Affichage des articles dont le libellé est Bệnh viện. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Bệnh viện. Afficher tous les articles

samedi 21 août 2021

Mai Bá Kiếm - Nguyễn Thành Phong đi rồi, giải tán luôn “Tổ tư vấn mắc dịch Covid -19”

 

Tôi thấy ông Nguyễn Thành Phong chẳng tài cán gì, bị điều ra Bắc làm phó Ban Kinh tế Trung ương là đúng rồi.

Nhưng cần giải tán cái "tổ tư vấn mắc dịch" gồm 8 chiên da của ông đi, vì thất bại hoàn toàn rồi!

Hồi tháng 10/2018, dư luận phản ứng mạnh về việc xây dựng nhà hát giao hưởng Thủ Thiêm vốn đầu tư hơn 1.500 tỉ (1.700 chỗ ngồi), mỗi chỗ gần tỉ đồng sợ ế, trong khi tại các bệnh viện luôn thiếu chỗ nằm.

vendredi 13 août 2021

Mai Quốc Ấn - Âm thanh tiếng ho F0

 

18 giờ hôm qua tôi nhập viện cấp cứu ở Quân y 175 (bệnh viện chữa F0). Không thấy vì có vách ngăn và bác sĩ cũng không cho bước qua nơi có bệnh nhân khác, nhưng vẫn ám ảnh về tiếng ho "níu hơi" của bệnh nhân Covid và tiếng nườm nượp đẩy xe để cứu bệnh nhân F0 trở nặng. Thấy còn sống thôi đã là đại hạnh.

Ba giờ nằm ở phòng cấp cứu trước khi chuyển đi, đã ghi nhận hơn 10 ca nặng và 1 ca tử vong.

15 giờ 15 hôm qua, Đại tá N.X.G ở TC CT gọi khẩn: "Ấn ơi bệnh viện dã chiến của quân y tại Bình Dương thiếu lắm..." Chỉ vài ngày trước, tôi xuất hàng khẩu trang N96+ và dung dịch nano bạc SafeLife Vietnam gửi tặng ngay bệnh viện dã chiến 5B của quân y vừa mới lập, mà giờ chắc hết rồi.

jeudi 12 août 2021

Trịnh Hồng Thọ - Người trẻ cũng chết !

 

Hôm nay nghe tin từ một đồng nghiệp cũ về cái chết của một đồng nghiệp ở báo khác. “Có lẽ hình ảnh cuối cùng trong tâm trí mình là cảnh cậu ấy lê khắp nơi để tìm bệnh viện cấp cứu. Khó thở, ho ra máu... đeo bình oxy gõ cửa bệnh viện xin cứu nhưng hết bình oxy lại phải lao về nhà để có bình tiếp tế” - Bạn đồng nghiệp kể.

Sau nhiều ngày cầu cứu thì người bệnh cũng được vào bệnh viện, nhưng đã mất sáng 11/8...

Bạn chết khi mới 28 tuổi.

Lộc Dương - Một tấm hình đáng sợ

 

Sáng nay, hắn dậy sớm hơn mọi ngày, bởi vì hắn có cái hẹn với nhân viên y tế sẽ tới tận nhà để khám sức khỏe cho hắn. Đây là một sáng kiến của các hãng bảo hiểm sức khỏe ở Mỹ mới được áp dụng trong vòng vài năm trở lại đây.

Sáng kiến này thuộc loại vui vui và đôi bên cùng có lợi. Hãng bảo hiểm thì vì lợi nhuận, họ muốn cử chuyên viên y tế tới tận nhà để thăm khám cho từng khách hàng. Họ muốn tránh cái viễn cảnh khách hàng lười đi khám bác sĩ, tới hồi đổ bịnh nặng phải nhập viện, thì họ phải trả khẳm bạc. Họ hiểu rõ rằng, phòng bịnh bao giờ cũng rẻ hơn trị bịnh rất nhiều.

Còn về phần khách hàng, như hắn chẳng hạn, nếu chịu cho nhân viên y tế tới tận nhà khám thì ngoài việc không phải “đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt”, lại còn được hãng bảo hiểm tặng cho cái thẻ mua sắm trị giá 15 đô la. Cũng gần thùng bia chứ ít à, dại gì mà không chịu ?

