và các hoạt động giao thương chính thức bằng đường bộ cũng như giao thương tiểu ngạch vẫn đang rầm rộ, náo nhiệt.

mardi 13 septembre 2022

Bông Lau - Vùng giới tuyến

 

Con đường hoang lạnh lồi lõm hằn vết xích của thiết giáp. Có đoạn lỗ chỗ như mặt trăng, dấu tích tàn phá của pháo binh địch. Cứ khoảng mười mấy phút thì những tiếng nổ “oành oành” từ phía trước vọng về.

Phía xa xa có những chướng ngại vật chống tăng bằng bê-tông và các trụ thép hàn chéo vào nhau bố trí giữa đường. Hai bên đường thấp thoáng các công sự chiến đấu được phủ lưới ngụy trang.

Xe đến gần thì một binh sĩ Ukraine trang bị tận răng, đội nón chống đạn, mặc áo giáp, tay lăm lăm khẩu AK-74 lầm lì bước lại. Mình xuất trình sổ thông hành và thẻ báo chí. Binh sĩ Ukraine đó biểu xe đậu đó chờ anh ta vào “ lô cốt” trình với cấp chỉ huy. Nghe các binh sĩ Ukraine rất trẻ đứng thấp thoáng sau “lô cốt” xầm xì tiếng Ukraine: “người Mỹ”.

dimanche 29 mai 2022

Sương Nguyệt Minh - Thật xót xa!

 

Gần 2.000 hài cốt liệt sĩ vẫn đang ở hốc đá, khe suối, đầu nguồn, núi rừng  biên giới Vị Xuyên.

Đội tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sĩ nằm chênh vênh bên sườn đồi.

Đi qua cổng vào là Nhà quàn hài cốt, tiếp theo là phòng ngủ của đội phó, ở giữa là phòng ngủ của lính, trong cùng là phòng của đội trưởng.