Affichage des articles dont le libellé est Đại học. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Đại học. Afficher tous les articles

mardi 17 août 2021

Thư ngỏ gửi bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn

 

Kính gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn 

Chúng tôi là những giáo chức, giảng viên, nhà khoa học hiện đang công tác hoặc đã nghỉ hưu nhưng luôn trăn trở với nền giáo dục nước nhà, nhất là trong bối cảnh công cuộc Đổi mới căn bản toàn diện của ngành lại đang diễn ra giữa cơn đại dịch, làm ảnh hưởng không nhỏ trên mọi mặt đối với những quyết sách và công tác triển khai ở mọi cấp học. 

Thưa Bộ trưởng, giữa bối cảnh ấy, vừa qua, ngày 9/8/2021 nữ giảng viên Trần Thị Thơ (trưởng bộ môn, Khoa Tiếng Anh, Đại học Duy Tân, Đà Nẵng) đã bị nhà trường, ở một địa phương có truyền thống cởi mở, phóng khoáng về tư tưởng, sa thải vì một phát ngôn bày tỏ quan điểm và tình cảm đối với đồng bào khi hệ thống an sinh xã hội của đất nước chưa được hoàn thiện, khiến người dân phải chạy dịch hàng ngàn cây số trên những chiếc xe máy đầy hiểm nguy và bất trắc.

vendredi 13 août 2021

PGS Hoàng Dũng - Vì sao Đại học Duy Tân nhanh nhẩu sa thải cô Trần Thị Thơ ?

 

Sau vụ Đại học Duy Tân sa thải giảng viên Trần Thị Thơ, Trưởng bộ môn của Khoa tiếng Anh vì đã "phát ngôn phiến diện về công cuộc phòng chống dịch Covid-19", nhờ bạn bè mách bảo, tôi mới rà soát trên báo chí thông tin về trường đại học này.

Hóa ra, chỉ trong năm 2020, và chỉ riêng trên tờ Lao Động, đã có thông tin cho biết Đại học Duy Tân từng:

(1) Là nơi xuất phát lá thư nặcdanh nói xấu các trường đại học trên địa bàn Đà Nẵng trong mùa tuyển sinh đại học 2020;

Tuấn Khanh - Vết cắt không tuôn máu

 

(Saigon Nhỏ) Bạn có biết rằng một vết cắt từ cạnh của một tờ giấy mỏng, sẽ gây đau đớn và dai dẳng hơn khi bị đứt tay bằng dao không? Các nhà khoa học cũng ngạc nhiên về điều đó và bỏ công ra tìm hiểu.

Rốt cuộc, người ta tìm thấy lý do là dù vết thương do giấy cắt nhìn đơn giản, nhưng thật ra giấy lại có độ linh hoạt, mềm mỏng hơn, nên vết thương nhỏ nhưng trải rộng hơn. Nhìn dưới kính hiển vi, cạnh răng cưa của tờ giấy vết thương từ giấy sẽ làm vết thương rách nát. Nó hành hạ các đầu dây thần kinh ở tay, ngón tay nhiều hơn, lâu và khó lành.

Câu chuyện của một người tìm cách trò chuyện với cô giáo Trần Thị Thơ, khi còn dạy ở trường đại học Duy Tân, Đà Nẵng, rồi tìm cách ghi âm gài bẫy để chuyển cho ban giám hiệu, cũng không khác nào như vết cứa của tờ giấy vậy. Nghe qua lời kể, dường như đó là học trò của cô Thơ. Mọi thứ nhầy nhụa và thật đau đớn.

jeudi 12 août 2021

Bùi Chí Vinh - Câu hỏi từ nỗi nhục nhã của cô giáo Thơ

 

Bùi Chí Vinh : Cô giáo Thơ, giảng viên môn tiếng Anh của trường Đại học Duy Tân, Đà Nẵng bị Hiệu phó của trường sa thải vì đã phát biểu với học trò như sau: “Cô cảm thấy nhục nhã khi đồng bào của cô chạy xe máy một ngàn rưỡi cây số về. Cô cảm thấy rất nhục nhã vì điều đó. Tại sao cũng là người mà khi dịch đến, những quốc gia trên thế giới người ta được hỗ trợ rất nhiều, kể cả việc tiếp cận vaccin, còn chúng ta thì thế nào? Em thử lên đèo Hải Vân coi, đó mới là sự nhục nhã”.

