Affichage des articles dont le libellé est Ô nhiễm. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Ô nhiễm. Afficher tous les articles

dimanche 8 décembre 2019

Trương Nhân Tuấn – Xử lý nước thải không thể là chuyện sân sau của lãnh đạo



Vấn đề "hồi sinh" sông Tô Lịch, vốn là "cống lộ thiên" của dân Hà Nội, không đơn thuần là việc tranh cãi giữa các phe binh và chống chủ tịch UBND TP Hà Nội. 

Trên phương diện "thương mại", đây là "chiến trường" để các tập đoàn công nghệ thế giới về xử lý nước thải "đấu đá" với nhau để tranh đoạt thị trường. 

Trên phương diện "khoa học", hiện tai sông Tô Lịch là "chiến tranh cục bộ" giữa hai đại cường công nghệ Nhật và Đức, với hai phương pháp xử lý nước thải: nano bioreactor của Nhật và bột khử có tên gọi RedOXY-3C của Đức. 

Lưu Trọng Văn - Vi sao ông Chung nổi điên lên?



Ông Nguyễn Đức Chung nói: "Hôm nay các bác vẫn cứ băn khoăn chỗ các chuyên gia Nhật sử dụng công nghệ nano tại sông Tô Lịch, tôi xin nói rõ thế này. Sau một thời gian họ xin thử nghiệm, đơn vị này vào thử nghiệm nhưng không hề xin phép thành phố...

Thành phố này không phải để cho một ông, một công ty vào đây làm trò đùa cho cả thiên hạ, làm bức xúc xã hội, tôi phải nói thật với các bác như thế... Tôi dù không phải chuyên ngành về lĩnh vực này, nhưng dám khẳng định không có một công nghệ nào không thu gom đưa vào nhà máy xử lý mà xử lý được 180.000m3 nước thải xả vào sông Tô Lịch".

Không công nghệ nào xử lý được thì đương nhiên chỉ có các nhà máy xử lý thôi.

samedi 2 novembre 2019

Đỗ Cao Cường - Không ai muốn bỏ nước mình



Tôi mới quay trở lại huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng do bà con ở đây nhờ tôi tới tư vấn đấu tranh chống lại giặc môi trường.

Tôi cũng rất buồn khi nghe bà con nói là họ không hề biết đến những người đấu tranh nổi tiếng nhất hiện nay - những người đã được nhiều tổ chức nước ngoài tôn vinh, trao thưởng. Chỉ có số ít người đến với họ nhưng cuối cùng cũng phản bội, làm tiền. Vậy là, công cuộc khai sáng trí tuệ mới chỉ dừng ở việc ngồi một chỗ hát cho nhau nghe, hát cho những người đang sống và đã biết.

Trước khi đi tôi có tìm hiểu về hội Liên lạc Việt kiều Hải Phòng. Hội này có ba chi hội Việt kiều quận, huyện thì huyện Thủy Nguyên nằm trong số đó, để thấy rằng lượng Việt kiều ở Thủy Nguyên đông đến mức nào. Tiêu biểu là xã Lập Lễ - một trong những xã có số lượng chị em lấy chồng nước ngoài đông nhất cả nước.

mardi 22 octobre 2019

Ai thực sự đứng sau vụ đổ dầu thải vào nguồn nước Sông Đà?



Nguồn nước ô nhiễm dầu thải từ khe núi huyện Kỳ Sơn chảy về kênh dẫn nước của nhà máy sông Đà. Ảnh: Bá Đô

(VOV 19/10/2019) Mục đích việc đổ dầu thải vào nguồn nước Sông Đà là gì, cần điều tra làm rõ, đúng người đúng tội. Quan trọng nhất là tìm ra kẻ “lạ mặt” nấp sau vụ án.

Chiều 18/10, Công an tỉnh Hòa Bình cho biết, đã chỉ đạo Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Kỳ Sơn chuyển hồ sơ vụ án đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh (PC02) thụ lý, điều tra vụ xả trộm chất thải vào nguồn nước cấp cho nhà máy nước sạch sông Đà.

Công an tỉnh đã huy động cán bộ trinh sát của các đơn vị nghiệp vụ PC02, PC05, PA04, PA06 phối hợp với Công an huyện Kỳ Sơn triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp nghiệp vụ để truy xét làm rõ phương tiện, đối tượng xả chất thải nguy hại gây hậu quả nghiêm trọng.