Nguyễn Gia Việt - Thiệt lạ!

 

Các bịnh viện trị Covid-19 đều tên là "Thu Dung" (Chữ in hoa).

Cá nhân tôi ban đầu nhìn ba chớp ba nháng cứ nghĩ là tên của ai đó là bệnh viện "Thu Dung" kiểu Phương Dung, Mỹ Dung, Ngọc Dung, Xuân Dung, Hoàng Dung.

Ai ngờ là người ta chơi chữ !

mercredi 11 août 2021

Đỗ Ngọc - Sài Gòn đau

 

Bạn nơi xa inbox hỏi “Chị ơi, chị ổn không, Sài Gòn ổn không? Sáu ngày không thấy chị viết gì, em lo…”.

Trả lời, chị chưa sao giữa một Sài Gòn vẫn chưa ổn. Đúng hơn, Sài Gòn đau thương. Không thể dùng từ nào khác. Sự nghiệt ngã, sinh tử không còn chỉ là “nghe nói”, mà đang xảy ra đây đó, xảy ra quanh ta, trong các gia đình.

Các bệnh viện quá tải, nhân viên y tế vất vả, nhiều áp lực. Người bệnh chết tại nhà, gọi xe cấp cứu trong vô vọng. Người chết chậm được mang đi, người thân chết không tiền mai táng, không có người thân ở nhà để lo hậu sự…không còn là chuyện đẩu đâu, gây ngạc nhiên nữa.

Nguyễn Đức Khải – Bệnh viện quá tải, thử đề nghị một giải pháp cho xe cấp cứu F0

 

Hôm trước đứng giao thiết bị hỗ trợ y tế cho một bệnh viện.

Lúc đứng cùng với Phó giám đốc bệnh viện thì 2 điện thoại hotline reo liên tục. Các ca cấp cứu tuyến dưới gọi cháy máy, nhưng số giường tại bệnh viện đã full. Hơn nữa xe cấp cứu cũng không đi xuể để đưa người bệnh.

Chị ấy nói bệnh viện có 6 xe cấp cứu, 6 tài xế. Có 3 tài xế sợ quá nghỉ việc, 2 tài xế mới được chích vaccin một lần thì bị F0 nên cách ly - còn 1 tài xế lái cho 6 chiếc xe.

dimanche 8 août 2021

Đặng Đình Mạnh - Đánh cắp sự thật có khác gì tội ác ?


Tối ngày 07/08/2021, câu chuyện của bác sĩ Khoa, người đã “Rút ống thở của mẹ để cứu sống thai phụ sinh đôi ở giường bệnh bên cạnh” được truyền tải từ hai thành viên tổ nghìn like HVN và NĐH làm rúng động nhân tâm. Chắc phải đến hàng vạn lượt chia sẻ của công chúng.

Giữa gam màu u tối về dịch bệnh, số lượt người nhiễm virus cúm Tàu vẫn tăng con số nghìn ca mỗi ngày và những hình ảnh tang thương về dịch bệnh nhiều không kể xiết. Thì câu chuyện của bác sĩ Khoa, người đã hy sinh sự sống mong manh còn lại của đấng sinh thành để cứu sống thai phụ cùng hai thai nhi khác ... như đốm sáng rực rỡ vực dậy lòng nhân ái giữa đồng bào với nhau.

Có lẽ, cả thế giới cũng chẳng thể nào có câu chuyện đẹp đẽ hơn để ca ngợi nữa kể từ ngày phát sinh cơn đại dịch từ gần hai năm trước...

Phạm Thị Hương Giang - Thông tin về câu chuyện của bác sĩ Khoa & Việc tặng máy thở

Hôm qua, sau khi thấy một nhà báo mà tôi tin tưởng đăng thông tin về câu chuyện của bác sĩ Khoa, tôi đã chia sẻ và có một người bạn của tôi đồng thời là tình nguyện viên của Quỹ nói sẽ ủng hộ chiếc máy thở này.

