Affichage des articles dont le libellé est Đời sống. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Đời sống. Afficher tous les articles

jeudi 25 novembre 2021

Nguyễn Một - Một liên tưởng kỳ quái !


Sáng nay lướt báo thấy nhiều bài đăng chuyện một người từng là diễn viên điện ảnh nổi tiếng, than khóc chuyện “nghèo khổ vợ con bỏ đi”. Đây không phải lần đầu, trước đây sau khi kể khổ anh đã được giúp đỡ nhiều lần với số tiền bằng cả gia tài của người khác.

Tôi nhớ trong bút ký có tựa “Số phận hình tam giác, quẻ vị tế và một con người” tôi mở đầu:

“Những tháng năm cơ cực của thời điểm đất nước sau 1975, trôi qua chậm chạp trên vùng đất bán cao nguyên Long Khánh. Những vết thương chiến tranh băm nát bộ mặt tỉnh lỵ nhỏ bé này.

mardi 23 novembre 2021

Hương Nguyễn - Những người vắng mặt trên hè phố Sài Gòn

 

1) Hè phố Sài Gòn vào những ngày chưa có trận dịch tàn khốc vừa qua, luôn nhộn nhịp, đông vui, nhưng rất có lớp lang, thứ tự. Cứ y như rằng, đến giờ đó, tại vị trí đó, sẽ xuất hiện người đó với quầy hàng đó. Cứ đều tăm tắp mỗi ngày, nắng cũng như mưa.

Tôi đi làm, sáng đi chiều về, cũng tham gia vào cái đồng hồ sinh học trên hè phố Sài Gòn.

2) Qua gần bốn tháng, Sài Gòn đau thương tan tác. Giờ mở cửa lại. Giờ tôi được tự do đi trên con đường quen thuộc, nhưng lại thiếu một số bóng dáng quen thuộc trên vỉa hè Sài Gòn, đã từng góp thêm một nét văn hóa đáng yêu của Sài Gòn. Mỗi con người là một cảnh đời, có lúc thoáng qua, mờ nhạt trên hè phố, tồn tại bao nhiêu năm; nhưng giờ tự nhiên đồng loạt biến mất. Tự nhiên thấy hụt hẫng...

Thân Trọng Minh - Sài Gòn vắng những tiếng rao


Họ đã đi đâu, về đâu?

Từ rất lâu rồi, người dân Sài Gòn đã quen thuộc với những gánh hàng rong.

Họ là người Sài Gòn, họ là những người dân nghèo ở miền Tây, ở miền Trung, hoặc ở tận ngoài miền Bắc vào buôn bán kiếm sống.

mercredi 20 octobre 2021

Bùi Kiều Trang - Ông Lê Minh Tấn và Sở LĐTB&XH TPHCM!

 

Nếu ông Lê Minh Tấn không thấy ai đói, tôi sẽ chỉ cho ông hơn một Phường có dân bị đói. Cán bộ Phường ấy phải nhờ anh em chúng tôi xin gạo, xin rau, xin lương thực, thuốc men trong đợt dịch vừa qua.

Nếu ông Tấn không thấy ai khổ, tôi có thể chỉ cho ông một vài khu phố có những gia đình mẹ nhịn để con ăn, bà ăn cơm trắng dành vỉ trứng không vơi cho cháu ăn được mấy ngày.

Nếu ông Tấn nghĩ rằng ba đợt hỗ trợ của thành phố, chỗ ông quản lý đã đến tay người dân cả ba. Tôi có thể chỉ cho ông hơn mấy trăm hộ dân chỉ nhận được một lần duy nhất, ở đợt 3 này. Số tiền là 1 triệu đồng.

dimanche 15 août 2021

Nguyen Khan - Những người khốn khổ

 

Việc những người lao động phải ly hương tìm đến những nơi có việc làm để mưu sinh không chỉ là sự đương nhiên mà còn là xu thế của thời đại (toàn cầu hóa). Song bất ngờ là đại dịch cúm Vũ Hán xuất hiện làm rối tung tất cả, đảo lộn tất cả việc ly hương kiếm sống của những người lao động.

Đầu năm 2019 thế giới đã chứng kiến dòng người lao động nông thôn Trung Cộng tại các khu công nghiệp trọng điểm Quảng Châu, Thâm Quyến...Gồng gánh rồng rắn quay về quê nhà vì mất việc do thương chiến Trung Mỹ, làm không ít người xót xa cho cuộc sống bấp bênh của những người lao động nông thôn.

Dù lúc ấy báo chí Trung Cộng lèo lái sang hướng tích cực là người lao động về quê khởi nghiệp, thì cũng không vì đó làm giảm bớt sự thê thảm của những người khốn khổ bán sức lao động nuôi thân ở những thành phố công nghiệp.