CÂU HỎI TỪ NỖI NHỤC NHÃ CỦA CÔ GIÁO THƠ

Đt nước cn nhng cô giáo Thơ như vy

Nhng cô giáo không “rút ng th” mi người như facebook bác sĩ Khoa

Cô giáo tên Thơ nhưng không ng vùi trong… thơ mng

Mà biết m mt xót xa trước ni nhc sơn hà

Mạc Văn Trang - Gửi cô giáo Trần Thị Thơ

 

(Nguyên Giảng viên, Trưởng bộ môn, Khoa tiếng Anh, Đại học Duy Tân, Đà Nẵng)

Sài Gòn, ngày 12/8/2021

Cô Thơ thân mến,

Là nhà giáo, đồng nghiệp với Cô, thấy Cô bị sa thải chỉ vì một sự cố nghề nghiệp nhỏ nhoi, tôi rất buồn và xin được chia sẻ nỗi bức xúc với Cô.

Tuy nhiên đọc lời chia tay của Cô với các sinh viên, các giảng viên của trường, tôi thấy yên tâm, vì Cô có một tâm thế bình tĩnh, hiểu nhân tình thế thái và giữ vững bản chất nhân cách của mình. Với trình độ và bản tính ngay thẳng của Cô, tôi tin Cô sẽ tìm được công việc và môi trường làm việc xứng đáng với mình. Trong cái rủi có khi lại có cái may đó Cô!

mercredi 11 août 2021

Tạ Duy Anh - Đừng mơ hão

 

Nhân vụ cô giáo Thơ, thấy đau buồn cho nền giáo dục nước nhà. Điều đó cho thấy tương lai sẽ còn mù mịt lắm. Đau buồn nhất chính là nó xảy ra ở một trường có cái tên Duy Tân!

Nhưng bỗng dưng lại nhớ giáo sư Trần Quốc Vượng.

Một lần, vào khoảng 1990, hoàn toàn do ngẫu nhiên, ông và tôi cùng đạp xe trên đường Đê La Thành, hướng về Ô Chợ Dừa. Khi đó tôi đang là Học viên trường Viết văn Nguyễn Du, còn ông là giáo viên thỉnh giảng. Chính ông nhận ra tôi trước. Ông bèn bảo tôi đạp chậm lại. Chúng tôi đạp song song nhau. Ông nhìn tôi cười, nụ cười rất Trần Quốc Vượng, rồi bảo:

Võ Nhật Thu - Qua chuyện cô giáo bị đấu tố

 

Khi nghe xong thâu âm, tui trách cô. Đôi co mần chi với đám mất dạy í! Nghe giọng điệu của đứa sinh viên thì biết nó khi ra trường sẽ được đám bò nào tuyển dụng rồi!

Chợt nhớ có câu chuyện về giáo sư Trần Quốc Vượng.

Một lần giáo sư nói chuyện với sinh viên về vận mệnh dân tộc. Ông đặt ra nhiều câu hỏi nhưng không có một cánh tay giơ lên trả lời. Ông chuyển đề tài qua bói toán rồi bảo: Tôi có biết coi chỉ tay để biết số phận của từng người, em nào thích tôi xem cho.

dimanche 25 avril 2021

Nguyễn Đình Bổn - Vì sao các ông bà dạy đại học chôm chỉa khắp nơi mà không bị phát hiện?


Hiện nay vấn đề chôm các bài báo, sách đã in, công trình nghiên cứu từ nước ngoài... của các... tiên sư giáo sĩ dạy đại học tại Việt Nam không hiếm. Nhưng tại sao ít bị phát hiện cho đến khi tới tai tác giả thực của nó và họ lên tiếng thì mới... sửa sai?

