Affichage des articles dont le libellé est Bay giải cứu. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Bay giải cứu. Afficher tous les articles

mardi 18 juillet 2023

Tuấn Khanh - Nắm dao đằng cán

 

Chuyện là ông Vũ Ngọc Minh, đại sứ Việt Nam tại Angola, khi nhận được lời đề nghị hỗ trợ đưa người Việt đi làm việc tại quốc gia ở Châu Phi này về nước vào giai đoạn cuối đại dịch 2022, đã nhanh chóng đưa ra ba yêu cầu.  

Đó là nộp cho ông danh sách người về, và chỉ có ai được ông duyệt mới được lên máy bay. Điều thứ ba thì nói sau.

Nghe qua, thấy như ông đại sứ này làm việc nhanh và công chính. Thế nhưng khi có danh sách, ông Minh nói ngay là phải chi mỗi người đi về là 3 triệu. Dựa vào điều 1 và điều 2, có nghĩa, ông Minh nắm dao đằng cán, ai có trong danh sách mà không nộp tiền, tức khỏi về.

Đỗ Trung Quân - Lưu manh có chữ

 

Lãnh tụ tối cao của Bắc Triều Tiên học đại học ở Thụy Sĩ.

Ái nữ rượu của Tập Hoàng đế học đại học ở Mỹ.

Hy vọng sẽ thay đổi gì ở thế hệ sống, học hành, nhìn thấy một xã hội & thể chế khác xa nước mình ?

Đừng hão huyền, hoang tưởng…

Nguyễn Thị Bích Hậu - Lan ơi Điệp nè

 

Chị Lan rất xinh, có bằng tiến sĩ của Anh cuốc, nhưng tuổi hơi xung, 49 thì lâm nạn.

Nạn do chị tạo ra, nên thôi chị ráng chịu. Vì hoàn cảnh nhà chị khó khăn cơ nhỡ, ngày ngày mặc toàn đồ hiệu, đi xe hơi, ăn uống thừa thãi, nhà cao cửa rộng, con cái vi vu...nên chị nhận của các cô các chú doanh nghiệp trong chuyến bay rải cứu vẻn vẹn có 25 tỉ bạc.

Để có xèng, chị rất hữu nghị hợp tác với doanh nghiệp. Ban đầu doanh nghiệp gởi đơn thì chị cho duyệt ngay. Nhưng chỉ duyệt cấp phép chuyến bay đầu.

Nguyễn Anh Tuấn - Đặc ân cuối cùng

 

Một chi tiết ít người để ý trong trong phiên tòa chuyến bay giải cứu, là các bị cáo đều đeo khẩu trang khi bị dẫn giải.

Trong khi, cảnh sát dẫn giải lại không.

Lạ hơn, khi đứng lên khai báo, các bị cáo vốn là quan chức này có khi vẫn đeo khẩu trang, dù ai cũng biết nói qua khẩu trang thường khó nghe hơn nhiều. Và cảnh sát trong phòng xử cũng vẫn không đeo.

Vậy lý do là gì?

samedi 15 juillet 2023

Trần Quốc Quân - Hệ lụy từ những chuyến bay "Ngạo nghễ bay vào vùng dịch giải cứu công dân"

Tháng 11/2021, sau hơn một năm về Việt Nam tránh dịch Covid-19, tôi bay sang Ba Lan. Hai hôm sau, vợ tôi đi chợ về kể cho tôi câu chuyện thương tâm vừa xảy ra ở ngay cổng "Chợ Hoa", chợ của người Việt Nam tại Warszawa thủ đô Ba Lan.

Anh biết không? Lúc nãy, trước khi bước qua cổng "Chợ Hoa" em thấy một cậu thanh niên chừng 20 tuổi mặt buồn rười rượi, pha chút ngượng nghịu, ngửa mũ xin tiền những người Việt Nam đi qua đi lại. Em thấy lạ, vì trước nay trên toàn lãnh thổ Ba Lan chưa từng có người Việt Nam ăn xin, đằng này lại là một cậu thanh niên sức dài vai rộng, khá là khôi ngô. Em bèn đứng lại hỏi chuyện cậu ta.

- Sao cháu lại làm việc này trên đất khách quê người? Ở đây có rất nhiều việc kiếm tiền thích hợp hơn với cháu. Đừng làm thế, cháu ạ! Đừng đánh mất hình ảnh người Việt Nam trong lòng dân Ba Lan!

Hoàng Linh - Bị cáo Hưng dọa tung chứng cứ mới, có tung được không?