Tôi và chị thống nhất sẽ check thông tin để biết bệnh viện của bác sĩ Khoa làm có thực sự cần không, nếu không sẽ chuyển cho bệnh viện nào cần nhất. Sau đó, tôi đã liên hệ với Facebook của bác sĩ Trần Khoa và được anh ấy khẳng định là làm ở bệnh viện Chợ Rẫy.

Tôi nói sẽ cho team XÁC MINH rồi chuyển máy thở sang. Khoa trả lời nếu cần thì Khoa sẽ liên hệ bác sĩ Thanh để nhận máy. Tôi bảo không cần vì Quỹ đã và đang hỗ trợ bệnh viện Chợ Rẫy cũng như các bệnh viện khác của TP HCM từ đầu mùa dịch, nên có người liên hệ để xác minh thông tin và sẽ chuyển vào ngày mai nếu đúng.

samedi 7 août 2021

Nguyễn Đức Hiển - Ép giá xử lý tử thi : Hát trên những xác người


Một bác sĩ nhắn cho tôi vào 1 giờ sáng: Nhà đòn ép quá. Giá bị đẩy lên 45 triệu. Người ta không có tiền trả, đành để tử thi ở đấy nửa ngày. Đau lòng quá!

Lượng tử thi cần thiêu đang tăng đột biến không chỉ do Covid : Số bệnh nhân chết tại nhà vì lý do khác tăng do y tế quá tải, khó tiếp cận vì tình hình dịch bệnh. Tại các bệnh viện, nạn nhân cấp cứu đột quỵ trong giờ vàng đã giảm 80%, chúng ta có thể đoán được số phận của họ

Một bạn đọc nhắn: Nhà họ có 2 người chết, nhà đòn đòi 30 triệu/ca thiêu và lấy tro, không có tiền họ không làm. Năn nỉ mãi nên "lấy sỉ" 2 xác 40 triệu.

Nguyễn Đức Hiển - Tuyến trên không còn chỗ

 

(TM: Bi kịch không khác các nước châu Âu năm ngoái. Mà sao ra nông nỗi này, Saigon ơi…)

Chiều tối, anh bạn thân nhờ tôi can thiệp cho cháu anh. Gửi tôi cái ảnh thằng bé nằm thiêm thiếp trong một bệnh viện dã chiến. Thiếu bác sĩ và bác sĩ cũng đã kiệt sức. Nó được khám qua...Zalo. Và khi anh gọi thì nó đã lơ mơ. Người gầy đét dù bình thường nó thích thể thao và nặng 80 kg, cao gần mét tám. Gia đình xin chuyển viện.

Bác sĩ giám đốc học chung cao cấp chính trị với tôi. Tôi gọi anh, anh nói nhầm rồi, bệnh viện dã chiến này của bác sĩ X, và cho số.

Tôi quen vài bác sĩ ở bệnh viện dã chiến này. Họ nói với tôi là thua rồi anh Hiển, khu cấp cứu quá đông bệnh nhân chờ chuyển tuyến trên. Tôi gọi nhờ bác sĩ giám đốc, cuối cùng thằng bé được đưa vào khu cấp cứu bệnh viện dã chiến. Mong là tuyến trên tối nay trống chỗ...

mercredi 4 août 2021

Vì sao Bệnh viện Thống Nhất đề xuất tiêm vaccin Sinopharm cho Vạn Thịnh Phát?

 

(MTG 04/08/2021) Tập đoàn Vạn Thịnh Phát nhập vaccin Vero Cell (Sinopharm) với tiêu chí là một loại vaccin tốt. Vì vậy bệnh viện đã đề xuất cho đơn vị này tiêm loại vaccin trên.

PGS.TS.BS Lê Đình Thanh – Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM đã chia sẻ như thế với phóng viên Một Thế Giới về việc bệnh viện này có công văn hôm 1.8 đề nghị tiêm vaccin Vero Cell (Sinopharm) cho nhân viên Công ty Cổ phần Bảo trợ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát mà trước đó nhiều nhân viên của đơn vị này đã tiêm vaccin AstraZeneca tại đây.