Đó là do cách đào tạo đại học và sau đại học tại Việt Nam.

Tại các nước tiên tiến, kể từ ngưỡng cửa đại học, sinh viên được xem như người đã trưởng thành và đã được trang bị kiến thức nền tảng, họ được dạy, bắt buộc phải thực hành việc nghiên cứu một cách bài bản, có phản biện. Càng lên cao (làm luận án thạc sĩ, tiến sĩ) càng phải nghiên cứu chuyên sâu, độc lập, phải viết bài đăng báo về chuyên môn của mình như một tín chỉ tối cần thiết.

Nguyễn Đình Bổn - Đẹp mặt quá !

Đó là mặt của bà Hoàng Xuân Phương và ông Vũ Mộng Lân. Cả hai đều là giảng viên đại học, có cả ngàn học trò. Họ đã chôm chỉa phần lớn (85%) nội dung dịch từ bài báo của giáo sư Jim Macnamara (Úc), đã đăng trên tạp chí quốc tế uy tín Journalism & Mass Communication Quarterly năm 2016.

Chôm xong họ in thành giáo trình, rồi xuất bản sách để dạy cho sinh viên và bán kiếm danh.

Điều này khiến ngài Jim Macnamara bực bội phải gửi email đến khoa báo chí và truyền thông Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) và Trường ĐH Văn Lang phản ánh nhóm tác giả Hoàng Xuân Phương (phó khoa quan hệ công chúng - truyền thông Trường Đại học Văn Lang) và Vũ Mộng Lân (giảng viên cùng khoa) đạo văn.

lundi 1 mars 2021

Trung Quốc xâm nhập vào các trường đại học Pháp


Đăng ngày:

Pháp có 18 Viện Khổng Tử, trong khi Mỹ ngăn chận

Tuần báo bất bình nhận xét, giới chức Pháp không muốn đề cập đến ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc trong giới học thuật, trước nguồn lợi học phí từ 35.000 sinh viên Hoa lục. Bộ trưởng Giáo dục Frédérique Vidal tháng 2/2019 đã sang Bắc Kinh ký một loạt thỏa thuận. Mười tám Viện Khổng Tử đã mở ra tại Pháp trong 15 năm qua, trong đó có 10 viện nằm trong các trường đại học.

Trong khi đó Hoa Kỳ đã xếp mạng lưới các Viện Khổng Tử vào diện « phái bộ ngoại giao », để ngăn chận các hoạt động gây ảnh hưởng, và giới hạn số du học sinh từ Hoa lục.

jeudi 10 décembre 2020

Ngô Nguyệt Hữu - Trường ham bả phù hoa, hoa hậu không biết « ngồi trông hướng »


1. Các anh nói đây là đáp từ, các anh xạo quần vừa vừa ấy.

Quốc gia phương Đông, nghìn năm hiếu học tôn sư trọng đạo. Thầy mất, trò dựng lều tranh ở cạnh mộ ba năm khói hương ấm đất.

Chứ có thói nào sinh viên mới Hoa hậu ngồi hệt lãnh đạo, còn thầy đứng thưa bẩm.

Nay bà Hoa hậu bả ngồi như bà nội với Ban Giám hiệu, mai bả đi học bả ngồi ở đâu?

mercredi 9 décembre 2020

Võ Xuân Sơn - Cái sự dạy ngày nay


Từ hôm qua đến giờ, tấm hình nhà trường tiếp đón cô sinh viên của mình vừa được phong danh hiệu hoa hậu tràn ngập trên mạng Facebook. Tôi lại nhớ đến một tấm hình khác được đăng kèm theo đây.

Cả hai tấm hình đều cho thấy mối quan hệ thầy trò ở Việt nam hiện giờ đã khác xa so với truyền thống. Các thầy trong hai tấm hình này đều thể hiện sự cung kính với học sinh của mình. Các thầy đều tỏ rõ tư thế cấp dưới đối với cấp trên, sự yếm thế thể hiện rất rõ rệt qua cái lưng khum khum, cái tay khoanh lại. Cả hai người học trò trong hai tấm hình đều đang ngồi và các thầy thì đang đứng.