Đường đi lòng vòng của “dầu bẩn”

Mai Bá Kiếm - Từ Vinaconex đến Viwasuppo : Hết cơn bỉ cực đến hồi « thới lai » !!!



Ngày 24/4/2004, Dự án nước sạch Sông Đà - Hà Nội được khởi công, là một dự án nhóm A do Thủ tướng phê duyệt, nhằm cung cấp nước sạch cho thành phố Hà Nội và các đô thị Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai, Miếu Môn…được ổn định, thường xuyên.

Tuy “sinh sau, đẻ muộn” sau các nhà máy nước ở Sài gòn cả thế kỷ (mà tiền thân là Compagnie des Eaux et d’Électricité de Saigon (viết tắt CEE- Công ty Điện nước Sài Gòn, còn bị các “ký giả ăn mày” mỉa mai CEE là “chảy êm êm”). Và tuy mang tiếng là Dự án nước mặt sông Đà, nhưng không đặt họng lấy nước trực tiếp từ dòng chảy sông Đà, mà lấy từ hồ Đầm Bài, dẫn theo các kênh mương hở lộ thiên vào nhà máy nước Sông Đà.

Vì vậy, mới có chuyện ô nhiễm chất dầu thải từ ngày 9 đến 15/10 vừa qua.

vendredi 18 octobre 2019

Hoàng Nguyên Vũ - Đi mua nhớt từ sông Đuống lên sông Đà để đổ vào nguồn nước sạch


Hôm nay, hai tên đổ trộm dầu nhớt vào suối dẫn nước tới nhà máy nước sạch Sông Đà đã bị bắt là Nguyễn Quốc Đại quê ở Bắc Ninh và Hoàng Văn Thám, quê ở Lạng Sơn. Một điều khá lạ lùng là chúng không phải là dân bản địa Hòa Bình hoặc chở dầu thải cho một nhà máy nào đó ở địa phương này.

Chúng được Lý Đình Vũ, quê ở Bắc Ninh, nơi có dòng sông Đuống nên thơ, nơi có nhà máy nước khai trương sớm hơn tiến độ của Shark Liên mới ầm ầm trên báo hôm qua, thuê đi từ Bắc Ninh lên Phú Thọ lấy chất thải là nhớt, bơm vào 10 thùng chứa với tổng dung tích 10 khối để đi...đổ trộm.

Một điều lạ lùng là hai tên này vòng về Hưng Yên gửi xe, ngày hôm sau mới chạy lên tận sông Đà đi đổ.

Nguyễn Thị Oanh - Hóa ra việc cấp nước cho thủ đô là của tư nhân !


Khi câu chuyện “mất nước” của Hà Nội hiển hiện ngày càng rõ nét trên mạng lưới truyền thông, tôi (và chắc nhiều người khác cũng giống vậy) mới ngỡ ngàng biết rõ một sự thật rằng: Hóa ra bấy lâu nay, một phần quan trọng của hệ thống cung cấp nước sinh hoạt tại thủ đô đã thuộc về tư nhân ! 

Bởi lẽ Công ty cổ phần nước sạch Sông Đà (gọi tắt theo tên tiếng Anh là Viwasupco, chủ đầu tư của Nhà máy nước Sông Đà - đơn vị cung cấp nước chủ lực cho Hà Nội và bán buôn cho rất nhiều công ty cung cấp nước sạch trên địa bàn thành phố) hiện đang được sở hữu bởi hai cổ đông lớn là Công ty TNHH MTV Năng lượng GELEX (giữ tỉ lệ 60,46% cổ phần), còn lại là Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (35,95% cổ phần). Nghe nói ông chủ của Gelex là một nhân vật thuộc thế hệ 8X còn rất trẻ!

Việc mua bán, thâu tóm cổ phần trong các doanh nghiệp cổ phần hóa là chuyện bình thường nếu không có gì vi phạm các quy định của pháp luật. Điều đáng nói ở đây là khi xảy ra việc nguồn nước bị nhiễm bẩn và cách xử lý vô trách nhiệm của Viwasupco, liệu có mấy ai giật mình tự hỏi vì sao nguồn nước sinh hoạt thiết yếu cho nhân dân lại có thể để phụ thuộc vào một cá nhân hay nhóm người nào đó ? 

samedi 14 septembre 2019

Mai Quốc Ấn - Bản chất nào của vụ cháy Rạng Đông?



Vụ cháy Công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông ở Hà Nội tối 28/08/2019. Ảnh báo Giao Thông.