Theo ông Thanh, Công ty Cổ phần Bảo trợ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát thuộc nhóm ưu tiên theo Nghị định 21 và cũng thuộc nhóm nguy cơ, vì đơn vị này đã tham gia xây dựng bệnh viện dã chiến. Do đó, Bệnh viện Thống Nhất đã tổ chức tiêm vaccin cho những nhân viên của đơn vị này.

mercredi 28 juillet 2021

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 20 : Đau thương và nghĩa tình

 

Đêm hôm qua không ngủ được. Nằm lắng nghe tiếng của đêm. Đêm Sài Gòn không còn âm thanh. Hình như có cảm giác tiếng dế giờ không cất tiếng nữa, chó cũng không sủa, tiếng mèo gọi đực cũng không còn trên những mái nhà. Không khí như đông đặc lại, nén chặt đầy bất trắc.

Ánh đèn đường rọi xuống căn phố vắng, xuống con đường không bóng đổ của người đi. Giống như cảnh trong một cuốn phim mô tả một khu phố ma không tiếng thở. Thỉnh thoảng một chiếc xe cứu thương hú còi chạy vội vã, âm thanh như tiếng của tử thần.

Giờ phút này, nếu dính bệnh mà được nằm trong chiếc xe cấp cứu là một diễm phúc. Bởi dù nặng hay nhẹ, dù bệnh dữ hay bị nhiễm virus, dù hấp hối hay còn thoi thóp thở mà liên lạc được xe, liên lạc được bộ phận có trách nhiệm, liên lạc được một bệnh viện nào đó đồng ý nhận có nghĩa là còn cơ hội sống. Trong những bộn bề và quá tải của các bệnh viện, chuyện sống chết bây giờ chỉ trông vào hên xui của số mệnh.

samedi 24 juillet 2021

Trần Thanh Cảnh - Vỡ trận !

 

Không thể nói khác về y tế Thành phố Hồ Chí Minh khi đọc tin này trên trang Facebook của Thầy thuốc nhân dân, Bác sĩ Trần Sĩ Tuấn, nguyên Tổng biên tập báo Sức khỏe và Đời sống.

Một bác sĩ bị bệnh mà gọi điện không có đồng nghiệp nào trợ giúp. Vị bác sĩ đã qua đời một mình. Kinh khủng! Bởi có lẽ các bác sĩ, nhân viên y tế cũng quá mệt mỏi. Quá tải rồi...

Nếu Bộ Y tế không có giải pháp nào khả dĩ, nguy cơ sụp đổ cả hệ thống là nhãn tiền. Thực sự bây giờ là thời khắc khó khăn. Rất khó để khắc phục trong ngày một ngày hai, bởi đây là hậu quả của chiến lược chống dịch sai lầm: quá chú trọng vào phong tỏa, truy vết, cách ly, xét nghiệm...mà không chú trọng đúng mức đến hệ điều trị. Không đầu tư đủ nhân tài vật lực cho hệ điều trị.

Võ Xuân Sơn - Hãy đừng ngoan cố

 

Hôm nay, ngồi đọc một số comment trong một số bài viết của tôi về dịch viêm phổi Vũ Hán thời gian qua, mới nhận ra, có lẽ một số bạn hiểu lầm, cũng có thể một số người cố ý, khi cho rằng tôi mâu thuẫn trong ý kiến về phương pháp chống dịch. Và từ đó phủ nhận các ý kiến của tôi.

Đề xuất của tôi mang tính nới lỏng kiểm soát, nới lỏng phong tỏa, nới lỏng cách ly, không có nghĩa là thả nổi cho dịch tự do lây lan. Trên thực tế, chúng ta đang phong tỏa bừa bãi, cách ly bừa bãi. Một F0 ghé vô một cửa hàng, mắc mớ gì mà cách ly toàn bộ những người lui tới cái cửa hàng đó trong khung giờ F0 ghé qua.

Đã thế còn cách ly cả những người tiếp xúc với người có mặt trong khung giờ và địa điểm nơi F0 ghé qua, gọi là F2. Phong tỏa cũng vậy. Cứ có một F0 là phong tỏa cả con hẻm, cả tòa nhà. Phong tỏa như vậy là dựa trên cơ sở nào? Đó là cách ly bừa bãi, đó là phong tỏa bừa bãi.

jeudi 22 juillet 2021

Phạm Ngọc Thắng - Một kiểu truyền thông phản tác dụng

 

Tôi nhớ khi Bệnh viện Quân Y 175 được ai đó cho phép thành phim trường phim Blouse Trắng, có ca sĩ Tạ Minh Tâm đóng vai chính, nhiều người vui lắm.