Thấy gì qua những tấm hình này ?

samedi 10 octobre 2020

Lê Học Lãnh Vân - Tính đạo đức nhân bản của sự công bằng


Báo Tuổi Trẻ Online, ngày 06/10/2020, cho biết “Ngô Văn Hiếu, học sinh 10 năm cõng bạn đi học, đạt 28,15 điểm, không đủ điểm để đỗ ngành y đa khoa, ngành có điểm chuẩn cao nhất của Trường đại học Y Hà Nội”. 

Ngô Văn Hiếu là người bạn đặc biệt vì đã cõng bạn thân của mình đi học trong suốt mười năm dài. Không ít người đặt câu hỏi tại sao trường đại học Y Hà Nội không tuyển đặc cách người thí sinh đặc biệt này? Trường “cho biết không có căn cứ để xét đặc cách”!

Ngô Văn Hiếu đã lên tiếng rằng việc cậu giúp bạn đi học không phải để nhận những ưu đãi đặc biệt của xã hội, rằng cậu không muốn được xét đậu khi năng lực mình chưa đủ !

lundi 28 septembre 2020

Đoàn Bảo Châu - Công an Đắk Lắc có nhiều chức năng vậy sao?

Khi có tố cáo đạo văn, sẽ cần lập một hội đồng gồm những nhà khoa học để xác minh xem đơn tố cáo có đúng không, đúng đến đâu. Bởi một luận án tiến sĩ không đơn giản, rất cần một sự xem xét của người có chuyên môn và ý kiến của họ để đưa ra phán quyết cuối cùng.

Và người bị tố cáo nếu thấy mình bị vu cáo thì khởi kiện, tòa sẽ xử xem bên nào đúng bên nào sai. Tất nhiên là có cơ sở pháp lý từ ý kiến của những nhà khoa học.

Vậy mà công an Đắk Lắk làm thay công việc của những nhà khoa học, làm thay luôn tòa án, thay viện kiểm sát, đột ngột bắt người tố cáo mà không hề có cơ sở pháp luật nào. Thích bắt là bắt và có luôn tội danh là "vu cáo người khác".

dimanche 27 septembre 2020

Nguyễn Ngọc Chu - Không thể theo luật của kẻ mạnh

 


PHẢI ĐỐI XỬ VỚI VÕ SƯ TIẾN SĨ PHẠM ĐÌNH QUÝ THEO LUẬT PHÁP CHỨ KHÔNG THỂ THEO LUẬT CỦA KẺ MẠNH

1. TINH THẦN THƯỢNG VÕ

Dân tộc Việt Nam chiến thắng được giặc ngoại xâm là một phần rất lớn nhờ vào khả năng võ thuật và tinh thần thượng võ. Nhờ võ thuật mà quân sĩ trở nên thiện chiến, góp phần tiêu diệt kẻ thù trong chiến trận.

Tinh thần thượng võ nuôi dưỡng tính không khuất phục và trượng nghĩa. Trượng nghĩa là giúp kẻ yếu trước bạo ngược của kẻ mạnh. Không khuất phục trước giặc ngoại xâm mạnh đã góp phần bảo toàn dân tộc trước sự cai trị ngàn năm của giặc phương Bắc.

vendredi 25 septembre 2020

Võ Xuân Sơn - Lẳng lặng mà nghe chúng đấu nhau

 

Gần như cùng một lúc, Trường Đại học được các bảng xếp hạng đưa lên hàng đầu Việt Nam, và bệnh viện được coi là hàng đầu Việt Nam nổi cơn sóng gió.

Ở Đại học Tôn Đức Thắng, Hiệu trưởng bị cách chức, giảng viên thì bị công an “mời đi làm việc”, không rõ đang ở đâu. Còn bệnh viện Bạch Mai, thì giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng “xộ khám”. Sóng gió đang nổi lên ở hai ngành được coi là rất quan trọng của đất nước.