Rạng Đông đã cháy trụi nhưng mầm họa của thủy ngân phản ứng nhiệt sinh thì còn đó. 21 năm làm báo và 11 năm viết lĩnh vực môi trường khiến tôi nhìn thấy vài điều mà nếu không nói ra thì đó là tội ác !

-Thứ nhất, cho đến giờ vẫn chưa khởi tố vụ cháy Rạng Đông ! Đây là một thảm họa cấp quốc gia với số lượng thủy ngân lỏng từ 15,1-27,2 kg được công bố. Toàn bộ những thông tin mà cty Rạng Đông cung cấp đều là dối trá

Tôi phải nhắc lại đây là một thảm họa cấp quốc gia bởi nhìn vào số lượng thủy ngân cháy qua phản ứng nhiệt sinh của Rạng Đông và quy chuẩn quốc gia về mức nhiễm độc thủy ngân 0,3 microgram/m3 nước sẽ thấy nó chênh lệch lớn dường nào. Nếu quá dốt hóa học để biết 1 kg thủy ngân tương đương bao nhiêu microgram thủy ngân thì có thể search Google. 

dimanche 8 septembre 2019

Nguyễn Tường Thụy - Sống chung với thủy ngân



Ảnh: Chung cư 54 đêm 1/9/2019 lốm đốm ánh đèn hắt ra từ vài căn hộ.

Sáng sớm ngày 6 tháng 9, chúng tôi sang chào gia đình ông bà hàng xóm duy nhất cùng tầng còn ở lại thì bà bảo, ông bà đi trước, rồi chúng tôi cũng phải đi. Vậy là 8 gia đình tầng tôi ở sẽ không còn ai ở lại.

Bấm thang máy, chẳng phải đợi lâu như mọi lần và chẳng có ai đi chung. Xuống tới sân chung cư, một cảnh đìu hiu đến đắng lòng. Nhìn lên căn hộ mình ở lần cuối, nghĩ không biết bao giờ mới có thể quay trở lại. Sân khu chung cư, không một bóng trẻ em. Tôi không phải để ý tránh những trái bóng của các em đá ra từ đủ mọi hướng, hoặc nhỡ một em nào đó mải chạy va vào.

Thực ra, tôi chỉ quyết định đi vào lúc ấy khi sáng nay vợ tôi ôm ngực và nôn ọe bảo không thể chịu được nữa, còn tôi thì tức ngực và khó thở. Chúng tôi, cặp vợ chồng già là tốp cuối cùng rời căn hộ. Nhà tôi có hai trẻ sơ sinh, các cháu đã được sơ tán từ ngay sau hôm 28/8. Trẻ em phải được quan tâm tốt nhất, ai dám mang các cháu ra để thử phản ứng của thủy ngân.

dimanche 19 août 2018

Mai Quốc Ấn - Bất lực



Tối hôm qua tôi đã tự đấm vào tường, rất đau! Cú đấm vào tường ấy ngay khi tôi đọc thông tin xỉ nhiệt điện được đem đi làm nền nhà, nền đường ở Hà Tĩnh. Tôi bất lực trước những cảnh báo của mình rơi vào một khoảng không đáng sợ của sự vô cảm đám đông, của những cán bộ không bao giờ biết nghe dân.

Cảm giác bất lực ấy y chang chiều tối 10/6/2018- ngày nổ ra vụ bạo loạn Bình Thuận. Cơ thể như thoát lực đến mức mệt mỏi, chán chường không muốn ngồi dậy. Bất lực đến mức chỉ muốn tự giải thoát khỏi cuộc đời này... Đúng 45 ngày trước khi xảy ra bạo loạn lần 2 ở Bình Thuận, tôi đã cảnh báo không chỉ trên Facebook mình mà cả một số cơ quan chức năng nguyên văn lời người dân rằng "máu sẽ lại đổ".

lundi 25 juin 2018

Jakarta ngập lụt, Indonesia có thể phải lập thủ đô mới

Hành khách đợi tàu tại nhà ga Pasar Senen ở Jakarta, bị ngập nước sau một trận mưa. Ảnh chup ngày 06/09/2010.