Nguyễn Đình Bổn - Tháo chạy khỏi thành phố lần thứ n!

 

Tôi đã nhìn thấy bạn bè mình từng hết lòng, bất chấp nguy hiểm để đem lương thực, thực phẩm cho những xóm trọ mà gần như 100% người dân không còn gì. Họ giờ cũng hết tiền, hết sức!

Sáng nay tôi nghe tiếng kêu cứu của một người trẻ tuổi tại Q.9 rằng em đói quá, em chỉ xin vài gói mì!

Sau nghị quyết 15.9 Sài Gòn phải hết dịch, là lệnh phong tỏa kéo dài thêm một tháng, như một đám cuồng phong thổi vào ánh sáng leo lét của ngọn nến hy vọng.

lundi 9 août 2021

Nguyễn Ngọc Chu - Cần nghĩ lại quy trình thực thi giãn cách ở Hà Nội


Việc thực thi giãn cách ở Hà Nội hiện thời đưa đến nhiều điều phải “nghĩ thật”.

1. QUAY LẠI THỜI BAO CẤP LẠC HẬU

Vào thời đại nền công nghiệp 4.0 ở thập niên thứ 3 của thế kỷ 21 mà phải lập các chốt, dừng người đi đường để kiểm tra chứng minh thư nhân dân, giấy đi đường theo mẫu ban hành, lịch trực, lịch làm viêc, văn bản phân công tác, xác nhận của phường – là cách quản lý lạc hậu thời bao cấp. Không có lý do nào có thể biện hộ.

2. NHỮNG HỆ LỤY

jeudi 5 août 2021

Nguyễn Công Khế - Nhân loại

 

Cho tôi đi giữa nhân loại đớn đau... (Trịnh Công Sơn).

Thực ra tôi chẳng muốn sống và chọn để được sống ở những năm tháng như hiện tại, nếu như tôi được chọn.

Cho dù những cuộc sống này cho tôi được rất nhiều thứ. Ví dụ, hồi nhỏ, tôi mơ ước muốn lớn lên được làm anh nhà báo. Tôi đã được. Khi tôi đang ở trong tù, tôi mơ ước được tự do. Tôi đã được. Tôi muốn khi lớn lên, lập gia đình, có con có cháu, mạnh khỏe, đẹp, thông minh, không hư hỏng. Tôi được.

samedi 31 juillet 2021

Lưu Nhi Dũ - Những cuộc tháo chạy tán loạn và câu chuyện “Sở kiến hành”

 

“Thùy nhân tả thử đồ/Trì dĩ phụng quân vương” (Ai là người vẽ bức tranh này/Dâng lên nhà vua)?{NGUYỄN DU}

*****

Hôm 25-7 tôi có viết cái note Chạy đâu cho thoát Covid”. Trong đó nhấn mạnh tình hình rất đáng lo ngại, rằng người dân đang “tháo chạy tán loạn” khỏi Sài Gòn bằng mọi phương tiện. Thấy thương dân vô cùng nhưng chạy đâu cho thoát khỏi Covid! Họ vẫn chạy, chạy và chạy. Hàng ngàn người chạy xe máy, ô tô về Tây Nguyên, miền Tây, miền Trung, tận Huế, Quảng Trị, Hà Tĩnh… Chạy, và chạy…

Và cho đến nay (31-7), cuộc tháo chạy tán loạn vẫn tiếp diễn. Dịch bệnh sẽ gieo rắc khắp nơi!

Huy Đức - Đừng cố kiểm soát bằng mọi giá

 

Ai đang đâu cứ ở yên ở đấy là lý tưởng nhất để chống dịch, nhưng thực tế không đơn giản như thế.

Có hàng triệu người tới Sài Gòn chỉ để thường nhật mưu sinh. Sài Gòn chỉ là nơi ở trọ. Khi Sài Gòn không còn nguồn sống, lựa chọn con người nhất của họ là VỀ NHÀ. Sài Gòn chưa phải là nhà.

Chính quyền có ý định tốt là mong muốn kiểm soát dịch tuyệt đối. Nhưng, cũng như trước sóng thần, lụt bão... nhiều khi, con người phải chấp nhận bất lực trước thiên nhiên. Thay vì nghĩ rằng mình có thể kiểm soát, cần tiên liệu là sau quyết định của mình, người dân sẽ sống bằng gì.

jeudi 29 juillet 2021

Nguyễn Quang Vinh - Sài Gòn: Người vô gia cư


Tưởng ngủ nhưng rồi nằm nghĩ, ở Sài Gòn và một số thành phố lớn khác nữa, rất nhiều người vô gia cư, rất nhiều. Đặc biệt Sài Gòn, mùa dịch này, với giãn cách xã hội, với lệnh cấm giới nghiêm sau 18 giờ, họ sống thế nào?