 

Lời khai cơ quan tố tụng ép tội đồng thời bỏ lọt tội phạm của bị cáo Hoàng Văn Hưng đã gây chấn động. Liệu nó có mở ra chiếc hộp tai ương Pandora không?

Vì sao bị cáo Hưng phản cung trong lúc 53/54 bị cáo khác nhận tội một cách dễ dàng đến đáng ngờ, như là họ nhận 1 để không bị khui 10?

Thật dễ hiểu, thuật ngữ hình sự gọi là thỏa thuận nhận tội.

Dương Quốc Chính - Kịch hay còn chưa được diễn

 

Những phiên tòa xử công an luôn đầy kịch tính, thậm chí chính là một vở kịch to. Bởi vì anh em, đồng chí, ngày thường đầu gối tay ấp, chén chú chén anh, cùng nhau ăn nhậu chơi bời các cái, nay lại rơi vào hai chiến tuyến.

Ở Việt Nam thì Tòa, Viện Kiểm sát, Công an nói chung đều là chỗ anh em thân thiết, nếu có số má là biết nhau cả, vì phải qua lại làm việc phối hợp. Nhất là công an điều tra thì càng quen thân Viện Kiểm sát và Tòa. Cậu Hưng, cựu điều tra viên của Cục An ninh Điều tra là dạng đó. Làm tới trưởng phòng rồi thì chắc hẳn là phải quen biết rộng.

Nay lại bị khởi tố thì đầu tiên là chính đồng đội của Hưng điều tra Hưng chứ ai. Cơ quan An ninh điều tra sau khi có kết luận điều tra thì chuyển qua Viện Kiểm sát. Thành ra việc Viện Kiểm sát hỏi Hưng ở tòa thì bản chất là cũng dựa trên kết luận điều tra của bên An ninh thôi. Chuyện này cả bị can lẫn kiểm sát viên đều rất quen thuộc.

Đỗ Duy Ngọc - Khốn nạn

 

Từ tháng 1/2021, Malaysia ban bố tình trạng khẩn cấp vì đại dịch Covid lên cao điểm, và yêu cầu các sứ quán phải đưa người nước mình đã mãn hạn tù đang trong các trại về nước.

Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia đã tổ chức 21 chuyến bay, trong đó có 8 chuyến bay đưa 1.891 người đã chấp hành xong án phạt tù về nước.

Đại sứ Việt Nam ở Malaysia lúc đó là Trần Việt Thái. Ông này chỉ đạo các cán bộ ở đại sứ quán thu những số tiền cao hơn quy định để chia nhau. Những người muốn được bay về phải nạp đủ tiền mới được về nước.

Hiệu Minh - Vụ “giải cứu” : Đâu rồi tiếng nói phản biện?

Vụ án “chuyến bay giải cứu” và tới đây là “kit test” chỉ là sự tiếp nối của những vụ án khủng trước đó, vụ sau khủng hơn vụ trước. Riêng “chuyến bay giải cứu” liên quan tới “hệ thống chính trị vào cuộc” đủ các bộ, ngành, từ thấp đến cao.

Đau nhất là những kẻ này thản nhiên chiếm đoạt tiền bạc của dân trong tai họa Covid-19. Chưa thấy nước nào xử vụ án hậu Covid như thế này.

Mấy năm trước có hai ông Bộ trưởng Bộ 4T một thời oanh liệt, “chém” bao nhà báo và cây viết vì dám trái lời, nhiều vị tướng công an, tướng hải quân, tướng quân đội, một thời thét ra lửa. Nhưng hôm nay họ không có dịp đọc bài viết kiểu này, như họ từng không thèm nghe phản biện khi có quyền tiền trong tay.

Nguyễn Thông - Phận dân (1)

 

Những ngày qua, và sẽ còn khá nhiều ngày nữa, từ quan tới dân, từ báo chí truyền thông mậu dịch tới mạng xã hội, từ thông tấn xã quốc gia tới thông tấn xã vỉa hè, người ta chú mục, hợp khẩu, tập trung sự quan tâm vào phiên tòa, một phiên tòa ô nhục nhất thế giới.

Nói như nhà báo Trương Huy San hay còn gọi là Osin Huy Đức, “vụ án đang xử trong tuần là nỗi nhục quốc gia. Trong lịch sử loài người hiếm khi có một nhà nước nào đối xử với công dân của mình như thế”. Tòa ấy xử đám đầu trâu mặt ngựa trong cái gọi là “chuyến bay giải cứu”.

Rồi không biết kết thúc sẽ như thế nào, nhất là nó bị phụ thuộc vào luật pháp và tòa án xứ này. Điều gì cũng có thể xảy ra mà không cần theo luật. Nhà thơ dân gian Bảo Sinh thốt lên chua chát “Bãi phân xử tội con giòi/Vì đâu mày lại nảy nòi sinh ra”.