Đặc phái viên Libération tại Indonesia có bài phóng sự mang tên « Nước dâng tại Jakarta : Tôi biết một ngày nào đó, chúng tôi phải xách va-li ra đi ». Bị lụt lội thường xuyên, phía bắc thủ đô Indonesia mỗi năm bị lún xuống 25 cm, và thậm chí có thể sẽ biến mất trong thời gian tới. Nạn bê-tông hóa và ô nhiễm càng làm trầm trọng thêm tình hình, trong khi chính quyền chưa tìm ra được giải pháp bền vững.
Người dân cư ngụ tại khu vực phía bắc Jakarta năm nay phải cám ơn trời đất : nước « chỉ » dâng có 20 cm. Những người khá giả nhất ở khu phố Evi phải cất nhà sàn để ở, và khu vực này còn có nguy cơ biến mất trong tương lai. Một báo cáo của Ngân hàng Thế giới ước tính có đến 40% diện tích của thủ đô Jakarta 10,8 triệu dân đang thấp hơn mặt nước biển, và có thể bị ngập lụt hoàn toàn nếu không hành động gì trong vài năm nữa. 

lundi 11 juin 2018

Mai Quốc Ân - Nhân & Quả



Phan Thiết, 10/06/2018.

"Không giải quyết vấn đề bằng thứ tư duy tạo ra nó!"- Einstein. Câu chuyện bạo loạn ở Bình Thuận cần được nhìn nhận như vậy.

Bình Thuận sống nhờ du lịch, nuôi trồng và đánh bắt hải sản. Như mọi tỉnh thành khác ở Việt Nam, Bình Thuận thu hồi đất để giao cho doanh nghiệp hoặc quan chức. Những người mất đất sống vật vờ với những chồng đơn khiếu nại, những chuyến ra tỉnh, ra Trung ương đòi đất.

jeudi 1 mars 2018

Ngô Nguyệt Hữu - Chủ tịch Đà Nẵng có cổ phần trong nhà máy thép gây ô nhiễm


Người dân Hòa Vang phản đối nhà máy thép Dana Ý. Ảnh Nguyễn Tú

Đêm 26-2-2018, người nhân xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng tập trung phản đối, yêu cầu nói chuyện với lãnh đạo Nhà máy sản xuất thép Dana Ý vì ô nhiễm kéo dài nhưng không được đối thoại. 

Trước đó, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa khẳng định sẽ dừng nhà máy sản xuất thép nếu tiếp tục gây ô nhiễm.

Việt Nam đình chỉ hoạt động hai nhà máy thép gây ô nhiễm

Người dân tập trung trước nhà máy thép Dana Ý. Ảnh báo Thanh Niên

Hai nhà máy thép ở miền trung Việt Nam đã được lệnh ngưng sản xuất, theo một thông báo chính thức hôm nay 01/03/2018, sau khi người dân phản đối việc các nhà máy này gây ô nhiễm không khí và nước.

Chính quyền Đà Nẵng loan báo hai nhà máy Dana Ý và Dana Úc « được yêu cầu ngưng các hoạt động gây ô nhiễm môi trường », tuy nhiên không cho biết bao giờ được sản xuất lại. Thông báo cũng nói rằng chính quyền đồng ý « hoàn thiện giải pháp tái định cư », nhưng cảnh báo người dân không được vi phạm luật pháp hoặc làm ảnh hưởng đến « an ninh và trật tự xã hội ».

dimanche 17 décembre 2017

Mai Quốc Ấn - Việt Nam, quốc gia mất nước



Nhiệt điện Duyên Hải tại Trà Vinh, một trong những nhiệt điện làm suy thoái nguồn nước như bao nhiêu nhiệt điện khác. Ảnh Mai Quốc Ấn

Chúng ta mất (nguồn) nước, một cách đều đặn nhưng nhanh chóng và diễn ra mỗi ngày. Những suy nghĩ sai lầm mà sách giáo khoa đã dạy khiến người Việt càng ngộ nhận và cố chấp hơn trong việc thừa nhận quốc gia đang mất nước.

Lượng nước bình quân đầu người tại Việt Nam vào khoảng 9.000 m3/năm, vào loại trung bình trên thế giới. Con số này nhỏ bé hơn hơn nhiều so với các quốc gia giàu nước như Canada (79.000m3/người), Peru (60.000m3/người), Chile (60.000m3/người), Colombia (44.000m3/người).

samedi 21 octobre 2017

Gió ngược mang ô nhiễm đến Bắc Kinh trong Đại hội Đảng

Lính canh bên ngoài Đại sảnh đường Nhân Dân, trong ngày khai mạc Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc 18/10/2017.