Họ, những người vô gia cư ban ngày với đủ thứ việc, bây giờ dịch dã, phố vắng, đường vắng, ngõ chăng dây, họ sống ra sao?

Đêm, như bình thường, một số nhóm hội từ thiện, các em sinh viên, thanh niên tình nguyện thường vẫn đi gặp họ, san sẻ chai nước, miếng bánh, hộp cơm. Giờ giới nghiêm đêm, không ai đi được, những người vô gia cư ai lo?

Dũng Phan - Dạy đời trong tang thương đồng loại


Bức ảnh này rất thâm thúy. Tất cả chúng ta đều có thể thấy chính bản thân ở trong đó.

Mảng màu xanh có thể không đơn thuần chỉ là giàu có, điều kiện đủ. Mà còn có thể là những cậu nhóc, cô nhóc được bố mẹ nuôi, lên mạng gõ phím bình thiên hạ.

Cũng có thể là những vị chức sắc chống dịch bằng giấy và các chủ trương. Những người làm nhiệm vụ nhưng thiếu lý, thiếu tình và chỉ làm sao cho số đẹp để báo cáo với thủ trưởng.

mardi 27 juillet 2021

Võ Xuân Sơn - Đề xuất thêm một lần nữa


Kính gởi ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TPHCM.

Đọc báo Tuổi Trẻ, thấy ông phát biểu “chúng ta xin nhân dân lượng thứ”. Thực tình thì tôi không hiểu lắm khi ông sử dụng đại từ “chúng ta”. Tuy nhiên, qua cách mô tả của Báo Tuổi Trẻ, thì đây là một phát biểu chân thành. Và tôi cảm động vì điều đó.

Mặc dù chưa có quan chức nào như ông nói theo cách như vậy, nhưng tôi cho rằng, nói vẫn dễ hơn thực hiện. Cái mà nhân dân mong muốn, là những người nắm chính sách phải thấy được thực tế, và đưa ra những quyết sách mang lại kết quả thực sự. Nếu thực tâm, ông có thể tìm thấy đề xuất của tôi cách đây một tuần ở Sở Y tế TPHCM (tôi không rõ nó có được chuyển đến văn phòng của ông không).

dimanche 25 juillet 2021

Đặng Đình Mạnh - Cần chế định chính quyền “tuyên bố vùng dịch”

Cơn đại dịch cúm Tàu đã hoành hành thế giới suốt hơn một năm rưỡi qua. Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, hầu như Việt Nam không có cơ may nào để tránh thoát khỏi cơn dịch cả. Nhất là về địa lý, Việt Nam có lãnh thổ tọa lạc giáp ranh ngay bên cạnh ông bạn hàng xóm Trung Cộng, nơi khởi nguồn cơn đại dịch.

Dịch đến đâu, nó làm đình đốn mọi hoạt động thường nhật ở nơi đó, từ quan hệ công, công-tư đến quan hệ tư.

Đối với quan hệ công, cơn dịch đã từng làm nhiều cơ quan công quyền phải tạm đình chỉ trách nhiệm cung ứng dịch vụ công cho công chúng. Đình chỉ cả hệ thống tài phán ban phát công lý. Đồng thời, nó làm phát sinh thêm nhiều công việc mang tính chất lâm thời, thậm chí, chưa từng được dự liệu trong bất kỳ quy định luật pháp nào.

dimanche 18 juillet 2021

Từ Nguyên Thạch - TPHCM những ngày giãn cách : Sài Gòn nhớ, Sài Gòn thương


Hàng ngàn người ở Sài Gòn khăn gói về quê trốn dịch. Đậu, một cậu em bà con, quê ở Cai Lậy, sáng nay hối hả đưa vợ con về quê. Được trốn dịch là vui rồi. Nhưng Đậu lại buồn. “Không biết ngày nào vợ chồng em trở lại Sài Gòn đây”, Đậu nói.

Từ đầu tháng Sáu, khi Sài Gòn áp lệnh giãn cách, Đậu đã một lần chạy trốn về quê. Đợt đó cũng có đông người chạy về quê. Nhưng số người bị các địa phương đuổi về cũng không phải ít, trong đó có Đậu.

Em đã nhanh chân về tận nhà. Vậy mà cũng không yên. Không biết ai báo mà hôm sau du kích xã xuống tận nhà bắt đi cách ly 21 ngày. Đậu phải cầu cứu ông chú bà con làm đại úy công an trên Mỹ Tho.

mercredi 14 juillet 2021

Trần Phi Tuấn - Chính sách trên trời, cuộc đời dưới đất

 

Có một chị nhà ở Lê Văn Khương, quận 12 đi mua đồ ăn mãi không được, nên chạy xe qua Hóc Môn, cũng trên đường Lê Văn Khương, hai quận chỉ cách nhau một cây cầu.