Lưu Trọng Văn - Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nên từ chức

 

Sau khi thường xuyên phải làm việc với cơ quan điều tra; rồi tự tìm hiểu các quy định về pháp luật liên quan đến tội nhận hối lộ, Phạm Trung Kiên thấy khung hình phạt rất nặng, từ 20 năm, chung thân tới tử hình.

Kiên khai: "Bị cáo đã bị ám ảnh mức án tử hình nên rất hoảng sợ và có triệu chứng chỉ muốn chết để thoát khỏi áp lực”.

Chẳng lẽ tại văn phòng các cơ quan nhà nước thay vì các khẩu hiệu oang oang trung thành, noi gương, phấn đấu này nọ như bấy lâu nay thì nên ghi thật lớn lời cảnh báo này: Nhận hối lộ 1 tỉ trở lên sẽ bị hình phạt 20 năm tù, chung thân hoặc tử hình.

Huy Đức - May mà còn có những người vô danh khác

 

Vụ án đang xử trong tuần qua là nỗi nhục quốc gia. Trong lịch sử loài người hiếm khi có một nhà nước nào đối xử với công dân của mình như thế.

Từ tướng công an đến đại sứ đều ăn tiền của người dân trong hoạn nạn một cách thản nhiên. Tham nhũng đã trở thành một thứ văn hóa đang chế ngự và lộng hành đất nước.

Thôi đừng hót những lời chim chóc nữa...

vendredi 14 juillet 2023

Huỳnh Ngọc Chênh - Suy thoái tập thể quá sức kinh tởm

 

Lâu nay vẫn nghe các sứ quán Việt Nam ở nước ngoài có nhiều nơi rất tệ hại, nghe vậy hay vậy chứ chẳng biết thực hư thế nào.

Thì hôm nay đã có câu trả lời rõ ràng trần trụi đến mức không thể nào tin được.

Không phải chỉ vài cá nhân con sâu làm rầu nồi canh, mà cả một tập thể sứ quán đứng đầu là ngài đại sứ xuống đến tận từng nhân viên. Tất cả đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tại đó, đã thống nhất tuyệt đối bắt gần 2.000 tù nhân là đồng bào mình hối lộ đủ tiền mới cho lên máy bay về nước.

Nguyễn Thông - Đòi tiếp

 

Cách nay ba hôm, tôi viết một tút về phiên tòa "chuyến bay giải cứu" xử đám quan chức khốn nạn ăn tiền của dân trong cảnh khốn cùng. Nhưng chỉ nửa tiếng sau thì phây tuyên giáo (hóa ra phây cũng có tuyên giáo) xóa tút và xử treo tôi 1 ngày (án treo ngắn nhất thế giới, hì hì).

Lý do chúng đưa ra là tôi bảo rằng với bọn khốn kiếp ấy thì phải xử bắn, bắn cả băng a ka cũng chưa xứng. Phây nói tôi ưa bạo lực, vi phạm tiêu chuẩn của nó.

Luật xứ An Nam đã rõ ràng, ăn hối lộ (thực ra là ăn cướp, chiếm đoạt) chừng nào tiền thì bị tử hình. Đám bỏ túi 165 tỉ đồng kia, nếu cứ theo luật, chắc nhiều đứa nhận danh hiệu tử hình.

Đoàn Bảo Châu - Cười ra nước mắt!

 

Nhìn lũ hút máu lúc dân đang cạn kiệt sức sống, đúng lúc cần sự giúp đỡ đùm bọc nhất trong vụ Việt Á và Chuyến Bay Giải Cứu, các bạn nghĩ gì, cảm thấy gì?

Người trong hệ thống có thể sẽ uốn éo câu chữ mà cho rằng ở đâu mà chẳng có tham nhũng. Nhưng đợt dịch cả thế giới phải chịu vừa qua, có quốc gia nào mà cán bộ trong chính quyền lại tranh thủ hút máu, ăn thịt cơ thể Dân vốn đang ốm yếu một cách tàn nhẫn, bất nhân, đầy lưu manh, man rợ, cạn tình người như vậy không?

Trong bài này, tôi sẽ không viết bằng văn phong ưa thích là châm biếm, chế giễu lũ cán bộ mặc áo sọc nữa, bởi nhiều dư luận viên sẽ tranh thủ bảo tôi là "thế lực thù địch".

Trần Quốc Quân - Số tiền trấn lột qua 2.000 chuyến bay "ngạo nghễ" là bao nhiêu ?