Riêng tôi thì chịu, không thể hiểu tại sao lại cho phép quay phim bằng cảnh thật trong bệnh viện. Bắt buộc nghệ thuật phải là giả tưởng, không được đưa nguyên bản lên màn ảnh.

Tôi đang cấp cứu bệnh nhân khó thở, đặt nội khí quản thì thật ồn ào, một rồi hai máy quay phim chĩa thẳng vào bệnh nhân, vào mặt tôi. Kết quả là hai máy quay phim bay thẳng ra cửa và một câu gầm lên: Cút! ( Thực tế là bonus câu nữa, chả nói!).

mercredi 21 juillet 2021

Nguyễn Thông - Nhỡ miệng


Tôi cam đoan ông giám đốc Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô (tên đầy đủ của nó là thế, chứ không phải chỉ trần xì Hữu Nghị, tay nào cố ý đổi tên, bỏ chữ Việt Xô đi, hoặc là muốn giấu quá khứ, hoặc hơi bị vô ơn) buột miệng nhưng đã vô tình nói ra sự thật.

Quan chức mà nói thật, dù không cố ý, vẫn đáng ghi nhận gấp vạn lần bọn leo lẻo cuội, giấu diếm, lấp liếm, đổi trắng thay đen, đánh đu chữ nghĩa.

Vụ cô gái nhờ có ông ngoại gửi gắm nên được Việt Xô đặc cách tiêm vaccin xịn Pfizer, ông giám đốc thật thà bảo "Chúng tôi hôm đó tiêm cho các cán bộ cao cấp xong thì thừa ra hai liều...", dĩ nhiên hai liều ấy là Pfizer xịn.

Việt Nam : Sài Gòn tập trung cứu bệnh nhân Covid nặng, đẩy nhanh tiêm chủng


Đăng ngày:

Đây là một sự chuyển hướng thay cho việc truy vết lâu nay vì thực tế số người bị nhiễm đã tăng quá nhanh, các điểm cách ly tập trung bị quá tải. Những người mới phát hiện là F0 (dương tính với virus corona) tại thành phố Hồ Chí Minh, không có triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm có tải lượng virus thấp được phép tự cách ly tại nhà nếu đủ điều kiện. Lo ngại về nguy cơ lây nhiễm chéo tại các khu cách ly tập trung càng tăng lên với sự kiện 506/689 nhân viên và người cai nghiện ở cơ sở Bố Lá (Bình Dương) bị phát hiện dương tính hôm nay.

Với trên 40.000 ca dương tính và 335 bệnh nhân tử vong so với 370 trên cả nước (riêng trong ngày hôm nay là 32 người), thành phố Hồ Chí Minh giờ đây tập trung cứu chữa các trường hợp Covid nặng. Bệnh viện hồi sức 1.000 giường tại Thủ Đức được đưa vào hoạt động chuyên điều trị các trường hợp nguy kịch, hợp sức với 12 bệnh viện dã chiến đã có (34.500 giường).

Miến Điện lao đao với đợt dịch Covid thứ ba

dimanche 18 juillet 2021

Trịnh Hồng Thọ -Thôi đừng xạo nữa, xạo như vầy là giết dân !


Trích 1: Thủ tướng: Dành những gì tốt nhất cho TP HCM chống dịch

Lãnh đạo Chính phủ nhấn mạnh tinh thần “tất cả vì TP HCM” để nhanh chóng đưa thành phố trở lại bình thường.

(VnExpress 08/07/2021)

Trong khi đó,

Trích 2: Dạo này nhận được nhiều comment kiểu nầy từ các y bác sĩ trẻ trong tâm dịch, các khu cách ly, các bệnh viện dã chiến: "Buồn quá Thầy, bạn em cũng trong đó, không biết là đang chống cái gì luôn, tay không bắt giặc" ;