Khi qua chốt, không ai hỏi gì, nhưng khi mua đồ xong, tính qua cầu về nhà, thì chốt kiểm soát bảo: Chị quay về Hóc Môn đi.

Cho dù chị này lấy căn cước công dân ra để chứng minh nhà mình ở quận 12, nhưng anh em chốt trực vẫn kiên quyết không cho qua cầu. Thôi đành đứng bên cầu mà hát: Đi về đâu hỡi em, chứ biết mần răng chừ!

vendredi 9 juillet 2021

Mai Bá Kiếm - Có mắt mà không tròng !


Ngày 7/7/2021, Ban Thường vụ Đảng ủy Liên hiệp Hợp tác xãThương mại Thành phố ra Thông cáo về việc Saigon Co-op luôn đảm bảo đầy đủ hàng hóa phục vụ bà con Nhân dân trong mùa dịch, với giá cả bình ổn ra thị trường trong tối thiểu 6 tháng tới cho tất cả các mặt hàng nhu yếu phẩm (7.000 mặt hàng).

Ngày 8/7, trước khi bị phong tỏa, tôi đi Co.opmart 1362 Huỳnh Tấn Phát chụp hình các quầy kệ trống trơn làm bằng! Chắc chắn Ban Thường vụ sẽ chửi nhân dân không mua từ từ.

Trong khi đó, Sở Công thương lần lượt lock down chợ đầu mối, chợ truyền thống, chợ tự phát, để dồn dân về "ấp chiến lược": siêu thị.

mercredi 23 juin 2021

Từ Nguyên Thạch - TPHCM những ngày giãn cách : Ba tuần thử thách


Tiếng sáo của người đàn ông ngồi bên đường làm lạnh buốt hồn tôi sáng nay, 22-6, đúng ba tuần Sài Gòn giãn cách.

Trên con đường Phạm Văn Đồng đoạn qua quận Bình Thạnh, ông ngồi sát lề, trước mặt là rổ đựng những món hàng gồm bút bi, gói tăm, khăn giấy… Khi tôi tới gần, ông không chú ý. Ông đang dồn hết làn hơi vào ống sáo. Đôi mắt lim dim. Tiếng sáo được khuếch âm qua một cái loa nhỏ đặt trên vỉa hè. Ông thổi say mê, mặc dòng người xe trôi qua.

Tiếng sáo làm khoảng không gian quanh ông trở nên trầm mặc, như muốn níu chân kẻ bộ hành. Tôi tự hỏi với những món hàng nhỏ ấy có thể nào giúp ông vượt qua khó khăn của những ngày giãn cách? Cái nắng oi bức và bụi đường dường như chẳng chiều ông. Lòng tôi se thắt. Sẽ có bao nhiêu con cháu đang ở nhà đợi ông mang về niềm vui quanh mâm cơm nhọc nhằn...

lundi 21 juin 2021

Trần Thu Hà - Đau lòng ta muốn khóc ....


"Bà con ơi, mua ủng hộ em đi, ăn giùm cho em với. Em mà ăn hết chỗ này thì chết mất”.

Khoảng 21 giờ tối qua khu dân cư chỗ mình nhận được quyết định sẽ đóng cửa toàn bộ chợ tạm lúc 4 giờ sáng nay.

Lúc đó, cá đã bắt lên khỏi đầm, gà đã bắt ra khỏi chuồng, heo bò đã ngả thịt, hoa đã lên xe, trái cây đã nằm trong cần xé... Hầu hết bà con nông dân, ngư dân, tiểu thương đã lên hàng, ôm hàng xong cho buổi chợ ngày mai.

Ngô Trường An - Sống bằng gì ?

Trên mạng đang chia sẻ hình ảnh, nhiều tài xế công nghệ phải mang theo con nhỏ của mình ra đường đón khách, vì nhà trẻ đóng cửa do dịch cúm tàu.

Nhìn hình ảnh thấy thương các cháu nhỏ, thương cả cha mẹ trẻ của chúng vất vả mưu sinh trong giai đoạn dịch bệnh kéo dài.

Có thể, hôm nay không đi chở khách thì cả nhà họ không có cái gì để bỏ vào bụng, con họ sẽ đói. Biết rằng, đưa con đi theo như vậy vừa vất vả, vừa nguy hiểm cho con. Nhưng, có thể, họ chẳng còn đường nào để chọn lựa!