 

Cơ quan tố tụng cáo buộc 23 bị cáo, là đại diện các doanh nghiệp trực tiếp liên quan đến công tác tổ chức các "chuyến bay giải cứu" đã hối lộ cho các quan chức hơn 400 lần với tổng số tiền là 226 tỉ đồng.

Thực ra, 226 tỉ đồng chỉ là con số rất nhỏ so với tổng số tiền mà bọn quan tham và doanh nhân bẩn tổ chức các "chuyến bay giải cứu" đã trấn lột của các nạn nhân người Việt sinh sống, lao động và  học tập ở nước ngoài về nước lánh nạn trong đại dịch Covid-19.

Để người trong cuộc tính cho mọi người và các nhà chức trách biết:

Tạ Duy Anh - 21,5 tỉ là ngần nào ?

 

Thực ra thì 21 tỉ đồng mà ông Tô Anh Dũng nhận trong vụ án mang tên "Những chuyến bay giải cứu" chưa phải là lớn. Nó chỉ lớn với những kẻ thu nhập 1 usd một ngày. Nó chỉ lớn so với thu nhập bình quân đầu người 100 triệu cho cả năm.

So với hàng ngàn tỉ, hàng chục ngàn tỉ, vài chục ngàn tỉ...thì nó đúng là con muỗi đậu trên lưng con trâu.

Nhưng nó ấn tượng và sẽ lưu sử xanh ở chỗ người nhận, vốn là thứ trưởng, tức quan thị lang, phó của thượng thư, hàng tòng tam phẩm xưa, lại không coi đó là tiền người khác hối lộ.

Lê Thanh Phong - Nỗi sợ án tử hình của thư ký thứ trưởng

 

Cầm đồng tiền nhận hối lộ có sung sướng gì không, hãy nghe bị cáo Phạm Trung Kiên khóc lóc trước tòa:

"Qua tìm hiểu các quy định về pháp luật liên quan đến tội nhận hối lộ, khung rất nặng, từ 20 năm, chung thân tới tử hình. Bị cáo đã bị ám ảnh mức án tử hình. Bị cáo rất là sợ và có triệu chứng chỉ muốn chết. Với áp lực đó, bị cáo có một thời gian phải điều trị tâm thần tại Bệnh viện Tâm thần Bạch Mai".

Gần 2 triệu USD trong tay, đúng là rất nhiều tiền, Trung Kiên dùng để đầu tư bất động sản, cho người thân vay. Nhưng lại sống trong nỗi sợ hãi, áp lực khủng khiếp khi nghĩ đến ngày bị bắt, nghĩ đến cái án tử hình. Với tâm trạng đó, trong hoàn cảnh của Kiên, thì câu hỏi "tiền nhiều để làm gì" đã có câu trả lời là "chỉ muốn chết".

Đỗ Duy Ngọc - Vụ án các chuyến bay giải cứu

 

Có lẽ trong lịch sử của tòa án Việt Nam dưới chế độ Đảng Cộng Sản lãnh đạo, chưa bao giờ có một cuộc xử án mà bị cáo toàn là cán bộ cao cấp đông đúc đến thế. Mà lại là lãnh đạo các ngành quan trọng của đất nước: Công an, ngoại giao, y tế...

Một vụ án ai biết chuyện cũng buông ra lời nguyền rủa và tâm trạng thất vọng, mất lòng tin nặng nề.

Trong khi cả nước và đặc biệt là thành phố Sài Gòn bị dính vào cơn đại dịch Covid. Người chết chất chồng trong các xe lạnh, người sống quẫn bách, thiếu lương thực. Nhiều nơi phải sống bằng hộp cơm từ thiện, nhiều cuộc chia ly đẫm nước mắt, những người ra đi không được một nén nhang, một vòng hoa đưa tiễn. Và trở về trong hũ cốt.

mercredi 12 juillet 2023

Đặng Đình Mạnh - Vụ án chuyến bay giải cứu

 

Cáo trạng cho rằng 24 quan chức nhận tiền tham nhũng 515 lần của các doanh nghiệp để phê duyệt các chuyến bay giải cứu.

Theo đó, số tiền tham nhũng sẽ bị cho là khoản thu lợi bất chính, khi xét xử, mặc nhiên sẽ tuyên tịch thu sung vào công quỹ nhà nước.

Thực chất, tiền nào mà của doanh nghiệp ? Tất cả đều là tiền mua vé máy bay từ mồ hôi, nước mắt của hàng nghìn người dân trong tư cách hành khách thấp cổ, bé họng của các "chuyến bay giải cứu".