Tuy đã cấm các nhà máy và nhà hàng trong khu vực hoạt động để giữ cho bầu trời Bắc Kinh được xanh trong vào dịp Đại hội Đảng lần thứ 19, nhưng một làn gió ngược từ phương nam từ hôm qua 20/10/2017 đã mang đến những đám mây ô nhiễm, làm hỏng mất ngày đại lễ long trọng của đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Trong bài diễn văn hôm khai mạc 18/10, tổng bí thư Tập Cận Bình đã hùng hồn tuyên bố : « Cần phải chận đứng nạn ô nhiễm ngay từ gốc, tiếp tục đấu tranh chống ô nhiễm không khí và giành thắng lợi trong cuộc chiến đấu cho một bầu trời xanh ».

dimanche 10 juillet 2016

Bị tràn ngập rác thải, Hồng Kông cáo giác Trung Quốc

Công nhân vệ sinh Hồng Kông thu nhặt rác thải từ Hoa lục trôi sang, 08/07/2016.

Hôm nay, 10/07/2016, trưởng đặc khu Hồng Kông  tuyên bố số rác thải tràn ngập vùng duyên hải trong những tuần lễ gần đây là từ Trung Quốc. Ông cho biết sẽ thảo luận với chính quyền Quảng Châu để chấm dứt hiện tượng này.
Các nhà bảo vệ môi trường đã công bố trên mạng xã hội những hình ảnh bãi biển ngập đầy rác, trong đó có các chai lọ, bao bì nhựa mang nhãn hiệu bằng chữ Hoa giản thể, được sử dụng ở Hoa lục chứ không phải ở Hồng Kông.

lundi 4 juillet 2016

Việt Nam : Tăng trưởng chậm do khủng hoảng thế giới và hạn hán


Tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong nửa đầu năm nay 2016 đã bị chậm lại, chủ yếu do nạn hạn hán nghiêm trọng, khủng hoảng tài chính thế giới và nạn ô nhiễm khủng khiếp làm hàng loạt cá chết tại nhiều tỉnh miền Trung.

Theo con số thống kê chính thức được công bố hôm nay 29/06/2016, tổng sản phẩm nội địa chỉ tăng 5,52% so với tỉ lệ 6,32% trong cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu tăng lên và làn sóng đầu tư nước ngoài đã giúp Việt Nam trong năm có được tỉ lệ tăng trưởng cao nhất từ 5 năm qua.

mercredi 20 janvier 2016

Greenpeace : Hầu hết các thành phố Trung Quốc không đạt chuẩn về không khí

Thượng Hải ngày 19/01/2016.
Phát thanh RFI ngày 20.01.2016



Trong số 366 thành phố Trung Quốc được tổ chức Greenpeace khảo sát, có đến 80% không tôn trọng các tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng không khí dù các tiêu chuẩn này đã rất thấp so với quốc tế, trong một đất nước đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Tổ chức phi chính phủ bảo vệ môi trường hôm nay 20/01/2016 loan báo như trên.

Các đô thị Trung Quốc thường xuyên bị làn khói mù dày đặc bao phủ, do công nghiệp nặng, giao thông, và nhất là từ các nhà máy điện chạy bằng than đá, đang cung ứng ba phần tư điện năng cho cả nước và chạy hết công suất trong mùa đông.

samedi 19 décembre 2015

Trung Quốc cố dùng kỹ thuật cao để chống khói mù ô nhiễm

Công an Trung Quốc mang khẩu trang chống ô nhiễm, 14/12/2015.

Vào hôm thỏa thuận lịch sử về khí hậu được thông qua tại Paris, Bắc Kinh lại bị ngộp thở dưới màn sương mù ô nhiễm dầy đặc. Nhưng trong tương lai, Trung Quốc có thể ra lệnh đóng cửa các nhà máy để phòng tránh, nhờ một hệ thống kỹ thuật cao chuyên phân tích các dữ liệu và dự báo các giai đoạn « airpocalypse » - (tận thế về ô nhiễm, từ ngữ gần đây dùng để nói về những thời kỳ ô nhiễm cao độ).
Tại cơ quan môi trường Bắc Kinh, một ê-kíp kỹ sư được trang bị những siêu máy tính nghiên cứu kỹ lưỡng tình trạng ô nhiễm của thủ đô. Các máy tính này được nhập liệu đủ loại thông tin, từ ảnh chụp hồng ngoại tuyến các nhà máy cho đến các tin tức đăng trên mạng xã hội, để tổng hợp dự báo ô nhiễm trong vòng ba ngày - cụ thể ở mức một kilomet vuông và xu hướng trong mười ngày sắp tới.