Tôi chắc rằng chẳng ai dám khẳng định những nhân vật đang bị “thất sủng”, hoặc sắp bị “xộ khám” ở Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU), những cựu lãnh đạo Bạch Mai mới bị bắt giam là không có tội. Ai mà chắc được điều đó chứ. Người ta chỉ có thể cảm thấy, hầu như tất cả những ai có chút chức tước, từ nhỏ nhất cỡ cửu phẩm, đến to nhất, trên cả nhất phẩm, nếu bị bắt giam, hay có gì đó lùm xùm liên quan đến tham nhũng, trộm cắp… đều khó mà được coi là oan.

Tuấn Khanh - Hoảng kinh cho cái gọi là pháp luật


Ngày 23/9, một tiến sĩ, giảng viên của trường đại học Tôn Đức Thắng bị bắt giam, thẩm vấn chờ ra tòa vì dám tố cáo bí thư tỉnh ủy Đắk Lắk về việc ông này có nghi vấn đạo văn để lấy bằng tiến sĩ.

Trước đó, tiến sĩ, giảng viên Phạm Đình Quý đã gửi thư tố cáo đến cho báo chí, làm đúng luật với việc công khai danh tính và dẫn giải về việc đạo văn lấy bằng tiến sĩ của ông Bùi Văn Cường, bí thư.

Nội dung nói thẳng là ông Cường "đạo văn vì mục đích không trong sáng", được tìm thấy vào cuối tháng 8/2020 trên nhiều báo.

Huy Đức - Tôn Đức Thắng & Lê Vinh Danh


Sự kiện SpaceX, năm 2015, bắn một tên lửa vào không gian và đưa nó trở về nguyên vẹn, cho thấy, vấn đề muôn thuở không chỉ là bay cao, bay xa mà còn là khả năng hạ cánh.

Lẽ ra, tiến sĩ Lê Vinh Danh đã được vinh danh và có một sự nghiệp trọn đời ở trường Tôn Đức Thắng. Nhưng, hình như trong sự nghiệp cuộc đời, ông đã không chuẩn bị kế hoạch cho mình hạ cánh.

Không có ông Tôn Đức Thắng khó có thể được như ngày nay; nhưng để Tôn Đức Thắng được như ngày nay không chỉ có ông.

lundi 17 août 2020

Lưu Trọng Văn - Hai đại học « top đầu » Việt Nam



Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Trong bảng xếp hạng đại học châu Á do THE công bố ngày 3/6, Đại học Quốc gia Hà Nội được xếp trong nhóm 201-250, Đại học Bách khoa Hà Nội ở nhóm 251-300 và Đại học Quốc gia TP HCM ở nhóm 400+ trong số gần 500 trường đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng.

THE là tạp chí về tin tức và các vấn đề giáo dục bậc cao, có trụ sở ở London, Anh. Tạp chí nổi tiếng nhờ công bố bảng xếp hạng đại học thế giới hàng năm.

Trong bảng xếp hạng của THE không có Đại học Tôn Đức Thắng, trong khi đó Đại học Tôn Đức Thắng có mặt trong bảng xếp hạng 1.000 trường đại học hàng đầu thế giới do ARWU thuộc Đại học Giao thông Thượng Hải, Trung Quốc công bố ngày 15/8.

dimanche 28 juin 2020

Huy Đức – Nên sử dụng luật nào cho trường Luật



Ngày 4-10-2019, tôi viết, "Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nên nhắc Chánh Thanh Tra, không chuyển vụ 29 tỉ ở trường Luật sang cơ quan điều tra là che giấu tội phạm". 

Hành vi này, giờ đây, đủ yếu tố để coi là đã "phạm tội hoàn thành". Sai phạm của trường Luật thì rất nhiều, nhưng có những sai phạm thì đã mười mươi "cấu thành tội phạm".

Trong khoảng từ 2014 -2017, Trường Luật bỏ ngoài sổ sách số tiền sinh viên đóng lên tới 29 tỉ; trong đó, có 26,3 tỉ đồng được giữ trong tài khoản cá nhân của Mai Quốc Thu Trang (em con chú bác ruột của Hiệu trưởng lúc đó, Mai Hồng Quỳ).